Đây sẽ là cơ sở đểcác em “phác họa” một cách chân thực nhất về đối tượng bằng lời văn mộtcách sinh động và trình bày bài văn miêu tả logic theo cách riêng của mình,khiến cho người đọc hì
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VÕ LÊ VI
QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học)
Mã số: 60.14.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS CHU THỊ HÀ THANH
NGHỆ AN, 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN!
Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với:
- Khoa Đào tạo sau Đại học Trường đại học Vinh
- Hội đồng Đào tạo Cao học chuyên ngành Giáo dục học bậc Tiểu học
- Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình học tập
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng tới Tiến sĩ Chu Thị
Hà Thanh, người đã tận tâm, tận tình, chu đáo và cẩn thận hết mực, trực tiếphướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn!
- Lãnh đạo và Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện TamNông
- Các đồng chí Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và giáo viên các trườngtiểu học trên địa bàn huyện Tam Nông
- Gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trongquá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn khôngthể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự hướng dẫn, góp ý của các thầygiáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp
Trang 32.1 Giới thiệu khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 31
Chương 3: QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN
3.2 Quy trình rèn luyện kĩ năng viết bài văn trong dạy học Tập làm văn
3.3 Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của kết quả nghiên cứu 72
Trang 41 Kết luận 77
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5Bảng 2.1 Nhận thức của GV về văn miêu tả và hướng dẫn HS viết
văn trong dạy văn miêu tả
33
Bảng 2.2 Ý kiến của HS về văn miêu tả và sử dụng các kĩ năng làm
bài khi viết văn miêu tả
35
Bảng chương 3
Bảng 3.1 Bảng điều tra về tính khả thi của vấn đề nghiên cứu 74Bảng 3.2 Bảng điều tra về tính cần thiết của vấn đề nghiên cứu 74
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong dạy học văn miêu tả, kĩ năng viết văn có vị trí gần như quyết địnhđến sự thành công của bài làm văn miêu tả Bởi lẽ, học sinh không thể tạo nênmột bài văn miêu tả khi các em chưa biết kĩ năng viết văn là gì Chính kĩ năngnày sẽ giúp cho học sinh sử dụng tốt ngôn ngữ Tiếng Việt của mình để thểhiện đầy đủ ý tưởng cá nhân và rèn các phẩm chất tư duy Đây sẽ là cơ sở đểcác em “phác họa” một cách chân thực nhất về đối tượng bằng lời văn mộtcách sinh động và trình bày bài văn miêu tả logic theo cách riêng của mình,khiến cho người đọc hình dung ra đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sựviệc, con người, phong cảnh…
Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4, 5 là thích tìm hiểu, khám phá thế giớibằng những cặp mắt non xanh mỗi ngày đang mở vào cuộc sống xung quanh,vào thiên nhiên, vũ trụ bao la, dò tìm trong đó những vẻ đẹp bất ngờ và các
em có hứng thú để ghi lại những điều mình đã quan sát được trong cuộc sốngthành những đoạn văn ngắn Do vậy, kĩ năng viết văn đã trở thành công cụchủ yếu để các em học tốt nội dung này
Thực tế trong giảng dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5, hầuhết các em còn rất lúng túng khi viết một đoạn văn miêu tả, một số em có khảnăng viết được nhưng chưa trình bày bài văn miêu tả một cách logic, số cònlại thì lúng túng ở cả khâu lựa chọn ý, sắp xếp ý và hành văn Làm thế nào đểviết được một bài văn vừa phù hợp về nội dung vừa đảm bảo về mặt hìnhthức? Cách viết một bài văn miêu tả theo kết cấu như thế nào? Cách viết phần
mở bài, kết bài? Cách chuyển dàn ý thành một bài văn miêu tả hoàn chỉnh Đấy chính là những nguyên nhân chủ yếu làm cho bài văn miêu tả trở nên lạc
ý, thiếu ý, loãng ý, lặp ý, bị đứt mạch do lỗi sử dụng các phương tiện liên kết,
Trang 7cách diễn đạt, kết cấu dẫn đến bài văn miêu tả không đạt yêu cầu, làm hạnchế đến chất lượng dạy - học Tập làm văn miêu tả.
Mặt khác, trong quá trình học Tập làm văn miêu tả, học sinh lớp 4, 5 đãgặp không ít những khó khăn như: kĩ năng quan sát còn hạn chế, còn lúngtúng trong khâu tìm ý, chọn lọc và sắp xếp các ý dẫn đến kĩ năng viết vănchưa hay làm ảnh hưởng đến kết quả học tập môn Tập làm văn miêu tả
Từ những điều phân tích như trên cho thấy việc rèn kĩ năng viết văn miêu
tả cho học sinh lớp 4, 5 là điều rất cần thiết mà trong đó, người giáo viên Tiểuhọc chính là người thợ xây đặt những viên gạch đầu tiên để tạo nền móngvững chắc cho quá trình tích lũy của học sinh ở bậc học sau này Tuy nhiên,nhiệm vụ này không phải là điều có thể thực hiện dễ dàng đối với người giáoviên tiểu học Từ những đặc điểm vừa trình bày như trên và xuất phát từ yêucầu của việc giảng dạy tập làm văn miêu tả cho học sinh tiểu học nói chung
và học sinh lớp 4, 5 nói riêng chính là lí do tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quy trình rèn luyện kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 ở các trường tiểu học huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp” để thực hiện luận văn
cuối khoá học này
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5
Trang 83.2 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình rèn luyện kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 ởcác trường tiểu học huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
4 Giả thuyết khoa học
Nếu luận văn đề xuất được quy trình rèn luyện kĩ năng viết bài văn miêu tả
khoa học, hợp lí thì sẽ giúp học sinh lớp 4, 5 ở các trường tiểu học tronghuyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp thì sẽ nâng cao kĩ năng viết văn miêu tảcủa các em Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học phân môn Tập làmvăn nói chung, Tập làm văn miêu tả nói riêng trong chương trình Tiếng Việt ởTiểu học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về đặc điểm văn miêu tả, đặc điểm tâm lý củahọc sinh lớp 4, 5 đối với việc dạy học văn miêu tả
- Khảo sát thực tế về việc rèn luyện kỹ năng viết bài văn miêu tả trong dạyhọc Tập làm văn cho học sinh lớp 4, 5
- Đề xuất quy trình rèn luyện kĩ năng viết bài văn văn miêu tả cho học sinhlớp 4, 5
- Thử nghiệm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết, phân loại, hệ thống hoá líthuyết, phương pháp giả thuyết và cụ thể hoá lí thuyết
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp Anket, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, tổng kết kinhnghiệm, khảo nghiệm sư phạm nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn và kiểmnghiệm kết quả nghiên cứu của luận văn
Trang 96.3 Phương pháp toán thống kê: xử lí số liệu thu được về mặt định lượng.
7 Các đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lí luận về rèn kĩ năng viết bài văn miêu
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 3: Quy trình rèn luyện luyện kĩ năng viết bài văn miêu tả chohọc sinh lớp 4, 5
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Liên quan đến đề tài có những công trình nghiên cứu sau đây:
1 Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến
(1997) “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” – NXB Giáo dục – Hà Nội.
Trong cuốn sách này, ở phần phương pháp dạy học tập làm văn các tác giảkhông phân loại riêng cho từng thể loại văn mà gộp lại chung gọi là Tập làmvăn lớp 4 và lớp 5 Do vậy, phương pháp dạy học văn miêu tả không đượcbàn kĩ mà chỉ nêu phương pháp dạy tiết tìm ý, tiết làm dàn bài, tiết làm bàimiệng, tiết làm bài viết, tiết trả bài văn
2 Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến
(1998) “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” (giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu
học hệ cao đẳng và 12+ 2) - Nhà xuất bản GD
Cuốn sách này nhằm phục vụ cho sinh viên Tiểu học Ở phần phươngpháp Tập làm văn, các tác giả không phân biệt văn miêu tả và văn kể chuyệnhay tường thuật mà gộp chung thành Tập làm văn lớp 4, 5 Do vậy phươngpháp dạy Tập làm văn miêu tả không được bàn kĩ mà chỉ nêu phương pháp dạytiết tìm ý, làm dàn bài, tiết làm miệng, tiết làm bài viết, tiết trả bài Cuốn sáchchỉ đề cập đến vấn đề rất chung vì vậy phương pháp đặc tả chưa được nói rõ
3 Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến,
(1999): “Phương pháp dạy học Tiếng Việt”, tập 1, Nxb Giáo dục.
Tài liệu gồm 2 phần, trong đó bài 12 của chương 2 phần 1 có nói đếnphương pháp dạy Tập làm văn Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu vào các vấn đềnhư rèn kĩ năng viết văn cho học sinh trong dạy học văn miêu tả
4 Nguyễn Văn Bản (chủ biên), Lê Thanh Diện, Phạm Thị Sâm (2004): “Bài
giảng phương pháp dạy học Tiếng Việt”, Đồng Tháp.
Trang 11Tài liệu gồm có 2 chương Chương 1 nói đến: “Những vấn đề chung về
phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” Chương 2, các tác giả nói đến
phương pháp dạy học ở các phân môn trong đó có phân môn Tập làm văn.Tuy nhiên, do đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa nên các tác giảchưa nói đến nội dung dạy học Tập làm văn ở các lớp 4, 5
5 Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu (2002): “Văn miêu tả trong nhà
trường phổ thông” – NXB Giáo dục – Hà Nội.
Sách gồm ba chương và một phần phụ lục:
Chương I: Phân tích chỉ ra những đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả.
Qua đó, sẽ giúp mọi người thấy rõ hơn vẻ đẹp của văn miêu tả
Chương II: Giới thiệu một số ý kiến và một số trang văn miêu tả của các
nhà văn, chủ yếu là các nhà văn viết cho thiếu nhi, có nhiều tác phẩm đưa vàonhà trường
Chương III: Tập trung giới thiệu văn miêu tả trong nhà trường phổ thông
theo yêu cầu của chương trình và SGK mới Từ đó chỉ ra phương hướng đểhọc và làm tốt văn miêu tả Cũng ở chương này, tác giả còn giới thiệu hệthống 95 bài tập và 20 đề văn miêu tả với yêu cầu kết hợp với các phươngthức biểu đạt khác
Phần phụ lục: Tập hợp 54 đoạn văn, bài văn miêu tả được chuyển từ các
sách trong khoảng hơn nửa thế kỉ qua, sau đó bình giảng một số đoạn vănmiêu tả của các nhà văn
Đây là cuốn sách giới thiệu về văn miêu tả tương đối toàn diện và đầy đủ,song nó chưa phải là cuốn sách về phương pháp dạy học văn miêu tả, đặc biệt
là dạy học văn miêu tả cho đối tượng là học sinh tiểu học
6 Trần Mạnh Hưởng (chủ biên), (2006): “Hướng dẫn dạy Tập làm văn 5” (2
tập), Nxb Trẻ
Trang 12Đây là tài liệu tham khảo dành cho giáo viên, phụ huynh, sinh viên khoaTiểu học các trường Cao đẳng và Đại học sư phạm Dựa vào từng bài họctrong tuần, phù hợp với trình độ học sinh, ở mỗi bài, các tác giả trình bàymục đích, yêu cầu, cách hướng dẫn dạy học Tập làm văn trong đó có vănmiêu tả cho học sinh lớp 5 ở các trình độ khác nhau Tuy nhiên, các tác giảchưa đưa ra các biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinhnên việc tham khảo tài liệu để dạy học nội dung văn miêu tả cho học sinh lớp
5 còn nhiều hạn chế
7 Lê Thị Nguyên - Trần Thảo Linh - Thái Quang Vinh (2006): “Tập làm văn
5”, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu này hội tụ những đề văn, đoạn văn, bài văn về 2 thể loại văn kểchuyện và văn miêu tả nhưng chưa đi sâu vào hướng dẫn học sinh viết đoạnvăn miêu tả
8 “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”, (2007), Dự án phát triển
giáo viên Tiểu học, Nxb Giáo dục
Tài liệu này viết theo môđun, gồm 8 chủ đề, trong đó chủ đề 7 có đề cậpđến phương pháp dạy học Tập làm văn Trong chủ đề này, các tác giả có nóiđến văn miêu tả, khái niệm đoạn văn, một số kiểu cấu trúc đoạn văn Tuynhiên, các tác giả chưa trình bày các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu
tả cho học sinh lớp 4, 5
9 “Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học” (tập1, 2)(2008) – Lê
Phương Nga, Nguyễn Trí – NXB ĐHSP
Nội dung cuốn sách gồm có hai phần:
Phần I: Bàn về những vấn đề chung của phương pháp dạy học Tiếng
Việt ở tiểu học
Phần II: Đi sâu vào phương pháp dạy học các phân môn cụ thể: Tập
đọc, Tập viết, Chính tả, Từ ngữ, Ngữ pháp, Kể chuyện và Tập làm văn
Trang 13Trong cuốn sách này, tác giả chỉ dành một phần để bàn về phươngpháp dạy học Tập làm văn ở tiểu học Đặc biệt, tác giả không có phần dànhriêng cho phương pháp dạy học văn miêu tả
10 Lê Xuân Soạn (2007) : “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn”, Nxb Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu gồm 6 chương Chương 1, tác giả trình bày những nội dung mangtính lí thuyết về đoạn văn và thực hành viết đoạn văn nói chung Chương 3,tác giả đi sâu phân tích đặc điểm, yêu cầu, cách viết, các dạng bài tập và cácđoạn văn miêu tả tiêu biểu Nhưng đây là tài liệu tham khảo để giảng dạy Tậplàm văn cho đối tượng là học sinh trung học cơ sở cho nên đối với học sinhTiểu học, việc áp dụng tài liệu còn nhiều hạn chế
11 Nguyễn Trí (1998): “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học”, Nxb Giáo
12 Nguyễn Trí (1998): “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở
trường Tiểu học”, Nxb Giáo dục.
Tài liệu này liên quan gần nhất đến đề tài về tính chất lí luận Tài liệu gồm
có 2 phần chính Trong phần 1, tác giả đã trình bày khá rõ nội dung về vănmiêu tả, bao gồm miêu tả trong văn học và miêu tả trong nhà trường, các kiểubài miêu tả học ở bậc Tiểu học, phương pháp làm bài văn miêu tả Trong đótác giả còn trình bày sơ lược về vấn đề viết đoạn văn miêu tả nói chung,những kĩ năng về viết văn miêu tả chưa được trình bày cụ thể
Trang 1413 Vũ Tú Nam, Phạm Hổ , Bùi Hiển (1991) “Văn miêu tả và kể chuyện” –
NXB Giáo dục - Hà Nội
Cuốn sách này không phải là công trình nghiên cứu về phương pháp dạyhọc Tập làm văn mà thiên về giới thiệu cái hay, cái đẹp của văn miêu tả vàbàn về mẹo viết văn miêu tả và văn kể chuyện của một số nhà văn nổi tiếng.Cuốn sách giành phần lớn cho việc trích dẫn những đoạn văn miêu tả và văn
kể chuyện điển hình của một số nhà văn
14 Các sách giáo viên môn Tiếng Việt lớp 4, 5, Nxb Giáo dục.
Đây là những tài liệu dành cho giáo viên tham khảo trong quá trình giảngdạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4, 5 nói chung và văn miêu tả nói riêng.Tuy nhiên, vấn đề rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh có đề cập đếnnhưng còn mang tính chất riêng lẻ, rời rạc, không hệ thống
Như vậy, việc nghiên cứu ứng dụng lý thuyết văn miêu tả vào hệ thống
kĩ năng làm văn trong dạy học văn miêu tả ở trường tiểu học còn ít người đề
cập hoặc nghiên cứu chưa sâu Do đó, đề tài “Quy trình rèn luyện kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 ở các trường tiểu học huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp” là một đề tài mới mẻ và cần thiết.
Với công trình nhỏ bé này, chúng tôi muốn đóng góp một phần công sứccủa mình vào việc giúp cho học sinh viết được nhiều bài văn hay với lời lẽtrong sáng, giàu cảm xúc, nội dung súc tích, bố cục chặt chẽ, kết cấu rõ rànghơn
1.2 Văn miêu tả
1.2.1 Thế nào là văn miêu tả?
Trong đời sống, muốn mọi người cùng nhận ra những điều mình nhìn thấy,quan sát, chúng ta phải miêu tả Trong văn học, miêu tả đã được lưu ý từ thời
cổ đại
Trang 15Theo từ điển Tiếng Việt của G.S Bùi Quang Tịnh: miêu tả là “phác ra”
những sự vật, hiện tượng, con người,… bằng ngôn ngữ một cách sinh động.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam: văn là hình
thức ngôn ngữ được trau chuốt cho hay, đẹp Câu văn Văn hay chữ tốt Lối viết riêng của một tác giả văn học nghệ thuật nào đó để mọi người có thể hình dung được sự vật, sự việc, đối tượng…
Theo Đào Duy Anh trong “Từ điển Hán Việt”: văn là lời văn, câu văn;
miêu tả là “lấy nét vẽ của câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra”.
Theo Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, miêu tả là: “vẽ lại bằng lời những đặc
điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung ra các đối tượng ấy” Từ đây, chúng ta thể hiểu rằng, người viết
văn miêu tả cũng phải là một người họa sĩ tài giỏi, họ phải biết “quan sát” đốitượng miêu tả, “vẽ” lại chúng sao cho có hồn, phản ánh đúng bản chất của đốitượng
Như vậy, từ cách giải nghĩa của các từ điển ta có thể hiểu: miêu tả là bức
tranh sống động về sự vật Nó không tính đếm mà hơn cả chỉ ra: nó vẽ Miêu
tả là bức tranh làm cho bức tranh sự vật trở nên hữu hình Miêu tả là một phương thức biểu đạt khá thông dụng, được sử dụng nhiều trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, kể cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Văn miêu tả không đưa ra những lời nhận xét chung, đánh giá trừu tượng
mà vẽ ra các sự vật, hiện tượng con người bằng ngôn ngữ một cách cụ thể,sinh động Nó là kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắcqua khả năng quan sát nhạy bén, óc tưởng tượng phong phú và tâm hồn nhạycảm
Trang 16Thông qua văn miêu tả bằng ngôn ngữ thì người ta có thể hình dung ra quátrình vận động, tưởng tượng ra những thứ vô hình như âm thanh, tiếng động,hương vị,…, và những tư tưởng, tình cảm của con người
Từ đó, thông qua quá trình phát triển, miêu tả đã trở thành một thể loại vănđộc lập tồn tại song song với các thể loại văn khác như: văn kể chuyện, văntường thuật,…
Trong nhà trường Tiểu học, đối tượng miêu tả chủ yếu là những sự vật cóích đối với đời sống Đó là những cảnh vật, con người, những cảnh sinh hoạtgần gũi, quen thuộc với các em Đó chính là những đối tượng để các em quansát, bộc lộ những hiểu biết, những cảm xúc, tình cảm của mình
Văn miêu tả được phân ra thành nhiều kiểu bài khác nhau:
1.2.2 Đặc điểm văn miêu tả
1.2.2.1 Miêu tả hiện thực cuộc sống một cách chân thực, sinh động
Văn miêu tả là loại văn căn cứ vào những điều quan sát, cảm nhận được vềđối tượng là đồ vật, cây cối, loài vật, con người,…trong đời sống hàng ngày,dùng ngôn ngữ để vẽ ra hình ảnh chân thực của đối tượng đó, trình bày theomột bố cục hợp lí và diễn đạt bằng lời văn sinh động khiến cho người đọc,người nghe cùng thấy, cảm nhận như mình
Trang 17Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản cái mới mẻcủa người viết Nhưng như vậy không có nghĩa văn miêu tả cho phép ngườiviết bịa một cách tuỳ tiện, muốn nói sao thì nói, viết sao thì viết.
Khi miêu tả cái mới, cái riêng phải gắn chặt với cái chân thật Thấy đúngnhư thế nào thì tả như vậy Không thể thấy con mèo rất nhỏ mà lại tả to như
con hổ mẹ được Nhà thơ Xuân Diệu đã nói cái giả và cái thật như sau: “Giả
và thật nó cũng giống như hai cái dây điện có mắc bóng điện đâu vào đấy Nhưng bấm một cái thì bóng điện này sáng còn bóng điện kia tối vì một bên
có điện (thật) còn một bên thì không (giả)” Còn Phạm Hổ lại thấy có hiện
tượng đặc biệt khi ông đọc những tác phẩm văn, thơ của những tác giả nổi
tiếng: “Khi người ta chân thật thì dù cái điều người ta viết ra là vô lý, người
đọc vẫn chấp nhận và vẫn thấy hay Có gì vô lý hơn khi cha ông mình trong lòng, trong tâm hồn cảm thấy điều ấy thật thì khi nói ra là được người nghe tiếp nhận một cách thích thú” Nhờ sự quan sát tinh tế của người viết mà giúp
người đọc hiểu biết rộng hơn, sâu hơn và tinh tế hơn những cái được tả rấtthật, khi đọc nó sẽ gợi lên cho người đọc rất nhiều điều
Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người bằng ngônngữ một cách sinh động, cụ thể Bởi vì, trong văn miêu tả, người ta không đưa
ra những nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu tượng về sự vật màphải làm cho người ta thấy rõ đối tượng như đang xem tận mắt, bắt tận tay Văn miêu tả có tính sinh động và tạo hình Đây là phẩm chất của mộtđoạn văn miêu tả hay Có nghĩa là người viết phải dùng từ tô điểm cho người
và vật, tả họ một cách sinh động hiện lên qua từng câu, từng dòng như trongcuộc sống thực, tưởng như có thể cầm nắm, nhìn hoặc “sờ mó” được thôngqua những chi tiết sống động, gây ấn tượng
Nét sinh động và tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết sống,gây ấn tượng nhưng khi tước bỏ chúng đi bài văn sẽ trở nên mờ nhạt, vô vị
Trang 18Đọc lại bài văn “tưởng như bắt gặp nụ cười nhợt nhạt của một người khôngcòn sinh khí”.
Trong miêu tả người ta thường hay so sánh So sánh thì vô cùng Có
khi người ta so sánh người với người: ”Cô giáo có dáng người mềm mại,
thanh thoát như một diễn viên múa” hay “Bạn ấy hát chẳng khác nào một
ca sĩ chuyên nghiệp”… hoặc người ta có thể so sánh người với vật: ”Trông anh ta như một con gấu, dáng vẻ ngơ ngác như một con nai”…
Có trường hợp người viết lấy nhỏ để so sánh với to hoặc ngược lại
hay so sánh tương đồng: ”Sông rộng lắm, lồng lộng mênh mông như vầng
trán mẹ”; “Dòng sông mềm mại uốn lượn như dải lụa vắt qua cánh đồng”; “Sóng vỗ mạn thuyền rì rầm như là người mẹ âu yếm vỗ về trước lúc con đI”; “Bến cảng dang rộng cánh tay chào đón thuyền như vòng tay
ân tình của những người mẹ ôm ấp những đứa con thân yêu”…
Trong miêu tả người ta thường hay nhân hoá Điều đó ai cũng biết.Nhưng chỉ cần chú ý là người ta có thể nhân hoá theo nhiều cách Nhân hoá
để tả bên ngoài, có khi nhân hoá để tả tâm trạng Ví dụ: “Giản dị nhất là
cây na với chiếc áo xanh bàng bạc Hoa na trắng xanh khéo léo núp sau đám lá như e thẹn như ngượng ngùng, khi người ta ngửi thấy hương thơm ngọt ngào của mình”; “Chị gió đánh nhịp cho cây hát rì rào, vào bản nhạc đầu tiên của một ngày mới” ; “Dòng sông chảy lặng lờ như một con đò nhớ về năm xưa” ; “Hay chiếc lá úa dính đầy bụi, thân lá như đang thoi thóp, gân lá nổi cao như lưu luyến khung trời mà ngày nào lá cũng reo vui với chim chóc”….
Có khi vừa so sánh vừa nhân hoá: “Như để khoe hết vẻ đẹp của mình
những bông hoa từ từ hé nở để lộ nhụy hoa vàng toả hương thơm ngát khiến ong bướm về đây tụ hội…” …
Trang 19Có thể nói miêu tả giỏi là khi đọc những gì chúng ta viết, người đọcnhư thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, mộtdòng sông… Người đọc còn có thể nghe thấy được cả tiếng nói, tiếng kêu,tiếng nước chảy Thậm chí còn ngửi thấy được mùi mồ hôi, mùi sữa, mùihương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc… Nhưng đó mới chỉ là sự miêu tảbên ngoài Còn có sự miêu tả bên trong nữa, nghĩa là miêu tả về tâm trạngvui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cỏ cây.
Do đó, khi viết một bài văn miêu tả, người viết phải huy động, chọn lọckiến thức về ngôn ngữ của mình để “tô điểm” cho người và sự vật làm chochúng hiện lên qua từng trang miêu tả sống động như trong đời sống thực
1.2.2.2 Giàu tính sáng tạo, thẩm mĩ cá nhân
Đặc điểm kế tiếp của văn miêu tả phải mang tính thông báo, thẩm mĩ,chứa đựng tình cảm của người viết Dù tả một quang cảnh làng mạc ngàymùa, một buổi sớm trên cánh đồng, một trận mưa rào, một bác thợ rèn hay tảmột người mà em mới gặp lần đầu,…bao giờ người viết đánh giá chúng theomột quan điểm thẩm mĩ, cũng gửi vào đoạn văn ít nhiều tình cảm hay ý kiếnđánh giá, bình luận của mình Do đó, từng chi tiết miêu tả đều mang cảm xúcchủ quan của người viết
Trong đời sống, chúng ta bắt gặp rất nhiều đối tượng là sự vật, sự việc,con người,…khác nhau Chúng đều có thể trở thành đối tượng trong văn miêu
tả Chẳng hạn như cây bàng trong sân trường, con đường hằng ngày dẫn ta tớilớp hay người bạn thân thiết đang cùng ta đêm ngày học tập,…mỗi đối tượngnày đều có những nét khác nhau nhất định khi miêu tả Nhưng không có nghĩa
là bất kì sự vật nào trong thực tế cũng trở thành đối tượng của văn miêu tả.Văn miêu tả phải là loại văn giàu cảm xúc, giàu những rung động mạnh mẽcủa tâm hồn người viết
Trang 201.2.2.3 Ngôn ngữ văn miêu tả giàu hình ảnh, cảm xúc
Trong văn miêu tả, ngôn ngữ miêu tả là giai điệu chủ đạo Đặc điểmquan trọng của ngôn ngữ văn miêu tả là giàu cảm xúc và hình ảnh Ngôn ngữvăn miêu tả giàu các tính từ, danh từ, sử dụng phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
Sự phối hợp giữa các yếu tố trên làm cho ngôn ngữ miêu tả luôn toả sáng lunglinh trong lòng người đọc, gợi lên trong lòng họ những cảm xúc, tình cảm, ấntượng, hình ảnh về sự vật, đối tượng được miêu tả
Ngôn ngữ trong văn miêu tả là sự phong phú, đa dạng của các tính từ
Có thể thấy đủ loại tính từ: màu sắc, tính chất, đánh giá … đan xen nhau
tạo thành “những chùm sáng ngôn ngữ lung linh” trong văn miêu tả Ngôn
ngữ miêu tả là giai điệu chủ đạo trong văn bản miêu tả Và người viết cònđan xen giai điệu phụ trợ như: tường thuật , kể chuyện… làm cho việc trìnhbày nội dung sinh động hơn giúp người đọc hứng thú trong việc tiếp nhậnvăn bản Ở bài “Sầu riêng” (Tiếng Việt 4, tập 2) tác giả Mai Văn Tạo đã sửdụng ngôn ngữ khá đặc sắc:
“Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của Miền Nam Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm bay rất xa, lâu tan trong không khí Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn Hương vị quyến rũ kỳ lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn Hoa đậu từng chùm màu tím ngát Cánh hoa như vảy cá hao hao cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa Mỗi cuống hoa ra một trái Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta.
Trang 21Đứng ngắm sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi về cái giống cây kỳ lạ này Thân nó khẳng khiu cao vút, cành ngang thẳng duột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê”.
Ngôn ngữ miêu tả ở bài này được tác giả sử dụng ở nhiều mức độkhác nhau và nhiều hình thức khác nhau Để chỉ mức độ cao của phẩmchất, tác giả dùng nhiều hình thức diễn đạt: hết sức đặc biệt, bay rất xa,thơm ngát, thơm đậm, cao vút, thẳng duột, hương đã ngào ngạt… Để sosánh, tác giả dùng nhiều từ khác nhau: thơm ngát như hương cau, cánhhoa… hao hao giống cánh sen, nhìn trái sầu riêng… trông giống những tổkiến, lá nhỏ xanh vàng…tưởng như là héo, thơm mùi thơm của mít, béo cáibéo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn
1.2.3 Văn miêu tả ở lớp 4, 5
1.2.3.1 Nội dung chương trình dạy học Tập làm văn miêu tả ở lớp 4, 5
Chương trình văn miêu tả lớp 4, 5 gồm các loại bài nhằm rèn luyện chohọc sinh cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết:
Trang 22Bảng 1.1 Thống kê nội dung chương trình văn miêu tả ở lớp 4:
6 Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật 17 169
7 LT xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật 17 172
14 LT miêu tả các bộ phận của cây cối 22 41
15 LT miêu tả các bộ phận của cây cối 23 50
16 Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 23 52
17 LT xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối 24 60
18 LT xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả
Trang 2319 LT xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả
23 Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật 29 112
25 LT miêu tả các bộ phận của con vật 31 128
26 LT xây dựng đoạn văn miêu tả con vật 31 130
27 LT xây dựng đoạn văn miêu tả con vật 32 139
28 LT xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn
Bảng 1.2 Thống kê nội dung chương trình văn miêu tả ở lớp 5:
Trang 246 Luyện tập tả cảnh (dựng đoạn mở bài, kết bài) 8 83
8 Luyện tập tả người (tả ngoại hình) 13 132
Tập 2
12 Luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài) 19 12
13 Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài) 19 14
1.2.3.2 Yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức và kĩ năng
* Chương trình văn miêu tả đồ vật
- Rèn luyện được các kĩ năng cơ bản trong việc quan sát và miêu tả các
đồ vật gần gũi với cuộc sống của các em Từ đó phát triển nhận thức và tìnhcảm đối với cuộc sống
Trang 25- Biết quan sát và bước đầu rút ra được những nét đặc điểm các đồ vậtquen thuộc; bước đầu biết lựa chọn để tô đậm những nét đặc điểm tiêu biểu vàbộc lộ tình cảm Bước đầu biết bố cục bài văn.
* Chương trình văn miêu tả cây cối
- Biết quan sát và phát hiện được những đặc điểm cụ thể, riêng biệt củamột số loài cây cối quen thuộc xung quanh mình về: hình dáng, hoa, quả,hương thơm của cây ở một thời kì phát triển nào đó, làm cho người đọctưởng như mình đang ngắm nhìn cây
- Biết thể hiện những điều mình quan sát được bằng ngôn ngữ xác thựcnhưng lại giàu hình ảnh và cảm xúc Bài tả cây cối phải gợi lên trong lòngngười đọc hình ảnh của cây với vẻ đẹp riêng của nó, với những cảm xúc củangười viết
* Chương trình văn miêu tả con vật
- Các bài văn miêu tả con vật lớp 4, 5 giúp học sinh tập quan sát convật gần gũi trong cuộc sống, phát hiện được những đặc điểm của con vật, biết
sử dụng ngôn ngữ văn học để ghi lại những điều đã quan sát được
- Tả con vật với hai hoàn cảnh: Tả bầy đàn và tả riêng từng con; Tả convật với 2 nội dung: tả hình dáng và tả hoạt động của con vật Tả con vật vớicác ngôn ngữ sinh động, có hình ảnh và cảm xúc, sử dụng được các biện phápnhân hoá, so sánh trong miêu tả
- Những bài văn miêu tả con vật giúp các em sống có tình cảm gắn bóhơn với những con vật xung quanh, từ đó thêm yêu cuộc sống
* Chương trình văn miêu tả cảnh
- Về kiến thức: Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay củanhững câu văn có biện pháp so sánh nhân hoá trong các bài học
- Về kĩ năng:
Trang 26+ Biết tìm ý cho đoạn văn và viết được đoạn văn miêu tả, biết dùng một
số biện pháp liên kết trong đoạn
+ Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh
+ Viết được một bài văn miêu tả cảnh có độ dài 200 chữ
* Chương trình văn miêu tả người
- Về kiến thức: Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay củanhững câu văn có biện pháp so sánh nhân hoá trong các bài học
- Về kĩ năng:
+ Biết tìm ý cho đoạn văn và viết được đoạn văn miêu tả, biết dùng một
số biện pháp liên kết trong đoạn
+ Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả người
+ Viết được một bài văn miêu tả người có độ dài 200 chữ
1.3 Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4, 5 đối với việc dạy, học văn miêu tả
Nhận thức trực quan của học sinh lớp 4, 5 có một số đặc điểm cơ bản Khảnăng quan sát gắn liền với trí nhớ, tư duy, tưởng tượng Tri giác mang tính đạithể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính chủ động chưa cao Tri giác gắn liềnvới hành động Cho nên các em dễ bị thu hút bởi những chi tiết mang đậmmàu sắc, ngoại hình đẹp, những cảnh lạ mà các em không chú ý đến nhữngđặc điểm bên trong của đối tượng Điều này đã gây cản trở đến khả năng quansát và viết văn của học sinh
Học sinh lớp 4, 5 đã bước vào lứa tuổi thiếu niên Các em lớn nhanh, kíchthước và tổ chức cơ thể đã tiến gần đến người trưởng thành Hành vi và đờisống nội tâm của các em đã có những thay đổi đột biến Vốn sống của các em
ở giai đoạn này đã tương đối phong phú
Đối với lớp 4, 5, tư duy của các em cơ bản có sự chuyển từ nhận thức cảmtính sang nhận thức lí tính Khả năng tưởng tượng đã phát triển phong phú
Trang 27hơn so với các lớp đầu cấp và gần với hiện thực hơn Sự tích lũy kinh nghiệmsống phong phú và lĩnh hội tương đối đầy đủ các tri thức khoa học do nhàtrường đem lại Tình cảm, cảm xúc đối với đối tượng cụ thể, sinh động gắnliền với trực quan, hình ảnh Những đặc điểm này đã tạo nên những điều kiệnhết sức quan trọng và những nét riêng, đặc sắc ở mỗi bài văn miêu tả của cácem.
Học sinh lớp 4, 5 đã có sự bộc lộ dần năng khiếu về văn chương, khả năngcảm thụ tốt về văn học Khả năng sử dụng tốt ngôn ngữ Tiếng việt và một số
kĩ năng tương đối hoàn thiện Đến đây, một số em đã có được kĩ năng dựngđoạn văn mạch lạc, viết đoạn văn rất hay với một đề bài cho trước
Tình trạng dâng cao cảm xúc khiến trẻ ở tuổi này có một sự thay đổi đáng
kể là: Các em thích quan sát, thích nhận xét đánh giá Thường thì những nhậnxét này mang tính trực quan cảm tính, các em đã thay đổi hoạt động sáng tạoyêu thích là vẽ ở giai đoạn trước tuổi đến trường và đầu tuổi tiểu học bằnghình thức sáng tạo ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết So với vẽ, và đặc biệt là
những nét vẽ chưa hoàn thiện, thì “lời nói cho phép diễn đạt dễ dàng hơn rất
nhiều lần những quan hệ phức tạp, những tính chất bên trong, những sự vận động logíc, sự phức tạp của sự kiện.” Vì vậy, từ lớp 4, hoạt động sáng tạo yêu
thích của trẻ em là viết văn nói chung và viết văn miêu tả nói riêng Bởi thôngqua hoạt động này, các em có thể thể hiện hết trí tưởng tượng và khả năngcảm nhận thế giới đồ vật, cây cối, cảnh vật cũng như con người xung quanh.Các em thích tìm hiểu và khám phá ra cái mới, cái riêng cho mình Khi quansát, nếu các em thích thú với chi tiết, hình ảnh nào các em sẽ chú tâm và quansát rất kĩ chi tiết, hình ảnh đó Các em đã tương đối phát triển ngôn ngữ, vìvậy có thể miêu tả lại đối tượng theo cảm nhận riêng của mình Học sinh khihọc văn miêu tả, nếu được giáo viên đưa ra một phương pháp dạy đúng, hấpdẫn thì các em sẽ rất hứng thú khi học Được viết những xúc động từ trong
Trang 28lòng, từ những điều chính mắt các em quan sát được, không ít học sinh đã viếtđược những đoạn văn khá hoàn chỉnh, có những đoạn đặc tả sinh động, hấpdẫn người đọc, người nghe.
Để cho học sinh viết tốt một bài văn miêu tả hay, không có cách nào hiệuquả hơn việc cung cấp cho các em những kiến thức lí thuyết về văn học,những yêu cầu khi viết bài văn miêu tả thông qua các dạng bài tập cụ thể,đồng thời tạo điều kiện để học sinh tích lũy vốn từ ngữ thêm phong phú Điềunày không chỉ giúp các em vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành màcòn tạo điều kiện để các em rèn luyện các kĩ năng làm văn trong quá trình họcTập làm văn miêu tả Khi được hình thành, kĩ năng dựng đoạn sẽ thúc đẩykhả năng miêu tả của các em trong học tập cũng như trong cuộc sống
Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4, 5 ảnh hưởng rất lớn đến quá trìnhdạy học văn miêu tả Một vài học sinh khi các em quan sát như thế nào thì
“sao chép” lại y nguyên thế ấy dẫn đến những đoạn văn của các em mang tínhliệt kê lại các hình ảnh Do vậy, nhiệm vụ của người giáo viên phải tổ chức tốtkhâu quan sát, tìm ý để học sinh miêu tả nổi bật đối tượng khi xây dựng đoạnvăn miêu tả Do đó, dạy học Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5, giáoviên cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, yêu cầu dạy học Tập làmvăn miêu tả ở Tiểu học nói chung và lớp 4, 5 nói riêng Có thái độ nghiêmtúc, quan niệm đúng đắn về dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5, đảmbảo các nguyên tắc và có phương pháp dạy học thích hợp
Coi học sinh là chủ thể trong quá trình học tập, giáo viên là người bạnđường chỉ dẫn cho các em tìm đến những hình ảnh đẹp, nổi bật của đối tượngcần miêu tả, đồng thời người giáo viên phải coi trọng yêu cầu thực hành, rèn
kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh, phát hiện và bồi dưỡng những học sinh
Trang 29có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em sử dụng tốt ngôn ngữ Tiếng Việt
trong quá trình học tập
Kết luận chương 1
Ở Chương 1 chúng tôi đã tìm hiểu khái quát về lịch sử của đề tài vàtìm hiểu về văn miêu tả ở tiểu học Cụ thể, chúng tôi đi sâu vào việc nghiêncứu lý luận đặc điểm văn miêu tả ở lớp 4, 5; về nội dung chương trình; đặcđiểm tâm lý của học sinh ở lứa tuổi này và xây dựng cơ sở lí luận để đánh giácông tác dạy – học văn miêu tả ở một số trường tiểu học thuộc phạm vi huyệnTam Nông trong chương 2, từ đó rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Như chúng ta đã biết, văn miêu tả đóng một vai trò quan trọng đối vớiviệc rèn luyện và thể hiện các năng lực của học sinh như: đọc, nghe, nói, viết,quan sát, lựa chọn, tưởng tượng Bên cạnh đó, văn miêu tả còn giúp học sinhhình thành nhân cách, bày tỏ tình cảm của mình đối với cuộc sống xungquanh Vì vậy, trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, văn miêu tả chiếmmột vị trí xứng đáng
Để dạy Tập làm văn miêu tả có chất lượng cao, đòi hỏi người giáo viênphải có những tri thức nhất định về văn miêu tả, nắm chắc được những đặctrưng của thể loại văn này Nhưng có tri thức không thôi thì chưa đủ, giáoviên cần phải có phương pháp dạy văn miêu tả và phương pháp đó phải đượcvận dụng linh hoạt vào từng kiểu bài, từng tiết học thì mới có hiệu quả
Hiện nay, việc dạy và học văn miêu tả đang còn nhiều hạn chế Giáoviên đang tỏ ra rất lúng túng khi dạy, học sinh thì không có hứng thú khi họcTập làm văn, nhiều em chưa có những kĩ năng cơ bản để làm được một bàivăn miêu tả và ở các em thiếu hẳn đi tính sáng tạo Bên cạnh đó, các em còn
có thói quen lười suy nghĩ và ỷ lại vào sách tập làm văn mẫu Vì vậy, việc tìm
ra quy trình thích hợp nhằm giúp học sinh rèn kĩ năng viết văn miêu tả tốt hơn
là một điều cần thiết, giúp nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn ở tiểu học
Trang 30CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Giới thiệu khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng
Để có cái nhìn sơ bộ về quy trình dạy - học Tập làm văn miêu tả ở lớp
4, 5, đề tài đã tiến hành nghiên cứu thực trạng như sau:
2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng
Nghiên cứu thực trạng nhằm kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và trithức thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5
2.1.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng
2.1.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5
- Tìm hiểu việc dạy học Tập làm văn miêu tả qua phiếu điều tra giáoviên lớp 4, 5 để rút ra nhận xét và kết luận chung
2.1.2.2 Thực trạng rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp
Trang 31- Tìm hiểu việc học Tập làm văn miêu tả qua phiếu điều tra học sinhlớp 4, 5 để rút ra nhận xét.
Chúng tôi đã điều tra 40 giáo viên đang trực tiếp dạy học và 300 họcsinh khối lớp 4 và 5 ở các trường Tiểu học (thuộc phạm vi huyện Tam Nông):trường Tiểu học Thị Trấn Tràm Chim 1, trường Tiểu học Phú Thành A1,trường Tiểu học An Long A và trường Tiểu học An Long B thông qua 40phiếu trắc nghiệm (xem phụ lục) Kết quả điều tra được đánh giá theo điểm số
từ 1 đến 5, nghĩa là thang điểm tối đa là 5 điểm Nếu trả lời đúng mỗi câu thìđược 1 điểm, 0 điểm nếu không có câu nào trả lời đúng
2.1.3 Các phương pháp nghiên cứu thực trạng
- Khảo sát bằng phiếu: Nội dung của phiếu đề cập đến là sự đánh giácủa giáo viên về mức độ khó của việc dạy học Tập làm văn miêu tả cho họcsinh lớp 4, 5, sự đánh giá của giáo viên về kĩ năng viết văn trong dạy học Tậplàm văn miêu tả của học sinh hiện nay, các biện pháp rèn kĩ năng viết văn chohọc sinh mà giáo viên thường sử dụng,…Sự đánh giá của học sinh về nộidung Tập làm văn miêu tả mà các em được học, những thuận lợi và khó khăn
mà các em gặp phải khi học nội dung này, một số câu hỏi trắc nghiệm nhỏnhằm kiểm tra kĩ năng viết văn của học sinh…
- Khảo sát bằng cách phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp giáo viên về điềukiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy - học Tập làm văn miêu tả, nhữngvướng mắc trong thực tế khi học sinh tiếp nhận thể loại văn học này,…Phỏngvấn học sinh về hứng thú của các em khi học tiết Tập làm văn miêu tả, kếtcấu đoạn văn mà các em thường sử dụng khi viết văn miêu tả, sự đánh giá củathầy cô giáo về khả năng viết văn của các em
- Khảo sát bài viết của học sinh: Khảo sát bài viết văn miêu tả của 300học sinh, đồng thời phỏng vấn, điều tra các em để có thể đánh giá khả năng
Trang 32viết văn của các em, cách sắp xếp ý, sử dụng từ ngữ, cách đặt câu và liên kếtcác câu trong đoạn văn,
- Dự giờ một số tiết dạy của giáo viên: Dự các tiết có nội dung Tập làmvăn miêu tả nhằm phần nào nắm bắt được thực tế dạy - học nội dung này Đặcbiệt, qua các tiết dự giờ có thể nhận xét được về khả năng vận dụng các biệnpháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả mà giáo viên vận dụng trong giảng dạy vàkết quả đạt được như thế nào
2.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu thực trạng
+ Địa điểm: Một số trường Tiểu học ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp + Thời gian: Tháng 1, 2 năm 2012 (HK2 năm học: 2011 – 2012)
2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng
2.2.1 Thực trạng dạy văn miêu tả của GV
Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát giáo viên về nhận thức cũngnhư thực trạng dạy học văn miêu tả và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1 Nhận thức của giáo viên về văn miêu tả và hướng dẫn học sinh viết văn trong dạy văn miêu tả
Khảo sát tổng số 150 giáo viên
3 Nắm được đặc điểm của các dạng bài miêu tả 58 36,7%
4 Xác định được tầm quan trọng của dạy văn
Trang 33khi quan sát
7 Biết cách hướng dẫn học sinh lập dàn ý qua
8 Biết cách hướng dẫn học sinh dựng đoạn, liên
kết đoạn thành bài vào từng loại bài cụ thể 48 32%
9 Biết cách tổ chức cho học sinh hoàn thiện bài
viết (cách phát hiện lỗi và chữa lỗi) 32 21,3%
Đa số giáo viên khi được phỏng vấn đều cho rằng Tập làm văn là rất khódạy Chính vì vậy, khi đi dự giờ, chúng tôi chỉ thấy có 30,6% giáo viên biếtcách hướng dẫn học sinh quan sát Số giáo viên còn lại tỏ ra rất lúng túng khihướng dẫn các em quan sát (không biết chọn trình tự, không biết chọn chi tiết,không biết đặt câu hỏi gợi ý giúp học sinh thu nhận đặc điểm của đối tượngmiêu tả ) Thậm chí, có giáo viên còn không tổ chức cho học sinh quan sát Dokhông tổ chức cho học sinh quan sát tốt đối tượng miêu tả nên giáo viên khôngthể hướng dẫn học sinh tìm ý nổi bật và lập dàn ý khi làm văn Qua khảo sát,chỉ có 43,3 % giáo viên biết hướng dẫn học sinh lập dàn ý miêu tả qua quan sáttheo các dạng bài cụ thể Chính vì lẽ đó mà trong tiết quan sát và tìm ý, rấtnhiều giáo viên thường ép học sinh cả lớp lựa chọn một đối tượng miêu tảtheo ý chủ quan của mình
Qua kết quả điều tra cũng như dự giờ và tiếp xúc với giáo viên và học sinh ở một số trường Tiểu học trong địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp như đã nói trên, chúng tôi đưa ra những nhận định sau:
- Một số giáo viên chưa nắm vững lý thuyết văn miêu tả nên trong quátrình dạy học Tập làm văn, giáo viên còn có nhiều thiếu sót
Trang 34- Một số giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh quansát, tìm ý, chọn lọc từ ngữ, hình ảnh hay viết câu văn miêu tả dẫn đến làgiáo viên rất ngại dạy học phân môn Tập làm văn này.
- Một số giáo viên xem nhẹ tiết trả bài Xem tiết này chủ yếu là báo cáokết quả (phát vở) cho học sinh, chưa đi sâu vào việc chữa lỗi, phân tích lỗihay tìm ra những ưu điểm của những bài viết tốt
- Một số giáo viên quan niệm rằng kết quả viết văn miêu tả của họcsinh chủ yếu là do năng lực sở trường vốn có của các em nên đã coi nhẹ vaitrò, trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn học sinh viết văn miêu tả
Từ kết quả điều tra trong năm học 2011 - 2012 ở một số trường Tiểu họchuyện Tam Nông, chúng tôi thấy rằng: 40 % GV dạy lớp 4, 5 chưa thấy đượctầm quan trọng của việc dạy văn miêu tả cho HS Chính vì vậy, cũng chỉ có44,6% giáo viên nắm được đặc điểm của văn miêu tả Số còn lại chỉ trả lờichung chung hoặc nêu không chính xác các đặc điểm của văn miêu tả Ở giáoviên, sự thiếu hụt các kiến thức về văn miêu tả rất lớn Hơn nữa, do sự thiếu hụtnày nên chỉ có 30% GV biết cách hướng dẫn HS quan sát khi miêu tả và chỉ có30,6% GV biết cách hướng dẫn HS lựa chọn chi tiết khi quan sát…
Từ việc không xem trọng việc hướng dẫn HS quan sát và lựa chọn chi tiếtkhi quan sát sẽ dẫn đến xem nhẹ các khâu lập dàn ý, liên kết đoạn và hoànthiện bài viết của HS Điều này rất quan trọng ảnh hưởng quyết định đến chấtlượng dạy – học văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học
2.2.2 Thực trạng học văn miêu tả của HS
Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát để tìm hiểu mức độ nhận thứccủa học sinh về văn miêu tả cũng như việc quan sát, lập dàn ý và hoàn thànhbài viết khi học văn miêu tả và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2 Ý kiến của học sinh về văn miêu tả và sử dụng các kĩ năng làm bài khi viết văn miêu tả
Trang 35Tổng số học sinh khảo sát: 300 học sinh
Biết chọn lựa chi tiết
Trang 36Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng chỉ có 10% học sinhnắm được một cách chính xác khái niệm văn miêu tả, trong đó có tới 16,7%học sinh không hiểu gì về khái niệm văn miêu tả Còn đối với việc quan sáttrước khi miêu tả, chỉ có 13,3% học sinh biết quan sát Chính vì vậy, cũng chỉ
có 6,6 % đối tượng học sinh này biết lựa chọn chi tiết đặc sắc nhất để quansát Có tới 13,5 % học sinh không biết quan sát hoặc quan sát rất kém Chúngtôi đã tiến hành cho các em viết đoạn văn miêu tả con vật và chỉ có 7,6 % họcsinh đặc tả tốt, 22,6 % ở mức độ khá và số còn lại thì không miêu tả được
Chính vì các em miêu tả đang còn hời hợt, chung chung, không tìm rađược sắc thái riêng của đối tượng miêu tả nên bài làm của các em gắn cho đốitượng miêu tả nào cùng loại cũng được, học sinh chỉ việc thay đổi một vài chitiết là xong Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do các em khôngđược quan sát, không biết cách quan sát, nên không đưa ra được những nhậnxét cụ thể Vì vậy, khi khảo sát, kết quả thu được chỉ có 13,2 % học sinh thểhiện được tình cảm chân thực của mình trong bài viết Số còn lại, không thểhiện được tình cảm của mình trong bài viết
Bên cạnh việc vay mượn tình ý của người khác, viết văn một cáchchung chung học sinh còn có một biểu hịên nữa, đó là các em viết văn mộtcách sáo rỗng, sai sự thực Khi tả các em cố gắng tìm những từ ngữ trauchuốt, bóng bẩy Tả người cũng như tả cảnh, các em tìm tất cả những hìnhảnh đẹp nhất để gán ghép vào cảnh vật đó, con người đó Chẳng hạn, khi tảmột chị bán hàng thì tất cả những hình ảnh như khuôn mặt trái xoan, má lúmđồng tiền, đôi mắt bồ câu, nước da trắng hồng được gán cho chị Tả như vậy
là sai sự thực là sáo rỗng, bởi vì thực tế không có một con người nào đẹp hoànhảo như vậy Rồi cũng do học sinh không được quan sát mà miêu tả con mèo
to bằng cái phích, con lợn dài ba mét, cây chuối hai người ôm không xuể
Trang 37Có một thực tế là học sinh ít tham khảo bài văn mẫu Như thế, một mặthọc sinh sẽ rèn luyện được tính độc lập, sáng tạo Mặt khác, nếu đọc văn mẫucác em sẽ có vốn từ, vốn hiểu biết nhất định, và như thế, vốn ngôn ngữ viếtcủa các em sẽ hạn hẹp, kĩ năng diễn đạt không linh hoạt nếu không nói là lưuloát, hấp dẫn Ở đây, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách sử dụng, thamkhảo các bài văn mẫu như thế nào để nâng cao chất lượng bài làm cho họcsinh, nhất là cách tìm chọn, đọc tài liệu, cách học tập các đoạn văn, bài vănmẫu.
Mặc dù học sinh đã được rèn luyện các kỹ năng: quan sát, tìm ý, viếtđoạn, tiết cuối cùng là viết một bài văn hoàn chỉnh và trả bài (ở mỗi thể loạivăn miêu tả), thế nhưng trong bài văn của học sinh thường mắc một số sai lầm
về hình thức cũng như về nội dung miêu tả
Đa số bài viết còn mang tính liệt kê, lắp ghép các phần đã được học,được rèn luyện với nhau Học sinh không biết liên kết đoạn văn nên bố cụcchưa rõ ràng, lời văn lủng củng, khô khan, thiếu ý, hay sắp xếp ý lộn xộn
Bên cạnh việc hầu hết học sinh đều biết viết một bài văn có đầy đủ bốcục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài thì học sinh còn mắc rất nhiều lỗi khác
Đó là các lỗi: Lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu, sắp xếp ý lộn xộn, lặp ý, lặp
từ, thiếu ý, …
Có thể tìm hiểu bài văn sau của học sinh để chúng ta thấy rõ hơn:
Đề bài: Hãy tả lại một con vật nuôi mà em thích.
Trang 38Vì vậy em rất yêu con chó nhà em.
Trong thời gian gần 40 phút, học sinh làm một bài văn như vậy là quángắn Nhưng vấn đề ngắn, dài không quan trọng, học sinh đã biết cách làmmột bài văn đúng và hay chưa Bài văn trên đây (nhất là phần thân bài) họcsinh nghiêng về phần phân tích các bộ phận của con chó giống trong phânmôn tự nhiên - xã hội hay khoa học Bài làm thiếu cảm xúc, máy móc, hìnhảnh cũng như sử dụng các biện pháp tu từ Nếu có hình ảnh so sánh cũng
thiếu chính xác Có em so sánh "cái lưỡi con chó dài hơn cái mõm nó "; "khi thè
lưỡi ra thì rất là dài" Qua đó, cho thấy học sinh nghèo vốn sống, vốn hiểu
biết, ngôn từ kém phong phú Học sinh không hứng thú với phân môn Tậplàm văn Phải chăng học sinh không được quan sát trước khi miêu tả, nếuđược quan sát cũng không phát hiện được điểm nổi bật của đối tượng miêu tả
2.3 Nguyên nhân của thực trạng
2.3.1 Về phía giáo viên
Nguyên nhân quan trọng trước tiên là kiến thức về văn miêu tả của giáoviên còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vốn kinh nghiệm về cách hướng dẫn họcsinh quan sát, tìm ý, chọn lọc từ ngữ Một bộ phận giáo viên chưa có ý thứctích lũy vốn sống, vốn văn hóa, ngại đọc sách báo, xem tài liệu, chưa có ýthức tự học, tự nâng cao trình độ, tiếp cận những quan điểm mới trong dạyhọc văn miêu tả
Giáo viên chưa xây dựng được hệ thống câu hỏi gợi mở sử dụng trongcác giờ lên lớp tuỳ theo từng bài cụ thể để hỗ trợ học sinh phân tích kĩ yêu cầu
đề bài, giúp các em quan sát và tìm ý tốt hơn cho bài viết của mình; đồng thời
từ hệ thống câu hỏi, giáo viên cũng dễ phân loại học sinh theo trình độ để kịpthồ bồi dưỡng hoặc có cách giúp đỡ các em yếu kém khi cần nhằm tăngcường hứng thú học tập cho các em
Trang 39Việc dạy học theo thói quen, kinh nghiệm chủ quan, sự lạm dụng cácphương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, giảng giải đã khiến chocác tiết học về văn miêu tả trở nên đơn điệu, nhàm chán, học sinh tiếp thu mộtcách thụ động, thiếu tích cực Một số giáo viên không chú ý hướng dẫn họcsinh quan sát đối tượng trước khi lập dàn ý miêu tả, nên học sinh rất khó tìm ý
để viết trong dàn bài và đôi khi lại bị ép theo khuôn mẫu một đối tượng miêu
tả của giáo viên định sẵn Như thế, việc dạy – học văn miêu tả trở nên máymóc, không phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
Ngoài ra, các giáo viên thiếu linh hoạt, xem nhẹ vai trò tích cực của tiết
“Trả bài văn miêu tả”, hoặc vì các lí do khác mà chưa chú ý đến việc sửa lỗicủa HS trong các bài tập làm văn (chỉ nhận xét chung chung: bài viết chưahay, bài viết được, có cảm xúc, bài còn sai chính tả, viết câu lủng củng …nhưng cụ thể như thế nào thì không chỉ ra cho các em biết) Vì vậy, học sinhthường không nhận thấy lỗi, không sửa đúng lỗi của các em mắc phải nên lạitiếp tục sai
Mặt khác, đa phần giáo viên lại chú trọng đến việc truyền đạt kiến thứcmột chiều, vẫn dạy chung cho số đông, không phát huy hình thức dạy học cáthể hoá học sinh nhằm kích thích được yếu tố riêng của từng cá nhân các em.Rất nhiều giáo viên đơn thuần chỉ dạy cho hết nội dung của SGK, dạy cho hết
ý tưởng của mình mà không chú ý đến điều kiện tâm lí, khả năng tiếp thu, thái
độ, tính tích cực của học sinh trong lớp Một bộ phận giáo viên khác thì phụthuộc cứng nhắc vào SGK và SGV nên việc tổ chức bài dạy thiếu linh hoạt,
sự đầu tư, tìm tòi, sáng tạo, và vì vậy sẽ không khơi gợi được ở học sinh sựhứng thú học tập văn miêu tả, góp phần làm giàu vốn từ cho bản thân các em
2.3.2 Về phía học sinh
Vốn sống các em còn nghèo, sự hiểu biết thực tế của các em còn quá
ít, nhất là học sinh thành phố, các thị xã, thị trấn Bài làm thiếu tính chân thực
Trang 40và sinh động Các em chưa biết kết hợp miêu tả, cảm xúc và sử dụng các biệnpháp nghệ thuật trong khi làm bài, nhiều mở bài, kết bài chưa tự nhiên.
Mặt khác, các em không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với đối tượngmiêu tả hoặc giả nếu có thì các em lại không có kỹ năng quan sát đối tượng.Đối với các em, việc quan sát, tiếp cận đối tượng để phát hiện ra nét độc đáokhi miêu tả là hết sức khó khăn Các em thường quan sát theo ngẫu hứng, tùytiện, thấy gì viết nấy Tập làm văn là môn học khó đối với học sinh tiểu học, bởi
nó đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau và sử dụng nhiềuloại kỹ năng
Vốn từ của các em còn nghèo và hiểu nghĩa từ một cách mơ hồ Các emchưa hiểu được đặc tính, bản chất, chức năng của từ cho nên sử dụng từ củacác em còn hạn chế và không đúng chỗ dẫn đến diễn đạt không trôi chảy, cókhi sai nội dung Các em chưa hiểu chính xác nghĩa của từ nên có thể dùng từsai trong miêu tả, ước lượng Chẳng hạn như các em nhầm lẫn khi so sánh đặc
điểm của người với vật (người khoẻ như trâu, bàn chân to như chân voi, …).
Các em thường nghĩ thế nào viết thế ấy, chưa có thao tác lựa chọn, thay thế từsao cho phù hợp và có hình ảnh trước khi viết (không lựa chọn đúng các từđồng nghĩa, sử dụng sai cặp từ trái nghĩa, dùng từ không đúng với hoàn cảnhgiao tiếp, không hiểu nghĩa của từ nhiều nghĩa khi sử dụng), sau khi viếtkhông đọc kĩ lại bài làm vì thế dẫn đến bài còn mắc nhiều lỗi chính tả và lỗidiễn đạt
Ngoài ra, đa số học sinh không yêu thích học môn Tiếng Việt, đặc biệt làphân môn Tập làm văn Phụ huynh học sinh thì coi trọng Toán, xem nhẹ TiếngViệt
Tất cả những tồn tại đó trong dạy Tập làm văn đã trực tiếp làm cho chấtlượng dạy học Tập làm văn đang ở mức độ thấp và sâu xa hơn nữa nó còn ảnhhưởng đến tư tưởng, tình cảm và sự phát triển nhân cách của học sinh Dạy