RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN BẰNG TỪ KHÓA Đổi mới phương pháp dạy và học văn trong nhà trường phổ thông theo định hướng coi học sinh là chủ thể sáng tạo phải là sự thay đổi
Trang 1RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
BẰNG TỪ KHÓA
Đổi mới phương pháp dạy và học văn trong nhà trường phổ
thông theo định hướng coi học sinh là chủ thể sáng tạo phải là sự thay đổi toàn diện và đồng bộ Trước hết cần xác định rõ mục tiêu và quan hệ giữa việc dạy tri thức và dạy tư duy, dạy chữ và dạy người, dạy tiếng Việt và dạy văn học Cái chính của dạy văn
ở cấp phổ thông là dạy người, dạy cho học sinh cách sống, cách cảm, cách nghĩ, khả năng giao tiếp Sẽ không giao tiếp tốt, nếu học sinh không thông thạo bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết
Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong trường phổ thông không thể không nhắm đến rèn luyện cho học sinh kỉ năng “viết”
Trường chúng tôi mới thành lập được 4 năm, chất lượng học sinh đầu vào rất thấp, đặc biệt là môn Ngữ văn, các em chưa
có kĩ năng viết, phân tích,… Nên rất lúng túng, viết lan man, mơ
hồ, kĩ năng diễn đạt yếu, mất rất nhiều thời gian cho phần mở đề khi làm một bài văn
Để giúp học sinh có thể tìm thấy cho mình một phương pháp học tập có hiệu quả, biết rèn luyện các kĩ năng viết một bài văn nghị luận, phân tích là một vấn đề hết sức khó khăn đối với chúng tôi Nhà trường đã có nhiều suy tư, trăn trở để tìm ra cách hướng dẫn các em kĩ năng viết một bài văn nghị luận, điều không thể thiếu trong các đề văn thi tốt nghiệp và đại học mà các em cần phải vượt qua
Trang 2Xuất phát từ nguồn cảm hứng Bản đồ tư duy của tác giả
Tony Buzan, chúng tôi thiết kế thành phương pháp rèn luyện
học sinh kĩ năng viết bài văn nghị luận bằng “Từ khóa” Từ khóa
là những từ cô đọng, dễ nghe, dễ nhớ gợi mở cho học sinh cách tái hiện kiến thức, hướng suy nghĩ, hướng làm bài theo trình tự các bước để làm một bài văn nghị luận xã hội hay bài văn nghị luận văn học.Kết quả đã giúp học sinh giảm bớt lúng túng, biết bắt đầu từ đâu khi viết một bài văn nghị luận
Sau đây chúng tôi xin trình bày minh họa về Từ khóa để viết bài văn nghị luận xã hội :
1/ Đối với nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí: đặt Từ
khóa cho 3 phần theo kết cấu của bài văn, như sau :
a Mở bài : Gợi – Đưa – Báo
+ Gợi : là Gợi ý ra vấn đề cần nghị luận;
+ Đưa : sau khi gợi thì Đưa vấn đề cần nghị luận ra;
+ Báo : là Báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý )
b Thân bài : Giải – Phân – Bác – Đánh
+ Giải: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí ( bằng cách giải thích các từ ngữ,các khái niệm…)
+ Phân:Phân tích các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí (dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Bác: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng,
Trang 3đạo lí (dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh) + Đánh: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận
c Kết bài : Tóm – Rút – Phấn
+ Tóm : Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận
+ Rút : Rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức từ tư tưởng, đạo lí;
+ Phấn : Phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân về vấn đề nghị luận;
2/ Đối với nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống : đặt
Từ khóa cho 3 phần theo kết cấu của bài văn, như sau :
a Mở bài : Gợi – Đưa – Báo
+ Gợi : là Gợi ý ra vấn đề cần nghị luận;
+ Đưa : sau khi gợi thì Đưa vấn đề cần nghị luận ra;
+ Báo : là Báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý )
b Thân bài : Thực – Nguyên – Hậu – Biện
+ Thực : nêu lên Thực trạng hiện tượng đời sống đưa ra nghị luận;
+ Nguyên nhân: là Nguyên nhân nào xảy ra hiện tượng đời sống đó ( nguyên nhân khách quan và chủ quan )
+ Hậu : là Hậu quả của hiện tượng đời sống mang lại, gồm
Trang 4có hậu quả tốt và hậu quả xấu;
+ Biện pháp : là Biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu hậu quả tốt)