Giáo viên dạyhọc các tác phẩm văn học trong nhà trường không chỉ hướng dẫn học sinh cảmnhận, thưởng thức văn chương mà còn phải khơi dậy ở học sinh tình yêu đối vớicái đẹp, lòng nhân ái,
Trang 1
Sở giáo dục và đào tạo thanh hóa
Trờng thpt chuyên lam sơn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RẩN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ
XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
Họ và tờn: Trương Thị Giang
Chức vụ: Tổ trưởng
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn
Thanh Hóa, năm học 2015-2016
MỤC LỤC
Trang 2PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.Lí do chọn đề tài………1
2 Mục đích nghiên cứu……… 2
3 Đối tượng nghiên cứu……… 2
4 Phương pháp nghiên cứu………2
PHẦN II: NỘI DUNG ……… 3
1 Cơ sở lí luận……….3
1.1 Đặc điểm, mục đích yêu cầu của kiểu bài 3
1.2 Cách làm bài nghị luận về vân đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 4
2 Thực trạng kĩ năng viết bài nghị luận về vân đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học ……… 5
3 Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về vân đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 6
3.1 Rèn luyện kĩ năng nhận diện kiểu bài 6
3.2 Rèn luyện kĩ năng phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học 7
3.3 Rèn luyện kĩ năng trình bày chủ kiến về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học qua một số phương pháp dạy học tích cực 10
3.4 Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập đề bài nghị luận về vân đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.……… 12
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trang 3Ngày nay, trước những yêu cầu bức thiết của xã hội, mục tiêu của việc dạy học môn Ngữ văn cũng có nhiều thay đổi Giáo viên dạyhọc các tác phẩm văn học trong nhà trường không chỉ hướng dẫn học sinh cảmnhận, thưởng thức văn chương mà còn phải khơi dậy ở học sinh tình yêu đối vớicái đẹp, lòng nhân ái, khát khao lí tưởng cũng như những hiểu biết về thế giới, về
xã hội và nhất là về con người.Vì thế dạng bài nghị luận một vấn đề xã hộitrong tác phẩm văn học là một dạng bài góp phần gắn chặt mối quan hệ giữadạy đọc - hiểu văn bản văn học với thực tế cuộc sống, giúp cho học sinh sau khihọc tác phẩm văn học còn biết liên hệ đến các vấn đề xã hội đang diễn ra xungquanh, có khả năng tự định hướng và lựa chọn một lối sống tích cực Đây chính
là một trong những mục tiêu lớn của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổthông hiện nay
Dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là mộtdạng bài khó nhất của nghị luận xã hội Kiểu bài này đòi hỏi ở học sinh kĩ năngtổng hợp: đọc hiểu văn bản văn học, phát hiện vấn đề nghị luận, sử dụng nhuầnnhuyễn các thao tác nghị luận để bàn bạc về vấn đề Do đó, đây là dạng bàithường được sử dụng để đánh giá năng lực của học sinh khá giỏi
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, việc rèn luyện kiểu bài này chohọc sinh chưa thực sự được chú trọng Ở chương trình Chuẩn, kiểu bàinghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn chỉ được tới ở bài tập trongkhi học sinh vẫn chưa được học về cách làm dạng bài này Còn ở chương
trình Nâng cao, có bài: Luyện tập nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác
phẩm văn học (chương trình lớp 12 - 1 tiết) trong khi chưa xây dựng được tiết
học lí thuyết nào Điều này đã khiến việc dạy của giáo viên và việc học của họcsinh gặp rất nhiều khó khăn Về phía giáo viên thời gian ít, tài liệu không nhiềunên còn hướng dẫn chung chung, chưa đưa ra được đặc trưng của kiểu bài này,chưa hướng dẫn các em được cách khai thác các vấn đề xã hội đặt ra từ tácphẩm văn học một cách hiệu quả Về phía học sinh, lúng túng nhất đối với các
em là không phân biệt được đây là nghị luận văn học hay là nghị luận xã hội,không biết phải bắt đầu triển khai vấn đề từ đâu và triển khai như thế nào
Với những lí do trên, chúng tôi xin được mạnh dạn trao đổi với các bạn
Trang 4đồng nghiệp một số kinh nghiệm về Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận
về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
3 Đối tượng nghiên cứu: Đề văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác
Trang 5PHẦN II: NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
1.1 Đặc điểm, mục đích yêu cầu của kiểu bài
Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một dạngbài thuộc nghị luận xã hội, đối tượng nghị luận của nó là bàn về một vấn đề xãhội trong tác phẩm văn học cụ thể Đặc điểm của dạng bài này là dựa vào mộtvấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học, yêu cầungười viết phát biểu, bàn bạc về ý nghĩa của vấn đề đó Khi nhận định về kiểu
bài này, sách giáo viên Ngữ văn 12 (Nâng cao) có cho rằng: “Vấn đề xã hội có
ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: Từ tác phẩm văn học đã học trong chương trình Từ một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học.”
Có thể thấy dạng đề này có liên quan đến tác phẩm văn học, buộc phải cókhâu phân tích tác phẩm để xác định vấn đề cần nghị luận, nhưng yêu cầu khôngphải là nghị luận văn học như nhiều người đã nhầm tưởng Mục đích của nghịluận văn học là bàn bạc, phân tích, để đánh giá giá trị nội dung- nghệ thuật Cònvới nghị luận xã hội, việc đọc hiểu văn bản chỉ là phương tiện, là thao tác đầu tiênkhởi đầu cho một quá trình sau đó Trong trường hợp này, tác phẩm văn học chỉ
là “cái cớ”, chỉ được khai thác về giá trị nội dung tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hộikhái quát của tác phẩm ấy Mục đích chính của dạng đề này vẫn là yêu cầungười viết bàn bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội, đạo lí, tư tưởng, nhânsinh v v Nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học đó mà luận bàn,kiến giải
Mặc dù xét về mặt nội dung dạng bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt
ra trong tác phẩm văn học có thể thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lýhoặc nghị luận về một vấn đề đời sống xã hội Tuy nhiên nó có những đặc trưng
và yêu cầu riêng.Vì vậy cần xét đến với vai trò là một dạng nghị luận xã hộiđặc biệt Có thể nói đây là kiểu bài giao thoa giữa nghị luận văn học và nghịluận xã hội Dạng đề này đòi hỏi người viết vừa phải huy động các kiến thức vănhọc, phát huy khả năng đọc hiểu văn bản văn học vừa phải huy động vốn sống, kĩ
Trang 6năng phân tích , đánh giá các vấn đề xã hội Vì thế đây chính là dạng đề tổnghợp, thường dành cho học sinh giỏi văn.
1.2.Cách làm kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 1.2.1 Về cấu trúc triển khai tổng quát: Bài viết gồm hai phần
- Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ýnghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện)
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm, thì người làm chỉcần phân tích qua vấn đề đó đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm
+ Nếu đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã hội, thì người viết cần đọc – hiểu, phân tíchvăn bản để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai
- Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra
từ tác phẩm văn học (câu chuyện) Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạcrồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nêu suynghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy
1.2.2 Dàn bài chung cho kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một
tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụthể)
- Giải thích vấn đề (nếu cần thiết)
- Phân tích – chứng minh:
+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí: Làm rõ các biểu hiệncủa tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống…;dùng thực tế xã hội để chứng minh Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thếnào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?…
Trang 7+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiệntượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó….
- Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay+ Đánh giá:
Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối vớitâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí)
Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người(Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội
có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệmlệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận)
+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau(phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận…)
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
- Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút rađược điều gì có ý nghĩa?
- Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụthể, thiết thực
Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm
2 Thực trạng kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
3.1.Rèn luyện kĩ năng nhận diện kiểu bài
Trang 8Như đã nói kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học làdạng đề tổng hợp có sự giao thoa giữa nghị luận xã hội và nghị luận văn học Vìvậy, nếu không tìm hiểu đề cẩn thận để nhận diện đúng kiểu bài, học sinh dễ nhầmlẫn sang nghị luận văn học hoặc coi nghị luận văn học là chính Điều quan trọng làkhi đọc đề học sinh phải nhận ra được vấn đề chính mà đề bài yêu cầu nghị luận là
gì, từ đó để xác định vùng tư liệu kiến thức huy động và cách thức làm bài
Để rèn luyện kĩ năng này chúng tôi thường yêu cầu học sinh so sánh hai đề mà mới nhìn có nhiều điểm trùng khớp Chẳng hạn như:
So sánh yêu cầu của hai đề sau:
Từ khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong trích đoạn kịch Hồn Trương
Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ) anh, chị hãy viết bài văn bàn về vấn đề con
người cần được sống là chính mình.
So sánh hai đề học sinh phải nhận ra được ở hai đề có nhiều điểm giống nhaunhư: đều có sự kết hợp giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội, đều có cùngphạm vi tư liệu kiến thức huy động nhưng vấn đề nghị luận, thao tác làm bài là khácnhau Nếu ở đề 1, vấn đề nghị luận văn học là chính, vấn đề nghị luận xã hội chỉ làvấn đề phụ thì ở đề 2, vấn đề văn học chỉ là cái cớ khởi đầu còn vấn đề nghị luận xãhội mới là vấn đề chính cần được phân tích, bàn luận, kiến giải sâu sắc và thấu đáo Như vậy, nếu không tìm hiểu kĩ đề, không nhận diện đúng kiểu bài, bài viết củacác em sẽ đi không đúng hướng, dễ rơi vào lạc đề Vì thế nên, để học sinh có thểviết tốt bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học thì việc rènluyện kĩ năng nhận diện kiểu bài là hết sức cần thiết và quan trọng Đây là khâu đầutiên để các em tiếp xúc với đề bài, từ đó có cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo
3.2 Rèn luyện kĩ năng phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Chúng tôi cho rằng phát hiện, nhận diện vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩmvăn học cũng là một kĩ năng hết sức quan trọng mà học sinh cần phải được rèn luyện
Trang 9liên tục Thực chất đây chính là khâu xác định vấn đề nghị luận cho bài văn nghị luận
xã hội Nếu nhận ra được những thông điệp cuộc sống ý nghĩa, những triết lí nhânsinh sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm thì bài viết của học sinh mới có thểtạo được sức thuyết phục Và theo chúng tôi, làm tốt được thao tác này, biết đọc hiểutác phẩm một cách ngắn gọn để nhận ra vấn đề xã hội có ý nghĩa coi như bài viết củacác em đã đi đúng hướng
Để thực hiện tốt kĩ năng này, đòi hỏi học sinh vừa phải có khả năng đọc hiểu,cảm thụ tác phẩm, đồng thời phải nhạy cảm, sắc bén, biết vận dụng liên hệ nhữngnội dung kiến thức văn học lĩnh hội được vào thực tế cuộc sống xung quanh mình đểnhận ra được những vấn đề xã hội có ý nghĩa Vì vậy việc rèn luyện cho học sinh kĩnăng phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học thường được chúng tôi chú ýthực hiện khi dạy đọc hiểu tác phẩm trong chương trình và cả khi hướng dẫn đọcthêm tác phẩm ngoài chương trình, khi dạy học sinh trên lớp và cả khi hướng dẫn họcsinh tự học ở nhà thông qua các bài tập, câu hỏi có tính chất vận dụng cao Cụ thểnhư sau:
- Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu những tác phẩm văn học trong chương trình, từviệc tìm hiểu khám phá những tầng sâu ý nghĩa trong tác phẩm chúng tôi vẫn thườngyêu cầu học sinh liên hệ với những hiện tượng trong đời sống, hoặc những bài họcsống sâu sắc mà các em nhận được
Chẳng hạn như khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc đấu tranh để giành lại hạnh phúc của Tấm, chúng tôi yêu cầu học sinh:
Trình bày một thông điệp sâu sắc, ý nghĩa mà em nhận được từ cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của cô Tấm Trước yêu cầu này, trên cơ sở những gì đã tìm hiểu
và cảm nhận, bằng khả năng tư duy của mình nhiều em đã đề xuất được một số vấn
đề như: Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái cái ác trong cuộc sống; hạnh phúc là
khi biết đấu tranh với cái ác;hạnh phúc bền vững là do chính mình tự tạo lập nên.
Hay như khi dạy truyện ngắn Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân), sau khi hướng
dẫn học sinh cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của nhân vật Huấn Cao, giáo viên có thể yêucầu học sinh thực hiện bài tập sau:
Điền những từ thích hợp vào dấu ba chấm sau để hoàn thành mệnh đề: Từ………của nhân vật Huấn Cao nghĩ về……….
Trang 10Mục đích của bài tập này là yêu cầu học sinh chọn được một câu nói, hành độngcủa nhân vật, phân tích ý nghĩa của nó để rút ra được một lối sống, một quan niệmsống, một vấn đề xã hội mang tính thời sự, hay một triết lí nhân sinh được đề cập.Sau khi suy nghĩ và làm việc cá nhân, các em đã trình bày được sự lựa chọn củamình theo các hướng như:
Từ hành động cho chữ của Huấn Cao nghĩ về cách sử dụng cái Tài của mỗi người trong cuộc sống.
Từ câu nói “Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ” của nhân vật Huấn Cao nghĩ về thái độ sống biết trân trọng những tấm lòng.
- Khi hướng dẫn học sinh thực hành kĩ năng đọc hiểu một số văn bản văn học ngoàichương trình trong các tiết dạy chuyên đề và các buổi học thêm, chúng tôi cũng rấtchú trọng xây dựng những câu hỏi đề học sinh từ việc đọc hiểu, cảm nhận tác phẩm
có thể phát hiện những vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
Chẳng hạn khi luyện tập đọc hiểu văn bản Chân quê của nhà thơ Nguyễn Bính, chúng tôi đã đặt cho học sinh một câu hỏi mang tính vận dụng đó là: Theo anh/chị,
mong muốn của nhân vật trữ tình trong bài thơ đã đặt ra vấn đề gì trong bối cảnh hội nhập hôm nay Từ việc cảm nhận tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài
thơ, đặc biệt là trong câu thơ Van em em hãy giữ nguyên quê mùa, học sinh có thể
liên hệ với vấn đề xã hội đấy là: Việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống trong bốicảnh hội nhập hôm nay
-Một thao tác nữa mà chúng tôi vẫn thường làm để rèn luyện cho học sinh kĩnăng phát hiện vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học đó là tổ chức một số
tiết sinh hoạt ngoại khóa với chuyên mục như Câu chuyện nhỏ - bài học lớn, hay như
về một bài thơ đã để lại cho anh/ chị bài học sống sâu sắc Chúng tôi thường yêu cầu
các em chuẩn bị ở nhà trong khoảng một tuần và bốc thăm trình bày trong giờ sinhhoạt lớp Để tạo hứng thú, chúng tôi thường tổ chức theo kiểu cuộc chơi, có dẫnchương trình, có giám khảo , có bình bầu và xếp giải Với hoạt động này, chúng tôinhận thấy học sinh không chỉ được bồi đắp tình yêu với văn chương , không chỉ biếtgắn kết, liên hệ tác phẩm văn học với đời sống mà còn được trau dồi, rèn luyện nhiều
kĩ năng khác Sau đây là một vài câu chuyện, bài thơ mà các em đã sưu tầm, cảmnhận và rút ra ý nghĩa, bài học sống cho mình
Trang 11VD1: Có em đã chọn một đoạn thơ sau trong bài Biển của Lâm Thị Mĩ Dạ
“… Nhặt chi con ốc vàng Sóng xô vào tận bãi
Những cái gì dễ dãi
Có bao giờ bền lâu…”
Từ nội dung của đoạn thơ học sinh đã biết đặt ra được vấn đề về quan niệm
sống hết sức có ý nghĩa đó là: Phải chăng những gì mà ta dễ dàng có được là không
đáng trân trọng.
VD 2: Bóng nắng bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc đời, ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng chợt râm Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê
Trên đê chỉ có mẹ, có con Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ
Bài học sống mà học sinh nhận ra được ở câu chuyện trên “Đời, lúc nào cũng
phải nhanh lên”.
3 3 Rèn luyện kĩ năng trình bày chủ kiến, bộc lộ những suy nghĩ của bản thân về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học qua một số phương pháp dạy học tích cực
3.3.1 Vận dụng phương pháp vấn đáp
Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó GV đặt ra câu hỏi để HS trả
lời, hoặc HS có thể tranh luận với nhau và với cả GV; qua đó HS lĩnh hội nộidung bài học Gv có thể áp dụng phương pháp này để rèn luyện cho học sinh kĩ
Trang 12năng trình bày chủ kiến của mình về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm qua hệthống các câu hỏi.
Chẳng hạn khi dạy về quan điểm của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời
thừa của nhà văn Nam Cao: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất
lương nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.”, giáo viên có thể
đặt ra các câu hỏi sau để học sinh bộc lộ suy nghĩ của mình:
Câu 1: Em hãy giải thích như thế nào là cẩu thả?
Câu 2: Em hãy lấy ví dụ về sự cẩu thả ở trong cuộc sống.
Câu 3: Theo em vì sao Nam Cao lại cho rằng sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì
cũng là bất lương?
Câu 4: Theo em phải làm gì để không biến mình thành kẻ bất lương, đê tiện
trong công việc?
Hay như khi dạy về nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão trong bài thơ Tỏ lòng, giáo
viên thể yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Nhận xét của em về nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão trong hai câu thơ cuối
của bài thơ?
Câu 2: Tại sao trong cuộc sống con người ta cần phải biết thẹn?
Câu 3: Hãy lấy ví dụ về những nỗi thẹn đáng được trân trọng trong cuộc sống mà
em biết
Như vậy thông qua phương pháp phát vấn đàm thoại GV giúp HS định hướngkiến thức, phát huy được tính tích cực chủ động của mình và khơi dậy được trongcác em những suy nghĩ về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm
3.3.2 Vận dụng phương pháp nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp dạy học mà ở đó GV
là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển HS phát hiện vấn đề,học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hộitri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học
Tình huống có vấn đề là tình huống mà ở đó gợi cho người học những khókhăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết phải vượt qua và có khả năngvượt qua nhưng không phải ngay tức thời mà cần phải có quá trình tư duy tíchcực, vận dụng, liên hệ những tri thức cũ liên quan
Trang 13GV có thể áp dụng phương pháp này để giúp học sinh chủ động, tự tinbộc lộ những suy nghĩ của bản thân trước những tình huống cụ thể được đặt ra, từ
đó rèn luyện kĩ năng và tư duy để viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ratrong tác phẩm văn học
VD: Khi hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện của người đàn bà hàng chài
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, GV đặt ra các tình
huống sau cho học sinh thảo luận, tìm hướng giải quyết :
- Em có đồng tình với cách giải quyết không bỏ chồng, chấp nhận bị đánh
đập của người đàn bà hàng chài để con được ăn no không? Vì sao
- Nếu em là nhân vật Phùng, khi chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ tàn bạo, em sẽ làm gì?
- Nếu em là nhân vật thằng bé Phác, em sẽ xử sự như thế nào khi thấy cha mình bất hòa, bạo hành mẹ?
Qua những tình huống có vấn đề, HS sẽ nhận thức được những bài học
về nhân cách sống như phải biết cách xử sự phù hợp khi các thành viên tronggia đình bất hòa dẫn đến xô xát, bạo hành đồng thời phải biết đấu tranh chống lạicái ác, bảo vệ kẻ yếu, phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác, biết giải quyếtvấn đề một cách hiệu quả, nhất là biết nhìn nhận đánh giá con người một cáchtoàn diện, nhân hậu, bao dung v.v
Tóm lại, từ việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽtạo cơ hội để học sinh được phát huy sức sáng tạo, tìm ra nhiều sự khám phá và lígiải khác nhau, tự tin chủ động bộc lộ suy nghĩ của bản thân trước các vấn để xã hộiđặt ra trong tác phẩm Đây chính là cách thức hiệu quả rèn luyện cho các em có thóiquen trình bày chủ kiến của cá nhân trước những vấn đề xã hội nói chung, trước vấn
đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học nói riêng Trong khi áp dụng những phươngpháp này, giáo viên cần nắm vững kĩ năng sư phạm, nhạy bén, xử lí tình huống hợp
lí, có sự định hướng, nhận xét và đánh giá thỏa đáng, điều chỉnh, uốn nắn nhữngquan niệm, cách nghĩ, cách hiểu lệch lạc, sai quỹ đạo chung, đồng thời, động viênkhen ngợi, thưởng điểm cho những học sinh đúng lúc sẽ giúp các em hứng thú,chủ động tích cực hơn trong việc học
Trang 143.4 Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập một số đề bài nghị luận về vấn đề xã
hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
Trên đây là một số kĩ năng cụ thể, cơ bản cần thiết và quan trọng mà học sinhphải được rèn luyện để viết tốt bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tácphẩm văn học Tuy nhiên để học sinh biết sử dụng thuần thục, kết hợp, phát huyđược những kĩ năng này, đồng thời nắm vững được cách làm theo đúng đặc trưngcủa kiểu bài, chúng tôi còn chú ý hướng dẫn học sinh luyện tập đề nghị luận vấn đề
xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Biện pháp này được chúng tôi thực hiện trongcác giờ luyện tập kĩ năng làm văn ở buổi học thêm và thông qua các bước sau:
- Giáo viên ra đề bài để học sinh chuẩn bị ở nhà
- Gọi hai học sinh trình bày : một em trình bằng bảng , một em trình bày bằngmáy chiếu dàn ý chi tiết của mình
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, thảo luận, có sự so sánh đối chiếugiữa hai phần trình bày
- Giáo viên tổng kết và nêu dàn ý định hướng
- Giáo viên yêu cầu học sinh trên cơ sở dàn ý đã thống nhất về nhà viết thànhbài hoàn chỉnh
- Học sinh nạp bài và chấm bài của bạn, từ đó thảo luận theo từng tổ đề xuấtgiới thiệu bài làm xuất sắc trong buổi học hôm sau
Với cách tiến hành như trên , sau đây chúng tôi xin giới thiệu dàn ý cụ thể chomột số đề
Đề 1
Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn
Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời Mèn hốt hoảng Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa Thế là cả ba cùng bay lên Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi Dế mèn say sưa Sau một hồi lâu miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ Sao ta không quảng gánh
nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra.
Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành
Trang 15(Những câu chuyện hay trong Quà tặng cuộc sống)
Suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ câu chuyện trên
Gợi ý hướng dẫn:
1 Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện
- Chim én tốt bụng tặng cho Dế mèn một món quà nhưng Dế mèn không biết trântrọng điều đó Bản thân là gánh nặng của người khác nhưng lại tưởng người khác làgánh nặng của mình Lòng ích kỉ, toan tính khiến Dế ngộ nhận và phải trả giá
à Câu chuyện gợi ra nhiều vấn đề, hiện tượng đáng để suy nghĩ trong cuộc sống:+ Tác hại của lối sống ích kỉ, lối sống thực dụng, hướng mọi người đến sự dung hòagiữa cho và nhận
+ Trong cuộc sống rất cần đến sự hợp tác và sẻ chia đến từ hai phía để đôi bên cùng
có lợi
+ Con người cần phải nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống, biết trân trọngnhững gì đang có, sẽ có Chỉ có như vậy cuộc sống mới không gặp những điều bấthạnh giống như chú Dế nhỏ
+ Đó cũng là câu chuyện về niềm tin của con người trong cuộc sống Lòng tốt là rấtđáng quý nhưng niềm tin tưởng lẫn nhau còn đáng quý hơn gấp bội
2 Nghị luận về ý nghĩa của câu chuyện
Trang 16- Biết trân trọng mọi điểu thuộc về hiên tại con người sẽ luôn cảm thấy tự tin, yêucuộc sống, thấy cuộc sống này thật đáng sống, không ngừng nỗ lực phấn đấu.
- Trong cuộc sống, chỉ có lòng tin tưởng lẫn nhau mới giúp duy trì các mối quan hệdài lâu, nhưng vẫn có những người trao đi lòng tốt với thái độ ngờ vực, thiếu tintưởng
- Niềm tin giúp cho chúng ta vượt qua những thử thách khó khăn, thấy cuộc sốngluôn có ý nghĩa và tràn đầy yêu thương
Đề 2
Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Chưa! Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
Trang 17- Tôi không bịa chút nào đâu Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến
(Tiếng Việt lớp 4, tập 2)
Suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ câu chuyện trên
Gợi ý hướng dẫn:
1 Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện
- Chiếc lá nhỏ nhoi bình thường là niềm biết ơn lớn lao của bông hoa Chim sâu cứtưởng nó đã đôi lần biến thành hoa, thành quả, thành mặt trời nhưng không, cả đời nóvẫn là chiếc lá như thế Chính vì nó luôn là chiếc lá, sự giản đơn, bình thường ấy đãtạo ra bao đóa hoa đẹp đẽ
à Câu chuyện đã cho thấy nhiều vấn đề và hiện tượng của cuộc sống:
+ Giá trị của con người thực chất lại là những điều vô cùng giản dị, bình thường.+ Cuộc đời mỗi con người là câu chuyện đẹp nhất do mỗi chúng ta viết ra
+ Cái đẹp chính là nằm ở sự giản dị, khiêm tốn, thầm lặng dâng hiến, không ganhđua, bon chen
+ Cuộc sống là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội Giống như bông hoa phải đặtcạnh chiếc lá, chiếc lá tôn vinh nét đẹp của bông hoa, cái tôi phải đặt trong cái ta, cái
ta là sự tổng hợp của những cái tôi nhỏ bé Chỉ có như vậy cuộc sống mới trở nên tốtđẹp, có ý nghĩa
2 Nghị luận về ý nghĩa của câu chuyện