Từ năm học 2009 - 2010 trong các đề thi môn Ngữ văn cả thi học kì II vàthi vào lớp 10 THPT, bên cạnh câu nghị luận văn học, đề bài còn yêu cầu bắtbuộc các thí sinh phải viết một bài văn
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN PHẦN “BÀI HỌC NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG” TRONG VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 9
Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lam Sơn
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa SKKN môn: Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2017
Trang 21 MỞ ĐẦU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Tập làm văn là phân môn có vai trò quan trọng trong sự phát triển tư duycủa con người và trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho họcsinh Trong xu thế đổi mới, việc dạy và học môn Ngữ văn nói chung, phân mônTập làm văn nói riêng ngày càng được chú trọng, nhất là kiểu bài nghị luận xãhội
Từ năm học 2009 - 2010 trong các đề thi môn Ngữ văn (cả thi học kì II vàthi vào lớp 10 THPT), bên cạnh câu nghị luận văn học, đề bài còn yêu cầu bắtbuộc các thí sinh phải viết một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 30 dòng) bàn
về một vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội như: Ô nhiễm môi trường,
an toàn giao thông, tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, quan điểm “cho”
và “nhận” trong cuộc sống, Thang điểm dành cho phần này khá cao chiếm3/10 điểm toàn bài thi Qua thực tế giảng dạy và chấm thi học kì II lớp 9 nhiềunăm gần đây, tôi thấy một thực tế là: số học sinh làm tốt, đạt điểm tối đa (3.0điểm) cho câu nghị luận xã hội không nhiều hoặc có làm được thì điểm bài thikhông cao Bởi vì, nghị luận xã hội là kiểu bài Tập làm văn khó đối với lứa tuổihọc sinh Trung học cơ sở Khi làm kiểu bài này, các em gặp không ít khó khăn
về cả nội dung và phương pháp, nhất là khó khăn khi viết phần “Bài học nhậnthức và hành động”
Hiện nay, có nhiều bài viết, sách tham khảo hướng dẫn về cách làm bàivăn nghị luận xã hội Tuy nhiên không có tài liệu nào tập trung tháo gỡ khókhăn của học sinh về phương pháp viết phần “Bài học nhận thức và hành động”trong văn nghị luận xã hội Khi viết phần này học sinh thường mất nhiều thờigian và mắc các lỗi: thiếu ý, sáo rỗng, rập khuôn, máy móc
Là giáo viên trực tiếp dạy môn Ngữ văn 9 nhiều năm, tôi luôn mongmuốn giúp học sinh lớp 9 có kĩ năng làm tốt bài văn nghị luận xã hội - kiểu bàibàn luận nhiều vấn đề rất thiết thực của đời sống Qua đó các em bày tỏ đượcthái độ, suy nghĩ, nhận xét, của bản thân trước các vấn đề ấy một cách đúngđắn, chân thật và sắc sảo Từ những vấn đề xã hội được tiếp cận, hình thành kĩnăng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề và góp phần làm phong phú thêm đời sốngtâm hồn, tình cảm của học sinh
Trên đây là những lí do tôi chọn và nghiên cứu đề tài: Phương pháp rèn
luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn về văn nghị luận xã hội Rèn chohọc sinh lớp 9 có các kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội nói chung, đoạn vănphần “Bài học nhận thức và hành động” nói riêng
- Tìm ra phương pháp giảng dạy khoa học có hiệu quả nhất, phát huy tínhchủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, đảm bảo học sinh là trung tâm
Trang 3trong tất cả các hoạt động Dạy - Học.
- Góp phần nâng cao năng lực học Ngữ văn của học sinh Qua đó giúp các
em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu: Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn
phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
1 Phương pháp luận: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu, các sách thamkhảo liên quan đến đề tài nghiên cứu
2 Phương pháp dùng số liệu: Thể hiện qua các bảng số liệu điều tra
3 Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành qua thực tiễn dạy học
4 Phương pháp đối sánh: So sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi vậndụng đề tài
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốnghoặc nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan
hệ, mọi hoạt động của con người trong các lĩnh vực đời sống xã hội như: chínhtrị, kinh tế, giáo dục, môi trường, dân số
Bài nghị luận xã hội có thể đề cập tới rất nhiều mặt của đời sống xã hội Tuynhiên, trong chương trình Ngữ văn 9, vấn đề thường được đề cập trong kiểu bàinghị luận xã hội là: một sự việc hiện tượng đời sống; một tư tưởng đạo lí hoặcmột vấn đề được rút ra từ một tác phẩm văn học, một câu ngạn ngữ, danh ngôn,châm ngôn
Bài văn nghị luận xã hội được ứng dụng một cách rộng rãi trong đời sống xãhội Nó giúp học sinh nhận thức một cách đầy đủ, cập nhật, khách quan các vấn
đề liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày Để từ đó có sự định hướng tốtcho sự phát triển tích cực của học sinh theo quy luật vận động của xã hội Vì vậyhọc văn nghị luận xã hội là một yêu cầu thiết thực trong học tâp của học sinhbậc THCS
Những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ vănnói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng đã được chú trọng nhiều, nhất làkiểu bài nghị luận xã hội Từ đó mở ra nhiều hướng suy nghĩ mới, yêu cầu giáoviên phải tự nghiên cứu và vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học trongquá trình giảng dạy để chất lượng “học” của học sinh được nâng cao Một trong
số những phương pháp đó là rèn luyện cho học sinh các kĩ năng viết tốt đoạnvăn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong bài văn nghị luận xã hội
Trang 42.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình giảng dạy Ngữ văn 9 nhiều năm qua, đặc biệt là khi giảngdạy kiểu bài nghị luận xã hội, tôi luôn trăn trở trước thực trạng: nhiều học sinhviết bài văn nghị luận xã hội chưa đạt yêu cầu, nhiều bài văn chưa rút ra bài họcnhận thức và hành động của bản thân từ vấn đề đang nghị luận hoặc có rút ra bàihọc nhưng còn sáo sỗng, rập khuôn, máy móc Vì vậy, chất lượng các bài viếtTập làm văn số 5 (văn nghị luận xã hội) và câu hỏi nghị luận xã hội trong bài thihọc kì II, bài thi vào lớp 10 THPT của học sinh còn thấp
Hai năm học: 2015 - 2016 và 2016 - 2017, khi nhận nhiệm vụ dạy Ngữ vănlớp 9, đầu học kì II, tôi đã đưa ra bài tập để khảo sát thực trạng làm văn nghịluận xã hội của học sinh lớp 9B (năm học: 2015 - 2016), lớp 9C (năm học 2016
- 2017) với đề bài: Viết đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 10-15 dòng) bàn
về tình trạng thiếu trung thực trong thi cử ở một số học sinh hiện nay, liên hệ bản thân
Kết quả khảo sát:
Lớp/Năm học Sĩ
số
Chất lượng bài khảo sát
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
do một số nguyên nhân sau:
* Về khách quan: Theo phân phối chương trình, thời lượng trên lớp để họcsinh nắm lý thuyết về kiểu bài nghị luận xã hội không nhiều, chỉ có 5 tiết cho haidạng bài (Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; Tiết 100:Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; Tiết 109: Nghị luận
về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; Tiết 113,114: Cách làm bài nghị luận về một vấn
đề tư tưởng, đạo lí)
* Về phía giáo viên: Khi dạy phần này, giáo viên phải giảng nhiều, đôi lúccòn làm thay trò vì một số học sinh năng lực nắm bắt kiến thức chưa cao, sựhiểu biết xã hội chưa nhiều
* Về phía học sinh
- Nhiều học sinh chưa có động cơ, thói quen học tập đúng Việc chuẩn bịbài, soạn bài trước khi đến lớp còn sơ sài Không ít học sinh có tâm lí ngại họcvăn, nhất là khi phải tạo lập bài văn nghị luận xã hội
- Do tuổi đời của học sinh chưa nhiều, khả năng nhận thức chưa cao, va chạmthực tế cuộc sống còn ít nên dẫn đến vốn sống, kinh nghiệm sống, sự hiểu biết
Trang 5xã hội của các em không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
- Ý thức tiếp cận những vấn đề xã hội của các em chỉ mang tính quan sát màkhông mang tính nhận thức, cho nên có khi các em biết mà không nói được vấn
đề một cách rõ ràng, không trình bày vấn đề cặn kẽ, sâu sắc như yêu cầu, đặcbiệt là khi viết phần “Bài học nhận thức và hành động” trong bài văn nghị luận
xã hội
- Nhiều học sinh chưa có thói quen đọc sách tham khảo văn học, sách khoahọc thường thức nên vốn hiểu biết xã hội chưa nhiều
Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy việc nghiên cứu, thực hành “Phương pháp
rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9” là một việc làm thiết thực.
2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1 Giải pháp
2.3.1.1 Giáo viên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tham khảo, trao đổi thảo luận vớiđồng nghiệp Tìm hiểu kĩ cuốn “Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 9” và các tàiliệu tham khảo khác Tìm hiểu tâm lí học sinh lớp 9
2.3.1.2 Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng viết đoạn vănphần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội
2.3.1.3 Xây dựng kế hoạch thực hiện đề tài
- Rèn luyện thông qua việc dạy học Tự chọn Ngữ văn 9
- Rèn luyện thông qua các tiết học phân môn Tập làm văn trên lớp và việchọc bài ở nhà của học sinh
- Qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
c Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi quá trình học sinh làm bàitập trên lớp, biết động viên khuyến khích tuyên dương học sinh đúng lúc, kịpthời Đồng thời có biện pháp đối với những học sinh còn có tư tưởng trông chờ,
ỷ lại
d Qua các tiết trả bài, đặc biệt là tiết Trả bài Tập làm văn số 5 giáo viên tập
trung chữa những lỗi của học sinh nhất là lỗi phần “Bài học nhận thức và hànhđộng” để học sinh nhận ra ưu điểm, nhược điểm của mình Từ đó học hỏi cái
Trang 6hay của các bạn trong lớp, rút kinh nghiệm cho mình trong các bài kiểm tra hoặcbài thi vào Trung học phổ thông.
2.3.2 Các biện pháp tổ chức thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
Từ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn nghị luận xã hội, giáo viên cầngiúp học sinh lớp 9 củng cố lí thuyết, tăng cường thực hành, rèn kĩ năng làm bàivăn nghị luận xã hội nói chung và kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhậnthức và hành động” nói riêng
Lí thuyết làm văn nghị luận xã hội không nhiều, chủ yếu tập trung vàonhững đơn vị kiến thức sau: tìm hiểu chung về văn nghị luận xã hội; cách làmbài văn nghị luận xã hội Trong đó phần tìm hiểu chung chủ yếu để học sinhnhận diện khái niệm về: các dạng nghị luận xã hội; các chủ đề của văn nghị luận
xã hội; các thao tác lập luận cơ bản Phần cách làm bài nghị luận xã hội trongchương trình Ngữ văn 9, giáo viên yêu cầu học sinh nắm vững các bước làm haidạng bài: nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về một tưtưởng, đạo lí Cuối cùng giáo viên tập trung rèn kĩ năng thực hành cho học sinh
2.3.2.1 Hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố lí thuyết.
A Kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
a1 Khái niệm: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là
bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chêhay có vấn đề đáng suy nghĩ
a2 Yêu cầu:
- Về nội dung: bài viết phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tíchmặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ,
ý kiến nhận định của người viết
- Về hình thức: bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứxác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động
a3 Những vấn đề nghị luận: Đó là những vấn đề mang tính thời sự, thiết thực,
được mọi người quan tâm: Ô nhiễm môi trường, dân số và sự gia tăng dân số,các tệ nạn xã hội… ; các thói hư tật xấu trong đời sống (bệnh lề mề, bệnh vôcảm, không trung thực trong thi cử…); các cá nhân điển hình, những tấm gươngngười tốt việc tốt…
B Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
b1 Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh
vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người
b2 Yêu cầu:
- Về nội dung: bài viết phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cáchgiải thích, chứng minh, so sánh, phân tích để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) củamột tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết
- Về hình thức: bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ,
Trang 7lời văn chính xác sinh động.
b3 Những vấn đề nghị luận: Đề tài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí rất phong
phú, bao gồm ba lĩnh vực chính sau: Các vấn đề về đạo lí, truyền thống (lòngyêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tình mẫu tử, tình anh em,tình đồng bào, tình thầy trò ); các vấn đề về phẩm chất đạo đức (tính trungthực, dũng cảm, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…); cácvấn đề về mục đích, lí tưởng sống, về cách ứng xử, những hành động cao cả củacon người trong cuộc sống
C Phân biệt hai dạng bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu và phân biệt được điểm giống và khác
nhau chủ yếu của hai dạng bài này
a Giống nhau: Đều là kiểu bài Nghị luận xã hội
b Khác nhau: Điểm khác nhau chủ yếu là xuất phát điểm và lập luận
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Xuất phát từ thực tế đời sống(sự việc, hiện tượng) để khái quát thành những vấn đề tư tưởng và bày tỏ thái độcủa người viết
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: Từ một tư tưởng, đạo lí, dùng lậpluận, giải thích, phân tích… để làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí, rồi vận dụng sựthật đời sống để chứng minh nhằm khẳng định (hay phủ định) một tư tưởng nào
đó, thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề tư tưởng, đạo lí đó
2.3.2.2 Phương pháp rèn kĩ năng tích lũy kiến thức xã hội
Đề tài của bài văn nghị luận xã hội thường hướng vào những vấn đề có tínhthời sự, có ý nghĩa thiết thực và cấp bách đối với toàn xã hội; tập trung bàn bạc,trao đổi về một vấn đề nào đó có liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội về mặtvật chất hoặc tinh thần của con người Vì vậy, khi giảng dạy giáo viên cần chú ýrèn cho học sinh kĩ năng tích lũy kiến thức xã hội Cụ thể là :
- Giáo viên định hướng kiến thức mà kiểu bài đề cập, nhất là những vấn đềđang được xã hội quan tâm, mang tính thời sự cao để học sinh tự xâu chuỗi, tự
bổ sung kiến thức thông qua sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng, bạn
bè hoặc thầy cô
- Yêu cầu học sinh tích hợp kiến thức từ những môn học khác như : Địa lí,Lịch sử, GDCD… (Tích hợp ngang)
- Hướng dẫn học sinh liên kết kiến thức bộ môn ở các cấp học, lớp học
(Tích hợp dọc); kiến thức từ thực tế cuộc sống, kĩ năng sống của các em…
2.3.2.3 Phương pháp rèn kĩ năng thực hành.
2.3.2.3.1 Phương pháp rèn kĩ năng lập dàn ý.
Trong thực tế, học sinh hay làm bài Tập làm văn theo cảm tính, nghĩ gì viết
nấy, nghĩ đến đâu viết đến đó, không có thói quen lập dàn ý nên nhiều bài viết
Trang 8có tình trạng “đầu voi, đuôi chuột” Mặt khác, đoạn văn phần “Bài học nhậnthức và hành động” nằm cuối phần thân bài của bài nghị luận xã hội Vì vậy,trước khi viết đoạn văn này, học sinh cần lập dàn ý cho đề bài để thấy được tính
hệ thống, tính chỉnh thể và logic của bài Tập làm văn nói chung bài văn nghịluận xã hội nói riêng Để rèn kĩ năng lập dàn ý cho học sinh, giáo viên yêu cầuhọc sinh phải:
1 Nắm vững dàn ý chung của từng dạng bài nghị luận xã hội đã học.
* Dàn ý bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:
- Mở bài: + Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần nghị luận
+ Nêu vấn đề đặt ra, cần nghị luận trong sự việc, hiện tượng đó
- Thân bài:
+ Nêu thực trạng của sự việc, hiện tượng
+ Xác định nguyên nhân của thực trạng trên
+ Bàn luận, đánh giá các mặt: đúng - sai, phải - trái, lợi - hại
+ Nêu suy nghĩ, bài học nhận thức và hành động của bản thân về vấn
đề được bàn luận
- Kết bài: Kết luận, khẳng định, lời khuyên
* Dàn ý bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
- Mở bài: + Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn luận
+ Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu chứa nội dung của tư tưởng đạo lí.Giới thiệu nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai
- Thân bài: + Giải thích nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí cần nghị luận + Bàn luận, phân tích các khía cạnh của vấn đề; bác bỏ, phê phánnhững sai lệch (nếu có)
+ Khẳng định chung, nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận
+ Liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động
- Kết bài: Kết luận, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động
2 Cách trình bày dàn ý: chỉ ghi những ý chính (luận điểm, luận cứ tiêu
biểu) chứ không viết thành câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh
3 Phương pháp lập dàn ý:
- Giáo viên hướng dẫn HS xác lập những ý chính, ý cơ bản cần trình bày
trong bài văn Đối với văn nghị luận nói chung, văn nghị luận xã hội nói riêng,lập dàn ý là xác lập hệ thống các luận điểm, luận cứ, cách lập luận để giải quyếtvấn đề nghị luận
- Sắp xếp các luận điểm trong bài văn, các luận cứ trong từng luận điểm theotrình tự hợp lí phù hợp với cách lập luận đã chọn
Trang 92.3.2.3.2 Phương pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong bài văn nghị luận xã hội.
a Yêu cầu chung.
a1 Yêu cầu về đoạn văn:
- Về hình thức: Đoạn văn bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằngdấu chấm xuống dòng
- Về nội dung: Đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” phải thể hiệnđược bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong tư tưởng, tình cảm,lối sống của bản thân; đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hànhđộng cụ thể
- Vị trí của đoạn văn: ở cuối phần thân bài
a2 Khi vận dụng viết đoạn văn: Học sinh phải thể hiện sự rõ sự “sáng tạo” củamình Giáo viên cần giảng cho học sinh nhận thức được sáng tạo trong bài vănnghị luận được biểu thị trên nhiều mặt: sáng tạo trong cách đặt vấn đề, giảiquyết vấn đề, sáng tạo trong phương thức lập luận và trình bày dẫn chứng
Giáo viên giải thích để học sinh hiểu: Sáng tạo không có nghĩa là làm mớitất cả Tính sáng tạo thể hiện ở việc làm theo mẫu một cách có cải tiến, khôngnhất thiết phải theo con đường quen thuộc Cần làm phong phú sâu sắc vấn đềbằng cách đưa ra những kiến giải mới, có ý nghĩa phát hiện độc đáo của cá nhân Học sinh cần nắm được: Sáng tạo trong văn nghị luận là yếu tố sống còn, vì
nó là vấn đề thuyết phục lòng người trong giao tiếp Sự chặt chẽ, thống nhấttrong lập luận, sự cô đọng trong nội dung, sức thu hút của cái mới lạ trong thôngtin và truyền đạt thông tin được xử lí một cách đúng mức càng làm tăng thêmtính chất sáng tạo của văn nghị luận, nhất là phần “Bài học nhận thức và hànhđộng”
b Phương pháp viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động”
b1 Phương pháp:
- Từ sự bàn luận, đánh giá vấn đề nghị luận để rút ra bài học nhận thức trongcuộc sống, trong tư tưởng, tình cảm Thực chất là trả lời các câu hỏi: Từ vấn đềbàn luận em hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lốisống của bản thân? (nếu vấn đề nghị luận có tính nhân văn thì cần học tập, noitheo; nếu vấn đề nghị luận là một sự việc, hiện tượng xấu, có tác hại thì cần đấutranh, loại bỏ)
- Từ bài học nhận thức rút ra bài học hành động: Đề xuất phương châm đúngđắn, phương hướng hành động cụ thể Thực chất là trả lời các câu hỏi: Phải làmgì? Cần làm như thế nào?
Lưu ý: - Người viết phải hiểu rõ vấn đề nghị luận Từ đó thể hiện chính kiến,
bộc lộ công khai lập trường, quan điểm, tư tưởng của mình Đồng thời có nhữngnhận định đánh giá đúng đắn; biết đề xuất những ý kiến, đưa ra những đề nghị,giải pháp thích hợp đối với vấn đề xã hội được nghị luận
Trang 10- Phần “Bài học nhận thức và hành động” phải mang tính thời sự cao, địnhhướng tư tưởng và hành động cho người đọc.
- Mặt khác để viết tốt phần này buộc học sinh phải hiểu và nắm được yêucầu toàn bài nghị luận xã hội Như vậy tùy thuộc vào vấn đề nghị luận mà đề bàiđưa ra, học sinh sẽ có định hướng viết riêng Và có thể cùng một vấn đề bànluận, mỗi học sinh có thể đưa ra những kiến giải, những phát hiện độc đáo củariêng mình nhưng không được sai lạc với yêu cầu chung của toàn bài và yêu cầuchung của phần “ Bài học nhận thức và hành động”
- Đoạn văn phần "Bài học nhận thức và hành động" phải có sự liên kết về cảnội dung và hình thức với các đoạn văn khác trong bài văn
b2 Bài tập vận dụng
Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi xin đưa ra một số bài tập trong hệ thốngbài tập mà tôi đã sử dụng khi giảng dạy để kết hợp rèn cả hai kĩ năng: kĩ nănglập dàn ý và kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trongvăn nghị luận xã hội
* Dạng bài tập Nghị luận về một sự việc, hiện tượng.
Bài tập 1: Cho đề văn:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Từ ý thơ trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) bàn về tình yêubiển đảo quê hương
a Lập dàn ý cho đề văn trên
b Từ dàn ý của bài tập 1a, em hãy viết đoạn văn trình bày phần "Bài học nhậnthức và hành động"
Gợi ý: a Lập dàn ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo yêu cầu sau:
* Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước củangười Việt Nam
- Nêu luận đề: Nói về vai trò của biển, nhà thơ Huy Cận viết:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào
Trong tình hình hiện nay, tình yêu biển đảo quê hương được mọi người dânViệt thể hiện bằng nhiều hình thức với những hành động cụ thể
* Thân bài:
1 Giải thích nội dung của ý thơ
- Biển rất giàu và đẹp: là nơi cung cấp nguồn hải sản vô cùng phong phú