Lí do chọn đề tài Trong chương trình học môn Ngữ văn ở THPT, việc lập luận trong đoạn văn được đặt ra như một kĩ năng cần phải rèn luyện.. Do đó việc hình thành kĩ năng lập luận trong đo
Trang 1I Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài
Trong chương trình học môn Ngữ văn ở THPT, việc lập luận trong đoạn văn được đặt ra như một kĩ năng cần phải rèn luyện Kĩ năng này có thể được luyện ngay trong một câu, một số câu, một đoạn văn hay trong cả một bài văn
Do đó việc hình thành kĩ năng lập luận trong đoạn văn, trong văn bản cho học sinh là điều rất quan trọng đặc biệt đối với học sinh lớp 12, làm cơ sở để các em làm tốt bài thi THPT Quốc gia
Ở bậc THCS, trong phân môn Tập làm văn, học sinh đã học về đoạn văn và các thể văn nghị luận Bậc THPT, trong chương trình Ngữ văn 10, học sinh đã được học các bài luyện tập viết đoạn văn như: Luyện tập viết đoạn văn
tự sự( tiết 29), Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh( tiết 69), Luyện tập viết đoạn văn nghị luận( tiết 98) Trong chương trình Ngữ văn 12, các em được củng
cố thêm kiến thức viết đoạn văn trong bài: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận( tiết 78)
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ tổ quốc" Hiện nay việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương
pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá đã và đang được ngành giáo dục và đào tạo thực hiện đồng bộ Theo phương án tổ chức kì thi Trung học phổ thông quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bài thi môn Ngữ văn có cấu trúc gồm hai phần: Phần Đọc – hiểu (3,0 điểm) và phần Làm văn (7,0 điểm) Phần Làm văn có hai câu: một câu nghị luận xã hội
và một câu nghị luận văn học, nhằm kiểm tra năng lực tạo lập văn bản của học sinh So với đề
đề hai năm trước, câu Nghị luận xã hội vẫn là phần thi bắt buộc, vẫn chủ yếu là những câu hỏi dạng mở, nhưng phần thi này năm nay, có một số điểm mới:
Vấn đề nghị
luận
Độc lập so với các phần trong đề thi
Lấy vấn đề nghị luận từ văn bản Đọc hiểu
(tích hợp với đọc hiểu) Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, môn Ngữ văn lớp 12 nói riêng, tôi nhận thấy rằng học sinh đã có kĩ năng làm đề nghị luận xã hội Tuy
Trang 2nhiên, từ câu hỏi 3 điểm viết bài văn với dung lượng 600 chữ chuyển sang viết đoạn văn dung lượng 200 chữ học sinh gặp rất nhiều khó khăn Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã giúp học sinh nắm các yêu cầu về đoạn văn, cách làm đoạn văn nghị luận ở từng kiểu bài, nhưng kĩ năng viết đoạn văn nghị luận của học sinh chưa thật thành thạo Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ, nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống Trong quá trình làm bài kiểm tra ở lớp cũng như ở kiểm tra học kì, ở môn ngữ văn nhiều lớp kĩ năng viết đoạn văn của học sinh còn nhiều hạn chế Bài làm của học sinh thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, lạc
đề Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em không biết xây dựng luận điểm…Thực trạng ấy làm cho bản thân tôi phải trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi
để giúp các em có những kĩ năng cần thiết để làm kiểu đề này
Với những băn khoăn, trăn trở trong quá trình giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn nói chung, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nói riêng
cho học sinh, vì vậy tôi đã thực hiện đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội ( khoảng 200 chữ) cho học sinh lớp 12A2 Trường THPT Quan Sơn 2 trong kì thi THPT Quốc gia”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của sáng kiến là thiết kế và thử nghiệm một số giải pháp trong đổi mới giảng dạy môn Ngữ văn để có thể thực hiện được tốt nội dung chủ đề năm học 2016 – 2017, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh lớp 12A2 của trường Trung học phổ thông Quan Sơn 2
Cụ thể:
Góp phần vào quản lí, giáo dục học sinh một cách hiệu quả nâng cao năng lực của học sinh
Góp phần đa dạng hóa các hình thức trong giờ học Ngữ văn
Góp phần củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tạo lập văn bản, nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn cấp THPT nói chung và lớp 12 nói riêng, nâng cao kết quả kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội( khoảng 200 chữ) Từ đó đưa ra định hướng, cách thức dễ hiểu nhất giúp học sinh tiếp cận, nhận diện và có kĩ năng làm dạng đề này Đối tượng áp dụng của sáng kiến là học sinh lớp 12A2 và học sinh ôn khối C, D của trường THPT Quan Sơn 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây:
Trang 3Phương pháp điều tra: Qua kết quả học tập Ngữ văn của học sinh lớp 12A2
Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh lớp 12A2 Trường Trung học phổ thông Quan Sơn 2 trong các giờ học Ngữ văn
Phương pháp trao đổi kinh nghiệm: Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong công tác giảng dạy
Phương pháp thực nghiệm tự nhiên: Thiết kế và thử nghiệm các giải pháp trong công tác giảng dạy môn Ngữ văn
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và nghiên cứu hình thức đổi mới đề thi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh Tài liệu hướng dẫn ôn thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia
Phạm vi thực hiện: ứng dụng vào các tiết học tập làm văn, ôn thi THPT Quốc gia
II Nội dung 2.1 Cơ sở lí luận của đề tài
Trang 4Kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THPT là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc học văn nói chung và việc rèn luyện tập làm văn nói riêng Đoạn văn là một phần của văn bản, hay nói cách khác, nó là đơn vị ngôn ngữ lớn thứ hai sau văn bản, góp phần cấu tạo nên văn bản Chính bởi vậy mà đoạn văn không tốt thì không thể có một văn bản hay; và ngược lại, học sinh có kĩ năng viết đoạn văn chặt chẽ, mạch lạc thì hiển nhiên văn bản các em tạo lập được sẽ là một văn bản đáp ứng tốt mọi yêu cầu
Hơn thế nữa, Làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của môn Ngữ văn, nó có vị trí cốt lõi trong mối tương quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt Chúng ta dạy Làm văn cho học sinh là dạy cho các em nắm vững văn bản, biết xây dựng các đoạn văn thông thường Giáo viên biết rèn cho các
em các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập văn bản Vì thế, cách xây dựng đoạn văn trong phân môn Tập làm văn có vị trí hàng đầu
Việc rèn cách viết đoạn văn cho học sinh THPT được tiến hành theo trục tăng dần qua các phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hành chính công vụ, nghị luận Từ đó, việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn giúp các em biết vận dụng các loại văn bản để phục vụ cho học tập và trong đời sống Qua việc tiếp thu những kiến thức của môn Văn - Tiếng Việt, học sinh vận dụng sáng tạo, tổng hợp để có thể nói hoặc viết theo những yêu cầu, những
đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các
em Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, các em đồng thời được ôn luyện, củng cố
về kiến thức văn học, kiến thức xã hội, được rèn luyện các nội dung về từ ngữ, ngữ pháp như: từ loại, cụm từ, các biện pháp tu từ, các kiểu câu
Thêm vào đó, hoàn thành bậc học THPT, học sinh phải tham dự kì thi THPT Quốc gia Đề thi sử dụng câu hỏi 2 điểm cho phần viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) theo một yêu cầu nhất định tích hợp với văn bản phần đọc – hiểu Do vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào yêu cầu cụ thể của
đề bài để điều chỉnh nội dung nghị luận cho hợp lí, tránh làm bài chung chung, thiếu ý và không đảm bảo được bố cục của đoạn văn nghị luận xã hội
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.2.1 Thuận lợi
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở các khối lớp, tôi nhận thấy rằng các em học sinh 12A2 nói riêng và các em học sinh Trường THPT Quan Sơn 2 nói chung đều có ý thức tìm tòi, vươn lên trong học tập, mạnh dạn, hăng
Trang 5hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
Bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, được đồng nghiệp dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm chân thành nên kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy luôn được đổi mới cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh mà tôi giảng dạy
Trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia năm 2017 trong môn Ngữ văn có nhiều điểm mới Đặc biệt, vấn đề nghị luận gắn với tri thức đọc hiểu, học sinh không phải chuyển mạch, ngắt mạch suy nghĩ, có thể nhanh chóng xác định nội dung nghị luận Đối với dạng đề này, học sinh nắm vững kỹ năng làm đề nghị luận xã hội sẽ có kĩ năng làm bài tốt hơn, khả năng vận dụng linh hoạt hơn
2.2.2 Khó khăn
Trường THPT Quan Sơn 2 nằm trong địa bàn khu vực miền núi khó khăn tỉnh Thanh Hóa Đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức của các em không đồng đều, nhiều học sinh còn e dè, chưa mạnh dạn có ý kiến trước tập thể về những chính kiến của mình, còn thụ động trong việc chiếm lĩnh tri thức Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học khi được phân công giảng dạy học sinh, tôi đã lên kế hoạch bồi dưỡng cho các em
Đối với dạng đề viết đoạn văn với dung lượng ngắn (khoảng 200 chữ); học sinh lớp 12 gặp rất nhiều khó khăn Các em đã quen viết bài văn nghị luận
xã hội hoàn chỉnh theo cấu trúc 3 phần của một bài văn Vì vậy, để bài làm của các em vẫn đảm bảo đủ ý trong một đoạn văn, trình bày quan điểm một cách sâu sắc kĩ lưỡng, tìm tòi sáng tạo trong diễn đạt là một vấn đề khó khăn, nan giải Một số học sinh không có kĩ năng viết đoạn văn, thường viết một cách cảm tính thậm chí trình bày lại tri thức ở ngữ liệu đọc hiểu hoặc nếu không được lưu ý, các em có thể sẽ viết không đúng hình thức đoạn văn mà là bài văn ngắn, tức là sai so với yêu cầu của đề
2.2.3 Nguyên nhân
Về nguyên nhân khách quan: Do mặt trái của cơ chế thị trường, do thiếu định hướng từ gia đình, do sự phát triển ồ ạt của các trang mạng xã hội, do ham chơi, lười học nên ngày càng nhiều học sinh lười học văn, ngại học văn Đặc biệt việc sử dụng mạng xã hội ồ ạt đã dẫn tới tình trạng học sinh sử dụng ngôn ngữ mạng vào cả trong bài văn, làm giảm đi chất văn trong bài viết của mình Hơn nữa, chương trình văn nghị luận xã hội rất rộng và khó hơn dạng nghị luận văn học Khả năng giải thích, chứng minh, mở rộng vấn đề của học sinh còn yếu
Trang 6Mặt khác, trình độ dân trí của nhiều bậc phụ huynh còn thấp, không quan tâm đến việc học của con cái nên việc sát sao, đôn đốc con em học tập, rèn luyện hầu như không có
Về nguyên nhân chủ quan: Nhiều em học sinh chưa chú ý vào việc học, không thiết tha học Một bộ phận các em quan niệm học chỉ để lấy bằng cấp 3 Cho nên các em đến lớp mà không chuẩn bị bài, không làm bài tập được giao hoặc có chuẩn bị cũng chỉ là sự miễn cưỡng chống đối; có học sinh không tự làm bài mà mượn vở của bạn, chép trong sách tham khảo để đối phó với cô giáo khi bị kiểm tra
2.3 Khảo sát thực trạng của vấn đề
Năm học 2016 - 2017 tôi được nhà trường phân công dạy Ngữ văn lớp 12A2 Ngay từ đầu năm học, tôi đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của mình đó
là ngoài giảng dạy kiến thức trong sách giáo khoa theo phân phối chương trình
37 tuần thì việc ôn luyện, rèn kĩ năng làm văn để cuối năm học các em thi tốt nghiệp THPT Quốc gia vô cùng cấp thiết Chính vì thế ngay từ đầu năm học tôi
đã ra tiến hành ra đề cho học sinh tích cực ôn luyện Sau đó tôi tiến hành chấm bài, mục đích để nắm bắt được khả năng viết đoạn văn nghị luận của học sinh KÕt quả bài kiểm tra của các em như sau:
Lớp Sĩ
số
Giỏi - Tỷ lệ % Khá - Tỷ lệ % TB - Tỷ lệ % Yếu- Tỷ lệ %
Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm
Từ kết quả bài kiểm tra đầu tiên tôi nhận thấy nhiều em học sinh chưa biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội, hầu hết bài làm của các em thiếu ý, các
ý sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí Có em đang còn nhầm lẫn trong cách viết đoạn văn Nhiều học sinh viết lan man, quá dài và không đúng trọng tâm Còn
có một số em không hiểu đề bài, không biết trình bày những ý gì, bài kiểm tra để trắng Về hành văn thì chưa lưu loát, lí lẽ dẫn chứng chưa đủ tính thuyết phục, chưa biết liên hệ và nêu bài học cho bản thân Xuất phát từ thực trạng đó tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp các em có kĩ năng làm tốt kiểu đề viết đoạn văn nghị luận xã hội ( khoảng 200 chữ) để giúp các em đạt kết quả cao nhất trong kì thi THPT Quốc gia
2.4 Một số biện pháp giải quyết thực trạng
2.4.1 Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh
2.4.1.1 Khái niệm:
Trang 7Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành Một đoạn văn có mô hình đầy đủ bao gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn Các câu trong đoạn được kết nối với nhau bằng nhiều phương tiện liên kết như: phép nối, phép lặp, phép thế…
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc cuối đoạn văn Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ
đề của đoạn
Khi viết đoạn văn, cần đảm bảo yêu cầu diễn đạt mạch lạc Chẳng những
từ ngữ phải dùng chuẩn xác, câu đúng ngữ pháp mà cách trình bày cần đảm bảo
tính lô gic
2.4.1.2 Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn thường sử dụng:
Cách diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể Câu chủ đề
mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết
Mô hình trình bày đoạn văn diễn dịch:
1
2 3 4 n
Câu 1: câu chủ đề của đoạn văn (mang ý khái quát), đứng đầu đoạn văn Câu 2,3,4,…n là câu mang ý cụ thể, có tác dụng bổ sung giải thích, làm rõ
ý ở câu chủ đề
Cách qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý
chi tiết, cụ thể đến ý khái quát Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung
Mô hình trình bày đoạn quy nạp:
Trang 81 2 3 4…
n
Câu n: Câu chủ đề, đứng cuối đoạn văn
Câu 1,2,3,4,… là những câu mang ý cụ thể có tác dụng hướng tới làm nổi bật ý ở câu chủ đề
Cách tổng hợp - phân tích – tổng hợp (tổng – phân – hợp): là sự phối
hợp diễn dịch với quy nạp Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó
đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề
Mô hình trình bày đoạn tổng – phân – hợp:
1
1’
Câu 1: Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn
Câu 2,3,4: Câu mang ý chi tiết
Câu 1’: Câu mang ý tổng hợp, khái quát (không được trùng lặp ý với câu chủ đề), đứng ở cuối đoạn văn
Ngoài ra, cũng cần mở rộng hơn một số cách trình bày đoạn khác cho học
sinh khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng học sinh giỏi như cách suy luận nhân quả, tương đồng, tương phản, đòn bẩy
2.4.2 Đoạn văn Nghị luận xã hội
2.4.2.1 Khái niệm: Đoạn văn nghị luận hội là đoạn văn trình bày ý kiến, quan
điểm về một vấn đề xã hội
2.4.2.2 Các bước viết đoạn văn nghị luận
Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề
Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong
đoạn là gì? (Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề Và cũng là định hướng
Trang 9để viết các câu còn lại) Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có yêu cầu nào khác về hình thức, ngữ pháp
Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn
Căn cứ yêu cầu của đề bài, xác định rõ chủ đề cần bàn luận của đoạn văn
là gì? Chủ đề cần được giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn ở phần mở đoạn (viết bằng 1-2 câu văn phải nêu được chủ đề của đoạn gồm vấn đề cần nghị luận và quan điểm của người viết: đồng tình, phản đối hay có ý kiến riêng nào đó)
Bước 3: Tìm ý cho đoạn (Triển khai ý)
Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết Nếu
bỏ qua thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý
Về nội dung : Dù dài hay ngắn thì đoạn văn cũng phải đầy đủ các ý chính Cụ thể :
Câu mở đoạn : có tác dụng dẫn dắt vấn đề Các em nên viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch, câu chốt nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai cho câu chủ đề Đoạn văn nên có 1 câu kết, nêu ý nghĩa, rút ra bài học, hoặc cảm xúc, quan điểm
cá nhân về vấn đề đang bàn luận
Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cần có các ý : Giải thích (Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?), Phân tích, chứng minh( tại sao nói như
thế?), bình luận, mở rộng vấn đề, bác bỏ( phê phán) những biểu hiện sai lệch, nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động
Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có các ý : Nêu hiện tượng ( đó là hiện tượng gì? biểu hiện? mức độ?) Phân tích tác dụng/ tác hại của hiện tượng trên, bàn luận về nguyên nhân, giải pháp,…Nêu bài học sâu sắc với bản thân Học sinh cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung
Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn
Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn Căn cứ vào yêu cầu về kiểu diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn Ngoài ra còn đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có)
Giáo viên cho học sinh luyện tập thật nhiều với đoạn văn diễn dịch và quy nạp, bởi đây là hai dạng cơ bản nhất
2.4.2.3 Các dạng bài nghị luận xã hội trong đề thi
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng, đời sống
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ một văn bản văn học
Trang 10Tuy nhiên, trong thực tế, có những đề văn nghị luận không hẳn thuộc về một kiểu nào Một tư tưởng, đạo lí bất kì nào đó bao giờ cũng được thể hiện soi chiếu sinh động trong thực tiễn đời sống Ngược lại, bản thân một hiện tượng đời sống đã chứa đựng một vấn đề nào đó của tư tưởng, đạo lí Vì thế, một bài văn nghị luận xã hội chỉ có sức thuyết phục khi gắn với thực tiễn sinh động của đời sống Mặt khác, biết suy nghiệm, khái quát những vấn đề tư tưởng, đạo lí hiện tượng đời sống sẽ giúp đoạn văn sâu sắc hơn
2.4 3 Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn cho học sinh bằng các dạng bài tập
2.4.3.1 Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội
Dạng 1: Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
* Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc tư
tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách…của con người
Dạng đề này thường lấy một một nhận định, một đánh giá nào đó trong văn bản đọc – hiểu để yêu cầu người viết bàn luận
* Cách làm bài:
- Mở đoạn: Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận, tóm tắt được sự việc hoặc trích dẫn được ý kiến nhận định…
- Thân đoạn:
+ Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của nhận định, câu danh ngôn …để xác định rõ vấn đề cần nghị luận
+ Bày tỏ ý kiến: Đưa ra đánh giá về vấn đề (Đúng hay sai?), luận giải bằng lí
lẽ và dẫn chứng (Vì sao?)
+ Bàn mở rộng: Nhận định/ câu danh ngôn khuyên con người điều gì? Phê phán điều gì? Cần phải hiểu rộng ra như thế nào (nếu có)? Nêu bài học nhận thức và hành động
- Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận hoặc nêu trải nghiệm của bản thân
* Đề minh họa:
Đọc đoạn trích:
“Mỗi người trước sau phải rước một đam mê
Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục Nhưng ai dám bảo người tu hành là người không đam mê? Và đam mê một ý niệm thường mãnh liệt hơn đam mê một cái gì cụ thể Những bậc cha mẹ thường hay đón đường đam mê của con cái bằng mớm cho chúng một đam mê đầu đời: tập cho