1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cách dạy bài 10 ngoại khóa “lí tưởng sống của thanh niên” môn giáo dục công dân 9 theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, ở trường THCS xuân dương, huyện thường xuân

22 2,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tích hợpkiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD nên trong khuôn khổ của bài viếtnày, tôi xin chia sẻ: “Cách dạy bài 10: N

Trang 1

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2-32.2 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3-52.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5-16

Trang 2

1 Mở đầu.

1.1 Lí do chọn đề tài.

Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, môn Giáo dục Công dân(GDCD) giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh nhữngchuẩn mực đạo đức và pháp luật gắn liền với thực tiễn, giúp các em hình thành ýthức và hành vi người công dân có tri thức và phẩm chất đạo đức; có bản lĩnhchính trị và kĩ năng sống… để các em trở thành những con người toàn diện, cóích cho cộng đồng, xã hội

Song do đặc thù của môn học này, những bài học về chuẩn mực đạo đức vàpháp luật thường khô khan, khó hiểu Nếu như người giáo viên không tích cực đổimới phương pháp dạy học để mỗi giờ học trở nên hấp dẫn, sinh động thì nhữngbài học ấy dễ gây nhàm chán, gây tư tưởng ngại học, ngại tiếp thu ở các em Điều

đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nhân cách học sinh hiện nay.Vậy người giáo viên phải làm thế nào để trong mỗi giờ học GDCD, học sinh chủđộng, tích cực, tự giác, say mê và hứng thú học tập? Làm thế nào để những bàihọc đạo đức, pháp luật ấy đến với các em một cách tự nhiên, sâu sắc nhất? Làmthế nào để việc giáo dục nhân cách các em đạt hiệu quả cao nhất? Để làm đượcnhững điều đó, người giáo viên trong từng bài giảng cần vận dụng nhiều biệnpháp linh hoạt Một trong những biện pháp quan trọng và có hiệu quả là tích hợpkiến thức liên môn để giải quyết nội dung bài học Đối với môn GDCD, biệnpháp này không những giúp học sinh hứng thú, say mê học tập và thấm nhuầnnhững chuẩn mực đạo đức, pháp luật một cách tự nhiên, sâu sắc nhất mà còn giúpcho việc giáo dục nhân cách học sinh đạt hiệu quả cao nhất

Vậy làm thế nào để phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc môn học khácvào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của mônGDCD? Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mìnhdạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức,hướng dẫn các em giải quyết vấn đề đặt ra trong môn học một cách hứng thú,say mê nhất

Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tích hợpkiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD nên trong khuôn khổ của bài viếtnày, tôi xin chia sẻ: “Cách dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh

niên” môn Giáo dục công dân 9 theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, ở trường THCS Xuân Dương, huyện Thường Xuân.”

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Qua việc nghiên cứu này, hi vọng giúp được bản thân, đồng nghiệp tìm ragiải pháp tối ưu khi tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn GDCD.Đồng thời, giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình ở nhiềumôn học: Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc và Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống để giảiquyết các câu hỏi, các tình huống thực tế gắn với nội dung bài học Điều nàygiúp HS dễ dàng chiếm lĩnh và ghi nhớ kiến thức một cách chủ động, bài họcđạo đức được các em thấm nhuần một cách tự nhiên nhất Qua đó, việc giáo dục

Trang 3

nhân cách học sinh cũng đạt hiệu quả cao nhất : các em biết hình thành và rènluyện cho mình lối sống có lí tưởng cao đẹp, tránh xa lối sống thực dụng tầmthường hoặc sống thiếu lí tưởng ở một bộ phận thanh niên học sinh hiện nay.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu, tổng kết những biện pháp, cách thức khi vận dụng quan điểmdạy học theo hướng tích hợp liên môn trong môn GDCD và cụ thể hơn khi soạndạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” trong chương trìnhGDCD 9 theo hướng tích hợp các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc và Tài liệuGiáo dục kĩ năng sống

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế;

- Phương pháp thu thập thông tin;

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1.1 Quan điểm tích hợp trong dạy học:

Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.

(Từ điển giáo dục học- Hiền Bùi- 2001)

Dạy học liên môn là một trong những biện pháp quan trọng trong dạy họctheo quan điểm tích hợp Đây được coi là một trong những quan niệm dạy họchiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời nâng cao chất lượnggiáo dục trong nhà trường

Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa cácmôn học với nhau, những khái niệm, những tư tưởng chung giữa các môn học Tức

là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên quan với nhau

Thực hiện theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị

lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, để tăng cường việc

dạy học trong nhà trường gắn với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thànhnăng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học, Bộ GD&ĐT đã tổ chức cuộc

thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho

HS trung học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học” trong những năm gần đây.

Tại tỉnh Thanh Hóa, Sở GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn, triển khaiđồng bộ và có hiệu quả các cuộc thi này Có thể nói, cuộc thi đã có ảnh hưởngtích cực, sâu rộng trong toàn ngành và thu được nhiều kết quả tốt đẹp

Trang 4

Trong cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học” năm học 2016-2017, đề tài này của tôi cũng đã đạt giải nhì cấp huyện, cấp

Giờ học GDCD theo hướng tích hợp liên môn phải là một giờ học hoạtđộng phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyếtnội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng lẻlên một nội dung riêng lẻ thuộc “nội bộ môn học” Để dạy và học tốt môn họcnày theo hướng tích hợp liên môn, đòi hỏi người dạy và người học nắm vữngkiến thức môn học; biết khai thác, vận dụng kiến thức có liên quan ở các mônhọc khác để làm rõ nội dung bài học Tuy nhiên, khi tổ chức giờ học tích hợpliên môn tuyệt đối không cho học sinh biết trước hệ thống câu hỏi và nội dungkiến thức mà chúng ta chỉ thông báo chủ đề dạy học để các em tự tìm tòi, khámphá nội dung liên quan

2.1.3 Mục đích dạy - học môn GDCD theo hướng tích hợp liên môn.

Việc vận dụng kiến thức liên môn: Lịch sử, Ngữ văn, Âm nhạc trong

dạy học môn GDCD, không những góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên

tưởng ở học sinh, tạo cho các em thói quen tư duy lập luận - tức là khi xem xétmột vấn đề gì cần đặt chúng vào một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thứcmột cách thấu đáo Mà còn giúp cho giờ học sinh động, học sinh hứng thú họctập, chất lượng giáo dục nhân cách học sinh cao hơn Đồng thời, dạy học tíchhợp liên môn còn chú trọng tập dượt cho các em vận dụng các kiến thức, kĩ nănghọc được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm côngdân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập

Trên đây là những cơ sở lí luận có tác dụng định hướng cho việc nghiêncứu, tìm kiếm những giải pháp giúp giáo viên góp phần nâng cao hiệu quả dạy

bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” môn GDCD 9 theo hướng

tích hợp liên môn

Trang 5

2.2 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

2.2.1 Thuận lợi:

2.2.1.1 Đối với giáo viên:

- Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyênphải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự

am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác giáo viên đã dạy tíchhợp liên môn từ lâu rồi nhưng chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể

mà thôi

- Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiếnthức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn taynặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn,…

- Môi trường “Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mớitrong dạy tích hợp liên môn

- Nhà trường đã đầu tư phương tiện dạy học hiện đại cùng với sự pháttriển của CNTT, trình độ của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để giáoviên thực hiện tốt dạy học tích hợp liên môn

2.2.1.2 Đối với học sinh:

- Các em học sinh lớp 9 nên đã tiếp cận 4 năm học với kiến thức chươngtrình bậc THCS, không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánhgiá khi giáo viên đề ra

- Đối với học sinh lớp 9 các em đã được học rất nhiều bài học trong mônGDCD từ lớp 6 có liên quan đến vấn đề Lịch sử, Âm nhạc, Ngữ văn, các tìnhhuống liên quan thực tế mang tính giáo dục kĩ năng sống

- Khi học các môn học khác như: môn Lịch sử, Âm nhạc, Ngữ văn các

em đã được tìm hiểu về kĩ năng sống, những thời điểm lịch sử, những tác phẩmvăn học, Âm nhạc có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức được tích hợp trongcác bài học Vì vậy, nên khi cần thiết kết hợp các kiến thức của một môn họcnào đó vào bộ môn GDCD để giải quyết một vấn đề trong bài học các em sẽkhông cảm thấy bỡ ngỡ

- Các em đều có SGK, nhiều em có tài liệu tham khảo, có điều kiện tracứu thông tin trên mạng Internet nên việc học cũng rất thuận lợi

2.2.2 Khó khăn:

2.2.2.1 Đối với giáo viên:

- Có giáo viên xem môn GDCD là môn học phụ nên chỉ dạy qua loa, hoặcchỉ chuyển tải một cách rập khuôn những thông tin có trong bài học mà chưachú trọng khai thác những vấn đề liên quan

- Vẫn còn hiện tượng giáo viên thiếu nhiệt tình trong quá trình giảng dạy,ngại sưu tầm, tìm tòi sâu hơn những kiến thức có liên quan thuộc các môn họckhác bổ sung cho nôi dụng bài dạy dẫn đến khả năng tích hợp kiến thức liênmôn còn hạn chế

Trang 6

- Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy đơn môn nên khi dạy theo hướngtích hợp liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dungchương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu,đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, những nội dung có liên quan ởnhững môn học khác theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên khôngtránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.

- Việc ứng dụng CNTT, sưu tầm tư liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quanđến nội dung bài học còn hạn chế; việc chuẩn bị giáo án điện tử đòi hỏi rất côngphu nên nhiều giáo viên ngại thực hiện dạy học theo hướng tích hợp liên môn

- Vẫn còn giáo viên trong nhà trường chưa thực sự nắm rõ mục đích, nộidung, phương pháp, nguyên tắc khi dạy học theo hướng tích hợp liên môn

- Nhiều giáo viên khi vận dụng dạy học tích hợp theo hướng liên môn còn

tỏ ra lúng túng cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học Thậm chí, có một sốgiáo viên còn nhận thức sai lệc về tích hợp liên môn là nặng nề, quá tải chươngtrình

2.2.2.2 Đối với học sinh:

- Đa số học sinh xem nhẹ môn học, cho rằng đây là môn học phụ nên chỉhọc qua loa, đối phó

- Nhiều em chưa có thói quen tự giác, chủ động tìm hiểu, khám phá bàihọc, lười suy nghĩ, tư duy lô gic nên còn hạn chế trong việc nắm bắt mối liên hệgiữa nội dung bài học với nội dung có liên quan trong các môn học khác Vìvậy, giáo viên còn gặp khó khăn trong quá trình dạy học tích hợp

- Một số ít học sinh không có nhiều tài liệu để tham khảo và cũng chưa cóthói quen đọc sách tham khảo để bổ sung kiến thức môn học Các em ngại đi tìm

tư liệu cho bài học nên giáo viên còn gặp khó khăn khi thực hiện giờ dạy, đặcbiệt là các giờ ngoại khóa

- Kiến thức xã hội của học sinh còn hạn chế dẫn đến khả năng liên hệ thực

tế ở bản thân và ngoài xã hội chưa cao

2.2.3 Khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học 2015-2016, tôi được phân công dạy môn GDCD khối 9, khi dạy

bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” không áp dụng dạy học theo

hướng tích hợp liên môn, sau tiết học, tôi đã khảo sát chất lượng của học sinh(qua phiếu học tập- kĩ thuật KWL), kết quả như sau:

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

2.3.1 Xác định được mục tiêu bài học.

Để tích hợp kiến thức liên môn vào soạn dạy một bài nào, thì trước tiên

GV phải xác định được mục tiêu cần đạt của bài học đó Việc xác định đúng

Trang 7

mục tiêu bài học giúp cho việc dạy - học đạt được mục tiêu đã đặt ra và cũnggiúp giáo viên tránh được việc quá sa đà hay ôm đồm khi thiết kế giáo án theohướng tích hợp kiến thức các môn học khác.

Đối với bài 10, tiết 15,16: Ngoại khóa " Lí tưởng sống của thanh niên”

trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9, tập I, tôi xác định những kiến thức,

kĩ năng, thái độ cần đạt như sau:

a Kiến thức:

- Nêu được thế nào là lí tưởng sống?

- Giải thích được vì sao thanh niên cần phải sống có lí tưởng

- Nêu được lí tưởng sống của thanh niên ngày nay

b Kĩ năng:

- Môn Giáo dục công dân: Xác định được lí tưởng sống đúng đắn, phù

hợp cho bản thân là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước; xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam giàu mạnh Không sa vàonhững mục đích sống thực dụng, tầm thường

- Kĩ năng sống:

+ Kĩ năng xác định giá trị bản thân sống có lí tưởng;

+ Kĩ năng nhận thức về lí tưởng sống của bản thân;

Từ mục tiêu của bài học, tôi tiếp tục xác định và lựa chọn phần kiến thức

có liên quan ở những môn học khác để vận dụng vào bài dạy nhằm đạt đượcmục tiêu cần đạt của bài học đó

Khi dạy bài: 10; tiết 15,16: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên”,

tôi đã tích hợp kiến thức của những môn học sau:

* Ngữ văn 9:

- Liên hệ những tác phẩm thơ văn trong kháng chiến chống pháp, chống

Mỹ thể hiện lí tưởng sống của thanh niên trong cuộc chiến tranh giải phóng dântộc

- Viết bài thuyết trình (nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) về lítưởng sống của thanh niên học sinh ngày nay

* Lịch sử 9- HKII:

- Nắm được bối cảnh lịch sử đất nước trong từng giai đoạn lịch sử

- Nắm được những tấm gương thanh niên Việt Nam có lẽ sống cao cống hiến, hi sinh cho tổ quốc qua các thời kì lịch sử

đẹp-* Âm nhạc: Cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng sống cao đẹp của thanh

niên trong các thời kì lịch sử qua 2 ca khúc “Tự nguyện” của nhạc sĩ Trương

Trang 8

Quốc Khánh và " Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ” của nhạc sĩ Triều Dâng.

* Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng xác định giá trị của bản thân sống có lí tưởng;

- Kĩ năng nhận thức về lối sống của bản thân;

- Kĩ năng đặt mục tiêu để thực hiện lí tưởng sống

2.3.3 Xác định đối tượng dạy học của bài học:

* Đối tượng dạy học: là học sinh khối 9 - Trường THCS Xuân Dương

- Số lượng học sinh: 55 em

- Số lớp thực hiện: 02 lớp

* Đặc điểm cần thiết khác của học sinh: Đa số học sinh có hứng thú học

tập, thích được tìm tòi, nghiên cứu, thể hiện khả năng của bản thân và có nguyệnvọng muốn tham gia học tập

2.3.4 Dự kiến thiết bị dạy học, học liệu:

Đây là một bước rất quan trọng khi dạy học theo hướng tích hợp liênmôn, GV chuẩn bị càng chu đáo, đầy đủ thì giờ dạy liên môn càng đạt hiệu quảcao

Khi dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” tôi dự kiến

thiết bị dạy học, học liệu như sau:

* Thiết bị dạy học:

- Máy tính, máy chiếu - kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng soạngiảng bằng chương trình word, phần mềm hỗ trợ cắt nhạc

- Sách giáo khoa: GDCD 9, Ngữ văn 9, Lịch sử 9- kì II

- Tài liêu Giáo dục kĩ năng sống

- Đồ dùng hoạt động nhóm: Phiếu học tập (KVL)

* Ứng dụng công nghệ thông tin:

- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003, soạn giảng bằngcác slides chứa thông tin, hình ảnh

- Sử dụng phần mềm Violet bản dùng thử tải từ Internet

2.3.5 Định hướng tích hợp:

Để thực hiện thành công dạy học theo hướng tích hợp liên môn, đòi hỏi

GV phải biết được địa chỉ, cách thức tích hợp tránh được việc tích hợp ôm đồm,tràn lan Tôi có những cách thức tích hợp sau:

- Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ;

- Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới;

- Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài;

- Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh ảnh

- Tích hợp thông qua hệ thống bài tập (ở lớp cũng như ở nhà);

- Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra đánh giá;

- Tích hợp gắn với đời sống xã hội

Trang 9

2.3.6 Soạn giáo án theo hướng tích hợp liên môn:

Tiết 15, 16:

NGOẠI KHÓA: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN

I MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh đạt được:

1 Kiến thức:

- Nêu được thế nào là lí tưởng sống?

- Giải thích được vì sao thanh niên cần phải sống có lí tưởng

- Nêu được lí tưởng sống của thanh niên ngày nay

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu + máy tính, phiếu học tập, đĩa ghi bài hát

- Học liệu: Kiến thức Lịch sử 9 - kì II, Ngữ văn 9, tài liệu Giáo dục kĩnăng sống cho HS THCS

2 Học sinh:

- Sách giáo khoa, soạn bài thuyết trình lí tưởng sống của thanh niên ngàynay

- Sưu tầm tranh, ảnh tư liệu…

III TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:

1 Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Liên hệ bản thân

em

- Nêu và trình bày hiểu biết của em về một tấm gương thanh niên ngàynay làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

2 Bài mới:

* Giới thiệu bài: Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi đẹp nhất, nhiều ước mơ,

hoài bão nhất trong cuộc đời mỗi con người Lứa tuổi ấy cũng có nhiều nhất

những cống hiến cho đất nước

(Tích hợp môn Âm nhạc): (GV cho học sinh nghe và giới thiệu về bài

hát “Tự nguyện” của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh).

Bài hát đã thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của cả thế hệ thanh niên Việt

Nam trong kháng chiến chống Mĩ, đó là khao khát được cống hiến, sẵn sàng hisinh cho quê hương, đất nước Từ giai điệu tha thiết và ý nghĩa sâu sắc của bài

hát này, hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 10, Tiết 15,16: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” Cô hi vọng, sau bài học này, các em sẽ

hình thành và rèn luyện cho mình một lí tưởng sống cao đẹp

Trang 10

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

- HS trả lời, lớp bổ sung, GV kết luận:

Thời kì đất nước trải qua cuộc cách mạng giải phóng

dân tộc (chống TD Pháp và ĐQ Mĩ)

- GV sử dụng ( kĩ thuật khăn phủ bàn): chia lớp thành 4

nhóm, hướng dẫn HS thảo luận trong (5 phút) và đại diện

nhóm trình bày trước lớp theo câu hỏi sau:

? Em hãy nêu và trình bày hiểu biết của mình về một số

tấm gương anh hùng trẻ tuổi đã hi sinh vì đất nước trong

cuộc cách mạng giải phóng dân tộc?

- Đại diện nhóm nêu và trình bày, lớp nhận xét, bổ sung

GV củng cố qua trình chiếu (slides 2 -> slides 10: một số

tấm gương thanh niên anh hùng tiêu biểu trong kháng

chiến chống TD Pháp và ĐQ Mĩ: anh hùng Phan Đình

Giót, Lí Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Thùy Trâm

Anh hùng Phan Đình Giót Anh Lí Tự Trọng

Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi Bác sĩ Đặng Thùy Trâm

? Theo em, những tấm gương thanh niên anh hùng ấy đã

sẵn sàng xả thân vì mục đích gì?

- HS trả lời, lớp bổ sung, GV nhận xét, chốt:

1 Thế nào là lí tưởng sống? Biểu hiện của người sống có lí tưởng cao đẹp

Trang 11

Mục đích sống của cả thế hệ thanh niên trong hai cuộc

chiến tranh vệ quốc vĩ đại là “giải phóng dân tộc, thống

nhất đất nước”.

? Đó là những tấm gương thanh niên sống có lí tưởng

Vậy em hiểu lí tưởng sống là gì?

- GV cho HS liên hệ bản thân:

? Vậy em thấy mình đã có lí tưởng sống chưa? Lí tưởng

đó là gì?

* Tích hợp Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức

bản thân.

- GV chiếu slides 11, HS quan sát:

Hình ảnh thanh niên sống có lí tưởng và thiếu lí tưởng

? Nhận xét về lối sống của thanh niên trong những hình

ảnh trên?

- HS trả lời, GV nhận xét: Đó là những thanh niên sống

có lí tưởng cao đẹp và sống thiếu lí tưởng.

- GV chia lớp làm 2 nhóm lớn, tổ chức cho HS lên bảng

theo 2 nhóm ( hình thức trò chơi tiếp sức):

+ Nhóm 1: Tìm những biểu hiện của sống có lí tưởng?

+ Nhóm 2: Tìm những biểu hiện của sống thiếu lí tưởng?

- HS trả lời, GV nhận xét, chiếu sildes 12:

Những biểu hiện sống có

lí tưởng

Những biểu hiện sống thiếu lí tưởng

Ngày đăng: 14/10/2017, 19:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w