1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO cáo CHUYÊN đề rèn LUYỆN kĩ NĂNG NGHỊ LUẬN về vấn đề xã hội đặt RA TRONG tác PHẨM văn học

24 681 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 360 KB

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH -***** - CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

Người thực hiện: Tạ Anh Ngọc

Đơn vị: Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy

Ninh Bình, tháng 7 năm 2015

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘIĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

Trang 2

1.1 Trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT, đặc biệt là giảng dạy môn chuyênvà bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoài việc trang bị kiến thức thì việc rèn kĩ năng nghịluận có vai trò vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả củacông tác giảng dạy Việc hình thành và rèn luyện kỹ năng nghị luận cho học sinh làphương pháp giúp học sinh có khả năng vận dụng tri thức, hiểu biết về các vấn đề củavăn học và đời sống vào giải quyết các yêu cầu thực tế của các dạng đề nghị luận.Công việc này cả ba phân môn cùng đảm nhận, trong đó Làm văn giữ vai trò chủ đạo.Phân môn này giúp học sinh hình thành một hệ thống kỹ năng đảm bảo cho quá trìnhtạo lập văn bản có hiệu quả, từ kỹ năng phân tích tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý chođến lập luận… Trên cơ sở những kỹ năng cơ bản đó, đối với yêu cầu của mỗi dạngnghị luận, học sinh cần được hình thành những kỹ năng riêng trong đó có tầm quantrọng của việc rèn luyện kỹ năng nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tácphẩm văn học.

1.2 Nhìn vào hệ thống chương trình Ngữ văn THPT, chúng ta thấy nghị luận xã hộicó ba dạng chủ yếu: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; Nghị luận về một hiện tượngđời sống; Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Trong đó,dạng thứ ba dành cho chương trình nâng cao và thường gặp trong một số đề thi họcsinh giỏi Đây là dạng đề mới và khó nhưng cũng đem lại nhiều hứng thú cho thầy vàtrò trong nội dung dạy học Làm văn Dạng đề này nhằm rèn luyện đồng thời năng lựcđọc- hiểu văn bản văn học và năng lực làm văn nghị luận; kết hợp kiểm tra được cảkiến thức văn học, kiến thức xã hội và khả năng nghị luận của người viết Chính vìthế, quan tâm đến những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng viết bàivăn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là vô cùng cần thiết.1.3 Trước đây, việc dạy học tác phẩm văn học chủ yếu hướng tới mục tiêu giúp họcsinh hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đặc sắc, mà nhiều

khi chưa chú ý nhiều đến ý nghĩa xã hội, tính thời sự của tác phẩm Hiện nay, việc

Trang 3

đọc- hiểu văn bản văn học với thực tế cuộc sống, giúp học sinh biết liên hệ, quan tâmđến các vấn đề xã hội đang diễn ra, khơi dậy khả năng sáng tạo, độc lập trong suynghĩ… Đây cũng là một trong những mục tiêu lớn của việc dạy học Ngữ văn trongnhà trường phổ thông hiện nay.

Qua quá trình dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn, chúng tôi nhậnthức rất rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nghị luận về một vấn đề xã hộiđặt ra trong tác phẩm văn học cũng như hiệu quả mà nó mang lại trong việc hìnhthành và nâng cao kĩ năng nghị luận cũng như tạo cho học sinh thói quen tư duy,quan tâm đến các vấn đề xã hội, vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống trongđời sống, có lập trường chính kiến, chủ động, độc lập trong suy nghĩ, bộc lộ quanđiểm Chúng tôi rất coi trọng vấn đề này và xin chia sẻ cùng bạn bè, đồng nghiệpmột số giải pháp mà chúng tôi đã vận dụng, coi đó là kinh nghiệm rút ra từ thực tiễngiảng dạy với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của việc giảngdạy môn Ngữ văn ở trường chuyên.

2 Mục đích của đề tài

- Trong chuyên đề này, chúng tôi tập trung vào vấn đề rèn kĩ năng nghị luận vềmột vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, đưa ra các giải pháp, cách làm đểrèn kĩ năng viết văn nghị luận nói chung cho học sinh, đồng thời trang bị cho các emkĩ năng phân tích đề, tìm ý, xây dựng hệ thống ý, lập luận để có thể tạo lập tốt vănbản nghị luận đáp ứng yêu cầu cụ thể của dạng đề này.

- Viết về vấn đề này, chúng tôi mong muốn được chia sẻ, học hỏi cách làm,kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạymôn Ngữ văn đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay.

- Để thực hiện được mục tiêu đề ra, chúng tôi vận dụng một số phương phápnghiên cứu khoa học như khái quát, so sánh, thống kê, phân tích, từ những vấn đề líthuyết đi vào vận dụng thực hành qua một số dạng đề cụ thể.

B PHẦN NỘI DUNG

1 Khái lược về văn nghị luận

Trang 4

những tri thức cơ bản về đặc điểm của văn bản này là cần thiết Văn nghị luận trongbảng phân loại văn, thuộc một loại hình lớn, một kiểu văn bản phân biệt với văn tựsự, văn trữ tình và văn thuyết minh, có vai trò to lớn và rất phổ biến trong đời sống.Xét về phương thức biểu đạt, văn nghị luận là văn thuyết lí, biện luận, giàu tính chấtlí trí Nó vận dụng các phương thức logic như phán đoán, suy lí để xây dựng các tưtưởng, quan niệm, khái niệm, nâng cao năng lực nhận thức lí tính cho con người

Văn nghị luận là thể loại văn viết về những vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực đờisống khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hoá, triết học…Mục đích của văn nghịluận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, quan điểmnào đó … đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận thuyết- khác với vănhọc nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọcchủ yếu bằng lập luận, lí lẽ… (Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc

Phi-Từ điển thuật ngữ văn học- NXB Đại học quốc gia, 4- 1999).

Nhìn từ đề tài, đối tượng nghị luận, có thể chia văn nghị luận thành hai loạilớn: nghị luận xã hội và nghị luận văn học, trong đó, nghị luận xã hội có ba dạng chủ

yếu (Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; Nghị luận về một hiện tượng đời sống; Nghị

luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học)

Để tạo lập được một văn bản nghị luận, cần lưu ý tới những yêu cầu cơ bản vềnội dung và hình thức:

Về nội dung tư tưởng, bài văn nghị luận cần nêu được vấn đề mới mẻ, sâu sắc,có ý nghĩa, thể hiện những tư tưởng, lí tưởng nhân văn cao đẹp của con người Vănnghị luận cần có tình cảm lớn làm thành mạch chìm của văn bản, thiếu tình cảm lớnthì văn nghị luận trở nên khô khan, dù lí lẽ có sắc bén cũng khó đi đến được với tráitim con người.

Văn nghị luận đòi hỏi sự chặt chẽ của lập luận, sự xác đáng của luận cứ, sự

chính xác, tinh tế của lời văn; đạt tới yêu cầu thấu lí đạt tình, không chỉ thuyết phục

người ta bằng cách nêu vấn đề, cách luận giải sắc sảo, chặt chẽ mà còn tác động cảtới tình cảm của người đọc (người nghe).

Trang 5

Đây là dạng đề mới trong nội dung dạy học Làm văn Dạng đề này nhằm rènluyện đồng thời năng lực đọc- hiểu văn bản văn học và năng lực tạo lập văn bản nghịluận của người viết Có thể coi đây là dạng đề tích hợp giữa đọc văn và làm văn.

Đặc điểm của dạng đề này là dựa vào một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nàođó đặt ra trong tác phẩm văn học, yêu cầu người viết phát biểu quan điểm, bàn bạc,nêu suy nghĩ về ý nghĩa của vấn đề đó Vì vậy, đề đòi hỏi người viết phải có cả kiếnthức về văn học và kiến thức về đời sống xã hội cũng như những kĩ năng phân tíchvăn học và kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn đề xã hội Vấn đề xã hội được nghị

luận có thể rút ra từ tác phẩm văn học đã học trong chương trình nhưng cũng có thể

từ một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học Ví dụ:

Đề 1: Từ đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nêu

suy nghĩ của anh (chị) về niềm hạnh phúc khi được sống thực với mình và với mọingười.

Đề 2:

CÁC DẤU CHẤM CÂU

Có người đánh mất dấu phẩy, trở nên sợ sự phức tạp, cố tìm những câu đơngiản Đằng sau những cái đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

Sau đó anh ta đánh mất dấu chấm than và bắt đầu nói khe khẽ, không có ngữđiệu Chẳng còn gì làm anh ta sung sướng hay phẫn nộ Anh ta thờ ơ với mọi chuyện.Kế đó anh ta đánh mất dấu hỏi và chẳng bao giờ hỏi gì nữa Mọi sự kiện bất kì xảyra ở đâu, dù trên vũ trụ, trên mặt đất hay ngay trong nhà cũng không làm anh taquan tâm.

Một vài năm sau anh ta quên mất dấu hai chấm và không còn giải thích hànhvi của mình nữa Cuối đời anh ta chỉ còn lại có dấu ngoặc kép mà thôi Anh ta khôngphát biểu ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng trích dẫn lời của người khác.Thế là anh ta quên mất cách tư duy hoàn toàn.

Cứ như vậy anh ta đi cho tới dấu chấm hết.

(Theo báo Hà Nội mới, Chủ nhật 15-3-1993).

Trang 6

Dạng bài này rất dễ lẫn với bài nghị luận văn học vì buộc phải có khâu phântích tác phẩm để xác định vấn đề cần nghị luận Để tránh nhầm lẫn, giáo viên cầnhướng dẫn học sinh xác định và phân biệt rõ sự khác biệt về mục đích và cách thứctiến hành nghị luận Mục đích của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích để đánh giáchất lượng, giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản còn mục đích của nghị luậnxã hội là phân tích, đánh giá để đưa ra ý kiến, quan điểm về vấn đề xã hội được đặt raở văn bản đó Nghĩa là, người viết phải nhân vấn đề đặt ra trong tác phẩm mà luậnbàn, kiến giải, trình bày quan điểm, tư tưởng, suy nghĩ của cá nhân Khi làm bài nghịluận văn học, cần cắt nghĩa, bình giá cái hay, vẻ đẹp của các yếu tố của văn bản nhưngôn ngữ, hình tượng về cả hai phương diện nội dung, ý nghĩa tư tưởng và đặc sắcnghệ thuật, việc phân tích văn bản là mục đích chính Còn khi làm bài nghị luận vềmột vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, tác phẩm chỉ là “cái cớ” khởi đầu, làđiểm xuất phát, được khai thác về giá trị nội dung tư tưởng, việc phân tích chỉ làphương tiện, là thao tác đầu tiên khởi đầu cho cả một quá trình sau đó.

Với dạng đề này, người viết cần tiến hành hai bước: Trước hết, phải đọc- hiểu vănbản văn học cho trong đề để làm rõ vấn đề xã hội cần bàn luận cùng với các khíacạnh, phương diện biểu hiện của nó Trên cơ sở hiểu vấn đề xã hội đặt ra trong tácphẩm, đi sâu bàn luận về vấn đề ấy như một bài nghị luận xã hội thông thường.

3 Kĩ năng nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

3.1 Những kĩ năng nghị luận cơ bản

Để làm tốt kiểu bài, trước hết cần tập trung trang bị cho học sinh các kĩ năngviết bài văn nghị luận xã hội nói chung như sau:

* Tích lũy kiến thức:

Đề tài cho bài văn nghị luận xã hội rất đa dạng đòi hỏi người viết phải có vốnkiến thức phong phú Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hình thành ý thức cậpnhật tình hình thời sự, quan tâm đến mọi vấn đề của đời sống xã hội, quan sát, suyngẫm, ghi chép, tích luỹ để vận dụng vào hoạt động tạo lập văn bản.

Trang 7

yếu từ báo chí, sách tham khảo về các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ văn học, lịchsử, khoa học, tôn giáo đến sách về gương người tốt việc tốt, " Hạt giống tâm hồn","Hạt giống hạnh phúc", "Suy nghĩ của những người trẻ",… Điều quan trọng là hướngdẫn các em tìm và lựa chọn sách cần thiết, biết cách đọc, hệ thống hóa kiến thức thunhận được Kiến thức từ đời sống được bồi đắp từ thói quen quan sát những hoạtđộng, sự việc, những vấn đề của cuộc sống xung quanh, cập nhật thông tin và quantrọng hơn là biết suy nghĩ, đánh giá những gì mình nghe được, quan sát được Trêncơ sở đó, các em hiểu và nắm bắt được bản chất các vấn đề của đời sống Bên cạnhđó, kiến thức có được từ những trải nghiệm sâu sắc của bản thân trong mọi tìnhhuống của cuộc sống sẽ là minh họa sống động, có sức thuyết phục cao nếu nó đượcvận dụng vào bài văn một cách tự nhiên, chân thành.

* Kỹ năng nhận diện, phân tích đề:

Kĩ năng nhận diện, phân tích đề cho đúng và trúng là vô cùng quan trọng, có ýnghĩa định hướng nội dung và phương pháp, góp phần quyết định thành công của bàiviết Để nhận thức chính xác đề văn, học sinh cần đọc kĩ đề và trả lời một số câu hỏi

như: Thực chất đề bài nêu lên và buộc người viết bàn về vấn đề gì? Đề văn này thuộc

loại đề nào? Bài yêu cầu vận dụng những thao tác nghị luận, phương thức biểu đạtnào? Phạm vi kiến thức cần huy động và làm sáng tỏ ở đây là gì?

* Kĩ năng tìm ý và xây dựng hệ thống ý cho bài văn:

Nhận thức đề là cơ sở cho việc tìm ý và xây dựng hệ thống ý cho bài viết Tưtưởng trong bài văn được thể hiện thông qua hệ thống ý Người viết phải xác địnhđược hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, phản ánh đúng bản chấtcủa vấn đề, phù hợp với đối tượng, chính xác, mạch lạc, lôgic thì bài văn mới đảmbảo nội dung đúng, đủ, sâu sắc, có sức thuyết phục cao

Trong quá trình xây dựng hệ thống ý cho bài viết, học sinh luôn phải biết tự đặt

ra các câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Đúng hay sai? Tại sao lại như thế? Có ý nghĩa

Trang 8

Một trong những cách để tìm được ý mới, sâu sắc là người viết phải biết lật đi,lật lại vấn đề, bên cạnh chính đề cần tìm ý phản đề hay giả định trong những trườnghợp cần thiết Điều đó giúp cho vấn đề bàn luận được nhìn nhận, đánh giá ở nhiềugóc độ và tăng thêm sức thuyết phục Yêu cầu này phải được đặt ra đối với học sinhvà cần luyện tập để các em thấy nó cần thiết, không thể thiếu đối với tư duy, giảiquyết vấn đề của người học sinh giỏi, tránh được lối viết hời hợt, thuận chiều.

* Kỹ năng diễn đạt:

Đối với bài nghị luận xã hội, việc vận dụng kết hợp linh hoạt các thao tác lậpluận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… làm cho vấn đề được nhìn nhậnthấu đáo dưới nhiều góc độ khác nhau là rất quan trọng.

Việc rèn luyện kỹ năng viết bài cho học sinh là khâu công phu đòi hỏi ở ngườithầy sự tận tâm, lòng kiên trì, bền bỉ Giáo viên cần dành thời gian hướng dẫn họcsinh các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, định hướng cho các em từ cách phát hiện,tư duy vấn đề đến cách diễn đạt sao cho vừa khoa học, logic mà vẫn phải đượm "chấtvăn"… Bởi lẽ, một bài văn nghị luận được coi là đạt, là hay ngoài lập luận mạch lạc,sắc sảo vẫn rất cần cái tình của người viết, cách diễn đạt phải "thấu tình đạt lí" Từcách lập luận, trình bày các ý lớn, ý nhỏ; kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng đến cách lựachọn, sử dụng từ ngữ; từ việc hiểu vấn đề nghị luận đến diễn đạt cái hiểu ấy như thếnào có nhiều mức độ, phải qua rèn luyện, trau dồi mới dần hoàn thiện.

Việc giáo viên sửa trên bài, chỉ lỗi và sửa lỗi cho học sinh, chấm trả bài tay đôilà cách làm rất hiệu quả tuy mất nhiều thời gian Học sinh cũng cần chủ động tự rènkĩ năng cho mình dưới hướng dẫn của giáo viên qua các đề bài cụ thể, tham khảo bàiviết của nhau để tự rút kinh nghiệm; tham khảo bài viết hay của học sinh đội tuyểncác khóa trước… Những cách làm này rất phù hợp và hiệu quả đối với các học sinhtrong đội tuyển học sinh giỏi

3.2 Rèn luyện kĩ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Trang 9

tạo lập một văn bản hoàn chỉnh Bên cạnh đó, cần trang bị cho các em những kĩ năngphù hợp với đặc trưng riêng của dạng đề Dưới đây là một số kĩ năng cần thiết:

3.2.1 Phân tích đề

- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề, xác định yêu cầu về kiểu bài, xem đây là dạng đềnghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học đã học hay chưa họctrong chương trình.

- Nếu là tác phẩm đã được học thì đề thường nêu giới hạn phạm vi vấn đề nghịluận để định hướng cho người viết vì dung lượng những tác phẩm này thường dài, nội

dung phong phú nên khó cho việc xác định vấn đề (Chẳng hạn: “Bài thơ Việt Bắc củaTố Hữu và bài học: Sống cần có nghĩa, có tình thuỷ chung trọn vẹn”; hoặc “Qua Đời

thừa, nghĩ về ý nghĩa sự tồn tại của mỗi cá nhân trong gia đình và xã hội”; “Từ bài

viết Tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức của Nguyễn An Ninh, suy

nghĩ về hiện tượng thích dùng tiếng nước ngoài trong đời sống hiện nay”…)

- Nếu là văn bản chưa được học trong chương trình (một câu chuyện ngắn, mộtbài thơ, một trích đoạn…), đề cũng có thể nêu giới hạn vấn đề nghị luận nhưng đa

phần chỉ hỏi: “nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện…” hoặc “Câu chuyện đem

lại cho anh (chị) bài học nhân sinh nào”… thì việc xác định đúng và trúng vấn đềnghị luận khó khăn hơn Học sinh cần đọc thật kĩ văn bản để nắm bắt được tinh thầnchung và xác định vấn đề nghị luận, nội dung nghị luận, phạm vi tư liệu, các thao tácnghị luận và các phương thức biểu đạt sẽ vận dụng.

3.2.2 Tìm ý

- Để tìm được ý cho một đề văn, một trong những cách tương đối có hiệu quảlà rèn cho học sinh thói quen đặt ra các câu hỏi và tìm cách trả lời các câu hỏi đó.Việc đặt ra các câu hỏi thực chất là biết soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ, biết lậtđi lật lại vấn đề để tìm hiểu, xem xét cho kĩ càng và thấu đáo.

+ Phần tìm ý cần đặt ra các câu hỏi và trả lời các câu hỏi (Văn bản có nội dung

gì? Đặt ra vấn đề gì? Vấn đề đó thực chất là gì? Có những biểu hiện, khía cạnh nào?Tại sao? Có ý nghĩa như thế nào? )

Trang 10

- Có ý rồi, người viết cần biết tổ chức sắp xếp các ý thành một hệ thống nhằmlàm nổi bật đối tượng, vấn đề nghị luận Đây là kĩ năng xây dựng bố cục, kết cấu chobài viết Tuỳ vấn đề, đối tượng nghị luận, mục đích, cách thức mà người viết có thểsắp xếp ý một cách linh hoạt miễn là lôgic chặt chẽ, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận vàcó tính thuyết phục cao

- Thông thường bài văn có ba phần, mỗi phần đảm nhận một nhiệm vụ cụ thể:

+ Phần mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm và giá trị cơ bản về nội dung

tư tưởng Dẫn dắt vào vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ.

+ Phần thân bài: thường gồm hai phần lớn:

Phần một: Phân tích ý nghĩa, giới thiệu và nêu vấn đề đặt ra trong tác phẩm

văn học Nếu đề văn đã nêu sẵn vấn đề rút ra từ tác phẩm thì phân tích qua vấn đề ấyđã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm Nếu đề không cho sẵn vấn đề thì cầnđọc- hiểu, phân tích để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề Có thể đặt ra các

câu hỏi để lập ý cho phần phân tích văn bản: Văn bản có nội dung gì? Đặt ra vấn đề

mang ý nghĩa xã hội nào? Vấn đề đó xuất phát từ hoàn cảnh, tình huống thực tế nàocủa đời sống? Tất nhiên phần phân tích để rút ra vấn đề xã hội cần khái quát, sơ

lược, không quá sa đà vào việc phân tích chi tiết tỉ mỉ hoặc giá trị nghệ thuật.

Phần hai (trọng tâm): nghị luận về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học.

Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi thì mới bắt đầu làm bài nghị luận xãhội, nêu lên quan điểm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó, xem xét các khía cạnhcủa vấn đề, bàn bạc mở rộng, liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân… Có thể lậpý bằng các câu hỏi: Vấn đề xã hội được đặt ra thực chất là gì? Có những biểu hiện,khía cạnh gì? Tại sao? Có ý nghĩa như thế nào? Đem đến bài học nào?

+ Phần kết luận: Chốt lại vấn đề, nêu những suy nghĩ, bài học…

4 Vận dụng thực hành

4.1 Dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đã học trongchương trình.

Trang 11

HS khai thác khái quát giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm, từ đó rút ra ý nghĩa xãhội, vấn đề đạo lí, đạo đức, triết lí nhân sinh, bài học cuộc sống… của nó và nêu quanđiểm, ý kiến bàn bạc về vấn đề đó.

Ví dụ 1: Từ văn bản Cha tôi của Đặng Huy Trứ, anh (chị) hãy phát biểu quan niệm

của bản thân về việc đỗ - trượt trong thi cử.

* Tìm ý: Có thể đặt ra những câu hỏi tìm ý như sau:

+ Văn bản Cha tôi có nội dung gì?

+ Quan niệm về vấn đề đỗ - trượt của người cha trong câu chuyện có gì đángchú ý?+ Quan niệm đó gợi cho ta suy nghĩ gì về vấn đề đỗ- trượt trong thi cử ngàynay?+ Có thể rút ra bài học gì về con đường thi cử, phấn đấu của bản thân?* Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu khái quát nội dung chính của văn bản Cha tôi và quan niệm về

vấn đề đỗ- trượt được đặt ra trong văn bản.Thân bài:

- Tóm lược nội dung câu chuyện và phân tích quan niệm đỗ trượt của thân phụĐặng Huy Trứ, chỉ rõ sự đặc biệt trong hành động thể hiện suy nghĩ, quan niệm kháclẽ thường:

+ Thấy con hai lần thi đỗ: Lẽ thông thường thì phải hạnh phúc, vui mừngnhưng người cha “ nước mắt ướt áo”, “rớt nước mắt” như gặp việc chẳng lành vì sợcon còn trẻ chưa có đức nghiệp gì mà sớm đỗ đạt, thành công dễ dàng nên dễ sinhkiêu căng, tự mãn, “ếch ngồi đáy giếng”, coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy,hoạ đã sẵn chờ.

Trang 12

- Suy nghĩ về chuyện đỗ- trượt trong thi cử ngày nay:

+ Đỗ cao trong thi cử khi còn ít tuổi được xem là biểu hiện của tài năng, thôngminh, thành đạt, là hạnh phúc của bản thân, gia đình, niềm tự hào của dòng họ…

+ Ngược lại việc thi trượt là nỗi buồn, là sự bất hạnh, không may mắn…

- Triết lí về việc đỗ trượt trong thi - cử của Đặng Dịch Trai đã gợi cho ta nhiều bàihọc quý báu:

+ Trong thi cử, đỗ hay trượt là điều bình thường, khi có thi thì cũng có chuyệnđỗ và trượt, có nụ cười và nước mắt cũng như quy luật vận động của cuộc sống cóbiến động thăng trầm, khó khăn và thuận lợi, thành công và thất bại, khổ đau và hạnhphúc… Không nên coi đó là chuyện sinh tử nhưng cũng không được xem thường.

+ Đừng thấy chuyện thành đạt dễ dàng mà tự mãn, tự bằng lòng với chínhmình, để rồi lại thất bại Mọi sự thành đạt trong cuộc sống đều phải là kết quả của sựcố gắng không mệt mỏi.

+ Khi thi trượt, thất bại trong cuộc sống cũng không nên bi quan, chán nảntuyệt vọng mà cần rút kinh nghiệm, vượt lên mặc cảm, vượt qua áp lực để tiếp tụckiên trì mục tiêu phấn đấu.

+ Thành công không tự mãn, thất bại không nản lòng Đó là bí quyết của thànhcông và hạnh phúc.

Kết bài:

Mỗi người nên có quan niệm đúng đắn về chuyện thi cử, đỗ- trượt và rộng hơn,cần có cách nhìn đúng về thành công và thất bại trong cuộc sống Cần nỗ lực phấnđấu trong học tập, lao động để vượt qua những cuộc thi của trường đời Câu chuyệncủa người xưa đến nay vẫn còn ý nghĩa.

Ví dụ 2: Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu trong Xuất dương lưu biệt có

ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của lớp trẻ ngày nay?Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận.

Thân bài:

1 Quan niệm về chí làm trai thể hiện trong bài thơ:

Trang 13

- Nam nhi chí là một quan niệm nhân sinh tích cực thời phong kiến, thể hiện ý

thức của cái tôi tự nhiệm, gánh vác trọng trách, sứ mạng với cuộc đời

- Phan Bội Châu khẳng định đã sinh ra làm trai thì phải làm được điều “hi kì”,điều phi thường, kiệt xuất Đó là phải ghi dấu ấn cá nhân vào càn khôn vũ trụ, phảichủ động xoay chuyển trời đất chứ không để trời đất xoay chuyển; phải ghi dấu ấncủa mình vào thời gian lịch sử vĩnh hằng, vào cõi nhân sinh; phải có cái nhìn đúngđắn với nền học vấn đã lỗi thời; từ nhận thức phải chuyển thành hành động thiết thực,cụ thể ( vượt biển Đông du tìm đường cứu nước….)

- Đây là một quan niệm sống nhập thế tích cực của một chí sĩ cách mạng hồiđầu thế kỉ XX, thể hiện ý thức cá nhân sâu sắc, khẳng định một cách sống chói lọi, cóích cho dân cho nước, có ý nghĩa sâu sắc, mang tầm vóc thời đại.

2 Bàn luận vấn đề:

Quan niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với lớp trẻ hiện nay? Những biểu

hiện cụ thể của nó như thế nào? Quan niệm này có phải chỉ đúng với nam giớikhông?

- Đối với lớp trẻ hiện nay, quan niệm sống này vẫn còn nguyên giá trị tích cực,nó cổ vũ một lối sống có lí tưởng cao đẹp, đầy bản lĩnh, khát khao khẳng định mìnhbằng tài năng, phẩm cách, bằng những cống hiến cho cộng đồng xã hội, cho quêhương đất nước; dám nhìn thẳng vào những yếu kém khuyết điểm, dũng cảm đấutranh với những cái cũ kĩ, lỗi thời, mạnh dạn tiếp cận cái mới, bứt phá để đạt tớithành công…

( Nêu những biểu hiện của lối sống đẹp này qua các dẫn chứng cụ thể.)

- Ngày nay, quan niệm này không chỉ đúng với riêng nam giới mà dành cho tấtcả mọi người Nó khiến cho con người sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, bản lĩnh hơn… 3 Bài học nhận thức và hành động:

Bài học nào cho bản thân được rút ra từ quan niệm đó?

- Sống đẹp, sống có ích, có cá tính.

Trang 14

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.

Ví dụ 3: Từ các tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải và Chiếc thuyền ngoài

xa của Nguyễn Minh Châu, bàn về vai trò của gia đình trong đời sống của mỗi con

người.* Tìm ý:

- Vấn đề gia đình được thể hiện như thế nào trong hai tác phẩm?

- Gia đình có vai trò như thế nào với cuộc đời của mỗi con người? Những biểuhiện cụ thể? Vì sao cần phải vun đắp, bảo vệ nuôi dưỡng gia đình?

- Mỗi người cần phải làm gì để gìn giữ, phát huy vai trò, truyền thống giađình?

* Dàn ý:

Mở bài: Nêu vấn đề vai trò của gia đình đối với mỗi con người.

Thân bài:

1 Vấn đề gia đình được thể hiện trong hai tác phẩm:

- Tác phẩm Một người Hà Nội: đề cao vai trò của truyền thống và nền nếp, gia

phong qua câu chuyện về một gia đình Hà Nội (gia đình bà Hiền), qua việc dạy dỗcon cái, xây dựng nếp nhà và nếp người của nhân vật bà Hiền.

- Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: qua câu chuyện của một gia đình hàng chài

với những số phận bất hạnh sống cuộc đời lam lũ, nghèo đói, thất học, bế tắc…, tácgiả trực tiếp cảnh báo vấn đề bạo hành trong gia đình đã gây ra hậu quả xấu, tạo nênnỗi đau trong tâm hồn các thành viên (sự tổn thương trong tâm hồn người vợ, nhữngđứa con, sự hằn thù của đứa trẻ (thằng Phác) với bố mình…).

- Cả hai tác phẩm qua những câu chuyện khác nhau cùng đặt ra vấn đề vai tròcủa gia đình và ý nghĩa của nó đối với những buồn vui, ấm lạnh của mỗi cuộc đời, sốphận; ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần, tư tưởng, sự phát triển và hoànthiện nhân cách của mỗi con người.

2 Suy nghĩ về vai trò của gia đình trong đời sống của mỗi người.

- Gia đình là mái ấm để yêu thương, để con người sống và trưởng thành.

Trang 15

+ Gia đình là mái ấm, nơi dành tặng những yêu thương, là nơi ông bà, bố mẹ,anh chị em gắn bó, chở che, quan tâm chăm sóc, nâng đỡ cuộc đời, là “bến đỗ” bìnhyên trong tâm hồn mỗi con người trước mọi biến động thăng trầm của cuộc sống Vìvậy, mỗi người luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ mái ấm của mình

- Gia đình có vai trò và tác động rất lớn trong việc hình thành nhân cách mỗi người + Gia đình với truyền thống tốt đẹp, nề nếp gia phong là môi trường lành mạnhảnh hưởng đến nhân cách của con người Sự tiếp nối văn hoá qua các thế hệ trong giađình vừa là nền tảng vừa là hành trang để con người bước vào đời với tâm thế vữngvàng, gìn giữ, vun đắp những giá trị truyền thống, có ý thức hoàn thiện nhân cách.

+ Ngược lại, một gia đình không có nề nếp gia phong, thiếu hạnh phúc sẽ tạora những hậu quả xấu trong việc giáo dục con cái (Có những gia đình, đời sống vậtchất quá khó khăn, các thành viên bị gánh nặng áo cơm ghì sát đất, những khổ sởnhọc nhằn làm chai sạn tâm hồn khiến họ trở nên vô tâm, tàn nhẫn, đánh mất lòngyêu thương với chính những người thân của mình; cũng có khi các thành viên tronggia đình mải lo kiếm sống mà quên đi trách nhiệm, sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóclẫn nhau Có những gia đình, người lớn sống không gương mẫu, không có tráchnhiệm với con cái khiến cho con cái mất lòng tin, chán nản, tổn thương tâm hồn sinhra bướng bỉnh, sống bất cần, hư hỏng…)

- Gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc là xây dựngxã hội phát triển văn minh

3 Liên hệ bản thân- Bài học

- Việc giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình là trách nhiệm, tình cảm, thể hiện trongnhận thức và những hành động cụ thể, thiết thực của mỗi người trong suốt hành trìnhcuộc đời.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Trang 16

- Thông thường khi cho dạng đề này người ra đề sẽ chọn những văn bản ngắn,có thể là một câu chuyện với dung lượng khoảng nửa trang giấy, một bài thơ (đoạnthơ) rất giàu ý nghĩa…

- Đây là dạng đề dành cho học sinh khá giỏi, kích thích được những suy nghĩsáng tạo độc đáo của người viết; khó nhưng hay, có độ mở, kết hợp kiểm tra đượcnăng lực đọc- hiểu, cảm thụ văn học và năng lực nghị luận về một vấn đề xã hội củahọc sinh Vì chưa được học nên học sinh sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việchiểu và tìm ra ý nghĩa tư tưởng của văn bản

- Cách làm cũng tương tự các bước đã nêu ở dạng đề nghị luận về một vấn đềxã hội trong một tác phẩm đã học trong chương trình Nếu đề không cho sẵn vấn đềnghị luận thì học sinh cần đọc- hiểu văn bản, nêu và phân tích để rút ra ý nghĩa củavấn đề rồi luận bàn, kiến giải, phát biểu những suy nghĩ của mình

+ Trước tiên, học sinh cần đọc kĩ văn bản Việc đọc kĩ văn bản là một yêu cầuquan trọng giúp học sinh cảm thụ được tinh thần chung của nội dung từ đó có cơ sởxác định đúng vấn đề nghị luận Học sinh cần lưu ý đến các yếu tố như thông tin vềnguồn trích dẫn, nhan đề của văn bản vì đó cũng là những gợi dẫn có giá trị.

+ Sau đó, là bước phân tích để tìm ra nội dung tư tưởng, ý nghĩa của văn bảnvà khoanh vùng trọng tâm vấn đề cần nghị luận Theo lí thuyết tiếp nhận, mỗi họcsinh có thể hiểu ý nghĩa của văn bản theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên hiểu theocách nào cũng cần có lí và có sức thuyết phục Mỗi văn bản, nhất là những câuchuyện ngắn thường rất giàu ý nghĩa, nêu lên nhiều bài học nhưng thường có một ýnghĩa chủ đạo (ý nghĩa chính) Đó là ý nghĩa chung mà ai đọc cũng cảm nhận và hiểunhư thế và đây chính là cái đích cần đạt được khi xác định vấn đề nghị luận (Chẳng

hạn, với văn bản Các dấu chấm câu, ý nghĩa chính được hiểu đó là vấn đề cách sống

và ý nghĩa sự tồn tại của mỗi con người trong cuộc đời Nếu con người sống quá đơnđiệu, thờ ơ vô cảm với mọi thứ xung quanh, không tư duy, không học hỏi, khôngsáng tạo, sống không bản lĩnh,… thì cuối cùng chỉ là một cuộc đời vô ích, vô nghĩa,

một cuộc đời thừa Giá trị, ý nghĩa cuộc đời của mỗi người phụ thuộc vào sự lựa

Trang 17

+ Học sinh cần chú ý đến diễn biến của câu chuyện, các sự kiện, chi tiết, hànhđộng, ngôn ngữ, suy nghĩ của các nhân vật, những “bước ngoặt” trong mạch truyện,đặc biệt là kết thúc truyện vì đó là những gợi mở hết sức quan trọng trong việc tìm raý nghĩa chính của văn bản Với văn bản thơ, cần chú ý đến ý nghĩa của từ ngữ, hìnhảnh, cách diễn đạt để giải mã nội dung.

+ Sau khi đã xác định được vấn đề nghị luận, tuỳ thuộc vào đối tượng, phạm vivấn đề nghị luận mà học sinh triển khai phần tiếp theo của bài viết một cách linh hoạtvà thuyết phục bởi không có một công thức cố định nào cho bước này.

Ví dụ 1:

Chuyện con mèo dạy hải âu bay của nhà văn Chi-lê Luis Sepúlveda kể về một

câu chuyện đại ý như sau:

Có một cô hải âu tên là Kengal bị nhấn chìm trong váng dầu- thứ chất thảinguy hiểm mà những con người xấu xa bí mật đổ ra đại dương Với nỗ lực đầy tuyệtvọng, cô bay vào bến cảng Hamburg và rơi xuống ban công của một con mèo mun tođùng, mập ú Zorba Trong phút cuối cuộc đời, cô sinh ra một quả trứng và con mèomun hứa với cô sẽ thực hiện ba lời hứa chừng như khơng tưởng với lồi mèo:

- Khơng ăn quả trứng.

- Chăm sóc cho tới khi nó nở.- Dạy cho con hải âu bay.

Lời hứa của một con mèo cũng là trách nhiệm của toàn bộ mèo trên bến cảng.Bởi vậy, bè bạn của Zorba bao gồm ngài mèo Đại Tá đầy uy tín, mèo Secretarionhanh nhảu, mèo Einstein uyên bác, mèo Bốn Biển đầy kinh nghiệm đã chung sứcgiúp nó hoàn thành trách nhiệm Tuy nhiên, việc chăm sóc, dạy dỗ một con hải âuđâu phải chuyện đùa, có hàng trăm rắc rối nảy sinh và cần có những kế hoạch đầylinh hoạt được bàn bạc kĩ càng Và loài mèo đã thành công với nhiệm vụ đó.

Trang 18

điều đáng để tự hào: Chúng ta học được cách trân trọng, yêu mến và yêu thương mộtkẻ không giống chúng ta”.

Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu chuyện và lời nói của chú mèo Zorba?1 Trước hết, phân tích để rút ra ý nghĩa của câu chuyện:

- Nội dung của câu chuyện nói về vấn đề gì? Được biểu hiện như thế nào?

(Câu chuyện nói về tình yêu thương vượt biên giới, vượt qua những khoảng cách củacác chú mèo ở bến cảng Hamburg đối với một chú chim hải âu mồ côi mẹ đã giúp họcó được sức mạnh phi thường, nhẫn nại vượt qua khó khăn để làm được một việctưởng chừng khơng tưởng với lồi mèo: không ăn trứng hải âu, nuôi chú hải âu lớn vàdạy hải âu bay.)

- Câu nói của chú mèo Zorba trong câu chuyện với chú chim hải âu có ý nghĩagì? (+ Yêu thương một người khác mình thật không dễ nhưng không phải là không

làm được, nếu ta có tình yêu thương thật sự vô tư, lòng hào hiệp, sự thành tâm vàniềm tin vững chắc

+ Yêu thương không có nghĩa là trói buộc, gò ép người ta sống như mình muốnmà để người ta sống đúng với bản chất, được phát huy giá trị thực sự của mình )

- Câu chuyện hư cấu nhưng lại đánh thức ở con người những suy nghĩ sâu sắcvề ý nghĩa của tình yêu thương: không chỉ yêu thương đồng loại mà cao hơn là yêuthương những người khác mình, thậm chí có thể là người không cùng lí tưởng, đốilập với mình.

2 Sau khi xác định được vấn đề nghị luận là tình yêu thương, nêu suy nghĩ, bàn luậnvề vấn đề:

- Thế nào là tình yêu thương? (Là tình cảm cao thượng, tốt đẹp mà con người

dành cho nhau, đùm bọc, quan tâm đến nhau khi hoạn nạn, chia sẻ vui buồn )

- Thế nào là yêu thương những người không giống mình? (Là tình cảm giữa

người với người một cách vô điều kiện, vượt qua mọi rào cản, hận thù, không có sựphân biệt thân sơ, sang hèn, sắc tộc, tôn giáo, quan điểm )

- Cơ sở nào tạo nên tình yêu thương? (Tình yêu thương xuất phát từ trái tim,

Trang 19

- Tình yêu thương có những biểu hiện như thế nào? (Sự quan tâm, sẻ chia giúp

đỡ trước những thăng trầm của cuộc sống; sự bao dung, chở che cưu mang; tình cảmvị tha )

- Tác dụng của tình yêu thương? (Khiến cho con người xích lại gần nhau, nhân

lên những giá trị tốt đẹp; nâng cao phẩm cách con người, tạo nên sức mạnh tinh thầngiúp con người có thể làm nên những điều phi thường kì diệu, tạo lập môi trường xãhội nhân văn, nhân ái )

+ Phê phán những kẻ sống vô cảm, không có tình thương, sống vụ lợi, cá nhâních kỉ hoặc hằn thù, tôn thờ vật chất, hưởng thụ thực dụng.

- Làm thế nào để nhân lên yêu thương trong cuộc sống? (Mỗi người cần nhận

thức được sống phải biết yêu thương sẻ chia, sống bao dung nhân ái, không chỉ yêuthương những người giống mình, thân yêu gần gũi mà phải yêu thương cả nhữngngười khác mình )

Ví dụ 2 : Dân gian Việt Nam có câu:

Không có mợ thì chợ vẫn đông,Mợ đi lấy chồng thì chợ vẫn vui.

Nhà thơ Nga Evtushenkô lại viết:

Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đờiMỗi số phận chứa một phần lịch sửMỗi số phận riêng, dù rất nhỏ

Chẳng hành tinh nào sánh nổi được đâu.

(Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời- Bằng Việt dịch).

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong hai trích dẫn trên.1 Giải thích và rút ra vấn đề nghị luận từ hai văn bản trích dẫn:

Hai văn bản có nội dung gì? Đề cập đến vấn đề nào?

Trang 20

- Chẳng có ai tẻ nhạt… sánh nổi đâu: mỗi cá nhân là duy nhất, mang trong nómột phần đặc tính, lịch sử phát triển của cả cộng đồng Mỗi cá nhân dù nhỏ bé nhưnglà một giá trị riêng góp phần làm nên sự đa dạng, thúc đẩy xã hội phát triển.

- Tác giả dân gian Việt Nam và nhà thơ Nga Evtushenkô đã đặt ra vấn đề mangý nghĩa triết học về sự tồn tại của mỗi cá nhân con người, mối quan hệ giữa cá nhânvà xã hội.)

2 Lí giải- Bàn luận:

- Hai quan niệm có mối quan hệ với nhau như thế nào? (Tương phản, đối lập hay bổsung?) ( Hai quan niệm tưởng mâu thuẫn nhưng thực ra lại phản ánh hai mặt của một

vấn đề: mỗi cá nhân con người là vô cùng nhỏ bé, thiếu một cá nhân thì xã hội vẫntồn tại và phát triển bình thường nhưng chính mỗi con người bé nhỏ lại góp phần tạonên sự phong phú đa dạng, thúc đẩy sự phát triển của xã hội).

- Quan niệm như thế đúng hay sai? Tại sao? (Cả hai quan niệm đều có cơ sở thực tế,

có những khía cạnh đúng Bởi vì:

+ Xã hội hợp thành từ hàng triệu triệu con người, thiếu đi một cá thể thì sẽ cóngười khác điền vào vị trí thiếu hụt đó, xã hội vẫn hoạt động, phát triển bình thường;sự tác động của mỗi cá nhân đến đời sống xã hội là rất nhỏ.

+ Mỗi con người là một cá thể độc đáo, không lặp lại, mỗi cá nhân có nhâncách độc lập duy nhất không thể thay thế, là một thế giới bí ẩn chứa đựng những giátrị người to lớn với hiểu biết, trí tuệ, tài năng, tâm hồn… Cá nhân gia nhập vào tậpthể xã hội như là bộ phận của cái toàn thể, thể hiện bản sắc của mình thông qua hoạtđộng tập thể, trong các mối quan hệ xã hội nhưng khơng "hồ tan" vào tập thể

- Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau:+ Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân đượcthực hiện Cá nhân chỉ được hình thành, phát triển, giá trị được khẳng định trong cácmối quan hệ xã hội, trong tập thể (gia đình, giai cấp, dân tộc, nhân loại )

Trang 21

3 Bài học nhận thức.

- Nhận thức, bài học nào được rút ra từ vấn đề đó?

( + Cộng đồng xã hội, việc quốc gia đại sự rất quan trọng nhưng số phận cánhân cũng không phải không quan trọng

+ Quan tâm đến số phận cá nhân, tôn trọng giá trị, bản sắc, cá tính của mỗicon người, tăng cường tinh thần đoàn kết, hoà nhập gắn bó với cộng đồng, nỗ lựcđóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

+ Tránh lối sống cá nhân ích kỉ, thiếu hồ nhập cộng đồng, bệnh “ngơi sao”…)Ví dụ 3:

Trong căn nhà nhỏ ở vùng nọ có hai vợ chồng nọ đã luống tuổi Niềm vuichung của họ là cùng chăm sóc một vườn dưa chuột xanh tốt sau nhà Ông cụ chămsóc vườn dưa rất cẩn thận, hết dậy sớm tưới nước lại bỏ công bắt sâu, nhổ cỏ.Những trái dưa chuột ngon nhất sẽ được hái để bà cụ muối dưa - bởi đó là thói quencủa bà từ rất lâu Khi vụ thu hoạch dưa đã hết, ông cụ lại nghiên cứu các bản danhsách hạt giống để đặt mua loại tốt nhất Bà cụ tìm đọc các sách nấu ăn để học hỏithêm những bí quyết làm dưa chuột muối Trong mắt mọi người, họ là một cặp vợchồng hạnh phúc.

Nhưng một ngày kia, ông cụ qua đời Tất cả con cái tụ họp bên mẹ và nói:- Chúng con biết mẹ rất thích làm dưa chuột muối nên chúng con sẽ thay chatiếp tục mua hạt giống, trồng và chăm sóc dưa chuột cho mẹ.

Người mẹ mỉm cười:

- Cảm ơn các con, các con không cần trồng dưa nữa đâu Thật ra mẹ khôngthích ăn dưa muối nhưng vì bố các con thích trồng dưa chuột nên mẹ muối thôi.

Những người con ngỡ ngàng vì trước khi cha mất ông từng nói rằng ôngkhông hề thích trồng dưa chuột Ông làm điều đó chỉ vì bà thích trổ tài muối dưa màthôi.

Bằng những hiểu biết và trải nghiệm của mình, anh (chị) hãy bình luận về ýnghĩa của câu chuyện.

Trang 22

- Câu chuyện kể về nội dung gì? Có ý nghĩa như thế nào? Vấn đề đó có những khía

cạnh nào cần chú ý?

+ Câu chuyện kể về một đôi vợ chồng già đã gắn bó với nhau bằng một tìnhyêu đẹp và sâu sắc Họ đã sống vì nhau, thậm chí chấp nhận làm những điều mìnhkhông hề thích, đã hi sinh niềm vui cá nhân để đem lại niềm vui và hạnh phúc chongười khác Đó là vẻ đẹp cao cả của sự hi sinh.

+ Nhưng lời giải thích của người mẹ và sự vỡ lẽ của những đứa con còn chothấy một khía cạnh khác của vấn đề: Hai vợ chồng đó chưa thực sự chia sẻ suy nghĩ,sở thích với nhau, chưa hiểu nhau Họ chỉ biết sống vì người khác đến mức quên cảbản thân, làm những điều mình không thích trong suốt thời gian dài, thay vì tạo ranhững điều mới mẻ cho cuộc sống lại bị ràng buộc (một cách tự nguyện) với tráchnhiệm và hi sinh.

+ Câu chuyện gợi ta suy nghĩ về giá trị và ý nghĩa hai mặt của sự hi sinh.2 Bàn luận về ý nghĩa của câu chuyện.

- Thế nào là sự hi sinh? (Hi sinh là chịu mất mát, thiệt thòi lớn lao vì một điều

gì đó cao đẹp, ý nghĩa ).

- Những biểu hiện của sự hi sinh? (Hi sinh niềm vui, sở thích, hạnh phúc cá

nhân để đem lại niềm vui, hạnh phúc, điều tốt đẹp cho người khác; chấp nhận hi sinhsự sống, tính mạng vì lí tưởng cao đẹp; chịu đựng khó khăn thử thách, dấn thân vàonguy khó để đạt tới những giá trị cao đẹp )

- Cơ sở của sự hi sinh? (Xuất phát từ nhận thức đúng đắn và tình cảm nhân ái

trong tâm hồn, tinh thần tự nguyện vị tha )

- Ý nghĩa của sự hi sinh? ( Sự hi sinh thực sự có ý nghĩa khi nó đem lại niềm

vui cho người khác, có ích cho xã hội, làm cho mối quan hệ giữa con người trở nênlành mạnh, tốt đẹp, hoàn cảnh sống trở nên nhân văn, nhân đạo )

3 Bài học nhận thức.

- Bài học nhận thức và hành động được rút ra là gì ?

Trang 23

nghĩa Hi sinh là thước đo phẩm chất, cách ứng xử văn hoá của con người, vì thế,con người cần biết hi sinh, sống vị tha yêu thương.

+ Cần có sự thấu hiểu và nhận thức đúng để sự hi sinh không trở nên ràngbuộc, nặng nề, chịu đựng khiến con người đánh mất niềm vui, khát vọng, những cơhội sáng tạo, bứt phá trong cuộc sống.

+ Trong cuộc sống, bên cạnh việc tôn trọng niềm vui, sở thích của nhau, conngười cần phải biết chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm của bản thân để có sự thấu hiểuvà đồng cảm thực sự.

+ Biết sống vì người khác là điều cần thiết và đáng quý nhưng cũng đừng vìthế mà đánh mất niềm vui, cuộc sống của chính mình

C PHẦN KẾT LUẬN

Có thể thấy, dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm vănhọc là dạng đề mở, tạo ra nhiều khoảng trống sáng tạo, khơi mở, kích thích nhữnghướng tiếp cận và cách giải quyết vấn đề khác nhau cho học sinh, là dạng bài haynhưng khó Sẽ không có một công thức hay mô hình cố định nào cho dạng đề này chonên giáo viên cần trang bị những kĩ năng cơ bản xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu củakiểu bài để học sinh có thể vận dụng linh hoạt vào giải quyết các yêu cầu đa dạng củađề nghị luận

Trong việc dạy và học dạng bài nghị luận này, để đạt hiệu quả và chất lượngthực sự, người thầy đảm nhận vai trò định hướng cách làm, hướng giải quyết vấn đềnhưng học trò phải chủ động rèn luyện, vận dụng thực hành, linh hoạt sáng tạo thìmới có kết quả Tất nhiên, đó là cả một quá trình dài rèn luyện, tích luỹ, rút kinhnghiệm để hình thành kĩ năng thuần thục và điều đó cần có thời gian và niềm say mê,tâm huyết của cả thầy và trò.

Ngày đăng: 03/01/2016, 21:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w