HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VIII CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁ
Trang 1HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ VIII
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
Người thực hiện: Nguyễn Tấn Ái
Đơn vị: Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - tỉnh Quảng Nam.
Trang 2Quảng Nam, tháng 8 năm 2015
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
1.1 Sự cần thiết của kiểu bài nghị luận xã hội trong nhà trường:
Mọi hoạt động giáo dục đều hướng đến một mục đích lớn là giáo dục,đào tạo con người thành công dân ưu tú trong xã hội - khi mà người học thật
sự nhập cuộc vào cuộc sống lớn ngoài kia (nơi cuộc sống muôn màu từngđược thu nhỏ như một mô hình giản đơn ở nhà trường) Sự thành công của
sự nghiệp giáo dục, vì vậy, phần nào phụ thuộc vào tính tương thích của môhình giáo dục trong nhà trường và hiện thực cuộc sống vĩ đại nguyên khối
mà giáo dục hướng đến Xác định mục đích hướng đến cuộc sống để đào tạo
con người, Tổ chức UNESCO từng đề xướng ý tưởng: “ học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”.
Hướng đến nguyên lý và mục đích giáo dục ấy, phân môn làm văn vớikiểu bài nghị luận xã hội tỏ rõ tính tiên phong của nó trong việc rèn luyệncho người học tư duy khái quát các vấn đề xã hội và rèn luyện kỹ năng trìnhbày phát biểu các vấn đề xã hội nhằm hình thành một tư thế công dân chủđộng vừa tiếp thu vừa cải biến xây dựng những chuẩn mực xã hội trongtương lai
Nếu giáo dục là để hình thành nên con người xã hội thì nghị luận xã hộitrong nhà trường chính là chuẩn bị nền tảng để con người xã hội trong tươnglai là người học trở nên sắc sảo và cá tính, hiệu quả và hữu ích một cách tối
đa nhất
1.2 Sự cần thiết của kiểu nghị luận xã hội trong các kì thi:
Có thể còn nhiều tranh cãi, nhiều ý kiến chưa thống nhất về mục đích củatừng kỳ thi, song nhìn chung thi cử là để kiểm chứng chất lượng giáo dụcnhằm đánh giá công nhận chất lượng học tập, hiệu quả giáo dục tri thức vàphẩm chất công dân được dự báo qua quá trình học tập Vậy nên, để thẩmđịnh chất lượng công dân, tư thế và cả khuynh hướng tư tưởng của ngườicông dân trong xã hội tương lai, trắc nghiệm này cần được thực hiện thôngqua kiểu bài nghị luận xã hội và yêu cầu này đã được thực thi trong các kỳthi quan trọng ở môi trường giáo dục Việt Nam trong các kỳ thi quan trọng:tốt nghiệp THCS (trước đây), tuyển sinh vào lớp 10, THPT quốc gia Bảnthân sự xuất hiện có tính hệ thống và bắt buộc của kiểu bài nghị luận xã hộitrong cấu trúc đề thi đã nói lên sự cần thiết của kiểu bài này trong thẩm địnhđánh giá chất lượng giáo dục Có hiểu đúng mục đích thi cử, vị trí kiểu bàithi thì mới thẩm định hết tầm quan trọng của kiểu bài nghị luận xã hội trongthi cử hiện nay, mới dự báo được tương lai lâu dài của kiểu bài, mới xác
Trang 3định đúng đắn động cơ thái độ dạy và học kiểu bài nghị luận xã hội trongnhà trường phổ thông.
Người trình bày chuyên đề xin đưa ra một quan sát về phân bố giảng dạykiểu bài nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông qua một cấp học, cấpTHPT, cấp học có mối quan hệ trực tiếp đến kỳ thi lớn có tính bước ngoặttrong đời người học sinh Mặt bằng thống kê như sau:
Trong PPCT Ngữ văn cơ bản dùng cho cấp THPT có các bài liên quan
b.Về thực hành:
Bài viết số 1, số 2
Tổng số tiết học làm văn: 30 tiết
Trong PPCT Ngữ văn nâng cao dành cho cấp THPT có các bài liên quan
Trang 4a Về lí thuyết: Có các bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài vănNLXH; Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( về xã hội)
b.Về thực hành: Bài viết số 2, bài viết số 7
Tổng số tiết học làm văn: 35 tiết
Bài viết số 1, bài viết số 6, bài viết số 7
Tổng số tiết học làm văn: 40 tiết
Quan sát phân phối chương trình (cơ bản và nâng cao) người viết có cáckết luận sau:
- Số tiết dành cho NLXH và số tiết liên quan đến NLXH là hợp lí
- Điều chưa hợp lí có tính cục bộ là: Số tiết thực hành NLXH và phầnngữ liệu dùng cho NLXH còn quá ít, chưa đủ để đáp ứng yêu cầu tham khảo
Cụ thể:
+Ngữ văn 11 sách cơ bản tỉ lệ ngữ liệu NLXH trên tổng số ngữ liệu đượcdùng là 10/ 24 đơn vị ngữ liệu Số liệu này ở Ngữ văn 11 sách nâng cao là23/41 đơn vị ngữ liệu
+ Ngữ văn 12 tỉ lệ ngữ liệu NLXH trên tổng số ngữ liệu được dùng là7/46 đơn vị ngữ liệu Số liệu này ở Ngữ văn 12 sách nâng cao là 11/29 đơn
vị ngữ liệu
Từ thực tế quan sát cho phép có những kết luận sau:
a Lý luận dạy học làm văn trong nhà trường phổ thông cấp trung học đãchú trọng cung cấp những nguyên tắc cơ bản khi xử lý dàn ý cho từng kiểubài nghị luận xã hội (nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về mộthiện tượng đời sống )
b Lý luận dạy học cũng đã chú trọng cung cấp ngữ liệu vận dụng cho bàilàm văn nghị luận xã hội
c Sự cung cấp có tính định hướng về kiểu bài, cách xử lý, về ngữ liệutham khảo là cần thiết song còn chưa đủ, chưa đảm bảo so với nhu cầu thực
tế của người học: số tiết thực hành ít, người học thiếu tư liệu tham khảohoàn chỉnh như là một bài văn mẫu mà chỉ có những đoạn ngữ liệu ngắn,không hoàn chỉnh (trong khi số lượng bài mẫu có tính hoàn chỉnh, giải quyếtmột vấn đề trọn vẹn cho kiểu bài NLVH lại khá nhiều) Điều này giải thích
vì sao người học ít hứng thú với kiểu bài NLXH so với kiểu bài NLVH vàchất lượng bài viết ở kiểu bài NLXH cũng kém hơn so với chất lượng bàilàm học sinh ở kiểu bài NLVH
Trang 52.2 Lịch sử đề thi nghị luận xã hội trong truyền thống qua một số đề bàimẫu:
Trong truyền thống thi cử đã lâu và cả những năm gần đây, bài làm vănNLXH có tính bắt buộc và chiếm một tỷ lệ đáng kể về điểm số toàn bài thi,thông thường là 3 điểm NLXH /10 toàn bài
Xin lấy đề thi TNTH phổ thông năm 2012 phần NLXH làm mẫu để traođổi:
Câu 2 (3 điểm): Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức
trong đời sống xã hội.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
ý kiến trên
Đáp án và thang điểm:
a.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội Kết cấuchặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lý lẽ và dẫn chứng phảihợp lý; cần làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Tác hại của thói dối trá (0,50đ)
- Bài học nhận thức hành động:
+ Cần thấy sự nguy hại của thói dối trá; cần tu dưỡng rèn luyện bản thân
để có lối sống trung thực ( 0,50 đ)
Một vài ghi nhận qua quan sát đề thi:
- Thường ưu tiên kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Vấn đề đưa ra bàn luận độc lập, không liên quan đến nội dung nghị luậnvăn học
- Đòi hỏi độ hàm súc cao bởi sự giới hạn số từ trong một bài làm (khoảng
400 từ).
Trang 6- Có thể thấy chưa có sự tích hợp giữa nội dung NLXH và nội dungNLVH trong đề thi Mặt khác, do yêu cầu hàm súc nên việc đạt điểm tối đacho câu NLXH là rất khó và hiếm.
2.3 Có gì mới trong hướng ra đề nghị luận những năm gần đây và xuhướng sắp đến:
Xu thế chung theo hướng dạy học tích hợp, làm văn trong nhà trường sẽkhông phân tuyến rạch ròi thành bài làm NLVH và NLXH mà tích hợp, sẽtiến đến yêu cầu bài luận văn của người học sẽ là một tổng thể hoàn chỉnhnhư một phát biểu hoàn chỉnh của mình về các vấn đề đặt ra trong văn học
và trong cuộc sống Có lẽ điều này là một đổi mới so với cách thức kiểm tratruyền thống và cũng là tất yếu mang tính bản chất của học văn: văn họcluôn song hành cùng đời sống xã hội
Bản thân việc đổi mới phương pháp kiểm tra cũng như nội dung đề racòn là một vấn đề nghiên cứu lớn mang tầm vĩ mô, cần nhiều nhà khoa họctầm cỡ và uy tín tham gia - mà có lẽ trước hết là những thầy cô giáo đangtrực tiếp đứng lớp Họ là những nhà thi công với năng lực quan sát thực tế sẽcung cấp những dữ liệu cùng kinh nghiệm hữu ích cho những tổng côngtrình sư của ngành giáo dục Và đó cũng chính là nội dung nghiên cứu chủyếu của chuyên luận này
Trang 7PHẦN NỘI DUNG
1 Khái niệm NLXH: nhìn từ góc độ bài làm văn, nghị luận xã hội được hiểu là kiểu bài bàn bạc, tranh luận về một vấn đề xã hội
2 Khái niệm NLXH từ một vấn đề đặt ra trong tác phẩm:
Từ khái niệm NLXH có thể phát biểu NLXH từ một vấn đề đặt ra trongtác phẩm là ý kiến bàn bạc về các/một vấn đề về đạo đức, về triết lý, về tưtưởng, về hiện tượng xã hội được đề cập đến trong tác phẩm văn học
Nhận thức này nhắc ta chú ý đến các phương diện sau:
- Vấn đề đặt ra để làm đối tượng nghị luận luôn gắn liền với đời sống xãhội trong tác phẩm
- Để bàn bạc thấu đáo vấn đề đặt ra, đòi hỏi người bàn luận phải hiểu vềtác phẩm văn học, quá trình bàn luận về vấn đề xã hội không thoát ly với khíquyển văn học nảy sinh vấn đề
- Không đem nội dung văn học thay thế cho nội dung xã hội của tácphẩm
3 Phân loại và đề xuất những đề NLXH từ một vấn đề đặt ra trong tác phẩm:
Có thể phân loại các kiểu đề ra thành các định dạng sau:
a Loại nghị luận về một vấn đề văn học trong tác phẩm văn học, từ đóyêu cầu người học bàn luận về một quan điểm, một lý tưởng, một lối sốngxuất phát từ tác phẩm (đời sống nhân vật, nội dung tư tưởng của tác phẩm)
Ví dụ:
Đề 1: Từ truyện cười Tam đại con gà, anh/chị hãy bàn luận về ứng xử
đối với tri thức
Đề 2: Nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao đã ý thức rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích
kỷ Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.”
Anh chị hãy bàn luận về quan điểm trên
b Loại nêu một nhận định của tác giả về một tư tưởng đạo lý hay mộtvấn đề xã hội
Ví dụ:
Đề 3: Trong truyện ngắn Mùa lạc, nhà văn Nguyễn Khải đã tự sự: “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.
Anh chị hãy bàn luận về quan điểm trên
Trang 8Đề 4: Trong trường ca Mặt đường khát vọng, nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm tâm sự:
Em ơi em
Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
( Trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)
Từ gợi ý trên, hãy trình bày về vai trò và trách nhiệm của thanh niên đốivới đất nước
c.Loại bài kết hợp vừa bàn luận về một vấn đề văn học, lại vừa bànluận về các vấn đề xã hội nảy sinh trong tác phẩm
Ví dụ:
Đề 5: Phân tích nguyên nhân bi kịch mất nước của An Dương Vương
trong truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy Từ đó, hãy
bình luận về những nguyên nhân làm nên một đất nước hùng cường, thịnhvượng
Đề 6: Cảm nhận vẻ đẹp người mẹ trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu Từ đó, hãy suy nghĩ về thiên chức người mẹ.
d.Loại đề nghị bàn luận về một vấn đề xã hội trong một tác phẩm cóthể học sinh chưa được tiếp cận
Đề 7: Trong Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô, sau khi gặp
lại đôi bạn trẻ Ma-ry-uýt và Cô-dét, nhân vật Giăng-van-giăng đã ân cần trao
gửi: Trên đời chỉ có một điều ấy thôi, là thương yêu nhau.
Câu chuyện trên gợi cho anh chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa yêuthương và tha thứ?
Đề 8: Nhà thơ Trang Thế Hy có bài thơ Lời nói dối nhân ái như sau: Gió nói với chiếc lá úa
“Trong vòng tuần hoàn bất tận của chiếc lá
Màu vàng của mi trong khoảnh khắc này
Là sắc đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa thu tàn phai nhanh;
Đừng buồn, cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có cái phù du mới đẹp”.
Lá biết gió nói dối nhưng vẫn vui vẻ bay vèo theo gió.
“Chàng thấy nàng đẹp rồi chàng mới yêu
Anh thì ngược lại yêu em trước rồi sau mới biết rằng em đẹp”
Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng làm ửng hồng đôi
má cô vợ trẻ
Cô gái nói với ông già
“Bố đẹp lão quá, hồi còn trai chắc bố có số đào hoa”
Trang 9Ông già - héo queo như cây kiểng còi - uống lời nói dối cực kỳ khó tin của cô gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân.
Tiếc thay! Những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái.
Bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về sự ân hận trong lời nói?
4 Rèn luyện kỹ năng làm kiểu bài NLXH truyền thống:
Chuyên đề trở lại với kiểu bài NLXH truyền thống, thử nhận diệnnhững khó khăn chung khi giải quyết kiểu bài này và trình bày kinh nghiệmgiúp học trò tháo gỡ phần nào khó khăn Sở dĩ phải trở lại kiểu bài và cách
ra đề theo kiểu truyền thống vì nhận thấy giữa kiểu đề mới đang hướng đến
và kiểu đề truyền thống có một mối quan hệ thừa tiếp, chưa tháo gỡ nhữngkhó khăn khi giải quyết kiểu đề cũ thì đó cũng sẽ là khó khăn của kiểu đềmới Đồng thời những kinh nghiệm tựu thành từ giải quyết kiểu đề cũ cũng
sẽ là kinh nghiệm cần được vận dụng trong giải quyết kiểu đề mới
Những khó khăn chung khi làm kiểu bài NLXH mà học sinh gặp phảithường tập trung vào một vài khâu chính yếu:
Ví dụ:
Với đề bài Tuần lễ của người chăm có bảy ngày, tuần lễ của anh lười
có bảy ngày mai thì luận đề là ứng xử với thời gian.
Với đề bài Từ truyện cười Tam đại con gà, anh/chị hãy trình bày về ứng xử đối với tri thức thì luận đề là Tri thức thật.
Có thể cho học sinh luyện tập rút ra luận đề bằng hệ thống các câu hỏisau:
a Vấn đề đem ra bàn luận được tổ chức thành mấy vế (mấy mệnhđề)?
b Các vế cùng tập trung nói lên điều gì?
c Ý khái quát của đề ra là gì?
Trang 104.2 Rèn tập kỹ năng lập dàn ý bằng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi tìm ý:
Thao tác này cần được rèn tập một cách bền bỉ và lâu dài Học sinhphần lớn chưa có kinh nghiệm đặt câu hỏi cho một vấn đề nên những câu hỏiđặt ra thường trùng lặp, thiếu tính hệ thống Để khắc phục, có thể tiến hànhrèn tập theo 3 bước:
Bước 1: Cho hệ thống ý tương ứng với từng đề bài, yêu cầu học sinhđặt câu hỏi để tìm ý đã có
Bước 2: Cho hệ thống câu hỏi, đề nghị học sinh trả lời để tìm ý
Bước 3: Học sinh hoàn thành hai bước trên, thực hành thành bài vănhoàn chỉnh , rút kinh nghiệm qua bài mẫu của giáo viên
Bài tập áp dụng:
Bước 1:
Đề 1 : Bình luận về tác hại của tính tự ti và tự phụ
Với đề bài này, có thể gợi ý cho hs đặt câu hỏi tìm ý bằng hệ thống ýnhư sau:
I.Mở bài: (Mở bài ẩn)
II Thân bài:
Đề 2: Bình luận về lời phát biểu của Xi-xê-rông:
Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
Với đề bài này, có thể cho học sinh trả lời câu hỏi có trước để tìm hệthống ý như sau:
1.Vấn đề đặt ra là gì?
2 Đức hạnh là gì?
3 Tại sao nói mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động?
4 Có hành động không xuất phát từ đức hạnh không? Vậy ý nghĩaphản biện của câu nói là gi?
5 Bài học nhận thức rút ra là gì?
Bước 3: Học sinh hoàn thành bài viết (có thể tham khảo thêm tư liệu
về cùng vấn đề do thầy cô cung cấp)
Chẳng hạn:
Đề 1: Bình luận về tác hại của tự ti và tự phụ
1 Câu chuyện thứ nhất:
Trang 11Hạt thóc đi học phép lạ Khi thành tài, nó xuống núi hành hiệp Gặpcon gà, nó co cẳng chạy về mách cùng sư phụ Sư phụ phì cười: Với tài phépcủa con, con nay đã là con hổ rồi, đâu còn phải sợ gà nữa Hạt thóc vẫn lắcđầu nguầy nguậy: Nhưng con gà cứ nhất quyết bảo con là hạt thóc thì sao?
Hạt thóc mang mầm bệnh TỰ TI
Mẫu người tự ti luôn thấy mình yếu đuối, lo sợ sai lầm sẽ đến vớimình bất cứ lúc nào Bệnh sợ kém cỏi làm cho họ thật sự trở thành kém cỏi,
và luôn trở nên vô dụng bạc nhược trước mọi công việc
Có bao giờ đó là căn bệnh của bạn?
- Đi hát karaoke với bọn này đi
- Thôi, tôi hát không hay
- Họp mặt bạn bè nhé
- Thôi, tôi chẳng thành đạt gì, thêm hổ thẹn
- Bạn nhận hướng dẫn cuộc họp tối nay nhé
- Mọi người làm đi, tôi không quen nói trước đám đông
Không tự tin, không gắn mình vào với công việc thì bao giờ mới làngười của công việc? Tự ti thật là một thứ bệnh hoạn của tâm hồn, nó là thứtán dược mà ai vướng phải thì nội lực tiêu tan, trở thành một phế nhân
2 Câu chuyện thứ hai:
Con ễnh ương tự hào tiếng gào của mình vang xa hơn cả tiếng kêu củacon bò Nó chỉ phiền nỗi tầm vóc mình nhỏ bé Nó cố nín hơi gồng mình chobụng mỗi lúc một trương phình Hi vọng sẽ to hơn cả bò mộng Và nó vỡbụng chết, mắt trợn tròn tức tối
Một con ễnh TỰ PHỤ Chỉ bằng một chút khả năng đã vội thổi phồngmình lên đến phải phơi xác oan uổng
Người tự phụ luôn tự đánh giá mình cao quá khả năng có thực củamình, đến thành chủ quan, đến thành huyễn tưởng, rồi thảm bại không ngờ
3 Đúc kết:
Tự ti là không biết mình
Tự phụ là không biết người
Tự ti là căn bệnh của tâm hồn thì tự phụ là độc dược của trí não
Không tự ti mà cũng đừng tự phụ Biết mình mà cũng cần phải biếtngười
III.Sống để làm gì? Phải chăng là để tuyên ngôn và chứng thực sựhiện hữu có ích của chính bản thân mình?
Và trong cuộc chiến dài bằng trăm năm đời người ấy, ta cần chiêmnghiệm lời dạy của cổ nhân:
Tri bỉ tri ngã bách chiến bách thắng.
Đề 2:
Trang 12ĐỨC HẠNH VÀ HÀNH ĐỘNG
I Mọi phẩm chất của đức hành là ở trong hành động
Ta bắt đầu trao đổi về phẩm chất con người
Phẩm chất cao nhất của con người trong tự nhiên là trí tuệ
Mà phẩm chất người cao nhất trong xã hội con người là đức hạnh.Cũng như những giá trị phát kiến là thước đo phẩm chất trí tuệ conngười trong mối quan hệ với tự nhiên, đức hạnh - phẩm chất cao quí nhấtcủa con người trong xã hội - cũng cần có thước đo của nó
Và Xi xê rông phát biểu: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hànhđộng
II
1 Đức hạnh là gì? Là đạo đức, trí tuệ, tâm hồn?
Đúng, nhưng chưa đủ: Là trí tuệ, tâm hồn, đạo đức khi hướng đến cáithiện
2 Đức hạnh là cao quí, nên ai ai cũng ao ước đội cho mình vươngmiện cao quí đó, nhưng không phải vương miện nào cũng thật
Và sự thật là ở trong hành động
Đức hạnh là cội nguồn sinh ra những hành động đẹp
Phải từ tình yêu thì mới đem đến kết quả là sự hi sinh
Tình yêu thương càng sâu thẳm thì kết quả của yêu thương càng sâuthẳm, động lòng người, xé lòng trời
3 Và hành động là thực chứng cho sự hiện hữu của đức hạnh
Cơ chế điều khiển của hành động là lí trí, và cơ chế điều khiển củahành động đạo đức là đức hạnh
Lá lành đùm lá rách là từ tâm
Bầu ơi thương lấy bí cùng là đạo lí cội nguồn
Bát cơm, manh áo sẻ chia cho những mảnh đời cơ nhỡ là tâm hồn xótthương trăn trở với những cuộc đời chưa tròn trịa
4 Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
Phát biểu ấy không chỉ là kết luận thẩm định về giá trị của đức hạnh,
mà còn là phản biện với những đạo đức giả
Con người với bản chất người vốn ham thích vương miện: Khát làmhọc giả, khát làm vĩ nhân, khát làm người hiền, và khát làm nhà đạo đức Vì
lẽ đó, không phải mọi vương miện đều là sự thật
Hãy nhìn cây mà biết trái
Bởi sẽ có những loại cây chỉ cho đời toàn hoa điếc!
Lời nói yêu thương phải đi liền với đức vị tha
Sự ban cho phải đi đôi với tấm lòng không so đo toan tính
Và đức hạnh không bao giờ phải bị đặt lên bàn cân nặng nhẹ hơn thua
Trang 13Tay phải sẽ không nói với tay trái rằng tôi hơn anh trong ngày hômnay bởi tôi đã năm lần phát từ tâm bỏ vào hòm công quả.
Và phải thực tế trong hành động: Xây chín bức phù đồ và làm phướccho một người bạn chọn lối nào?
III.Hễ cây tốt thì sinh ra trái tốt
Sẽ là tội lỗi nếu cứ soi mói và nghi ngờ đạo hạnh của một con người.Nhưng sẽ là hời hợt nếu chỉ bị lí thuyết làm mù đi đôi mắt
Và sự thẩm định lại các giá trị đạo hạnh cũng cần thiết như chính sựcần thiết của đức hạnh ở cuộc đời nên phát biểu của Xi-xê-rông đã từ thời cổđại đến bây giờ vẫn tươi ròng giá trị:
Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
4.3 Rèn tập kỹ năng mở bài - kết bài:
Cần xác định những tiêu chí để mở bài hay kết bài được xem là tối ưunhằm giúp cho người học có ý thức rèn tập Có thể khái quát bằng các tiêuchí có tính phẩm chất sau: Đúng - cô đọng - hấp dẫn - hô ứng
- Mở bài: Giới thiệu dược vấn đề nghị luận, ngắn gọn, bất ngờ hấpdẫn
- Kết bài : Khái quát được vấn đề đã bàn luận Mở được cục diện mới
Hô ứng với mở bài
Bài tập áp dụng: Giáo viên cho học sinh tham khảo một trong nhữngcách mở bài, kết bài (của một đề văn cụ thể), yêu cầu học sinh chỉ ra điềunên làm và nên tránh và hướng vận dụng
Có lẽ người bộ hành kia đã không chịu bỏ cuộc, không nhắm mắt đểcòn kể lại với chúng ta rằng giữa một vùng sa mạc khô cằn vẫn có một bônghoa nở bên ghềnh đá Và sự sống là bất diệt
Kết bài:
Tôi cũng đã gặp những nhàu nhò đau khổ và bỏ cuộc Nhàu nhò đaukhổ hơn vì bỏ cuộc
Chen lẫn một xót xa, một đau lòng, một yêu thương và trách cứ
Rằng mệnh lệnh dành cho con người là phải Sống! Và sống bằng nghịlực của con người