Đề nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông được phân chia thành ba dạngchính: - Bàn về vấn đề tư tưởng đạo lý thông qua những nhận xét, phán đoán về tinhthần, tình cảm, tư tưởng, đạo
Trang 1ĐỀ TÀI RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
MỤC LỤC
Trang 2NỘI DUNG TRANG
2.1 Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học 7
2.2 Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học 8
2.3 Dạng đề nghị luận về nhiều vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học 9
3 Kỹ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 10
3.2.1 Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học 11
3.2.2 Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học 12
3.2.3 Dạng đề nghị luận về nhiều vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học 12
1 Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học 14
2 Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học 24
3 Dạng đề nghị luận về nhiều vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học 34
D PHỤ LỤC (Một số bài văn minh họa của học sinh) 53
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Nghị luận xã hội là một thể văn quan trọng hướng tới việc tìm hiểu, phân tích,bàn bạc về những vấn đề liên quan đến các mối quan hệ phức tạp của con người trongđời sống xã hội Việc làm văn nghị luận xã hội sẽ giúp mài sắc năng lực nhận thức vềcuộc sống, đồng thời giáo dục về tư tưởng đạo đức cho học sinh Học sinh trung họcphổ thông đã có những hiểu biết nhất định về các vấn đề xã hội nên khi được bày tỏ suynghĩ, chính kiến về các vấn đề này, các em thường rất hứng thú Đưa văn nghị luận xãhội vào chương trình Ngữ văn là một nỗ lực nhằm đổi mới bộ môn Ngữ văn theo hướngthiết thực, bám sát đời sống, phát huy năng lực tư duy, sáng tạo ở học sinh Từ năm học2006-2007, cùng với bộ Sách giáo khoa Ngữ văn mới, văn nghị luận xã hội đã được đưa
Trang 4vào giảng dạy trong chương trình Từ năm 2008 đến nay, nghị luận xã hội luôn xuấthiện trong các đề thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học, chọn học sinh giỏi và chiếm sốđiểm tương đối cao (với đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học là 3/10 điểm, với
đề thi chọn học sinh giỏi các cấp thường là 8/20 điểm)
Đề nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông được phân chia thành ba dạngchính:
- Bàn về vấn đề tư tưởng đạo lý thông qua những nhận xét, phán đoán về tinhthần, tình cảm, tư tưởng, đạo lý, lối sống;
- Bàn về hiện tượng, con người, sự việc có thật trong cuộc sống ở mọi phươngdiện, khía cạnh của nó;
- Bàn về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Trong ba dạng đề này, dạng thứ ba là dạng đề khó nhất, thách thức nhất, đòi hỏihọc sinh tổng hợp nhiều kiến thức, kỹ năng, tư duy nhất Dạng bài này khiến học sinh
dễ lẫn với bài nghị luận văn học vì buộc phải đi qua khâu tìm hiểu, phân tích tác phẩm
để xác định vấn đề cần nghị luận Nhưng nếu yêu cầu của nghị luận văn học là bàn bạc,phân tích để đánh giá những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản tác phẩm; thìyêu cầu của dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là nhằmrút ra và làm sáng tỏ vấn đề xã hội được đặt ra ở tác phẩm đó trước khi tiến hành nghịluận ở phần chính Vì thế, nếu khi làm bài nghị luận văn học, người viết cần cắt nghĩa,phẩm bình cái hay, cái đẹp của các yếu tố của văn bản như ngôn ngữ, hình tượng về cảhai phương diện nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật; thì khi làm bài nghị luận xãhội, người viết chỉ cần chú ý đến mặt nội dung, cụ thể là những tư tưởng, đạo lý, hiệntượng đời sống, những bài học cuộc sống quý giá… được tác giả gửi gắm qua tác phẩm
Có thể nói, đây là dạng đề đắc dụng trong công tác kiểm tra, tuyển lựa và bồidưỡng học sinh giỏi, góp phần mài sắc tư duy tổng hợp và kiến thức văn học, đặc biệt làkiến thức đời sống của học sinh Rèn luyện dạng đề này là một công tác vô cùng quantrọng và cần thiết để bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp
II Mục đích của đề tài
Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng đề thườngxuyên xuất hiện trong các đề thi chọn học sinh giỏi và có thể là trong các đề thi tuyểnsinh Đại học những năm tới; nhưng đôi khi, nó còn chưa được chú trọng trong nhàtrường THPT Vì vậy, với đề tài này, chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng
Trang 5cũng như đưa ra các kỹ năng cần thiết nhằm giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và triển khaidạng đề nghị luận vốn mang tính thử thách cao ngay cả với học sinh giỏi quốc gia này.
Thông qua việc rèn luyện kỹ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tácphẩm văn học, chúng tôi cũng muốn đòi hỏi ở học sinh năng lực tích hợp kiến thức, tưduy tổng hợp, khả năng phân tích, khái quát cụ thể Trên thực tế, năng lực văn học củahọc sinh biểu hiện chủ yếu ở ba phương diện: nhận thức (bao gồm các cấp độ: biết,hiểu, ứng dụng, phân tích tổng hợp, đánh giá) một hiện tượng, một sự kiện văn học, xãhội; qua đó bộc lộ cá tính, tình cảm, thái độ, quan niệm của người viết trước đối tượng
và vấn đề nêu trong đề bài; đồng thời biết trình bày rõ ràng trôi chảy những ý tưởng,tình cảm của mình Thực chất là học sinh thực hiện được ba yêu cầu về kiến thức, thái
độ và kĩ năng cụ thể Như vậy, năng lực văn học là năng lực tư duy, năng lực vận dụng
và sáng tạo Người học văn vừa phải có năng lực cảm thụ đọc hiểu văn bản vừa phải cókhả năng vận dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản Lúc này, người học phải xây dựngđược hệ thống luận điểm, biết cách tổ chức lập luận, lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt để làmbài văn
Theo định hướng phát triển năng lực, học sinh phải có khả năng và phương pháp
tự học, tự cảm thụ, tự phân tích, lí giải và đánh giá các hiện tượng, vấn đề văn học bằngnhững cảm nhận, ý kiến của riêng mình Vì vậy, dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt
ra trong tác phẩm văn học đã thể hiện rõ yêu cầu về phát triển năng lực, khuyến khíchnhững ý kiến cảm nhận riêng, mang đậm màu sắc cá nhân của học sinh, đề cao sự sángtạo, chống lối sao chép, lặp lại văn mẫu nhàm chán đơn điệu Dạng đề này thể hiệnđược định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đánh giá được cấp độ nhận thức vừatạo điều kiện để học sinh bộc lộ bản thân (cả về kiến thức, tri thức lẫn kĩ năng diễn đạt,làm văn)
Trang 7suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận Như vậy, làm văn nghị luận là một
cơ hội để học sinh bộc lộ được rõ nét nhất, tập trung nhất vốn hiểu biết về nhiều mặtcùng những phẩm chất và năng lực của mình, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo, nănglực hoạt động ngôn ngữ
Dựa vào phạm vi vấn đề được bàn bạc trong bài văn, có thể phân loại hai dạngbài văn nghị luận: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội
1.2 Nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội là một dạng bài trong văn nghị luận, dùng lí lẽ và dẫn chứng đểbàn bạc về một vấn đề xã hội nhằm thể hiện quan điểm, tư tưởng, lập trường của ngườiviết Nghị luận xã hội không chỉ mang những đặc điểm chung của văn nghị luận mà còn
có những đặc trưng riêng Trước hết, đề tài của dạng bài nghị luận xã hội hết sức rộng
mở gắn liền với đời sống thực tiễn phong phú đa diện đa chiều Nó gồm tất cả nhữngvấn đề về tư tưởng, đạo lí, lối sống, quan niệm sống hay một hiện tượng tích cực hoặctiêu cực đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày Bên cạnh đó, có thể nói, nghị luận xãhội là dạng bài văn ghi đậm dấu ấn cá nhân của người viết nhất Trước các vấn đề xãhội, người viết có quyền bộc lộ thẳng thắn suy nghĩ, quan điểm của mình, có quyềnđồng tình hoặc không đồng tình, bảo vệ quan điểm của mình hoặc phản bác những ýkiến đi ngược lại với nhận thức của bản thân
Văn nghị luận xã hội được phân loại thành các dạng sau: nghị luận về hiện tượngđời sống, nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tácphẩm văn học
1.3 Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một dạng bài củanghị luận xã hội, cũng là dạng bài khó nhất Ở dạng bài này, học sinh bày tỏ suy nghĩquan điểm của mình về một vấn dề xã hội, nhưng vấn đề đó lại được rút ra từ ý nghĩacủa tác phẩm văn học Tác phẩm văn học được đưa ra trong đề bài dạng này thường từhai nguồn: các tác phẩm văn học đã được học trong chương trình hoặc các mẩu chuyệnnhỏ, những văn bản ngắn gọn học sinh chưa được học nhưng tương đối dễ tiếp nhận và
có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, chuyển tải những bài học cuộc sống quý giá
Dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học đòi hỏi ở họcsinh kĩ năng tổng hợp: đọc hiểu văn bản văn học, phát hiện vấn đề nghị luận, sử dụng
Trang 8nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận để bàn bạc về vấn đề Do đó, đây là dạng bàithường được sử dụng để đánh giá năng lực của học sinh khá giỏi.
Đề thi của Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An trong kì thi chọn đội tuyển dự thi
Học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 năm học 2010-2011, câu 1 như sau:
và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày con không hề nổi giận với ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào”.
Ngày lại ngày trôi qua, đến một hôm cậu bé vui mừng tìm cha và hãnh diện báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa Cha cậu liền đến bên hàng rào, nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào đi Hàng rào đã không còn như xưa nữa rồi Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi ”
(Lược thuật theo Mai Văn Khôi trong Quà tặng của cuộc sống,
NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2003)
Suy ngẫm của anh/chị từ câu chuyện trên?
Cũng nhằm lựa chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh, câu 1 trong đề thi của Sở giáo dục vàđào tạo tỉnh Bắc Giang môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2012-2013, là:
Hai biển hồ
Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ… Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Trang 9Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ
và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Theo anh/chị, bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện trên là gì?
Còn trong đề thi của Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương trong kì thi chọn Họcsinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2013-2014, câu 1 cũng thuộc dạng đề này:
Câu chuyện của hai hạt mầm
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên
Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.
Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
- Tôi sợ lắm Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết
sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
(Thảo Nguyên, Nguồn: Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị -
First News và NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành)
Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên?
Trong kì thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn năm 2010, câu hỏi nghị luận xãhội cũng đã trích một phần ghi chép của nhà văn Nguyễn Minh Châu và yêu cầu thí
Trang 10sinh bàn luận về lòng nhân ái và sự vô cảm của con người trong cuộc sống Phần vănbản được trích thực chất là câu chuyện về người đàn bà lạc mất con ở ga Hàng Cỏ Do
đó có thể xem đề thi này là dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩmvăn học Như vậy, qua khảo sát của chúng tôi, dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ratrong tác phẩm văn học là một dạng đề được sử dụng khá thường xuyên để đánh giánăng lực của học sinh giỏi môn Ngữ văn
2 Các dạng đề
2.1 Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học
Trong chương trình THPT, học sinh đã được học về kiểu đề nghị luận xã hội vềmột tư tưởng đạo lí Trong các đề bài thuộc kiểu đề này, vấn đề tư tưởng đạo lí có thể
được nêu trực tiếp (Ví dụ: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng dũng cảm) hoặc được thể hiện qua một câu danh ngôn/câu tục ngữ, thành ngữ/câu thơ, câu hát… (Ví dụ: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”) Các vấn đề tư
tưởng, đạo lí đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao màchỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gần gũi với đời sống hàng ngày củacác em học sinh Kiểu đề này tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ chính kiến của mình
về quan niệm sống, về các vấn đề đạo đức… để từ đó hướng đến việc bồi đắp nhân cáchcho thế hệ trẻ
Các tác phẩm văn học với chức năng giáo dục cũng thường hướng đến việc thểhiện một bài học nhân sinh, một thông điệp về lối sống của con người Trong quá trìnhđọc hiểu tác phẩm văn học, học sinh không chỉ tiếp nhận nội dung, cái hay cái đẹp củabản thân tác phẩm mà còn có thể có những suy ngẫm sâu sắc về vấn đề tư tưởng đạo líđược đặt ra trong đó Do đó, đối với học sinh THPT đặc biệt là học sinh giỏi văn, cầnbồi dưỡng dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí rút ra từ một tác phẩm vănhọc Dạng đề này giúp học sinh “kết nối” tác phẩm nghệ thụât với những vấn đề cuộcsống, vừa bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học vừa định hướng tư tưởng, đạo lý đúngđắn cho học sinh
Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí trong tác phẩm văn học không xuấthiện trong các kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học (trước đây) cũng như kì thiTHPT Quốc gia năm 2015 Bởi lẽ đây là dạng đề tổng hợp tương đối khó, chủ yếu dànhcho đối tượng học sinh giỏi Các tác phẩm được sử dụng trong dạng đề này có thể là cáctác phẩm đã học trong chương trình nhưng cũng có thể là các truyện ngụ ngôn, truyện
Trang 11cực ngắn, truyện ngắn… học sinh lần đầu tiên tiếp cận Theo tìm hiểu của chúng tôi,dạng đề nghị luận một tư tưởng đạo lí trong tác phẩm văn học thường xuất hiện trongcác đề thi chọn học sinh giỏi của các tỉnh Do đó, việc rèn luyện kĩ năng làm dạng đềnày là rất cần thiết
Tuy nhiên đây cũng là một nhiệm vụ rất khó khăn Bởi vì, đây là dạng đề mở chủyếu dành cho đối tượng học sinh giỏi Khi làm dạng bài này, các em bày tỏ suy nghĩriêng của mình theo nhiều hướng khác nhau Nhưng để làm tốt điều đó, học sinh cầnnắm chắc các kĩ năng cơ bản khi tìm hiểu đề, tìm ý, xây dựng dàn ý, huy động vốn kiếnthức… Học sinh cũng cần nắm chắc kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởngđạo lí để kết hợp với kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học để hoàn thành tốt dạng bài này
2.2 Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ratrong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiềungười Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê
Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống đặt ra trong tác phẩm văn học làdạng bài nghị luận trình bày quan điểm tư tưởng của người viết về hiện tượng đời sốngrút ra từ tác phẩm văn học Đó có thể là tác phẩm văn học trong chương trình hoặc tácphẩm ngoài chương trình nhưng đều là những văn bản nghệ thuật có ý nghĩa nhân sinhsâu sắc Dạng bài này yêu cầu học sinh phải có năng lực đọc hiểu văn bản, năng lựccảm thụ tác phẩm và năng lực bàn luận đánh giá về một vấn đề xã hội Học sinh cầnhuy động cả kiến thức về tác phẩm và kiến thức về xã hội đời sống Tuy nhiên cần xácđịnh đây là dạng đề nghị luận xã hội chứ không phải là nghị luận văn học Vấn đề trongtác phẩm chỉ là duyên cớ nhằm khơi gợi suy nghĩ về một hiện tượng đời sống nào đó
Do đó học sinh cần có kĩ năng nhận định đề chính xác, tránh nhầm lẫn với các kiểu bàinghị luận khác
Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống đặt ra trong tác phẩm văn họcthường gồm hai phần: phần thứ nhất nêu một hoặc nhiều tác phẩm, hoặc trích dẫn mộtphần văn bản tác phẩm Phần thứ hai là câu lệnh yêu cầu suy nghĩ về hiện tượng hoặcvấn đề rút ra từ tác phẩm đã nêu Học sinh có thể nhận diện dạng đề này qua những cấu
trúc quen thuộc: Từ tác phẩm/đoạn trích… suy nghĩ về vấn đề/hiện tượng…; Ý nghĩa thời sự trong tác phẩm…; Suy ngẫm về vấn đề/hiện tượng đặt ra trong tác phẩm… Hiện
tượng đời sống rút ra trong tác phẩm văn học có thể được nêu trực tiếp trong câu lệnh
Trang 12(ví dụ đề 1, đề 2, đề 3, đề 4, đề 7 trong phần đề minh họa) hoặc không nêu cụ thể (ví dụ
đề 5, đề 6, đề 8 trong phần đề minh họa); tuy nhiên học sinh có thể nhận diện qua các từ
khóa như vấn đề, hiện tượng, ý nghĩa thời sự… (khác với dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học, từ khóa thường là ý nghĩa, bài học cuộc sống) Đây
thực sự là một dạng đề khó, người giáo viên vừa phải rèn năng lực cảm thụ để học sinhthấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, vừa phải hướng dẫn học sinh biết cáchbàn luận về những hiện tượng đời sống đa dạng, phức tạp, mang tính thời sự diễn raquanh ta Chính từ ý nghĩa và yêu cầu trên, dạng đề này có khả năng chọn lựa nhữnghọc sinh vừa có kiến thức phong phú, sâu rộng, lại vừa có tư duy sắc sảo và tâm hồngiàu cảm xúc Thiết nghĩ, dạng đề này cần tiếp tục được chú trọng trong các kì thi họcsinh giỏi thành phố, học sinh giỏi quốc gia
2.3 Dạng đề nghị luận về nhiều vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học
Xuất phát từ một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng nhất của văn học –văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, một tác phẩm văn học có thể đặt ra rất nhiềucác vấn đề xã hội, cả về tư tưởng đạo lý và hiện tượng đời sống, truyền tải những bàihọc cuộc sống sâu sắc tới người tiếp nhận Các thông điệp mà nhà văn gửi gắm có thểđược đan cài rất sâu trong tác phẩm, đòi hòi người viết phải suy nghĩ thận trọng, rút ranhững vấn đề xã hội phức tạp ẩn chứa bên trong
Cũng giống như hai dạng đề đã trình bày ở trên, dạng đề nghị luận về nhiều vấn
đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học cũng có cấu tạo hai phần Phần thứ nhất nêu mộthoặc nhiều tác phẩm, hoặc trích dẫn một phần văn bản tác phẩm Phần thứ hai là câulệnh yêu cầu suy nghĩ về các vấn đề rút ra từ tác phẩm đã nêu Điểm khác biệt của đềbài dạng này là trong câu lệnh của đề thường không gọi trực tiếp vấn đề xã hội cần nghịluận mà đưa những câu hỏi có tính gợi mở cho người đọc tự tư duy, khám phá, tìm hiểu
Ví dụ như: Suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ câu chuyện trên; hay Anh/chị rút ra những bài học gì từ tác phẩm này? Các tác phẩm được lựa chọn nêu trong phần một
thường là những văn bản có nhiều tầng ý nghĩa, gợi mở nhiều vấn đề xã hội Có thể nói,đây là dạng đề khó nhất trong các dạng đề nghị luận xã hội, đòi hỏi học sinh tư duy tổnghợp cao, có khả năng nắm bắt, lựa chọn, phân tích vấn đề, biết cách triển khai các luậnđiểm một cách hợp lý, tránh lan man, dàn trải, thiếu tập trung hoặc tham kiến thức
3 Kỹ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
3.1 Tìm hiểu đề và tìm ý
Trang 133.1.1 Tìm hiểu đề
Tìm hiểu đề là bước khởi đầu quan trọng, có ý nghĩa định hướng Trước hết họcsinh cần đọc kĩ đề để nhận diện đúng dạng đề Như chúng tôi đã trình bày ở trên, đề bàinghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học có các yếu tố hình thức riêngbiệt giúp học sinh dễ dàng nhận diện (đề bài có nêu tên hoặc trích dẫn tác phẩm/ đoạntrích; lệnh đề yêu cầu bàn luận về vấn đề từ tác phẩm hoặc liên quan đến tác phẩm)
Từ việc nhận diện đúng dạng đề, học sinh cần đọc kĩ nội dung đề bài để xác định
ba yêu cầu sau:
- Yêu cầu về nội dung: Vấn đề nghị luận xã hội được rút ra từ tác phẩm văn học
là gì? Vấn đề đó cần được triển khai thành những ý nào? mối quan hệ giữa các ý ra sao?
- Yêu cầu về phương pháp: cần sử dụng các thao tác lập luận nào để nghị luận vềvấn đề được đặt ra trong đề bài
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học hay trong thực tiễn đời sống
3.1.2 Tìm ý
Để làm dạng bài này, học sinh cần tiến hành theo hai bước:
- Phân tích tác phẩm để phát hiện và làm rõ vấn đề nghị luận xã hội được thể hiệntrong tác phẩm Để thực hiện nhiệm vụ này, học sinh có thể đặt các câu hỏi tìm ý sau:Nội dung chính của tác phẩm là gì? Hình tượng trung tâm của tác phẩm mang ý nghĩanào? Thông điệp nào được nhà văn gửi gắm qua tác phẩm?
- Bàn luận về vấn đề tư tưởng đạo lí đã được rút ra ở bước một Để thực hiệnnhiệm vụ này, học sinh có thể lần lượt tìm ý qua các câu hỏi sau: Vấn đề nghị luận xãhội được đặt ra trong tác phẩm đã cho là như thế nào? Vấn đề đó đúng hay sai? Vì saođúng/sai? Vấn đề này có ý nghĩ gì đối với cuộc sống, với con người, với bản thân?
3.2 Lập dàn ý
Lập dàn ý là một kĩ năng quan trọng trong quá trình làm văn nghị luận, đặc biệt
là văn nghị luận xã hội Nhưng, phần đông học sinh hiện nay, trong đó có cả học sinhgiỏi đang coi nhẹ vai trò của kĩ năng này Thực tế cho thấy, các em học sinh khi làmbài, đặc biệt trong các cuộc thi do sợ “tốn thời gian” mà vội vàng bắt tay vào viết mà bỏqua khâu lập dàn ý Do đó, giáo viên cần chú trọng rèn luyện kĩ năng này cho học trò.Bởi lẽ, dàn ý giúp học sinh xác định các ý lớn cần có trong bài từ hình dung khái quát
về bài viết để bố trí dung lượng và thời lượng hợp lí Điều này rất hữu ích vì khi làm bàinghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học học sinh có thể không “điều khiển”
Trang 14được ngòi bút của mình, sa đà vào việc phân tích tác phẩm hoặc một khía cạnh của vấn
đề, không đảm bảo sự toàn diện, thấu đáo cho bài viết
Việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn họcđược thực hiện cụ thể ở từng dạng đề, tùy thuộc vào vấn đề đặt ra là hiện tượng xã hộihay vấn đề tư tưởng đạo lí, là một vấn đề hay nhiều vấn đề Sau đây là các mô hình dàn
ý khái quát cho từng dạng đề mà giáo viên có thể cung cấp và giúp học sinh rèn luyện
3.2.1 Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học
Dạng bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý trong tác phẩm văn học có thể đượctriển khai theo bố cục:
* Phân tích văn bản văn học để rút ra vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận:
- Giới thiệu và tóm tắt nội dung tác phẩm văn học
- Phân tích ngắn gọn tác phẩm để chỉ ra vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận
* Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí được nêu trong tác phẩm văn học:
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tưtưởng, đạo lí này)
- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh; bác bỏ, phê phán những sailệch (nếu có)
- Bài học liên hệ: Học sinh rút ra bài học nhận thức và hành động từ vấn đề tưtưởng đạo lí nêu trong tác phẩm
3.2.2 Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học
Dạng bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống trong tác phẩm văn học thường đượctriển khai theo bố cục như sau:
* Phân tích văn bản văn học để rút ra hiện tượng đời sống cần bàn luận:
- Giới thiệu và tóm tắt nội dung tác phẩm văn học
- Phân tích ngắn gọn để rút ra hiện tượng đời sống cần bàn luận
* Nghị luận về hiện tượng đời sống được nêu trong tác phẩm văn học:
- Nêu và mô tả hiện tượng (Hiện tượng xảy ra ở đâu? Trong thời gian nào? Diễn
ra ra sao?)
- Bàn luận về hiện tượng:
+ Giải thích nguyên nhân vì sao có hiện tượng đó
Trang 15+ Đánh giá tác động của hiện tượng đối với cá nhân và với cộng đồng xã hội:Đây là hiện tượng tích cực hay hiện tượng tiêu cực? Hiện tượng này có ý nghĩa như thếnào hoặc để lại những hậu quả ra sao?
- Bài học liên hệ: Học sinh rút ra bài học nhận thức và hành động từ hiện tượngnêu trong tác phẩm
3.2.3 Dạng đề nghị luận về nhiều vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học
Dạng đề này đặt ra nhiều trường hợp đòi hỏi học sinh phải tư duy để xác lập bốcục phù hợp nhất:
* Phân tích văn bản văn học để rút ra các vấn đề xã hội cần bàn luận:
- Giới thiệu và tóm tắt nội dung tác phẩm văn học
- Phân tích ngắn gọn để rút ra các vấn đề xã hội cần bàn luận
* Nghị luận về các vấn đề xã hội được nêu trong tác phẩm văn học:
- Trường hợp 1: Các vấn đề xã hội được nêu trong tác phẩm đều thuộc vấn đềhiện tượng xã hội
Làm theo mô hình dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tácphẩm văn học
- Trường hợp 2: Các vấn đề xã hội được nêu trong tác phẩm đều thuộc vấn đề tưtưởng đạo lý
Làm theo mô hình dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm vănhọc
- Trường hợp 3: Các vấn đề xã hội được nêu trong tác phẩm có vấn đề thuộc hiệntượng xã hội, có vấn đề thuộc tư tưởng đạo lý
Làm theo mô hình dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống kết hợp với môhình dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học
Chú ý: Cần lựa chọn vấn đề xã hội quan trọng nhất để ưu tiên bàn luận Nhữngvấn đề khác có thể nêu và bàn luận lướt qua Tránh viết lan man, thiếu tập trung dẫnđến dàn trải
3.3 Hướng dẫn viết bài và sửa chữa, đánh giá
3.3.1 Hướng dẫn viết bài
Sau khi tiến hành lập dàn ý để có định hướng cụ thể, học sinh tiến hành viết bài
Ở khâu này, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng cơ bản sau để khôngchỉ có một bài viết đúng mà còn trúng và hay
Trang 16- Kĩ năng xây dựng luận điểm: Hệ thống luận điểm có vai trò lớn, giống như linhhồn của bài văn Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý đã giúp học sinh tìm ra các luận điểm cần cótrong bài nhưng để triển khai hệ thống luận điểm đó thì học sinh cần phải đáp ứng nhiềuyêu cầu khác nữa Luận điểm trong bài văn nghị luận cần được xây dựng sáng rõ, nổibật, nhờ luận điểm mà người đọc nhận thức sâu sắc vấn đề Khi rèn kĩ năng xây dựngluận điểm, giáo viên cần rèn kĩ cho các em việc cân nhắc đến vị trí, vai trò của mỗi luậnđiểm, đặt chúng trong tương quan với nhau Cụ thể ở dạng đề nghị luận về vấn đề xãhội trong tác phẩm văn học thì luận điểm phân tích biểu hiện của vấn đề trong tác phẩm
sẽ có dung lượng ít hơn so với các luận điểm bàn luận về vấn đề đó Bên cạnh đó, giáoviên cần rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng, kết hợp các thao tác nghị luận để triển khaicác luận điểm một cách hiệu quả Trong phân phối chương trình, học sinh đã được học
về các thao tác lập luận và việc kết hợp chúng Tuy nhiên với đối tượng học sinh giỏi,
có thể có thêm các giờ bài tập luyện tập sử dụng các thao tác lập luận, đặc biệt là cácthao tác: bình luận, so sánh, bác bỏ Những thao tác này sẽ giúp học sinh có cái nhìn sâusắc, mới mẻ về vấn đề và trình bày quan điểm của mình một cách hấp dẫn, thuyết phục
- Kĩ năng huy động và sử dụng dẫn chứng: một trong những yếu tố quan trọnggiúp cho bài văn nghị luận có sức thuyết phục và hấp dẫn là ở hệ thống dẫn chứng Dẫnchứng có thể lấy từ đời sống cũng có thể lấy trong sách vở nhưng nhất thiết phải đượclựa chọn kĩ lưỡng đảm bảo các tiêu chí: chính xác, phù hợp, tiêu biểu, hấp dẫn Để thựchiện kĩ năng này, học sinh cần có quá trình tích lũy kiến thức, đặc biệt là kiến thức từđời sống phong phú Ở dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học thìchính bản thân tác phẩm được nêu trong đề bài đã là một dẫn chứng tiêu biểu cho vấn
đề nghị luận Điều này là một thuận lợi với học sinh trong quá trình viết bài, tác phẩm
đó sẽ gợi ý cho học sinh lựa chọn đúng các dẫn chứng khác Tuy nhiên trong quá trìnhlập luận, học sinh không nên sử dụng lại dẫn chứng “nguồn” này để tránh trùng lặp
- Kĩ năng diễn đạt: Đối với học sinh giỏi văn trong quá trình nghị luận về vấn đề
xã hội trong tác phẩm văn học cần có cách diễn đạt vừa chính xác vừa linh hoạt vừagiàu cảm xúc
Các kĩ năng nói trên là một số kĩ năng tiêu biểu nhất giáo viên cần rèn luyện chohọc sinh để thực hiện khâu viết bài một cách hiệu quả nhất Ngoài ra có thể chú ý thêmcác kĩ năng viết mở bài, kĩ năng tạo dựng đoạn văn,
3.3.2 Đánh giá và sửa chữa bài viết
Trang 17Đây là khâu cuối cùng trong quá trình làm văn nghị luận nói chung cũng như làmvăn nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học Từ trước đến nay, việc đánh giá
và sửa chữa bài viết thường được cho là việc làm của riêng giáo viên Tuy nhiên, vớiđối tượng học sinh giỏi, đây là những kĩ năng cần có để các em rút kinh nghiệm, nângcao năng lực tạo lập văn bản Giáo viên đóng vai trò người chỉ đường, học sinh cần vậndụng các chỉ dẫn đó vào bài viết, tự mình đánh giá sản phẩm và sửa chữa lỗi sai Kĩnăng này cần được thực hiện trong sự tương tác chặt chẽ của giáo viên và học sinh
II Thực hành
1 Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý rút ra từ tác phẩm văn học
1.1 Một số đề minh họa
Đề 1 Bài học cuộc sống mà anh/chị rút ra được từ những vần thơ sau của Hồ Chí Minh:
Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công
(Nghe tiếng giã gạo - Hồ Chí Minh)
Đề 2.
Người ăn xin
Một người ăn xin đã già Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có
gì hết Ông vẫn đợi tôi Tôi chẳng biết làm thế nào Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông
(Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 22)
Câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình người trong cuộc sống?
Đề 3 Từ quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích Đất nước (trường ca Mặt đường khát vọng), hãy bày tỏ quan niệm riêng của anh/chị về vấn đề
này
Trang 18Đề 4.
Sự bình yên
Một vị vua treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về sự b́nh yên Nhiều họa sĩ đã cố công dùng tài năng của mình để thể hiện sự bình yên ở nhiều góc độ của cuộc sống Nhà vua ngắm tất cả những bức tranh, nhưng ông chỉ thích có hai bức, và phải chọn lấy một.
Trong hai bức tranh đó:
– Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ với những ngọn núi cao chót vót bao quanh Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, trôi lững lờ Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.
– Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng là những ngọn núi trần trụi
và lởm chởm đá Bên trên, bầu trời giận dữ đổ mưa như trút, kèm theo sấm chớp ầm
ầm Bên vách núi là dòng thác cuồn cuộn nổi bọt trắng xóa Thật chẳng bình yên chút nào!
Nhưng sau khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá Nơi đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, có con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình, bên cạnh đàn chim con ríu rít… Bình yên thật sự…
“Ta chấm bức tranh này!”- Nhà vua công bố “Sự bình yên không có nghĩa là không ồn ào, không giận dữ Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong
ba bão táp, ta vẫn cảm thấy còn có sự yên tĩnh hiện diện trong nội tâm mình Đó mới là
ý nghĩa thực sự của sự bình yên”.
Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy bày tỏ quan niệm của mình về sự bình yên trongcuộc sống
Đề 5.
Bóng nắng bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc đời, ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng chợt râm.
Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê
Trên đê chỉ có mẹ, có con Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra
Trang 19Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ
Đề 6 Từ truyện cổ tích Tấm Cám, hãy bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về triết lý “Ở hiền
gặp lành”, “Ác giả ác báo” của cha ông ta.
Đề 7 Đọc truyện cổ tích Chử Đồng Tử, anh/chị suy nghĩ gì về chữ Hiếu?
Đề 8 Từ bài thơ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) và Nỗi lòng (Đặng Dung), hãy viết một bài
văn ngắn bộc lộ quan niệm của anh/chị về chí làm trai thời hiện đại
Đề 9 Qua bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hãy bày tỏ suy nghĩ về triết lý sống
nhàn cũng như quan niệm về khôn và dại của anh/chị trong cuộc sống hiện đại ngày
nay
Đề 10 Từ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ, hãy bàn về
tinh thần dũng cảm, trọng công lý, “không nên kiêng sợ sự cứng cỏi” cần có của kẻ sĩ.
Đề 11 Đọc bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, anh/chị có suy nghĩ gì
về khí phách anh hùng mà mỗi thanh niên cần có để bảo vệ đất nước trong thời đại ngàynay?
Đề 12 Bài thơ Tôi yêu em của Puskin đã khiến anh/chị suy nghĩ gì về một tình yêu
chân thành, cao thượng?
Đề 13 Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và bài học: Sống cần có nghĩa, có tình, thủy chung
trọn vẹn
Đề 14 Bài học cuộc sống được rút ra từ hai câu thơ của Chế Lan Viên trong bài Tiếng hát con tàu:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn
Trang 20Đề 15 Hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về lý tưởng và nhân cách của tuổi trẻ trong cuộcsống?
Đề 16 Từ hình tượng ông lão đánh cá trong Ông già và biển cả của Hê-minh-uê, hãy
viết một bài văn ngắn về vai trò của niềm tin và nghị lực trong cuộc sống
Đề 17 Từ tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp, suy nghĩ về nghị lực
và tuổi trẻ
Đề 18 Từ vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, anh/chị hãy nêu quan niệm thế nào là
một cuộc sống có ý nghĩa?
Đề 19 Hãy đọc kĩ câu chuyện sau:
Tại Thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người khuyết tật), có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để tham dự cuộc thi chạy 100m Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về phía trước với quyết tâm giành chiến thắng Trừ một cậu bé Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua.
Và cậu bật khóc Tám người kia khi nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn Rồi
họ quay trở lại Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.
Rồi tất cả chín người đều khoác tay sánh vai nhau đi về đích Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt.
Câu chuyện cảm động này đã lan truyền qua mỗi kỳ Thế vận hội về sau.
(Theo Quà tặng trái tim, NXB Trẻ 2003)
Từ câu chuyện trên, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về sự chiến thắng trong cuộcsống
Đề 20 Bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện dưới đây:
Leonardo DaVinci vẽ bức tranh Bữa tiệc ly mất bảy năm liền Đó là bức tranh vẽ Chúa
Jesus và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Ngài bị môn đệ Judas phản bội.
Leonardo tìm người mẫu rất công phu Giữa hàng ngàn thanh niên, ông mới chọn được một chàng trai có gương mặt thánh thiện, một tính cách thanh khiết tuyệt đối làm người mẫu
vẽ Chúa Jesus Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng liền trước chàng trai và hình ảnh Chúa Jesus đã hiện ra trên bức vẽ.
Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 11 vị môn đệ, chỉ còn có Judas, người môn đệ
đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên
Trang 21sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ tàn ác Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đi người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình… Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy vẫn chưa đủ để biểu lộ cái ác của Judas Một hôm, Da Vinci được thông báo có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng yêu cầu của ông Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và nhiều tội ác tày trời khác…
Da Vinci lập tức lên đường đến Roma Trước mặt ông là một gã đàn ông nước da đen sạm với mái tóc dài bẩn thỉu xoã xuống gương mặt, một khuôn mặt xấu xa, hiểm ác, hiển hiện
rõ tính cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá Đúng, đây là Judas !
Được sự cho phép đặc biệt của đức vua, người tù được đưa tới Milan, nơi bức tranh đang vẽ dang dở Mỗi ngày tên tù ngồi trước Da Vinci và người hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công việc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.
Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo với lính gác: “Các ngươi đem hắn đi đi!”.
Lính canh túm lấy kẻ tử tù nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quỳ xuống bên chân
Da Vinci, khóc nức lên: “Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư?”.
Da Vinci quan sát kẻ mà sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt Cuối cùng ông đáp:
“Không ! Ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến từ hầm ngục Roma” Tên tử tù kêu lên: “Ngài Vinci… Hãy nhìn kỹ tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ngài
đã chọn làm mẫu vẽ Chúa Jesus…”.
(Theo Internet)
1.2 Gợi ý hướng dẫn một số đề minh họa
Đề 1 Bài học cuộc sống mà anh/chị rút ra được từ những vần thơ sau của Hồ Chí Minh:
Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công
(Nghe tiếng giã gạo - Hồ Chí Minh)
Gợi ý hướng dẫn:
1 Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”
Trang 22- Bài thơ thể hiện suy nghĩ của Hồ Chí Minh về công việc giã gạo rất đỗi quen thuộc,bình dị trong cuộc sống
- Từ hình ảnh hạt gạo trắng tựa bông sau khi trải qua “bao đau đớn”, nhà thơ khái quát một chân lý trong cuộc sống con người: “Gian nan rèn luyện mới thành công” - phải
trải qua quá trình phấn đấu rèn luyện lâu dài gian khổ thì mới có thể đạt được thànhcông, thắng lợi Đây là một bài học đúng đắn và sâu sắc cho mỗi chúng ta
2 Nghị luận về vai trò của việc rèn luyện gian khổ lâu dài với mỗi người
- Con người cần có một quá trình gian nan rèn luyện mới đạt được thành công, bởi lẽtrong cuộc sống để có những thành quả tốt đẹp là điều không dễ dàng
- Trong thực tế đời sống có rất nhiều tấm gương bền bỉ kiên trì vượt qua gian nan thửthách để đạt được thành công
- Phê phán những kẻ nóng vội, lười biếng không chịu bỏ công sức mà chỉ chờ đợi thànhquả
- Bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được ý nghĩa của việc rèn luyện bản thân
để vươn lên đạt thành công trong cuộc sống Cần chịu khó học hỏi, dám đương đầu vớikhó khăn thử thách, năng động sáng tạo để vươn lên khẳng định mình
Đề 2
Người ăn xin
Một người ăn xin đã già Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có
gì hết Ông vẫn đợi tôi Tôi chẳng biết làm thế nào Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông
(Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 22)
Câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình người trong cuộc sống?
Gợi ý hướng dẫn:
1 Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của truyện “Người ăn xin”
Trang 23Truyện Người ăn xin thông qua cách ứng xử của hai nhân vật (ông lão ăn xin và
cậu bé) trong một tình huống vừa chân thực vừa đặc biệt để truyền tải những bài họcquý giá về tình người trong cuộc sống:
- Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương, giúp đỡ, che chở cho nhau, nhất lànhững lúc khó khăn
- Trong bần cùng, có những lúc con người không thể cho nhau những giá trị vật chấtnhưng vẫn có thể trao và nhận những tình cảm quý báu Tình người quý giá, có sứcmạnh hơn cả vật chất
- Trong cuộc sống luôn cần có thái độ, lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng,quan tâm tới người khác
2 Nghị luận về tình người trong cuộc sống
- Tại sao cần có tình người trong cuộc sống?
+ Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Bản thân mỗi cá nhân con ngườikhông thể tồn tại một mình Con người cần phải biết dựa vào nhau, nương tựa vào nhautrong cuộc sống Từ đó, nảy sinh tình người trong cuộc sống
+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn nên cần có tình người để nâng đỡ, giúp
đỡ lẫn nhau
+ Tình người là biểu hiện đẹp của nhân cách, là điều kiện để dựng xây một xã hội vănminh, tốt đẹp hơn…
- Phê phán những kẻ coi trọng vật chất, sống thiếu tình người, thái độ vô cảm…
- Bài học nhận thức và hành động: Xác định lối sống biết yêu thương, cảm thông, giúp
đỡ và chia sẻ với mọi người xung quanh
Đề 17 Từ tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp, suy nghĩ về nghị lực
và tuổi trẻ hôm nay
Gợi ý hướng dẫn:
1 Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của tác phẩm “Số phận con người”
- Số phận bi kịch của những con người trong tác phẩm:
+ A.Xô-cô-lốp: Từng là một người lính, bị chiến tranh cướp đi những người thân yêunhất, bản thân bị bắt, bị thương, phải chịu nhiều đọa đày, bất hạnh Sau chiến tranh, anhvẫn không thoát khỏi những ám ảnh nhưng đã kiên cường nuốt thầm những giọt lệ đaubuồn
+ Bé Va-ni-a: Không nhà cửa, mẹ cha… Cũng bị chiến tranh cướp đi tất cả
Trang 24- Vẻ đẹp của những con người trong tác phẩm:
+ Gặp bé Va-ni-a, Xô-cô-lốp đã dồn hết tình yêu thương cho cậu bé, giấu đi nỗi khổ,tránh cho cậu bé khỏi tổn thương
+ Qua đây, ta thấy vẻ đẹp của tâm hồn anh là đức hy sinh, là ý chí, nghị lực phi thường,
là lòng nhân hậu bao dung
2 Nghị luận về nghị lực và tuổi trẻ hôm nay
- Bàn về nghị lực:
+ Cuộc sống luôn đặt ra những thử thách đối với con người, thậm chí là những mất mátđau thương Điều giúp con người vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt ấy chính là nghị lực.+ Nghị lực là sự nỗ lực, cố gắng vươn lên, đó là sức mạnh giúp ta đương đầu với nhữngkhó khăn của cuộc sống Nghị lực giúp con người cứng cỏi, mạnh mẽ, dám đối diện vàchinh phục thử thách
- Bàn về tuổi trẻ hôm nay:
+ Tuổi trẻ hôm nay may mắn được sống hòa bình, nhưng cuộc sống phát triển đồng thờiđặt cho những người trẻ nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi họ phải có nghị lực để vượtqua
+ Tuổi trẻ hôm nay mang trong mình bầu nhiệt huyết khát khao chinh phục những đỉnhcao, mong muốn được cống hiến, góp sức mình dựng xây Tổ quốc (Nêu những tấmgương thanh niên vượt lên hoàn cảnh số phận để học tập, lao động, chiếm lĩnh đỉnh caotri thức)
+ Phê phán một bộ phận thanh niên sống xuông xuôi, chạy theo những ý thích, hammuốn tức thời, ngại khó, ngại khổ
- Bài học nhận thức và hành động: Những người trẻ tuổi cần có nghị lực, ý chí vươnlên Chúng ta có thể thất vọng, đau buồn những không bao giờ được đầu hàng trước sốphận Càng trong gian khó, con người càng cần khẳng định bản lĩnh và nghị lực, càngtrong đau thương mất mát, càng phải sống nhân hậu, yêu thương Nói như tác giả của
cuốn Ông già và biển cả: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
Đề 18 Từ vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, anh/chị hãy nêu quan niệm thế nào là
một cuộc sống có ý nghĩa?
Gợi ý hướng dẫn:
1 Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
Trang 25- Vở kịch được viết dựa trên cốt truyện dân gian, nhấn mạnh sự phản kháng của linhhồn nhân hậu, thanh cao (hồn Trương Ba) chống lại sự lấn át và chế ngự của thể xác thô
lỗ phàm tục (da hàng thịt)
- Từ những xung đột bên trong con người qua cuộc đối thoại giữa linh hồn và xác thịt,tác giả đề xuất và cổ vũ cho cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm chất, tính cách cao quýcủa con người nhằm hướng tới khát vọng sống trong sạch, hài hòa giữa thể xác và tâmhồn, vật chất và tinh thần để hoàn thiện nhân cách
2 Nghị luận về một cuộc sống có ý nghĩa (theo quan niệm của bản thân)
- Quan niệm về một cuộc sống có ý nghĩa:
+ Sống là sự phấn đấu hướng tới hòa hợp, thỏa mãn cả nhu cầu vật chất và tinh thần,phù hợp với quy luật cuộc sống Nếu chỉ thiên về một trong hai phương diện ấy đều là
sự thiếu hụt khó bù đắp
+ Được sống là mình, sống thành thực với chính mình, không phải chịu bi kịch sống giảtạo, làm chủ được bản thân, đó là một điều hạnh phúc Nếu không được sống là mình,con người sẽ phải chịu những bất hạnh, giằng xé nhiều khi đến đau đớn tủi cực Khôngđược là chính mình, con người trở nên giả dối, tha hóa và đó là một bi kịch trong cuộcsống
+ Sống có ý nghĩa còn là cuộc sống dám đấu tranh với cái sai, cái xấu, biết hy sinh vìngười khác Sống thế nào để khi chết vẫn để lại một chút gì đẹp đẽ cho cuộc đời
- Phê phán những biểu hiện của cuộc sống thiếu ý nghĩa: Những hiện tượng sống giảtạo, không dám sống thật với con người mình, thiếu bản lĩnh, ích kỷ, chỉ biết sống choriêng mình
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Sống có lý tưởng, mục đích sống, có khát vọng cao đẹp
+ Biết yêu thương, cảm thông, sẻ chia
+ Có nghị lực để sống trung thực với chính mình
Đề 19 Hãy đọc kĩ câu chuyện sau:
Tại Thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người khuyết tật), có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để tham dự cuộc thi chạy 100m Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về phía trước với quyết tâm giành chiến thắng Trừ một cậu bé Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua.
Và cậu bật khóc Tám người kia khi nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn Rồi
Trang 26họ quay trở lại Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.
Rồi tất cả chín người đều khoác tay sánh vai nhau đi về đích Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt.
Câu chuyện cảm động này đã lan truyền qua mỗi kỳ Thế vận hội về sau.
(Theo Quà tặng trái tim, NXB Trẻ 2003)
Từ câu chuyện trên, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về sự chiến thắng trong cuộcsống
Gợi ý hướng dẫn:
1 Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện
- Câu chuyện kể về một cuộc thi chạy giữa các vận động viên khuyết tật Khi xuất phát,
cả chín người họ đều quyết tâm trở thành người cán đích đầu tiên Nhưng cuối cùng, họ
đã cùng khoác tay sánh vai nhau về đích
- Như vậy, tám người còn lại trong cuộc đua đã vượt qua khát vọng trở thành ngườixuất sắc nhất Chính tình yêu thương, sự sẻ chia đã làm nên chiến thắng kì diệu cho tất
cả những người trong cuộc và khiến cho tất cả những người ngoài cuộc đều thấy xúcđộng, khâm phục
2 Nghị luận về sự chiến thắng trong cuộc sống
- Quan niệm về sự chiến thắng:
+ Chiến thắng chỉ dành cho những người xuất sắc nhất, nó tôn vinh giá trị con người(trên các phương diện: ý chí, sức mạnh, trí tuệ, tài năng ) Chiến thắng mang lại vinhquang, thậm chí giàu sang cho người thắng cuộc
+ Tuy nhiên, đôi khi chiến thắng không là tất cả Chiến thắng không phải là vượt quađối thủ một cách nhanh nhất mà chiến thắng có ý nghĩa nhất trong cuộc sống là ta giúp
người khác cùng chiến thắng cho dù ta chậm một bước (Kẻ mạnh không phải là kẻ đứng trên vai người khác, kẻ mạnh là kẻ đỡ người khác trên đôi vai của chính mình).
+ Chiến thắng bản thân, chiến thắng sự vị kỉ, thấp hèn - đó mới là chiến thắng vinhquang Bởi lẽ:
/ Chiến thắng bản thân là điều khó khăn lớn nhất của con người (Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình).
/ Khi con người chiến thắng được bản thân thì cũng là lúc họ vượt qua được sự ích kỉ vànhững tham vọng tầm thường để nâng cao giá trị của chính mình, sống đẹp hơn, có ýnghĩa hơn
Trang 27/ Khi con người chiến thắng được bản thân, biết vì người khác thì xã hội sẽ trở nên tốt
đẹp, tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân ái (Người với người sống để yêu nhau).
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Mỗi người phải biết sống chân thành, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia; có lí tưởng sống đúng
đắn (Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình).
+ Lên án những chiến thắng có được bằng thủ đoạn, lừa lọc
2 Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học
2.1 Một số đề minh họa
Đề 1 Trình bày suy nghĩ của anh/chị về số phận người phụ nữ trong bài ca dao:
Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Từ đó suy ngẫm về số phận người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại
Đề 2 Vấn đề đồng tiền trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và vấn đề đồng tiền trong xã
hội ngày nay
Đề 3 Từ tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nghĩ về vấn nạn hối lộ trong
xã hội ngày nay
Đề 4 Khát vọng lên đường của người thanh niên yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu và hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam hôm
Đề 7 Từ bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ, anh/chị có suy nghĩ gì về hiện tượng
dùng tiếng nước ngoài tràn lan của một bộ phận giới trẻ hiện nay?
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Trang 28Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.
Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền gieo mạ lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời
“Đá cheo leo trâu trèo trâu trượt ”
Đi mòn đàng dứt cỏ đợi người thương
Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót
Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng “vườn” rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng “suối”
Tiếng “heo may” gợi nhớ những con đường.
Trang 29Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng “làng”, tiếng “nước” của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mị Châu quì gối lạy cha già.
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao qúy thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bể thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.
Ai thuở trước nói những lời thứ nhất
Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu
Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt
Trang 30Ai người sau nói tiếp những lời yêu?
Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bể
Có gọi thầm tiếng Việt giữa đêm khuya?
Ai ở phía bên kia cầm súng khác Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình
Đề 8 Đọc đoạn văn sau và trình bày ý kiến của anh/chị về hiện tượng nêu ra trong đoạn
văn:
Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, tôi đạp chậm, vừa đạp vừa nghĩ ngợi Một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp Tôi quay lại nói cũng nhẹ nhàng: “Cậu đi đâu mà vội thế?” Hắn không trả lời, đạp vượt qua xe tôi, rồi quay mặt lại chửi một câu đến sững sờ: “Tiên sư cái anh già!” Lại một buổi sáng tôi tới thăm một người bạn ở quận Đống Đa, đã lâu không đến nên quên đường, lát lát phải hỏi thăm Có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ.
(Trích Một người Hà Nội - Nguyễn Khải)
Đề 9 Đời thừa của Nam Cao và bi kịch của người trí thức Việt trong cuộc sống hiện
nay
Đề 10 Từ Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng, suy nghĩ về sự băng hoại
đạo đức trong một bộ phận xã hội hiện đại hôm nay
Đề 11 Truyện ngắn Chiếc thuyện ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đề cập đến một
vấn đề có tính chất nhức nhối trong xã hội hiện nay: nạn bạo hành gia đình Hãy trìnhbày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên
Đề 12 Đọc truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và nghĩ về hiện tượng nhiều bạn trẻ
hiện nay không biết trân trọng giá trị sự sống
Trang 31Đề 13 Trong bút kí Ai đã đặt tện cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường có ví sông
Hương như một viên ngọc quý Theo anh/chị, cần phải làm gì để bảo vệ viên ngọc quý
ấy trong tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?
Đề 14 Từ tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, anh/chị suy
nghĩ thế nào về hiện tượng sống gửi, sống nhờ của giới trẻ hiện nay?
Đề 15 Từ nghịch cảnh của nhân vật Trương Ba trong trích đoạn Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), bàn về nỗi khổ của những con người không được sống đúng
là mình
Đề 16 Từ truyện Người trong bao (Sê-khốp), quan sát trong đời sống thực, phải chăng
cũng có hiện tượng “người trong bao”? Ý kiến của anh/chị đối với hiện tượng này như
thế nào?
Đề 17 Từ cuộc đời của nhân vật Xô-cô-lốp và bé Vi-ni-a trong Số phận con người của
M.Sô-cô-lốp, nghĩ về những mất mát và nỗi đau do chiến tranh để lại
Đề 18 Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Ngày xưa có một chàng trai tên là Nacxit Nacxit
hết sức xinh đẹp nhưng chẳng yêu ai ngoài bản thân mình Một ngày xuân Nacxit đi săn Đến một dòng suối chàng dừng chân để uống nước Chàng sững sờ nhìn bóng mình dưới nước suối, đưa tay vẫy, mê mẫn tỏ tình… và chỉ gặp phải dòng nước lạnh buốt đáp ứng Nacxit cứ ngắm bóng mình mãi, không cách nào dứt được Người chàng
cứ héo dần, không còn thiết gì đến ăn hay ngủ Cuối cùng chàng chết gục bên dòng suối.
Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hội chứng ái kỷđang ngày càng tràn lan trong cuộc sống hiện nay
Đề 19 Từ những tâm sự của Lưu Quang Vũ trong bài thơ Tự sự:
Dù đục dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Trang 32Anh/chị có suy nghĩ gì về hiện tượng những người trẻ tuổi thường hay đổ lỗi chohoàn cảnh?
2.2 Gợi ý hướng dẫn một số đề minh họa
Đề 1 Trình bày suy nghĩ của anh/chị về số phận người phụ nữ trong bài ca dao:
Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Từ đó suy ngẫm về số phận người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại
Gợi ý hướng dẫn:
1 Phân tích ngắn gọn bài ca dao
- Bài ca dao nằm trong chùm những bài ca dao than thân, được mở đầu bằng mô típ
“thân em” tạo âm hưởng ngậm ngùi chua chát Câu 6 ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Câu 8 là lời than về số phận chìm nổi, không được tự quyết định cuộc đời mình
- Bài ca dao là lời chung của những người phụ nữ trong xã hội xưa Họ đều là nhữngngười đau khổ, bất hạnh bị chà đạp bởi những bất công chồng chất trong xã hội phongkiến (trọng nam khinh nữ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, tại gia tòng phụ…) Họ dẫu cótài hoa, đẹp cả về ngoại hình lẫn phẩm chất nhưng đều không có quyền tự quyết định sốphận cuộc đời mình
2 Nghị luận về số phận người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại
- Xã hội thay đổi, người phụ nữ không còn là nạn nhân của những hủ tục hà khắc.Người phụ nữ hiện đại được trân trọng và đề cao (nam nữ bình quyền…)
+ Người phụ nữ ngày nay có quyền tự quyết định hạnh phúc cuộc đời mình
+ Nhiều người phụ nữ thành đạt, “giỏi việc nước đảm việc nhà”, khẳng định được vaitrò và tài năng của bản thân (lấy dẫn chứng chứng minh)
- Tuy nhiên, ở nhiều nơi, người phụ nữ vẫn chưa được tôn trọng (một số tỉnh vùngcao…) do trình độ nhận thức và những hủ tục vẫn tồn tại Đồng thời cũng có hiện tượngnhiều phụ nữ đang dần làm xấu hình ảnh của mình, đánh mất những phẩm chất, giá trịtruyền thống
Trang 33Đề 5 Suy ngẫm về vấn đề đặt ra trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên và bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính.
Gợi ý hướng dẫn:
1 Phân tích ngắn gọn bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên và bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính
- Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là sự hoài niệm đầy nuối tiếc của nhà thơ về sự phôi
pha của những nét đẹp văn hóa truyền thống Hình ảnh ông đồ già với những nét chữ tàihoa, những câu đối đỏ làm nên tinh hoa văn hóa dân tộc nay chỉ còn là cái di tích tiềutụy đáng thương của một thời tàn Bằng thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ giàu sức gợicảm, Vũ Đình Liên đã gieo vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa không dứt về một thờiđại đã qua, một giá trị văn hóa đang bị mai một và vắng bóng
- Bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính là lời hờn giận trách móc của chàng trai trước sự
thay đổi của cô gái thôn quê Những vẻ đẹp bình di mang hồn quê như “cái áo tứ thân”, “cái khăn mỏ quạ”, “cái yếm lụa sồi” đã dần bị Âu hóa trong cuộc sống thành
thị nhộn nhịp xô bồ Hai câu thơ kết bài thơ là lời nhắn nhủ chân thành mà da diết của
một nhà thơ nặng lòng với hồn quê, tình quê: xin hãy giữ “hương đồng gió nội”, giữ vẻ đẹp “chân quê” thuần phác, hồn hậu, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Cả hai bài thơ đều khiến người đọc trăn trở vể hiện tượng những giá trị văn hóatruyền thống đang ngày một mai một Con người trong cuộc sống hiện đại đang dầnđánh mất những vẻ đẹp ngàn xưa của dân tộc
2 Nghị luận về hiện tượng văn hóa truyền thống đang bị mai một
* Nêu và mô tả hiện tượng:
- Văn hóa truyền thống là những nét đẹp văn hóa của dân tộc được tích lũy kế thừa từnhiều thế hệ Văn hóa truyền thống góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nênnhững chuẩn mực xã hội, hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách của mỗi cá nhân
- Hiện nay, trong nhịp sống hiện đại, những giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy
cơ mất dần Hiện tượng này biểu hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống:
+ Giới trẻ quay lưng lại với các hình thức văn hóa nghệ thuật cổ truyền: chèo, tuồng, cảilương, múa rối…
+ Các chuẩn đạo đức truyền thống trong nói năng, ăn mặc, ứng xử… của ông cha bị maimột, thay thế vào đó là những hiện tượng thiếu văn hóa: ăn mặc lố lăng, nói năng thiếu
lễ phép, thô tục…
Trang 34* Bàn luận:
- Nguyên nhân:
+ Sự phát triển mau lẹ của đời sống kinh tế xã hội, con người chạy theo cái mới, bỏquên những giá trị truyền thống
+ Sự xuất hiện của các luồng văn hóa lai căng lan tràn và phổ biến
+ Xu hướng đám đông và sự xuống cấp về đạo đức và ý thức của con người
- Đánh giá: Đây là hiện tượng đáng lo ngại Hiện tượng gây ra những hậu quả nghiêmtrọng:
+ Đánh mất dần những giá trị văn hóa nền tảng của dân tộc
+ Ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của giới trẻ
+ Giữ gìn truyền thống văn hóa là nền tảng tạo lập tương lai
* Bài học liên hệ:
- Có ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa cổ truyền tốt đẹp
- Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới để làm phong phú cho văn hóadân tộc
Đề 7 Từ bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ, anh/chị có suy nghĩ gì về hiện tượng
dùng tiếng nước ngoài tràn lan của một bộ phận giới trẻ hiện nay?
Gợi ý hướng dẫn:
1 Phân tích ngắn gọn văn bản “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ
Bài thơ đã ngợi ca sự giàu đẹp của tiếng Việt: vừa giản dị, mộc mạc, vừa phongphú, sâu sắc Tiếng Việt có sức sống mạnh mẽ, thẫm đẫm vẻ đẹp linh hồn dân tộc, cógiá trị bồi đắp tâm hồn, tình yêu dân tộc Bằng lời thơ chân thành, hình ảnh thơ giàu giátrị biểu cảm, Lưu Quang Vũ đã thể hiện tình yêu, niềm tự hào, sự trân trọng đối vớitiếng Việt thiêng liêng Đọc bài thơ, ta càng thêm trân quý ngôn ngữ của dân tộc và giậtmình trước hiện tượng một bộ phận giới trẻ hiện nay đang ngày càng lạm dụng ngônngữ nước ngoài
2 Nghị luận về hiện tượng dùng tiếng nước ngoài tràn lan của một bộ phận giới trẻ hiện nay
* Nêu và mô tả hiện tượng
- Hiện nay một bộ phận giới trẻ đang lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài Họ dùng ngônngữ nước ngoài mọi lúc mọi nơi (biển hiệu, giao tiếp…), tây ta lẫn lộn không cần thiết,
Trang 35gây ra sự lai căng ngôn ngữ, sính ngoại thái quá Nhiều trường hợp vay mượn tiếngnước ngoài bừa bãi, làm mất sự thuần khiết của tiếng Việt.
Hiện tượng này đang trở thành một trào lưu đáng báo động trong giới trẻ
* Bàn luận về hiện tượng
- Nguyên nhân:
+ Quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa, ngôn ngữ…
+ Tư tưởng sính ngoại
+ Trình độ tiếp thu chưa tốt…
- Đánh giá:
+ Sử dụng ngôn ngữ nước ngoài đúng lúc đúng chỗ giúp phát triển ngôn ngữ, hội nhậpthế giới
+ Sử dụng ngôn ngữ nước ngoài tràn lan gây ra nhiều hậu quả đáng buồn:
/ Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
/ Lệch chuẩn về ngôn ngữ, cư xử thiếu văn hóa
/ Mất dần tinh thần dân tộc…
* Bài học liên hệ:
- Giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc
- Tiếp thu có chọn lọc ngôn ngữ nước ngoài và sử dụng linh hoạt phù hợp
Đề 8 Đọc đoạn văn sau và trình bày ý kiến của anh/chị về hiện tượng nêu ra trong đoạn
văn:
Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, tôi đạp chậm, vừa đạp vừa nghĩ ngợi Một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp Tôi quay lại nói cũng nhẹ nhàng: “Cậu đi đâu mà vội thế?” Hắn không trả lời, đạp vượt qua xe tôi, rồi quay mặt lại chửi một câu đến sững sờ: “Tiên sư cái anh già!” Lại một buổi sáng tôi tới thăm một người bạn ở quận Đống Đa, đã lâu không đến nên quên đường, lát lát phải hỏi thăm Có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ.
(Trích Một người Hà Nội - Nguyễn Khải)
Gợi ý hướng dẫn:
1 Phân tích ngắn gọn đoạn văn bản trong “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải:
- Đoạn văn lời kể của nhân vật tôi về sự thay đổi trong văn hóa ứng xử của người HàNội Ngôn ngữ và hành động của những thanh niên trên đường Phan Đình Phùng thể
Trang 36hiện cách ứng xử thiếu văn hóa, làm mất đi sự thanh lịch hào hoa và xấu đi hình ảnhngười Hà Nội ngàn năm văn hiến.
2 Nghị luận về hiện tượng cư xử thiếu văn hóa
* Nêu và mô tả hiện tượng:
- Đoạn văn bản bàn về vấn đề nói năng cư xử thiếu văn hóa của một bộ phận giới trẻtrong xã hội hiện nay Hiện tượng này đã và đang diễn ra ở nhiều nơi như nói tục, chửibậy, mất trật tự nơi công cộng, chen lấn xô đẩy khi xếp hàng, vứt rác bừa bãi…
Đây là hiện tượng tiêu cực, đáng lên án
* Bàn luận về hiện tượng:
- Vì sao lại có hiện tượng trên?
+ Xã hội phát triển, nhiều trào lưu, lối sống lai căng xuất hiện gây ảnh hưởng lớn đếncách nói năng và ứng xử của giới trẻ
+ Gia đình và nhà trường thiếu quan tâm giáo dục nhận thức, nhân cách cho giới trẻ.Nhiều người lớn có hành vi thiếu văn hóa khiến học sinh bắt chước làm theo, dần dầntrở thành thói quen xấu khó bỏ
+ Ý thức kém của chính giới trẻ
- Hậu quả của hiện tượng:
+ Cư xử, nói năng thiếu văn hóa là một thói quen xấu thể hiện nếp sống không vănminh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách ở giới trẻ
+ Người có hành vi cư xử thiếu văn hóa làm xấu hình ảnh của chính mình, gây ra sựphản cảm, bị mọi người xa lánh
+ Giới trẻ cư xử, nói năng thiếu văn hóa sẽ làm xấu đi hình ảnh đất nước, dân tộc trongmắt bạn bè quốc tế
+ Gây ảnh hưởng không tốt đến các em nhỏ
* Bài học liên hệ:
- Bên cạnh hiện tượng cư xử thiếu văn hóa, trong xã hội vẫn còn những tấm gương đẹp
về nếp sống văn minh đáng được ngợi ca: nhường ghế cho người già trên xa buýt, nhặtrác bảo vệ môi trường, giúp đỡ người tàn tật…
- Giao tiếp, ứng cử có văn hóa nơi công cộng là vấn đề quan trọng với mỗi người, cầnđược nhà trường và gia đình quan tâm giáo dục để nâng cao ý thức cho giới trẻ Bảnthân học sinh cần rèn luyện thói quen sống văn minh, tôn trọng chính mình và mọingười xung quanh