Chính điều đó, khi khám phá một tác phẩm văn học, chúng ta khôngchỉ khai thác những giá trị nghệ thuật và nội dung nội tại của tác phẩm mà cần phải mởrộng biên độ của nó đến những vấn đề
Trang 1HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TÁC GIẢ: LÝ THỊ PHƯƠNG THẢO
TỔ NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT TỈNH QUẢNG NGÃI
Trang 2
MỞ ĐẦU
I Lí do chọn đề tài
1.1 Phần làm văn trong bộ môn Ngữ văn cấp THPT hiện nay chia ra hai loại:nghị luận văn học và nghị luận xã hội, việc phân loại này dựa theo tiêu chí nội dung và
đề tài Riêng nghị luận xã hội chia ra thành ba dạng nhỏ: nghị luận về một tư tưởng đạo
lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tácphẩm văn học Văn nghị luận nói chung nghị luận xã hội nói riêng sẽ giúp học sinh rènluyện kĩ năng lập luận khi hành văn Kĩ năng lập luận là kĩ năng cơ bản nhất khi viếtvăn nghị luận, nếu có được kĩ năng lập luận tốt, học sinh sẽ viết được một bài văn nghịluận có sức thuyết phục Như vậy, bài văn nghị luận hướng đến một mục đích là rènluyện kĩ năng lập luận cho học sinh, trong đó có nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trongtác phẩm văn học
1.2 Đối tượng của văn học là đời sống, vì vậy bất cứ một tác phẩm văn học nào
ít hoặc nhiều cũng đều có chất liệu từ hiện thực của đời sống, đó có thể là hiện thực củatâm hồn, của đời sống tình cảm hay rộng hơn là hiện thực cuộc sống Do đó, đứng trướcmỗi tác phẩm văn học có thể chúng ta đang đối diện với một vấn đề nào đó của đờisống, của xã hội Chính điều đó, khi khám phá một tác phẩm văn học, chúng ta khôngchỉ khai thác những giá trị nghệ thuật và nội dung nội tại của tác phẩm mà cần phải mởrộng biên độ của nó đến những vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm để giúp họcsinh có cái nhìn đa diện hơn về thực tế cuộc sống và giúp các em dần hoàn thiện nhâncách của bản thân mình Vì lẽ đó, khi hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh một tác phẩm vănhọc, giáo viên cần gợi mở cho học sinh những ý nghĩa xã hội mà tác phẩm đang đặt ra
1.3 Trong chương trình học làm văn nghị luận ở cấp trung học phổ thông hiệnnay kiểu bài nghị luận văn học và nghị luận xã hội tuy có một số điểm chung về các kĩnăng làm văn, song vấn đề được bàn đến ở mỗi kiểu bài lại rất khác nhau Với nghịluận văn học, người viết chỉ bàn đến những vấn đề thuộc lĩnh vực văn học, còn nghịluận xã hội thì vấn đề cần tìm hiểu lại thuộc về lĩnh vực xã hội Trong khi đó, nghị luận
về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học lại có cả vấn đề về văn học và xã hội
Trang 3Với dạng bài này, học sinh vừa phải có kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học vừa phải biếtvận dụng những kiến thức đó để bày tỏ quan điểm, lập trường của mình về một vấn đề
xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học Với yêu cầu đó, giáo viên phải rèn luyệncho học sinh những kĩ năng cơ bản về nghị luận một vấn đề xã hội đặt ra trong tácphẩm văn học
1.4 Qua thực tế giảng dạy làm văn cấp THPT chuyên, tôi nhận thấy rằng kiểubài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học hiện nay còn khá hạn chế
và tương đối mới mẻ đối với học sinh Khi làm văn học sinh gặp phải những đề vănnghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học các em thường tỏ ra lúng túng
về nhận thức đề cũng như kĩ năng lập luận Không ít học sinh khi gặp phải những dạng
đề này thường không phân biệt được đây là nghị luận văn học hay nghị luận xã hội.Khó khăn nhất cho các em đối với dạng đề này là không biết bắt đầu vấn đề từ đâu vàgiải quyết nó theo hướng nào
Là một giáo viên đứng lớp môn ngữ văn, tôi rất trăn trở về những điều trên và đó
cũng chính là những lí do chúng tôi thực hiện chuyên đề “Rèn luyện kĩ năng nghị luận
về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học” với mong muốn giúp phần nào cho thầy cô
giáo và các em học sinh rèn luyện tư duy logic trong nhận thức, khả năng sáng tạo tronglập luận để viết tốt bài văn nghị luận về vấn đề xã hội dặt ra trong tác phẩm văn học,đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học đổi mới giáo dục nước nhà
Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông hiện nay khá đa dạng về thể loại,trong giới hạn thời gian của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung rèn luyện cho học sinh kỹnăng nghị luận vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn xuôi và tác phẩm trữ tình
II Mục đích của đề tài
Qua đề tài này, chúng tôi muốn giúp học sinh nắm vững kiểu bài nghị luận vềvấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học đồng thời hướng dẫn học sinh cách xử lívấn đề đối với kiểu bài này Với mục đích đó, chuyên đề này có ý nghĩa giúp việc họctập của học sinh chuyên văn đạt kết quả tốt nhất
Trang 4Đề xuất được cách làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm vănhọc vừa có cơ sở khoa học, vừa có tính khả thi phù hợp với tình hình thực tế dạy họccác lớp chuyên văn ở trường chuyên hiện nay.
Xác định được các phương pháp dạy và học viết văn nghị luận xã hội nói chungnghị luận xã hội về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học nói riêng theo hướngphát huy tính tích cực của người học
Trang 5NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lí luận
Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông có nêu ra một vấn đề cấp thiết và quan trọng là: “Việc
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt về mục tiêu, yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh ”.
Cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới sách giáokhoa phổ thông phù hợp với mục tiêu giáo dục quy định trong luật giáo dục Sách giáo
khoa Ngữ văn 12 đã quan tâm đúng mức đến việc “dạy chữ” và “dạy người”, dành
thời lượng đáng kể cho kiểu bài làm văn Nghị luận xã hội
Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.
Quán triệt thực hiện nghị quyết 37/2004/ QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Quốc hội về giáo dục “Tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả,
thiết thực” Ngành giáo dục và đào tạo chủ trương: Nâng cao chất lượng thi cử, kiểm tra đánh giá để đảm bảo đây là khâu quan trọng tác động tích cực mạnh mẽ trong quá trình dạy và học, phải đồng thời vừa đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì ở các bậc học, vừa đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh và Đại học, Cao đẳng Với tinh thần đổi mới đó, trong các kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại
học, Cao đẳng thuộc khối C, khối D trong đề thi môn Ngữ văn, bài văn nghị luận xãhội chiếm tỉ lệ 3/10 Đề thi HSG các cấp, bài văn nghị luận xã hội là 8/20 điểm
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của việc dạy và học, kiểm tra đánh giá năng lực
toàn diện của HS, việc xây dựng một phương pháp chung như Rèn luyện kĩ năng nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là rất cần thiết và cấp bách
2 Cơ sở thực tiễn
1 Thuận lợi:
Trang 6- Sách giáo khoa từ cấp Trung học cơ sở lên Trung học phổ thông có sự chuyểntiếp, liền mạch, thống nhất trong hệ thống kiến thức môn học.
- Được sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạocủa tỉnh đã tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức nghiệp vụ chogiáo viên hàng năm đã giúp các giáo viên Ngữ Văn nắm vững tinh thần đổi mới củachương trình - SGK và thực hiện dạy tốt
- Bên cạnh đó, một thực tế không thể phủ nhận là sách giáo khoa, sách giáo viênđược in ấn kịp thời, đa dạng; các phương tiện thông tin truyền thông: báo, mạnginternet … rộng khắp cũng đã giúp ích rất nhiều cho cả giáo viên và học sinh trong quátrình dạy - học Ngữ Văn
- Học sinh chủ động, thích thú tìm hiểu, khám phá những kiến thức mới trongchương trình nên tiết học Văn trở nên sôi nổi, hào hứng hơn; đồng thời giúp các emkhắc sâu được kiến thức cơ bản của bài học Không chỉ vậy, nhiều em rất có ý thức tìmhiểu, suy nghĩ, bàn luận về những vấn đề xã hội được đặt ra từ các đề văn nghị luận
xã hội
- Hiện nay, với sự phát triển của đời sống xã hội, nghị luận xã hội ngày
càng có vai trò thiết thực trong cuộc sống Cái hay của văn nghị luận xã
hội, trước hết là học sinh không cần thuộc làu làu những tri thức đọc hiểu mà vẫn
có thể làm bài được Các em có thể tự do trình bày những suy nghĩ, quan điểmcủa mình một cách khách quan nhất Mặt khác, các em cũng có thể thể hiện sựhiểu biết phong phú của mình cho bài viết sinh động hơn Có thể nói, dạng đề
văn nghị luận xã hội hiện nay thực chất là một dạng đề "m ở", vì thế nó rất phù
hợp cho mọi đối tượng học sinh, đặc biệt là các bạn học ban khoa học tự nhiênvốn "sợ" và lười học thuộc văn
2 Khó khăn:
Như trên đã nói: sách giáo khoa từ cấp Trung học cơ sở lên Trung học phổ thông
có sự chuyển tiếp, liền mạch, thống nhất trong hệ thống kiến thức môn học Thực tế dạy
- học cũng cho thấy: ở bậc Trung học cơ sở, học sinh cũng đã được làm quen với kiểubài nghị luận xã hội Như vậy, những vấn đề đặt ra trong kiểu bài nghị luận xã hội có vị
Trang 7trí và tầm quan trọng nhất định trong việc mang lại tri thức và góp phần hoàn thiện nhân
cách cho học sinh Nhưng thực tế lại cho thấy kết quả bài làm của học sinh "có vấn đề"
về mặt chất lượng Có khá nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung chủ yếu ở mấy điểmsau:
- Do tuổi đời của các em chưa nhiều, khả năng nhận thức chưa cao, cơ hội vachạm với muôn mặt của đời sống còn ít nên dẫn đến vốn sống, kinh nghiệm sống, sựhiểu biết xã hội không tránh khỏi có những hạn chế nhất định
- Ý thức tiếp cận những vấn đề xã hội của các em chỉ mang tính quan sát màkhông mang tính nhận thức, cho nên có khi biết mà không nói được vấn đề một cách rõràng Nói khác đi, có khi các em đã từng bắt gặp những vấn đề được đặt ra trong đề bài
từ thực tế đời sống, nhưng do bản thân các em không "để tâm" nên khi bất ngờ được
hỏi, các em khó trình bày vấn đề cho cặn kẽ, sâu sắc, thấu đáo như yêu cầu
- Một thực tế khác là các em nắm lý thuyết làm văn nghị luận xã hội rất hời hợt
và còn có phần xem nhẹ Ở lớp 9, học sinh chỉ tiếp cận cách thức làm bài nghị luận xãhội rất đơn giản Đến lớp 10, chủ yếu ôn lại kiến thức khái quát của văn bản tự sự,thuyết minh và nghị luận văn học mà không đề cập đến nghị luận xã hội Lên lớp 11,chương trình có tập trung vào nghị luận xã hội nhưng chỉ mang tính tích hợp bằng cáchgiới thiệu một số văn bản dạng nghị luận xã hội trong phần đọc - hiểu văn bản, chọnngữ liệu cho phần làm văn dạng văn bản nghị luận xã hội và thực hiện hai bài viết liên
quan Đến lớp 12, các em mới tái hiện lại cách làm bài qua hai bài lý thuyết: Nghị luận
về một tư tưởng đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống Chính xác hơn,
chương trình Ngữ Văn Trung học phổ thông mới chủ yếu tập trung rèn luyện kỹ năngnghị luận văn học cho học sinh Cụ thể, chương trình Ngữ Văn Trung học phổ thông có
21 bài làm văn thì nghị luận xã hội chỉ được viết 3 bài (2 bài ở lớp 11, 1 bài ở lớp 12),còn lại đều là bài nghị luận văn học Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên cũngđặt việc rèn luyện kiểu bài nghị luận văn học cho học sinh ở vị trí số 1, vì nó liên quanđến các tác giả và tác phẩm văn học trong chương trình Vì thế, các em học sinh càng
mơ hồ phương pháp làm bài và hạn chế những hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống vềnghị luận xã hội Đó thực sự là một vấn đề cần được quan tâm
Trang 8II RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
1 Khái luận chung về kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
1.1 Cách hiểu và phân biệt loại đề này với đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị
luận về một hiện tượng xã hội
- Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là nghị luận về một vấn đề
xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt ra trong tác phẩm văn học
- Vấn đề xã hội đặt ra cho dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tácphẩm có thể lấy từ hai nguồn:
+ Tác phẩm văn học đã học trong chương trình
+ Một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn bất kì mà học sinh chưađược học
1.2 Một số lưu ý của bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xãhội, không phải là kiểu bài nghị luận văn học Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghịluận văn học
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiệntượng đời sống
- Dạng đề bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học đòi hỏi học sinhphải:
+ Nêu và phân tích được ý nghĩa của vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn họcnào đó
Ví dụ: - Từ tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp, anh (chị) trình bày
suy nghĩ của mình về nghị lực của con người trong cuộc sống
Trang 9- Qua chi tiết A Sử trói Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và chi tiết lão đàn ông đánh vợ trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, anh (chị) biết
gì về nạn bạo hành gia đình hiện nay
+ Học sinh phải trình bày được suy nghĩ của mình về các vấn đề xã hội đặt ratrong tác phẩm văn học
- Dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học rất dễ nhầmlẫn với bài nghị luận văn học vì buộc phải có khâu phân tích tác phẩm để xác định vấn
đề cần nghị luận Để tránh nhầm lẫn, cần xác định và phân biệt rõ sự khác biệt về mụcđích và cách thức tiến hành Mục đích của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích đểđánh giá chất lượng về nội dung, nghệ thuật của văn bản tác phẩm, còn mục đích củaloại đề nghị luận xã hội này là chỉ nhằm rút ra và làm sáng tỏ vấn đề xã hội được đặt ra
ở văn bản tác phẩm đó trước khi tiến hành nghị luận ở phần chính Vì thế khi làm bàinghị luận văn học, cần cắt nghĩa, bình giá cái hay, vẻ đẹp của các yếu tố của văn bảnnhư ngôn ngữ, hình tượng về cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệthuật, còn khi làm bài nghị luận xã hội lại chỉ cần chú ý đến mặt nội dung (tư tưởng,đạo lí, hiện tượng tích cực, tiêu cực của đời sống)
2 Đặc điểm nhận biết dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
2.1 Về nội dung đề bài:
Như trên đã trình bày, đối tượng của văn học chính là đời sống, mà đời sống lạimuôn hình vạn trạng vì vậy thông qua tác phẩm văn học nhà văn muốn nói với ngườiđọc rất nhiều điều thiết thực về đời sống, theo đó có nhiều vấn đề xã hội được nhà vănđặt ra trong tác phẩm để mọi người cùng suy ngẫm và tìm hướng giải quyết thỏa đáng
để cuộc sống thêm phần ý nghĩa, tốt đẹp hơn Vì vậy nội dung của đề bài nghị luận vềvấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cũng khá đa dạng và phong phú Có thểhình dung một số nội dung thường gặp trong đề nghị luận vấn đề xã hội trong tác phẩmvăn học như sau:
- Từ hình tượng nhân vật trong tác phẩm suy ngẫm về vấn đề xã hội nào đó
Ví dụ:
Trang 10+ Từ nhân vật Ngô Tử Văn trong truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
của Nguyễn Dữ, anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề đấu tranh chống lại cái xấu, cái áctrong xã hội ta hiện nay
+ Qua nhân vật ông lão đánh cá Xantiago trong đoạn trích “Ông già và biển cả” của Hemingway, anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến: “Con người có thể bị huỷ diệt nhưng
Ví dụ: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” (Tố Hữu – Dậy mà đi)
Phát biểu suy nghĩ của anh chị về câu nói trên
- Từ 1 văn bản, 1 trích đoạn tác phẩm văn học bất kì (có thể học sinh chưa đượchọc) suy nghĩ về vấn đề xã hội được đặt ra
Ví dụ: Trong tập thơ Những con chim bay lạc, nhà Ra-bin-đra-nat Tago có viết:
“Những con chim mùa hè bay lạc
đến cửa sổ tôi
để hót lên rồi lại bay đi còn những chiếc lá thu vàng không lời ca tiếng hát chỉ run rẩy và thở dài rơi xuống”
Trang 11Suy nghĩ của anh (chị) về thông điệp nêu trên?
- Từ 1 sự kiện nào đó trong tác phẩm văn học trình bày suy nghĩ về 1 vấn đề xãhội được đặt ra
- Từ một quan niệm của nhà văn nào đó trong tác phẩm suy ngẫm về vấn đề xãhội được đặt ra
Ví dụ: Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm “Phú quý tựa chiêm bao” củaNguyễn Bỉnh Khiêm
…
Trên đây chỉ là một số gợi ý về nội dung đề bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ratrong tác phẩm văn học để giúp học sinh định dạng đúng kiểu bài và tiến hành làm bàitốt nhất
2.2 Về hình thức đề bài:
Tùy thuộc vào nội dung đề cập trong đề bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ratrong tác phẩm văn học sẽ có những hình thức đề tương ứng, nghĩa là hình thức đề nghịluận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cũng khá linh hoạt Có thể hìnhdung một số hình thức đề thường gặp trong kiểu đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ratrong tác phẩm văn học:
+ Với dạng đề từ hình tượng nhân vật trong tác phẩm suy ngẫm về vấn đề xã hộinào đó, hình thức đề thường là trình bày suy nghĩ của anh chị về một vấn đề nào đóhoặc anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề nào đó
Ví dụ: Từ truyện cổ tích Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa
cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
+ Phát biểu suy nghĩ của anh chị về 1 vấn đề xã hội nào đó đặt ra trong tríchđoạn tác phẩm
+ Bình luận về 1 câu nói của 1 nhà văn nào đó trong tác phẩm văn học
Trang 12+ Cho biết ý kiến của anh (chị) về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm vănhọc
…
Nhưng phổ biến hơn cả về hình thức đề trong đề văn nghị luận về vấn đề xã hộiđặt ra trong tác phẩm văn học vẫn là trình bày suy nghĩ của anh chị về một vấn đề nào
đó hoặc anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề nào đó
3 Kỹ năng làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn hoc
3.1 Kỹ năng phân tích đề
- Đề thuộc kiểu bài nghị luận xã hội Để làm bài được tốt phải nắm vững kĩ năng làm
bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
- Xác định vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cần nghị luận
- Xác đinh các thao tác nghị luận
+ Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó
+ Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm, thì người viết chỉ cần phântích vấn đề đó
+ Nếu đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã hội, thì người viết cần đọc - hiểu, phân tích vănbản để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần nghị luận vấn đề
xã hội
3.2.2 Suy nghĩ và bàn luận
Trang 13+ Giải thích vấn đề, rút ra ý nghĩa của vấn đề xã hội đó.
+ Phân tích - chứng minh:
++ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tưtưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống và dùng thực tế xã hội đểchứng minh
++ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượngtích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó, nêu nguyên nhân, đềxuất những giải pháp khắc phục,…
+ Bàn luận:
++ Đánh giá quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào Tư tưởng
đó có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn, nhân cách con người Đối với hiện tượng xãhội thì xem xét hiện tượng đó có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người
++ Người viết cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn
đề xã hội có ý nghĩa tích cực và phê phán những biểu hiện sai trái, quan niệm lệch lạc
so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận
+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp,góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận )
3.2.3 Liên hệ thực tế rút ra bài học cho bản thân
+ Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống Từ đó rút rađược những điều gì có ý nghĩa trong cuộc sống
+ Về hành động: Xác định hành động đúng đắn cho bản thân Thuyết phục người nghe,người đọc hướng đến những việc làm tích cực cho xã hội
3.3 Kỹ năng bố cục bài
Đây cũng là bài văn nghị luận nên bố cục bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt
ra trong tác phẩm văn học cũng cần đảm bảo đủ 3 phần
3.3.1 Mở bài: Học sinh cẩn đảm bảo những nội dung sau:
Trang 14- Dẫn dắt vấn đề : giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có
ý nghĩa xã hội…
- Nêu vấn đề xã hội mà tác phẩm đặt ra
- Nêu hướng triển khai
3.3.2 Thân bài:
- Nếu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một tư tưởng, đạo lí thì phần thân
bài cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:
+ Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận; rút ra ý nghĩa thực tế của vấn đề+ Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh nội dung của vấn đề, bác bỏ,phê phán những sai lệch ( nếu có)
+ Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thức tế rút ra bài học nhận thức vàhành động
- Nếu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một hiện tượng xã hội thì phầnthân bài cần đảm bảo những nội dung sau:
+ Nêu thực trạng của hiện tượng
+ Nêu những biểu hiện của hiện tượng
+ Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng
+ Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hại,… của hiệntượng đời sống
+ Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xãhội đó
+ Đề xuất giải pháp
3.3.3 Kết bài
- Tóm tắt, chốt lại các ý chính, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài
- Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
- Rút ra bài học
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ và hành động của bản thân về vấn đề cần bàn luận