MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ....................................................................................... 3 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................... 5 3.1.Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5 3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 6 4. NHIỆM VỤ- PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 6 4.1. Nhiệm vụ của khóa luận ............................................................................ 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 7 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 7 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ........................................................... 7 5.2. Phương pháp khảo sát thực tế .................................................................. 7 5.3. Phương pháp thống kê .............................................................................. 7 5.4. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................ 8 5.5. Nhóm phương pháp giảng dạy bộ môn Tập làm văn .............................. 8 6. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN ................................................................ 8 7. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN .......................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................ 10 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 10 1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học............................................................................... 10 1.1.2. Lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ ......................................................... 10 1.1.3. Logic học ............................................................................................... 12 1.1.4. Lí luận văn học ...................................................................................... 13 1.1.5. Văn nghị luận.......................................................................................... 14 1.1.5.1. Khái niệm văn nghị luận ........................................................................ 14 1.1.5.2. Đặc điểm của văn nghị luận ................................................................... 14 1.1.5.3. Loại, kiểu bài văn nghị luận ................................................................ 17 1.1.5.3.1. Căn cứ vào nội dung nghị luận trong văn nghị luận được chia thành hai loại ............................................................................................................. 17 1.1.5.3.2. Căn cứ vào cách thức nghị luận chính thì văn nghị luận được chia thành các kiểu bài ............................................................................................. 19 1.1.6. Tâm lí – giáo dục học ............................................................................ 23 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 24 1.2.1.Chương trình –sách giáo khoa ............................................................... 24 1.2.2. Thực tiễn dạy và học.............................................................................. 24 1.2.2.1. Thực trạng dạy học của giáo viên ........................................................ 24 1.2.2.2. Thực trạng rèn luyện kỹ năng viết phần mở bài, kết bài của học sinh ...... 25 Tiểu kết ........................................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT PHẦN MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 12 - TRƯỜNG THPT HIỆP HÒA SỐ 2- BẮC GIANG .................................. 27 2.1. Rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài trong bài văn nghị luận(hay là phần đặt vấn đề) ....................................................................................................... 27 2.1.1. Cách xác định đặc trưng của phần mở bài trong văn nghị luận ................ 27 2.1.1.1. Xác định nội dung ................................................................................ 27 2.2.1.2. Xác định hình thức ............................................................................... 28 2.2.2. Xác định chức năng của đoạn mở bài ................................................... 28 2.2.2.1. Xác định yêu cầu đề bài ....................................................................... 28 2.2.2.2. Xác định kết cấu của phần mở bài ............................................................ 31 2.2.2.3. Nêu hướng giải quyết vấn đề ............................................................... 31 2.2.2.4. Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề ............................................. 32 2.2.3. Cách xác định yêu cầu của phần mở bài .............................................. 32 2.2.4. Cách lựa chọn các cách mở bài(các cách đặt vấn đề) phù hợp ............ 35 2.2.4.1. Mở bài trực tiếp ................................................................................... 35 2.2.4.2. Mở bài gián tiếp .................................................................................. 36 2.2.4.2.1. Mở bài theo kiểu diễn dịch ............................................................... 36 2.2.4.2.2. Mở bài theo kiểu quy nạp ................................................................. 37 2.2.4.2.3. Mở bài theo kiểu tương liên (tương đồng) ........................................ 37 2.2.4.2.4. Mở bài theo kiểu tương phản, đối lập ............................................... 38 2.2.4.2.5. Mở bài bằng cách đặt câu hỏi (nghi vấn) .......................................... 39 2.2. Rèn luyện kĩ năng viết phần kết bài trong văn nghị luận(kết thúc vấn đề) 39 2.2.1. Xác định đặc trưng của phần kết bài .................................................... 40 2.2.2. Xác định nhiệm vụ của phần kết bài ..................................................... 40 2.2.3. Nắm vững yêu cầu và kết cấu ................................................................ 40 2.2.4. Các bước thực hiện phần kết thúc vấn đề ............................................. 42 2.2.5. Lựa chọn các cách kết bài ( kết thúc vấn đề): ....................................... 42 2.2.5.1. Kết bài theo lối tóm lược ..................................................................... 42 2.2.5.2. Kiểu bài theo lối “điểm nhãn” ............................................................. 42 2.2.5.3. Kết bài theo lối mở rộng và nâng cao .................................................. 43 2.2.5.4. Kết bài theo lối đầu cuối tương ứng ..................................................... 44 Tiểu kết .......................................................................................................... 44 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................. 45 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 45 3.2. Đối tượng và chủ thể thực nghiệm .......................................................... 45 3.2.1. Đối tượng ............................................................................................... 45 3.2.2. Chủ thể .................................................................................................. 45 3.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 46 3.3.1. Lí thuyết ................................................................................................. 46 3.3.2. Bài tập .................................................................................................... 46 3.4. Cách thức và quy trình thực nghiệm ...................................................... 46 3.4.1. Cách thức thực nghiệm ......................................................................... 46 3.4.2. Quy trình thực hiện ............................................................................... 47 3.5. Kết quả kiểm tra cuối đợt thực nghiệm ................................................. 48 Tiểu kết ........................................................................................................... 48 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 52 PHỤ LỤC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Như chúng ta đã biết hướng cải tiến chung của chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay theo Bộ giáo dục và Đào tạo là giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống. Vì vậy, dạy và học trong nhà trường đang đứng trước yêu cầu bức thiết đó là cần đổi mới toàn diện từ phương hướng, mục tiêu đến nội dung, phương pháp dạy học. Đặc biệt, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học cần được tiến hành ở tất cả các cấp học, bậc học. Chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở đã nêu lên mục tiêu khái quát: “Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường Trung học cơ sở, góp phần hình thành những con người có học vấn phổ thông cơ sở…Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu qúy trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân thiện mỹ trong nghệ thuật, trước hết trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực tư duy sáng tạo như một công cụ để tư duy giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí cống hiến cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc”. Không nằm ngoài những mục tiêu trên và nhằm phát triển cao hơn những yêu cầu được nhắc đến ở chương t nh Trung học cơ sở, bộ Sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông cũng đã đưa ra nội dung giảng dạy và học tập rất “thấu tình đạt lí” để giúp học sinh phát huy khả năng tư duy và vận dụng vào trong thực tế cuộc sống sau này của chính các em. Trong đó, phân môn Tập làm văn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là môn học thực hành tổng hợp ở t nh độ cao thuộc liên môn Văn và Tiếng Việt. Cái đích cuối cùng của phân môn này là trang bị cho học sinh khả năng độc lập để viết một bài văn có chất lượng cao. Muốn như vậy không có cách nào khả thi hơn ngoài việc đổi mới việc dạy học trong nhà trường hiện nay 1.2. Văn nghị luận có vai trí hết sức quan trọng trong sống xã hội cũng như trong nhà trường. Thông qua các bài làm văn nghị luận, học sinh có điều kiện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, các em có dịp thể hiện năng lực tư duy, cảm thụ và năng lực lập luận của mình. Đây cũng là những yêu cầu rất cần thiết để các em làm hành trang bước vào cuộc sống. 2 Văn nghị luận nói chung có vai t ò hết sức quan trọng như vậy, song trong thực tế nhà trường phổ thông hiện nay phần lớn kĩ năng làm văn nghị luận của học sinh còn rất kém, các em ít hứng thú trong việc rèn kĩ năng viết văn nghị luận, trong các bài viết mắc khá nhiều lỗi. Một trong những lỗi bắt gặp ngay khi mở đầu bài viết đó là các em còn lúng túng không biết làm thế nào để vào bài cho nhanh mà vẫn đảm bảo đúng, hay và hấp dẫn. Quan tâm đến cách viết bài của học sinh từ đó tìm ra các biện pháp, phương pháp hữu hiệu nhất giúp các em hoàn thành bài viết của mình với kết quả cao nhất có thể là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Mục đích chính yếu là nhằm rèn luyện nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh và góp phần vào nhiệm vụ chung của quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn. 1.3. Không phải ngẫu nhiên Macxim Gorki đúc rút nên điều này: “ Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường dùng nó rất lâu”. Làm việc gì cũng vậy, sự khởi đầu luôn khiến chúng ta phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi bắt tay thực hiện công việc ấy đến kết quả cuối cùng. Muốn có một bài văn nghị luận hay hoàn toàn không nằm ngoài quỹ đạo của quá trình làm việc thông thường như đã nêu ở trên. Sự khởi đầu của việc làm văn nghị luận là viết phần mở bài, còn được gọi dưới cái tên như đặt vấn đề hay nêu vấn đề và kết thúc là viết phần kết bài, còn được gọi dưới cái tên như kết thúc vấn đề. Nhưng quả thực, việc khởi động này cũng là việc khó khăn và gian nan nhất. Với phần mở bài là căn cứ để đánh giá bài làm có thu hút, sáng tạo và độc đáo hay không còn phần kết bài thì cho ta biết bài làm có hấp dẫn, chặt chẽ không. Nằm ở vị trí đầu tiên và cuối cùng trong bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn nói chung cũng như nghị luận nói riêng, phần mở bài thường tạo ấn tượng ban đầu về bài viết và giúp người đọc cảm nhận trọn vẹn âm hưởng của toàn bài. Một phần mở bài gọn gàng, mạch lạc sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo người đọc. Bên cạnh đó, nó còn tạo thêm hứng thú cho chính người viết. Ngược lại, người đọc mất cảm tính khi tiếp xúc với một bài văn có đoạn mở bài mang biểu hiện của nhận thức hạn chế và lối tư duy thiếu mạch lạc của người viết, thể hiện ở cách viết dài ng, khô khan, lạc đề, xa đề hoặc thiếu hấp dẫn. Từ tâm lí tiếp nhận không tốt, người đọc có thể mặc nhiên quy kết rằng nội dung bài văn này kém chất lượng. Và một phần kết bài xúc tích, thâu tóm toàn bộ nội dung của toàn bài sẽ giúp người viết người đọc hiểu sâu sắc hơn về bài viết. Như vậy, phần mở bài và kết bài cũng là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành bài văn nghị luận. 3 Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn Làm văn nhằm tăng cường tính thực hành, phát triển tư duy logic và sự sáng tạo độc đáo của mỗi học sinh Trung học phổ thông, từ đó giúp các em h ình thành kĩ năng, kĩ xảo khi làm bài văn nghị luận. Và mặc dù đã có trình độ tư duy phát triển cao cũng như kĩ năng viết văn từ Trung học cơ sở nhưng các em vẫn mất nhiều thời gian thậm chí khó khăn khi muốn viết được một mở bài trôi chảy tạo nên sự khơi thông mạch văn toàn bài và một kết bài cô đọng thâu tóm toàn bộ nội dung của bài. Vì vậy, nhằm củng cố lại kiến thức lí thuyết Làm văn các em đã được học từ Trung học cơ sở từ đó vận dụng một cách thành thạo vào việc thực hành, chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và chọn đề tài nghiên cứu của mình: “Rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận cho học sinh lớp 12 - trường THPT Hiệp Hòa Số 2, Bắc Giang”.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ LỆ
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT PHẦN MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG - THPT HIỆP HÒA SỐ 2, BẮC GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sơn La, năm 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ LỆ
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT PHẦN MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG - THPT HIỆP HÒA SỐ 2, BẮC GIANG
Chuyên ngành: XH2a
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Thùy Dung
Sơn La, năm 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thùy Dung, giảng viên khoa Ngữ Văn Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô, người luôn quan tâm, chỉ bảo em tận tình trong quá trình thực hiện khóa luận này
Em cũng xin chân thành cảm ơn phòng Khoa học và quan hệ quốc tế, thư viện trường Đại học Tây Bắc, cùng các thầy cô trong tổ Phương pháp dạy- học Ngữ Văn và ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc thực hiện khóa luận này
Trong quá trình thực hiện khóa luận do thời gian có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn !
Sơn La, tháng 05 năm 2013
Người thực hiện Nguyễn Thị Lệ
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5
3.1.Mục đích nghiên cứu 5
3.2 Đối tượng nghiên cứu 6
4 NHIỆM VỤ- PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
4.1 Nhiệm vụ của khóa luận 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu 7
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7
5.2 Phương pháp khảo sát thực tế 7
5.3 Phương pháp thống kê 7
5.4 Phương pháp thực nghiệm 8
5.5 Nhóm phương pháp giảng dạy bộ môn Tập làm văn 8
6 ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN 8
7 CẤU TRÚC KHÓA LUẬN 9
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10
1.1 Cơ sở lí luận 10
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học 10
1.1.2 Lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ 10
1.1.3 Logic học 12
1.1.4 Lí luận văn học 13
1.1.5 Văn nghị luận 14
1.1.5.1 Khái niệm văn nghị luận 14
1.1.5.2 Đặc điểm của văn nghị luận 14
1.1.5.3 Loại, kiểu bài văn nghị luận 17
1.1.5.3.1 Căn cứ vào nội dung nghị luận trong văn nghị luận được chia thành hai loại 17
Trang 61.1.5.3.2 Căn cứ vào cách thức nghị luận chính thì văn nghị luận được chia
thành các kiểu bài 19
1.1.6 Tâm lí – giáo dục học 23
1.2 Cơ sở thực tiễn 24
1.2.1.Chương trình –sách giáo khoa 24
1.2.2 Thực tiễn dạy và học 24
1.2.2.1 Thực trạng dạy học của giáo viên 24
1.2.2.2 Thực trạng rèn luyện kỹ năng viết phần mở bài, kết bài của học sinh 25
Tiểu kết 26
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT PHẦN MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 12 - TRƯỜNG THPT HIỆP HÒA SỐ 2- BẮC GIANG 27
2.1 Rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài trong bài văn nghị luận(hay là phần đặt vấn đề) 27
2.1.1 Cách xác định đặc trưng của phần mở bài trong văn nghị luận 27
2.1.1.1 Xác định nội dung 27
2.2.1.2 Xác định hình thức 28
2.2.2 Xác định chức năng của đoạn mở bài 28
2.2.2.1 Xác định yêu cầu đề bài 28
2.2.2.2 Xác định kết cấu của phần mở bài 31
2.2.2.3 Nêu hướng giải quyết vấn đề 31
2.2.2.4 Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề 32
2.2.3 Cách xác định yêu cầu của phần mở bài 32
2.2.4 Cách lựa chọn các cách mở bài(các cách đặt vấn đề) phù hợp 35
2.2.4.1 Mở bài trực tiếp 35
2.2.4.2 Mở bài gián tiếp 36
2.2.4.2.1 Mở bài theo kiểu diễn dịch 36
2.2.4.2.2 Mở bài theo kiểu quy nạp 37
2.2.4.2.3 Mở bài theo kiểu tương liên (tương đồng) 37
2.2.4.2.4 Mở bài theo kiểu tương phản, đối lập 38
2.2.4.2.5 Mở bài bằng cách đặt câu hỏi (nghi vấn) 39
Trang 72.2 Rèn luyện kĩ năng viết phần kết bài trong văn nghị luận(kết thúc vấn đề) 39
2.2.1 Xác định đặc trưng của phần kết bài 40
2.2.2 Xác định nhiệm vụ của phần kết bài 40
2.2.3 Nắm vững yêu cầu và kết cấu 40
2.2.4 Các bước thực hiện phần kết thúc vấn đề 42
2.2.5 Lựa chọn các cách kết bài ( kết thúc vấn đề): 42
2.2.5.1 Kết bài theo lối tóm lược 42
2.2.5.2 Kiểu bài theo lối “điểm nhãn” 42
2.2.5.3 Kết bài theo lối mở rộng và nâng cao 43
2.2.5.4 Kết bài theo lối đầu cuối tương ứng 44
Tiểu kết 44
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 45
3.1 Mục đích thực nghiệm 45
3.2 Đối tượng và chủ thể thực nghiệm 45
3.2.1 Đối tượng 45
3.2.2 Chủ thể 45
3.3 Nội dung thực nghiệm 46
3.3.1 Lí thuyết 46
3.3.2 Bài tập 46
3.4 Cách thức và quy trình thực nghiệm 46
3.4.1 Cách thức thực nghiệm 46
3.4.2 Quy trình thực hiện 47
3.5 Kết quả kiểm tra cuối đợt thực nghiệm 48
Tiểu kết 48
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM
Trang 8MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Như chúng ta đã biết hướng cải tiến chung của chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay theo Bộ giáo dục và Đào tạo là giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống Vì vậy, dạy và học trong nhà trường đang đứng trước yêu cầu bức thiết đó là cần đổi mới toàn diện từ phương hướng, mục tiêu đến nội dung, phương pháp dạy học Đặc biệt, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học cần được tiến hành ở tất cả các cấp học, bậc học
Chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở đã nêu lên mục tiêu khái
quát: “Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
chung của nhà trường Trung học cơ sở, góp phần hình thành những con người
có học vấn phổ thông cơ sở…Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu qúy trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác Đó là những người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân thiện mỹ trong nghệ thuật, trước hết trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực tư duy sáng tạo như một công cụ để tư duy giao tiếp Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí cống hiến cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc” Không nằm ngoài những mục tiêu trên và nhằm phát triển cao
hơn những yêu cầu được nhắc đến ở chương t nh Trung học cơ sở, bộ Sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông cũng đã đưa ra nội dung giảng dạy và học
tập rất “thấu tình đạt lí” để giúp học sinh phát huy khả năng tư duy và vận dụng
vào trong thực tế cuộc sống sau này của chính các em Trong đó, phân môn Tập làm văn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Nó là môn học thực hành tổng hợp
ở t nh độ cao thuộc liên môn Văn và Tiếng Việt Cái đích cuối cùng của phân môn này là trang bị cho học sinh khả năng độc lập để viết một bài văn có chất lượng cao Muốn như vậy không có cách nào khả thi hơn ngoài việc đổi mới việc dạy học trong nhà trường hiện nay
1.2 Văn nghị luận có vai trí hết sức quan trọng trong sống xã hội cũng như trong nhà trường Thông qua các bài làm văn nghị luận, học sinh có điều kiện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, các em có dịp thể hiện năng lực
tư duy, cảm thụ và năng lực lập luận của mình Đây cũng là những yêu cầu rất cần thiết để các em làm hành trang bước vào cuộc sống
Trang 9Văn nghị luận nói chung có vai t ò hết sức quan trọng như vậy, song trong thực tế nhà trường phổ thông hiện nay phần lớn kĩ năng làm văn nghị luận của học sinh còn rất kém, các em ít hứng thú trong việc rèn kĩ năng viết văn nghị luận, trong các bài viết mắc khá nhiều lỗi Một trong những lỗi bắt gặp ngay khi
mở đầu bài viết đó là các em còn lúng túng không biết làm thế nào để vào bài cho nhanh mà vẫn đảm bảo đúng, hay và hấp dẫn Quan tâm đến cách viết bài của học sinh từ đó tìm ra các biện pháp, phương pháp hữu hiệu nhất giúp các em hoàn thành bài viết của mình với kết quả cao nhất có thể là một việc làm có ý nghĩa thiết thực Mục đích chính yếu là nhằm rèn luyện nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh và góp phần vào nhiệm vụ chung của quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn
1.3 Không phải ngẫu nhiên Macxim Gorki đúc rút nên điều này: “ Khó
hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường dùng nó rất lâu” Làm việc gì cũng
vậy, sự khởi đầu luôn khiến chúng ta phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi bắt tay thực hiện công việc ấy đến kết quả cuối cùng Muốn có một bài văn nghị luận hay hoàn toàn không nằm ngoài quỹ đạo của quá trình làm việc thông thường như đã nêu ở trên
Sự khởi đầu của việc làm văn nghị luận là viết phần mở bài, còn được gọi dưới cái tên như đặt vấn đề hay nêu vấn đề và kết thúc là viết phần kết bài, còn được gọi dưới cái tên như kết thúc vấn đề Nhưng quả thực, việc khởi động này cũng là việc khó khăn và gian nan nhất Với phần mở bài là căn cứ để đánh giá bài làm có thu hút, sáng tạo và độc đáo hay không còn phần kết bài thì cho ta biết bài làm có hấp dẫn, chặt chẽ không Nằm ở vị trí đầu tiên và cuối cùng trong bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn nói chung cũng như nghị luận nói riêng, phần mở bài thường tạo ấn tượng ban đầu về bài viết và giúp người đọc cảm nhận trọn vẹn âm hưởng của toàn bài Một phần mở bài gọn gàng, mạch lạc sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo người đọc Bên cạnh
đó, nó còn tạo thêm hứng thú cho chính người viết Ngược lại, người đọc mất cảm tính khi tiếp xúc với một bài văn có đoạn mở bài mang biểu hiện của nhận thức hạn chế và lối tư duy thiếu mạch lạc của người viết, thể hiện ở cách viết dài
ng, khô khan, lạc đề, xa đề hoặc thiếu hấp dẫn Từ tâm lí tiếp nhận không tốt, người đọc có thể mặc nhiên quy kết rằng nội dung bài văn này kém chất lượng
Và một phần kết bài xúc tích, thâu tóm toàn bộ nội dung của toàn bài sẽ giúp người viết người đọc hiểu sâu sắc hơn về bài viết Như vậy, phần mở bài và kết bài cũng là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành bài văn nghị luận
Trang 10Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn Làm văn nhằm tăng cường tính thực hành, phát triển tư duy logic và sự sáng tạo độc đáo của mỗi học sinh Trung học phổ thông, từ đó giúp các em h ình thành kĩ năng, kĩ xảo khi làm bài văn nghị luận Và mặc dù đã có trình độ tư duy phát triển cao cũng như kĩ năng viết văn
từ Trung học cơ sở nhưng các em vẫn mất nhiều thời gian thậm chí khó khăn khi muốn viết được một mở bài trôi chảy tạo nên sự khơi thông mạch văn toàn bài
và một kết bài cô đọng thâu tóm toàn bộ nội dung của bài
Vì vậy, nhằm củng cố lại kiến thức lí thuyết Làm văn các em đã được học
từ Trung học cơ sở từ đó vận dụng một cách thành thạo vào việc thực hành,
chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và chọn đề tài nghiên cứu của mình: “Rèn luyện
kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận cho học sinh lớp 12 - trường THPT Hiệp Hòa Số 2, Bắc Giang”
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Làm văn là môn học ứng dụng, thực hành có tính chất tổng hợp nhất, đặc biệt với văn nghị luận, trong đó văn nghị luận văn học không chỉ là văn bản thông thường mà nó còn có tính chất nghệ thuật Nghệ thuật thuyết phục người đọc của văn nghị luận không chỉ nhờ lập luận chặt chẽ mà còn khéo léo trong dẫn dắt của người viết Chính vì vậy, việc xây dựng cơ sở lí luận cho việc dạy văn nghị luận vô cùng bức thiết Từ trước đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau về kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận
Điểm qua một vài cuốn sách hướng dẫn Làm văn như: Phương pháp làm văn nghị luận (Thẩm Thệ Hà), Tài liệu hướng dẫn học môn Làm văn(Nguyễn Quang Ninh), Giáo trình Làm văn (Đình Cao- Lê A) hay Làm văn (Lê A- Nguyễn Trí), Dàn bài Tập làm văn lớp 12 (Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng), Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông (Nguyễn Quốc Siêu), Làm văn nghị luận như thế nào (Nguyễn Quang Tuyên), 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn (Nguyễn Quang Ninh), Sách giáo khoa Ngữ văn 12
Trong nhiều năm qua, những tài liệu nghiên cứu, chỉ đạo về phần này còn quá ít Nếu có, những cuốn này chỉ mang tính chất tham khảo cho giáo viên và hoc sinh Thực tế cho thấy, đại đa số các cuốn sách đều đã đề cập đến phần mở bài, kết bài tuy chưa được sâu sắc như phần thân bài
Cuốn sách tiêu biểu thứ nhất viết về đoạn mở bài là: Tài liệu hướng dẫn học môn Làm văn (Nguyễn Quang Ninh) Tác giả xác định vị trí, yêu cầu của phần đặt vấn đề: “Trong phần đặt vấn đề phải làm sao nêu được vấn đề một cách ngắn gọn nhất, hấp dẫn và gây hứng thú cho người đọc, người nghe Hơn nữa qua phần đặt vấn đề ngắn gọn phải nêu lên hướng giải quyết, phạm vi giải quyết
Trang 11vấn đề, tầm quan trọng ý nghĩa của vấn đề để chuẩn bị tư tưởng cho người đọc theo dõi phần nội dung Đó chưa kể môt bài có phần đặt vấn đề tốt sẽ gây ấn tượng đẹp ban đầu cho người đọc, người chấm Bên cạnh đó, tác giả còn nêu các bước tiến hành đặt vấn đề gồm 3 bước: xác định vấn đề; xác định dẫn dắt, chuyển tiếp vấn đề; nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề, phương hướng giải quyết vấn đề
Cuốn sách tiếp theo dành sự quan tâm tới phần mở bài là: kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông của Nguyễn Quốc Siêu giới thiệu kĩ năng viết phần mở bài với các cách sau: Từ một hiện tượng tương đồng của vấn đề, từ việc trình bày bối cảnh mà xác định vấn đề, qua cách vấn thiết và nêu vấn đề, dẫn danh ngôn
đã nêu luận đề, qua đối chiếu phải trái đã nêu vấn đề
Một cuốn sách khác đã đóng góp không nhỏ trong việc hình thành kĩ năng viết phần mở bài, kết bài là 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn qua việc đưa ra hệ thống bài tập luyện dựng đoạn theo chức năng: mở bài trực tiếp,
mở bài gián tiếp, kết bài theo lối tóm lược…
Cuốn sách Làm văn nghị luận như thế nào bàn luận khá kĩ về việc viết phần mở bài, kết bài:
Đặt vấn đề là dẫn dắt người đọc vào bài văn, chẩn bị tư tưởng cho họ tiếp thu phần giải quyết vấn đề của mình Đặt vấn đề hay sẽ khuyến khích hứng thú người đọc, gây cho họ một ấn tượng tốt đẹp khi vừa mới tiếp xúc với bài văn
Nó thể hiện sự hiểu đề và làm chủ đề bài của người học sinh
Kết thúc vấn đề là gói gọn lại những lí lẽ dẫn chứng đã đưa ra ở phần thân bài giúp người đọc nắm bắt được những ý cốt lõi nhất của luận đề
Ngoài ra cuốn sách Làm văn của Lê A-Đình Trí cũng đưa ra các cách viết phần mở bài, kết bài như:
Mở bài có nhiều cách khác nhau nhưng có thể quy thành 2 cách: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp Người viết có thể lựa chọn sử dụng các kiểu khác nhau tùy thuộc vào nội dung, mục đích, khuôn khổ bài viết, phương thức trình bày, phong cách diễn đạt
Kết bài là phần cuối của bài viết nhằm kết thúc vấn đề đặt ra ở phần mở bài và thân bài Bởi vậy, phần này phải ngắn gọn, phù hợp với tinh thần cơ bản của hai phần trên Kết bài còn cần gợi thêm, tác động thêm vào người đọc, làm cho người đọc tiếp xúc rung động, tiếp xúc suy ngẫm về những vấn đề được nghị luận
Trang 12Trong sách giáo khoa Ngữ văn 12(cơ bản) cũng đã xác định rõ chức năng, yêu cầu của phần mở bài, kết bài:
Chức năng của phần mở bài: đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, nêu bật nội dung cần bàn luận
Yêu cầu của phần mở bài: thông báo chính xác, ngắn ngọn vấn đề nghị luận, hướng dẫn người đọc ( người nghe) và nội dung bàn luận một cách tự nhiên và gợi hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản
Yêu cầu của phần kết bài: thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn
đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật của vấn đề, gợi sự liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn,
Những tài liệu trên cơ bản đã hình thành những lí thuyết chung về phần
mở bài, kết bài Và thực tế hiện nay, chúng tôi nhận thấy các em học sinh vẫn còn nhiều vướng mắc khi tiến hành xây dựng phần mở bài, kết bài chứ chưa nói đến việc viết phần mở bài, kết bài hay Đặc biệt chúng tôi nhận thấy chưa có tài liệu hay đề tài nào nghiên cứu về việc rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong
bài văn nghị luận Vì vậy, thực hiện khóa luận “ Rèn luyện kĩ năng viết phần mở
bài, kết bài trong văn nghị luận cho học sinh lớp 12- trường THPT Hiệp Hòa số 2, Bắc Giang” chúng tôi mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao kĩ
năng viết phần mở bài, kết bài cho các em học sinh lớp 12- trường THPT Hiệp Hòa số 2, từ đây góp phần nâng cao chất lượng học Văn cho học sinh
Như vậy, các tài liệu trên đây sẽ là định hướng cho chúng tôi nghiên cứu,
đó sẽ là những cơ sở lí thuyết để khóa luận được chặt chẽ Khóa luận cũng chỉ là
sự kế thừa, nối tiếp những công trình nghiên cứu của tác giả đi trước với mục đích cụ thể hơn về các phương pháp viết phần mở bài, kết bài cho một đối tượng
cụ thể Hy vọng đây sẽ là một công trình nghiên cứu thiết thực đối với hoc sinh lớp 12 nói chung và học sinh lớp 12- trường THPT Hiệp Hòa số 2 nói riêng
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.Mục đích nghiên cứu
Nhằm giúp học sinh phát triển khả năng sản sinh văn bản, nâng cao năng lực tư duy, năng lực khái quát tri thức cũng như năng lực sử dụng ngôn ngữ ở mức chủ động sáng tạo Chính vì vậy, trên phương diện tìm hiểu lí thuyết của việc rèn kĩ năng viết phần mở bài và kết bài cho bài văn nghị luận, luận văn này
cụ thể hóa tinh thần đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường Trung học phổ thông để từ đó phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động lĩnh hội tri thức về rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản
Trang 133.2 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi xây dựng nhằm hướng hiệu quả đến việc làm của học sinh Trung học phổ thông với sự phát triển toàn diện về nhận thức, phương pháp tư duy và vốn hiểu biết Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học Làm văn theo tinh thần đổi mới trong nhà trường hiện nay Những kiến thức lĩnh hội được thông qua sách vở và tài liệu tham khảo, qua việc lên lớp của thầy cô cũng như sự tích luỹ của bản thân các em trong quá t nh tiếp xúc, giao lưu ngoài cuộc sống xã hội đủ điều kiện giúp các em viết phần mở bài đúng, hay, nhanh chóng; và phần kết bài cô đọng, xúc tích cũng như có thể làm những bài đòi hỏi sự sáng tạo và độc đáo
Do yêu cầu thực tế của đề tài là hướng dẫn học sinh nghiên cứu xây dựng
kĩ năng viết phần mở bài và kết bài cho một bài văn nghị luận nên trong quá trình tiến hành, ngoài việc cung cấp những lí thuyết khoa học còn hướng vào thực tiễn dạy học phần mở bài, kết bài nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh khi làm bài
Như chúng ta đã biết, bố cục một bài văn nghị luận thường có ba phần: Mở bài (đặt vấn đề), thân bài (giải quyết vấn đề), kết bài (kết thúc vấn đề) Trong khuôn khổ hạn hẹp của luận văn về điều kiện và khả năng, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu phần mở bài và kết bài Hi vọng rằng luận văn với những nội dung bao hàm trong đó sẽ là tài liệu bổ ích cho những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và hơn hết là giúp các em học sinh Trung học phổ thông Hiệp Hòa số 2 có thể viết phần mở bài, kết bài cho bài văn nghị luận thành thục, đạt yêu cầu, hay và hấp dẫn
4 NHIỆM VỤ- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Nhiệm vụ của khóa luận
Điều tra khảo sát thực tiễn việc dạy – học Ngữ văn, trong đó chú trọng tìm hiểu thực tế kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận của học sinh lớp 12- trường THPT Hiệp Hòa Số 2 Từ đó nhận ra những điểm mạnh, những hạn chế của các em trong việc viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận
Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất cách viết phần mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận cho hoc sinh lớp 12- trường THPT Hiệp Hòa Số 2
Đề xuất phương pháp thích hợp để rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận cho học sinh lớp 12- trường THPT Hiệp Hòa Số 2
Thể nghiệm để khẳng định tính khả thi của đề tài
Trang 144.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm rèn luyện
kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận cho học sinh lớp 12-
trương THPT Hiệp Hòa Số 2
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình xây dựng đề tài, chúng tôi đã vận dụng nhiều phương
pháp dạy học tiếng Việt, dạy học Làm văn Giữa các phương pháp có sự phối
hợp với mức độ đậm nhạt và phân bố khác nhau ở từng phần Dưới đây là một
số phương pháp nghiên cứu cơ bản nhất đã được chúng tôi vận dụng
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp phân tích ngôn ngữ dùng để nghiên cứu tài liệu trong quá
trình thực hiện đề tài Với đề tài này, chúng tôi thu thập thông tin trên cơ sở nghiên cứu văn bản, tài liệu đã có để rút ra những kết luận khoa học cần thiết
Các văn bản, tài liệu xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài là các tài liệu ngôn ngữ
học, đặc biệt là các tài liệu về Làm văn và tâm lí học
5.2 Phương pháp khảo sát thực tế
Từ trước đến nay, chúng ta luôn đề cao mối quan hệ thiết thân giữa lí luận
và thực tiễn, trong đó, thực tiễn nắm vai trò cốt yếu trong quá trình nhận thức và
hành động
Trên cơ sở những lí thuyết đã nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát
thực tế Cụ thể, chúng tôi đã khảo sát một số lượng lớn những bài làm văn của
học sinh lớp 12 tập trung tìm hiểu sự đầu tư cho phần mở bài và kết bài của các
em ở mức độ như thế nào Qua việc làm này giúp chúng tôi nắm được những
khó khăn, vướng mắc cũng như những mặt còn hạn chế trong khi viết phần mở
bài và kết bài của các em
Như vậy, phương pháp khảo sát thực tế là tổ chức tiếp cận tri giác tìm
hiểu đối tượng trong thực tế, điều tra và tổng hợp các vấn đề thực tiễn có liên
quan mật thiết đến đề tài
5.3 Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong ngôn
ngữ học cũng như trong phương pháp dạy
Bằng thống kê có thể thấy được những sai sót thường gặp trong khi làm
bài của học sinh, từ đó tìm ra phương pháp khắc phục
Trang 155.4 Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp tổ chức, triển khai giả thuyết khoa học của đề tài vào giảng dạy thực tế nhằm kiểm tra, đánh giá một cách khách quan tính khả thi của các vấn đề đưa ra và từ đó hiệu chỉnh lại nhằm đạt được sự tin cậy và mang tính khoa học nhất nơi luận văn
Phương pháp thực nghiệm có vị trí đặc biệt quan trọng của khoa học giáo dục nói chung và phương pháp dạy Làm văn nói riêng Có nhiều loại thực nghiệm khác nhau: Thực nghiệm điều tra, thực nghiệm định hướng, thực nghiệm giảng dạy, thực nghiệm kiểm tra…Chúng tôi áp dụng phương pháp thực nghiệm ngay khi đưa ra các dạng bài tập Trước hết, chúng tôi tìm hiểu trình độ học sinh
về kiến thức, kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận, sau đó đề ra phương pháp thực nghiệm cho từng đối tượng theo trình tự: Dạy lí thuyết, ra đề, đánh giá và thống kê kết quả Cuối cùng, chúng tôi có thể rút ra kết luận mang tính khách quan nhất về quá trình nghiên cứu của mình
5.5 Nhóm phương pháp giảng dạy bộ môn Tập làm văn
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi cần thiết phải quan tâm đến các phương pháp giảng dạy Tập làm văn bởi tính chất đặc thù của bộ môn chuyên ngành Cấu trúc toàn bộ luận văn có thể xem như một giáo án hoàn chỉnh để dạy học, chúng tôi tuân thủ theo nguyên tắc giảng dạy gắn với tư duy, gắn bài giảng với giao tiếp (các phần t nh bày lí thuyết có thể xem là phần thuyết giảng với các phương pháp thông báo – giải thích, các phần ví dụ áp dụng phương pháp dạy theo mẫu, các đề xuất, tư tưởng là những tình huống gợi mở…
6 ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
Lần đầu tiên tham gia nghiên cứu khoa học, đóng góp quan trọng nhất của luận văn theo chúng tôi là hệ thống một cách tương đối trọn vẹn Những tài liệu
có đề cập đến thao tác viết phần mở bài, kết bài cho văn nghị luận Trong tình hình dạy và học Làm văn hiện nay đó là cơ hội của thầy và trò cùng nhận thấy tầm quan trọng thực sự của thao tác viết phần mở bài và kết bài
Về mặt giải pháp, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến quan điểm tích hợp trong dạy học, không chỉ với phân môn Làm văn mà thói quen tìm hiểu vấn đề kĩ lưỡng, phương pháp học có hệ thống sẽ hỗ trợ tích cực cho học sinh trong quá trình tự học và thi cử
Với giáo viên: nhận thấy rõ những khó khăn và các loại lỗi thường gặp dẫn đến tình trạng kết quả làm của học sinh thấp, các em chán học, cùng với hành
Trang 16loạt đề luật của luận văn sẽ củng cố vững chắc hơn đúng đắn của SGK và chương trình hiện hành
7 CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Ở chương này chúng tôi trình bày cơ sở lí luận gồm : cở sở ngôn ngữ học
lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ, logic học, lí luận văn học, văn nghị luận, tâm
lí giáo dục học Và cơ sở thực tiễn gồm : chương trình sách giáo khoa, thực tiễn daỵ và học
Chương 2: Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài
trong văn nghị luận cho học sinh lớp 12- trường THPT Hiệp Hòa Số 2
Đưa ra những giải pháp rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận: xác định đặc trưng, chức năng, yêu cầu và cách lựa chọn các cách
mở bài, kết bài phù hợp
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Ở đây chúng tôi tiến hành bằng việc xác định mục đích thực nghiệm, đối tượng và chủ thể thực nghiệm, nội dung thực nghiệm, cách thức và quy trình thực nghiệm, và kết quả kiểm tra cuối đợt thực nghiệm
Trang 17PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học văn bản là một bộ môn chuyên nghiên cứu đặc điểm của văn bản, kết cấu văn bản, các dạng thông tin của văn bản Như chúng ta đều biết, quá trình giao tiếp giữa người viết và người đọc là quá trình mã hóa (xây dựng) văn bản, nói cụ thể ở đây chính là việc làm văn nghị luận trong nhà trường Bởi vậy, ngôn ngữ học văn bản được xem là một tiền đề lí thuyết quan trọng của phân môn Làm văn Viết phần mở bài, kết bài là một phần của quá trình đó, chính vì vậy chúng ta một lần nữa nhấn mạnh ngôn ngữ học văn bản là vấn đề lí luận đặc biệt quan trọng
Văn bản nghị luận cũng giống như các loại văn bản khác, đó là cấu trúc gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài Nhưng mục tiêu thực dụng của văn bản nghị luận lại nhằm nêu ý kiến đánh giá bàn luận sự việc nào đó trong đời sống cũng như văn học nghệ thuật Mục đích giao tiếp của văn bản nghị luận là nhằm thuyết phục người đọc, người nghe hiểu, tin và đồng tình với ý kiến của mình
mà hành động theo những gì mà mình đề xuất Do đó, văn bản nghị luận có đặc trưng cơ bản về mặt cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa là có tính chất cân đối, chặt chẽ giữa các phần trong văn bản, từng phần trong văn bản lại có chức năng riêng phù hợp với mục đích thuyết phục người khác của văn bản nghị luận (tính hoàn chỉnh, trọn vẹn của một văn bản) Thêm nữa, văn bản nghị luận nhằm thuyết phục người đọc nên rất chú ý đến lí lẽ và cách lập luận, người viết phải có thái
độ và lập trường rõ ràng
Căn cứ vào nội dung nghị luận, chia văn bản nghị luận thành hai loại: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi quan tâm đến cả hai loại trên song do điều kiện khách quan nên phần nhiều dẫn chứng vẫn chủ yếu là văn bản nghị luận văn học dành cho học sinh lớp 12 Trung học phổ thông, đặc biệt chú trọng trong mô hình của văn bản tối ưu
1.1.2 Lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ
Một trong những quan điểm dạy học hiện đại là dạy tiếng theo quan điểm giao tiếp Giao tiếp được thực hiện bằng văn bản Như vậy có thể nói rằng văn bản là đơn vị giao tiếp cơ bản nhất của ngôn ngữ Mặt khác, làm văn là sáng tạo,
Trang 18sản sinh các loại văn bản Từ đây, chúng ta nói thêm rằng: Làm văn chính là sáng tạo, sản sinh các loại văn bản để giao tiếp Việc dạy Làm văn chính là dạy cách tổ chức giao tiếp bằng văn bản Chúng ta nhận thấy một điều là việc Làm văn có quan hệ với một lí thuyết khác bên cạnh lí thuyết về văn bản: Lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ
Giao tiếp bằng ngôn ngữ không đơn thuần chỉ nhằm mục đích thông tin
mà chủ yếu là quá trình tác động tới người nhận về nhận thức, quan điểm, thẩm
mĩ và hành động Không có một văn bản nào chỉ nhằm mục đích thông tin thuần tuý (hay nói chính xác hơn là rất ít những văn bản chỉ nhằm mục đích thông tin)
mà qua thông tin để nhằm mục đích nhất định Khi dạy Làm văn cũng vậy, giáo viên cần dạy cho học sinh thấy rằng viết bài bên cạnh việc đưa thông tin còn phải chú ý lựa chọn thông tin đó để làm gì, nhằm đạt mục đích gì…Và nhằm đưa người đọc vào vấn đề cần bàn là việc người viết phải chú ý lựa chọn nội dung khi làm phần mở bài, kết bài
Theo quan điểm giao tiếp, các yếu tố ngôn ngữ trong hoạt động hành chức của mình luôn luôn là những yếu tố có sự biến động Chúng có thể phát sinh đặc tính mới, tăng cường thêm giá trị hoặc ngược lại cũng có thể thuyên giảm, rút bớt giá trị mà chúng vốn có trong hệ thống Sở dĩ có tình hình này là do trong giao tiếp, một mặt là sự tác động qua lại giữa các yếu tố bên trong hệ thống, mặt khác do các yếu tố này được lí giải hoàn toàn khác nhau ở những người sử dụng khác nhau tạo nên Chính vì vậy, trong hoạt động hành chức, nội dung một văn bản thường được xác định từ hai góc độ: Thứ nhất, là sự xác định ý nghĩa chung của sự kết hợp giữa các yếu tố ngôn ngữ đem lại; thứ hai, là việc xác định từ sự hiểu biết văn bản ở người nhận đưa tới Như vậy, một văn bản mã hoá đúng quy tắc về ngữ pháp, ngữ nghĩa…là điều kiện cần thiết để đạt mục đích chứ không phải là bản thân mục đích
Từ cách hiểu trên, chúng ta khẳng định: Mỗi bài văn khi được xây dựng nên phải nhằm mục đích nhất định, có nội dung xác định và phục vụ những đối tượng giao tiếp cụ thể Như vậy, bài văn của học sinh khép về mặt hệ thống cấu trúc nhưng lại mở về mặt giao tiếp
Một khâu quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc dạy tiếng theo quan điểm giao tiếp là phải dạy học sinh lí thuyết cơ sở về đoạn văn (với văn bản là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều đơn vị liên kết với nhau tạo nên văn bản hoàn chỉnh là đoạn văn) Từ đó, hướng dẫn các em phương pháp để thực hành rèn luyện kĩ năng viết bài Nói cách khác, dạy tiếng Việt và Làm văn là cung cấp cho các em công cụ giao tiếp và rèn luyện kĩ năng giao tiếp
Trang 19Trong luận văn này, chúng tôi rất chú trọng nguyên tắc hướng vào hoạt
động giao tiếp Do vậy, đề xuất đề tài: “Rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài,
kết bài trong bài văn nghị luận cho học sinh lớp 12- trường THPT Hiệp Hòa
Số 2” tức là chúng tôi muốn hướng tới việc rèn luyện kĩ năng đặt vấn đề, kết
thúc vấn đề trong giao tiếp bằng văn bản (cả văn bản nói và văn bản viết) cho học sinh Trung học phổ thông
1.1.3 Logic học
Mục đích của bất kì ngành khoa học nào cũng là phục vụ con người, bởi vậy trong từng ngành đều cố gắng khám phá ra một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các lĩnh vực của hiện thực xã hội và tự nhiên Trên bước đường phát triển của mình, mặc dù mỗi ngành khoa học đều có đối tượng riêng, phương pháp nghiên cứu riêng, cách thức thể hiện riêng…Nhưng chúng đều có một cơ sở chung Một trong những bộ môn khoa học nghiên cứu cơ sở chung này chính là logic học
Trước đây, nhiều người cho rằng các vấn đề về logic gắn liền với tất cả các ngành khoa học nên sẽ quá rộng nếu coi logic học một trong những tiền đề lí thuyết của việc Làm văn
Gần đây, chúng ta lại nhận ra rằng, trên con đường xây dựng lí thuyết của Làm văn, ngày càng nhiều vấn đề của Làm văn gắn liền với logic Từ khâu ra đề bài, chấm bài, rèn luyện kĩ năng, giảng dạy lí thuyết của giáo viên đến lập dàn ý, dựng đoạn, viết bài…của học sinh Ở đâu cũng cần sử dụng những hiểu biết về logic học Các thao tác tư duy được nghiên cứu trong logic học như: Suy diễn, chứng minh, kiểm nghiệm, bác bỏ…đã và đang sử dụng triệt để trong Làm văn Không nắm được các thao tác tư duy, không nắm được những quy luật cơ bản của logic học…không thể tạo dựng được bài văn chặt chẽ, mạch lạc về nội dung
và rõ ràng, trong sáng về diễn đạt Vì vậy, việc coi logic học là một trong những tiền đề của việc làm văn là hoàn toàn có cơ sở
Các vấn đề của bài văn nghị luận mà chúng ta đang xét như tìm ý, lập dàn
ý, làm bố cục, viết bài…đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với lí luận về
logic Khái quát nên cấp độ kiểu loại có thể rút ra nhận xét: “Lí luận và tư duy
logic là đặc trưng nổi bật của văn nghị luận” (Tài liệu tham khảo hướng dẫn
giảng dạy Tập làm văn cấp 3 – phổ thông – tập 1) Bởi vậy, gắn với tư duy là nguyên tắc nổi bật và hết sức quan trọng của bộ môn Làm văn Tư duy sắc sảo
sẽ giúp người viết phân tích thấu đáo, cặn kẽ và khái quát đầy đủ chính xác thể hiện khả năng làm chủ, kiến giải và xử lí vấn đề
Trang 20Sách Làm văn 12 nêu nhận định: “Nghị luận là vận dụng tư duy và ngôn
ngữ Khoa học về tư duy là logic học, khoa học về ngôn ngữ là ngôn ngữ học Song không nhất thiết phải giỏi logic mới suy nghĩ đúng và phải thạo ngôn ngữ mới nói viết tốt…Tuy vậy, cũng cần biết qua một vài thao tác chính của văn nghị luận” Thực tiễn giảng dạy cho thấy khi các em tư duy tốt trước khi nói hoặc
viết (suy nghĩ kĩ vấn đề, nắm chắc nội dung vấn đề cần t nh bày) thì sẽ nói và viết được lưu loát hơn
Chúng ta đă khẳng định chắc chắn ở trên rằng logic học là khoa học cơ sở của Làm văn nói chung, văn nghị luận nói riêng Chính vì vậy, phần mở bài, phần kết bài – trọng tâm của đề tài này – logic học cũng mang ý nghĩa to lớn
Như đã biết: Logic đòi hỏi sự chặt chẽ để tạo nên sức thuyết phục Muốn lập luận chặt chẽ cần những thao tác cơ bản: Nêu luận điểm, phân tích dẫn chứng phù hợp, chứng minh sự thuyết phục của luận điểm bằng luận cứ và đưa
ra kết luận cuối cùng Như vậy, phần mở bài là khâu đầu tiên của lập luận và có nhiệm vụ nêu vấn đề Xác định luận đề là việc xác định nội dung của bài viết, mục đích cũng như hướng khai triển bài viết thì phần kết bài là khâu cuối cùng của lập luận và có nhiệm vụ kết thúc vấn đề,khái quát lại toàn bộ nội dung của bài viết
Bởi vậy, chú trọng đến phần mở bài là thao tác đầu tiên trong quá trình tạo lập văn bản như một tất yếu không thể thiếu được để đảm bảo bài viết triển khai đúng hướng, các lập luận trong bài đảm bảo tính chính xác, làm sáng rõ vấn
đề cần nghị luận mà đề bài yêu cầu; và phần kết bài là thao tác cuối cùng của việc hoàn tất văn bản khẳng định văn bản đẩy đủ bố cục, chặt chẽ, hấp dẫn
1.1.4 Lí luận văn học
Một trong những nội dung quan trọng của việc làm văn là xây dựng các văn bản có nội dung văn học Ngay từ những lớp học ở Tiểu học, chúng ta đã gặp những lí thuyết về việc xây dựng các loại văn miêu tả, tường thuật, kể chuyện…Tới cấp Cơ sở và lên cấp Trung học, học sinh lại tiếp tục được học lí thuyết về xây dựng các văn bản nghị luận văn học Điều này chứng tỏ rằng một trong những nội dung quan trọng của việc Làm văn là xây dựng các văn bản có nội dung văn học Bởi thế một hệ quả tất yếu là muốn xây dựng được các văn bản văn học, đặc biệt là các văn bản của lí luận văn học, học sinh không thể không nắm những vấn đề cơ bản của lí luận văn học Nhưng những vấn đề đó không thể đưa thẳng vào Làm văn mà cần phải được chắt lọc, lựa chọn và thông qua lí thuyết Làm văn đến với học sinh Vì thế có thể nói rằng, lí luận văn học, mặc dù không gắn với tất cả các vấn đề của Làm văn mà chỉ có quan hệ trực tiếp
Trang 21với các văn bản văn học – một trong những nội dung quan trọng của việc Làm văn – vẫn là một tiền đề lí luận không thể thiếu trong lí thuyết Làm văn
Nhìn lại nội dung Làm văn ở nhà trường Trung học về mảng nghị luận văn học, chúng ta thấy từ nhiều năm nay đều xoay quanh một số vấn đề như: Phân tích nhân vật, phân tích cốt truyện, phân tích kết cấu, phân tích nghệ thuật… (Được gọi chung là phân tích tác phẩm); phân tích các vấn đề văn học sử: Giai đoạn văn học, quan điểm văn học, phương pháp sáng tác…Tất cả những vấn đề trên của lí thuyết Làm văn gắn liền với các vấn đề lí luận văn học như: Nhân vật, cốt truyện, phương pháp sáng tác…Để giải quyết tốt những vấn đề được đặt ra trong bài văn nghị luận văn học, rõ ràng là cần phải nắm chắc những vấn đề lí luận văn học Đây là tri thức nền không thể thiếu đối với người viết văn bản nghị luận văn học
Đã nói đến làm văn nghị luận văn học là đụng chạm tới những thuật ngữ, những khái niệm, những quan điểm, những lí thuyết…của lí luận văn học Chỉ
có thể hiểu một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng những vấn đề cơ bản nhất của lí luận văn học mới có cơ sở để làm bài tốt
Như vậy, để có thể giải quyết được các vấn đề đặt ra trong một bài nghị luận văn học, học sinh phải có những kiến thức tối thiểu về lí luận văn học Những kiến thức này sẽ giúp cho học sinh định hướng được nội dung viết, xác định được chính xác vấn đề cần trình bày trong bài làm của mình Nhưng cũng cần nhớ rằng bài làm văn không phải là bài kiểm tra lí thuyết về lí luận văn học mà đó là
sự vận dụng, thể nghiệm những lí luận đă nắm được ở bộ môn lí luận văn học vào giải quyết những vấn đề cụ thể được đặt ra Chính vì đặc điểm này nên chúng ta có thể nói rằng lí luận văn học là một tiền đề lí thuyết cho Làm văn –
làm các văn bản văn học
1.1.5 Văn nghị luận
1.1.5.1 Khái niệm văn nghị luận
Văn nghị luận là một loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua các cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất
1.1.5.2 Đặc điểm của văn nghị luận
a) Là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng tư duy logic
Để duy trì và phát triển, con người luôn luôn đặt ra những yêu cầu phải nhận thức thế giới xung quanh mình Tư duy logic và tư duy hình tượng chính là hai hình
Trang 22thức giúp con người nhận thức thế giới Nội dung của tư duy logic là khái niệm trừu tượng, hình thức của nó là sự sắp xếp theo hình tuyến thành chuỗi trong không gian
và thời gian Bản chất của tư duy logic là khẳng định, xác nhận
Trên cơ sở hai loại tư duy này đã hình thành hai loại văn bản: văn bản nghị luận và văn bản nghệ thuật Hai loại văn bản này đều sử dụng phương tiện ngôn ngữ làm công cụ biểu đạt Tuy nhiên, cách sử dụng ngôn ngữ của chúng có khác nhau Văn nghệ thuật tuy cũng sử dụng ngôn từ nhưng nó được tổ chức sao cho nội dung hình tượng của ngôn từ được nổi lên bề mặt, làm xuất hiện trong đầu người đọc các biểu tượng giống như sự thật rồi trên cơ sở đó mà cảm nhận, suy nghĩ Đọc hai câu thơ của Quang Dũng:
“ Dốc lên khúc khuỷu,dốc thăm thẳm
Hun hút cồn mây, súng ngửi trời”
Ta cảm nhận ngay trong sự hiểm trở hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc Trái lại, ngôn từ trong văn nghị luận lại được sử dụng sao cho nội dung khái niệm hiện lên bề mặt Ví dụ “ văn học là nhân học” hoặc “ con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Với phương thức tư duy này, văn nghị luận luôn hướng tới hình thành khái niệm về sự vật, hiện tượng, tác động vào lí trí của người đọc và chiếm lĩnh phần bản chất trừu tượng của sự vật và hiện tượng ấy
Sự đối lập giữa văn nghị luận và văn nghệ thuật không phải là hoàn toàn tuyệt đối Văn nghị luận đôi lúc cũng sử dụng các yếu tố hình tượng đan xen vào để tăng tính thuyết phục mạnh mẽ, để “đánh” thẳng vào cảm xúc của người đọc Chúng ta hãy đọc đoạn đầu bài nói chuyện về tuyên truyền của chủ tịch Hồ Chí Minh:
“ Anh Tăng, học trò cụ Khổng, là một người đạo đức, được mọi người kính yêu Một hôm, Tăng đi đốn củi, quá trưa mà chưa về Một người bà con đến nói với
mẹ Tăng : “ nghe nói Tăng phạm tội giết người”
Mẹ Tăng yên lặng nói : Chắc là họ đồn nhảm, con tôi hiền lắm, nó không bao giờ giết người”
Lát sau, một người khác lại nói: “ Nghe nói Tăng bị bắt rồi…” Bà cụ bắt đầu
lo sợ nhưng vẫn bình tĩnh
Vài phút sau, một người khác lại nói : “ Nghe nói Tăng bị giải lên huyện rồi”
Bà cụ vứt cả công việc và chạy cuống cuồng
Không ai hiền lành bằng anh Tăng Không ai tin tưởng anh bằng mẹ anh Thế
mà vì người đồn qua, kẻ đồn lại, dù không đúng sự thật, mẹ Tăng cũng đâm ra lo ngại hoang mang
Trang 23Ảnh hưởng của tuyên truyền là như thế”
Văn nghị luận của những tác giả nổi tiếng tuy rất chặt chẽ, sắc bén nhưng không kém phần sinh động bởi nghệ thuật sử dụng các yếu tố hình tượng Trái lại, trong thơ văn, yếu tố nghị luận cũng được sử dụng không ít, đặc biệt là ở những nhà văn lớn Hãy đọc những lời nói sau của Hộ- nhân vật chính trong tác phẩm “ Đời thừa” của Nam Cao
“ Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi Nó ca tụng lòng thương, tình bác
ái, sự công bằng… Nó làm cho người gần người hơn”; “ Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”
b) Là sự nhận thức logic lí thuyết về các hiện tượng có ý nghĩa xã hội
Đối tượng của nghị luận là các hiện tượng xã hội, hiện tượng mang nội dung
và ý nghĩa xã hội Ví dụ, người ta không nghị luận về quy trình công nghệ sản xuất ô
tô nhưng có thể nghị luận về thái độ, ý thức trong việc sử dụng ô tô, người ta không nghị luận về nước với bản chất là một hợp chất do hiđrô và ô xi tạo thành nhưng có thể nghị luận về vấn đề nước ăn, nước thải, việc bảo vệ nguồn nước…
Như vậy, đối tượng nghị luận phải là một vấn đề khái quát, mang ý nghĩa xã hội chứ không phải là một hiện tượng có ý nghĩa cá biệt
Ý nghĩa xã hội được xác định trên một cơ sở quan niệm, một lập trường nhất định của người cầm bút Bài nghị luận không bắt đầu bằng việc sưu tầm, gom góp tư liệu mà bắt đầu bằng việc xác định ý nghĩa xã hội của vấn đề nghị luận Xuất phát từ
ý nghĩa xã hội, từ quan niệm và sự đánh giá về mặt xã hội đối với vấn đề nghị luận, người viết mới tiến hành huy động kiến thức, kinh nghiệm tập hợp các tư liệu để làm vật liệu kiến tạo nên bài văn Như vậy, muốn tạo tiềm lực làm văn nghị luận, chúng
ta phải thường xuyên suy ngẫm, đánh giá để rút ra những ý nghĩa khái quát, tiêu biểu, có tính quy luật của các hiện tượng xã hội, hiện tượng đời sống
Bởi tính xã hội của vấn đề nghị luận, bởi mục đích của nghị luận là nhận thức
xã hội bằng tư duy logic nhằm thể hiện thái độ và đánh giá của người cầm bút, nhằm làm cho người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện, và tin tưởng vào sự đúng đắn của ý kiến, quan niệm được đưa ra, cho nên bài nghị luận cần phải thực hiện các nhiệm vụ : giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận Giải thích nhằm cắt nghĩa, lí giải, nhận ra bản chất và nội dung của đối tượng nghị luận Giải thích nhằm cắt nghĩa, lí giải, nhận
Trang 24ra bản chất và nội dung của đối tượng nghị luận Giải thích thường gắn liền với sự
mô tả, phân tích, so sánh, khái quát…và dựa vào các thao tác đó mà phán đoán về sự vật Chứng minh nhằm xác định chân lí của nhận thức và tư duy của con người, chân lí của nội dung được giải thích Muốn chứng minh, ta không những phải đưa dẫn chứng mà chủ yếu là phải lập luận, suy lí, đưa lí lẽ Chứng minh bảo đảm giá trị cho giải thích, ngược lại có giải thích thì mới biết chứng minh Bình luận là bày tỏ nhận định, đánh giá dựa trên sự hiểu biết và lập trường của người cầm bút Để nội dung bình luận được rõ ràng và thuyết phục, cần phải biết giải thích và chứng minh Ngược lại, bình luận đề xuất phán đoán cho hoạt động chứng minh, phát huy kết quả giải thích và thể hiện thái độ con người với tư cách chủ thể Phân tích là phương pháp nhận thức sự vật, nhất là các sự vật phức tạp, bởi phân tích nhăm phân chia đối tượng ra các yếu tố hợp thành mà xem xét cấu tạo, cấu trúc của nó Bởi vậy, phân tích luôn luôn đi kèm, tạo điêu kiện cho giải thích, chứng minh, bình luận thu được kết quả
Những điều phân tích trên đây cho thấy giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích là từng khâu trong một chuỗi liên tục của việc nhận thức xã hội, một nhận thưc dựa trên cơ sở tư duy lí thuyết
c) Hướng tới mục đích thuyết phục
Nghị luận không đơn thuần chỉ là nhận thức mà chủ yếu là thuyết phục, bởi đối tượng nghị luận bao giờ cũng có tính vấn đề, nghĩa là trong bản thân nó còn chứa đựng nhiều quan niệm, nhiêu đánh giá cần làm sáng tỏ, cần được chứng minh Hơn nữa, thực chất của nghị luận là giao tiếp mà giao tiếp là phải có sự trao đi đáp lại Khi viết một bài nghị luận, bao giờ người cầm bút cũng có một nhân vật đối thoại ngầm Nhân vật nay luôn đòi hỏi được hiểu sâu sắc, toàn diện hơn đối tượng nghị luận và không ít trường hợp có những ý kiến tranh luận, phản bác người lập luận
Để thuyết phục người đối thoại ngầm, cần phải lập luận, tức là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng và vận dụng cách thức luận chứng phù hợp để dẫn người đọc đến kết luận, tức là tán đồng với quan điểm, sự đánh giá của người viết Như vậy, người cầm bút phải hướng tới chân lí cần thuyết phục, đồng thời cũng dựa vào các chân lí đã được khẳng định để dẫn dắt người đọc nhận thức tin tưởng vào chân lí mới
1.1.5.3 Loại, kiểu bài văn nghị luận
1.1.5.3.1 Căn cứ vào nội dung nghị luận trong văn nghị luận được chia thành hai loại
a) Nghị luận xã hội: Là nghị luận về một vấn đề xã hội Khái niệm xã hội
được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan hệ, mọi hoạt
Trang 25động của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, giáo dục, đạo đức, môi trường, dân số…
Ví dụ:
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về tác hại của rượu, ma túy, thuốc lá đối
với con người
Đây là loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống Trọng tâm của đề bài là khẳng định tác hại của rượu, ma tuý, thuốc lá đối với con người và đề xuất biện pháp bài trừ các chất gây nghiện
Mở bài: “Trên vỏ bao thuốc lá bằng tiếng Anh hay bằng tiếng Việt đều có
in dạng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” Các phương tiện truyền thông và truyền miệng luôn đưa lời khuyên “xưa như trái đất” : Các quý ông hãy chừa rượu! Còn ma tuý thì được hình dung như một “tử thần” với con người Thế nhưng tại sao con người vẫn hàng ngày tìm đến rượu, ma tuý và thuốc lá như tìm đến người bạn không thể thiếu trong cuộc viễn du và chưa bao giờ con người dứt bỏ được chúng?”
b) Nghị luận văn học: Là nghị luận về một vấn đề văn học như về một
tác phẩm, một tác giả, một trào lưu, một giai đoạn, một quan điểm văn học…
Ví dụ:
Đề bài: Phân tích hình ảnh Thúy Kiều qua đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều”
Qua đó nêu lên nhận xét của em về nghệ thuật tả người của thi hào Nguyễn Du qua Truyện Kiều
Mở bài: “Trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” nhà thơ Tố Hữu viết:
… “Tiếng thơ ai động đất trời, Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du, Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc ta Truyện Kiều là kiệt tác của nền thi ca dân tộc sáng ngời tinh thần nhân đạo Về phương diện nghệ thuật, áng thơ này là mẫu mực tuyệt vời về ngôn ngữ, về tả cảnh, tả người, tả tình, tự sự…đem đến cho nhân dân ta nhiều thú vị văn chương
Đoạn thơ giới thiệu “Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong “Truyện Kiều” Thúy Kiều là nhân vật trung tâm của
Trang 26truyện thơ, một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn đã được thi hào khắc họa một cách thần tình, mỹ lệ”
1.1.5.3.2 Căn cứ vào cách thức nghị luận chính thì văn nghị luận được chia thành các kiểu bài
a) Kiểu bài chứng minh: Là kiểu bài trong đó người viết (người nói)
dùng dẫn chứng và lí lẽ để nêu bật sự đúng đắn của vấn đề được đưa ra nghị luận Chứng minh là làm cho người ta thấy đúng mà tin theo
Ví dụ:
Đề bài: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6 có đoạn viết: “Không có một
hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học nghệ thuật trong việc xây dựng những tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc đến nếp nghĩ, nếp sống của con người” Bằng hiểu biết văn học, hãy chứng minh
Mở bài: “Văn học nghệ thuật là một hình thái tư tưởng Nó là món ăn
tinh thần không thể thiếu được Nó là bạn của con người, theo con người mà lớn lên suốt đường trường lịch sử Nó có đặc trưng riêng, một sức mạnh riêng, rất riêng “Không có một hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học nghệ thuật trong việc xây dựng những tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc đến nếp nghĩ, nếp sống của con người” (Nghị quyết Đại hội Đảnglần thứ 6)
b) Kiểu bài giải thích: Là kiểu bài trong đó người viết (người nói) dùng lí
lẽ và có dẫn chứng để làm cho người đọc (người nghe) hiểu rõ và tin vào sự đúng đắn của vấn đề được đưa ra nghị luận
Ví dụ:
Đề bài: Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong
cuộc đời Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống?” (Noóc – man Ku – sin) Anh (chị) hãy giải thích về ý kiến trên
Mở bài: “Từ xưa đến nay, cái chết có lẽ vẫn là nỗi ám ảnh lớn nhất đối
với con người Nó là bằng chứng hiển nhiên về sự hữu hạn của đời người, về quy luật bất biến và khắc nghiệt của tự nhiên Không ít người đã nghĩ về cái chết như một kết cục đau thương, một mất mát lớn nhất trên cơi thế gian Bàn về vấn đề này, Noóc – man Ku – sin từng khẳng định: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống?”
c) Kiểu bài bình luận: Là kiểu bài trong đó người viết (người nói) bàn
luận, đánh giá một vấn đề để đi đến việc nhận định đầy đủ, sâu sắc về vấn đề đó
Trang 27và những điều do vấn đề đó gợi ra Nó gồm hai yêu cầu cụ thể là: bình (đánh giá) và luận (bàn bạc mở rộng vấn đề)
Ví dụ:
Đề bài: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được Tôi
muốn được là tôi toàn vẹn” (Lưu Quang Vũ, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”) Hãy bình luận về vấn đề trên
Mở bài: “Hồn Trương ba, da hàng thịt là một trong những tác phẩm
thành công nhất của nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ Mượn cốt truyện dân gian, tác giả đã khám phá, thể hiện được nhiều vấn đề cấp thiết của con người trong
xã hội hiện đại Để lại ấn tượng sâu sắc nhất với tôi, có lẽ là khát vọng về một cuộc sống thực sự được tác giả gửi gắm qua lời nhân vật Trương Ba: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
d) Kiểu bài phân tích: Là kiểu bài trong đó người viết (người nói) chia,
tách vấn đề được đưa ra để phân tích thành từng bộ phận, từng khía cạnh để tìm hiểu, để khám phá rồi sau đó tổng hợp lại để rút ra những kết luận, những đánh giá chung Kiểu bài này thường dùng cho loại nghị luận văn học
Ví dụ:
Đề bài: Phân tích bài thơ “Mời trầu” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Mở bài: “Ta yêu thêm hương sắc cuộc đời khi tiếp cận bài thơ “Bánh trôi
nước”, “Tranh Tố Nữ” của Hồ Xuân Hương Ta thấy vui vui khi nghe kể về những giai thoại về “bà chúa thơ Nôm”: “Ốc nhồi”, “Quả mít”, “Cái quạt”…những bài thơ xao xuyến như thế của nữ sĩ đọc qua một lần đâu dễ quên? Và đây nữa, bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương:
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi Này của Xuân Hương, mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”
e) Kiểu bài bình giảng: Là kiểu bài tương tự kiểu bài phân tích nhưng có
khác ở chỗ nó in đậm dấu ấn chủ quan của người viết (người nói) Nó gồm hai công việc cụ thể là giảng và bình Trong đó, giảng là giảng giải những chi tiết, những khía cạnh…để người đọc (người nghe) hiểu đúng, rõ tác phẩm; bình là bình phẩm, đánh giá (khen, chê) cái hay, cái đẹp (cũng như cái chưa hay, chưa đẹp) về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học
Trang 28Ví dụ:
Đề bài: “Bến đò xuân đầu trại” là một bài thơ xuân tuyệt bút của Ức Trai
Em hãy bình giảng bài thơ và nói lên cảm nghĩ của em
Mở bài: “Mùa xuân cũng như mùa thu là đề tài được miêu tả, được nói
đến nhiều trong thơ ca dân tộc Nguyễn Trãi – Ức Trai để lại nhiều bài thơ xuân trong “Ức Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập” “Bến đò xuân đầu trại” nguyên tác chữ Hán, rút trong “Ức Trai thi tập” Đây là bản dịch bài thơ:
“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi Lại có mưa xuân nước vỗ trời Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”
Bài thơ tả cảnh bến đò đầu trại vào một ngày mưa xuân Cảnh vật như mờ
đi, chớm đi trong một không gian vô cùng tĩnh lặng Có thể phỏng đoán bài thơ này được viết trong thời gian Ức Trai đã trở về Côn Sơn ở ẩn”
g) Kiểu bài tổng hợp: Là kiểu bài nghị luận trong đó người viết (người
nói) phải kết hợp nhiều thao tác nghị luận, ít nhất là hai thao tác như giải thích + chứng minh, giải thích + bình luận, phân tích + chứng minh…hoặc kết hợp cả hai loại nghị luận xã hội và nghị luận văn học
Ví dụ:
Đề bài: Nói đến tính độc đáo của phong cách trong sáng tác văn học, có ý
kiến cho rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người
sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ, thể hiện trong các tác phẩm của mình” Em hãy chọn hai trong bốn phong cách của
các tác giả sau: Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nam Cao, Nguyễn Tuân phân tích làm sáng tỏ ý kiến trên
Mở bài: “Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao điều rất khó định
lời thế nào nếu có câu hỏi: “Nghệ thuật là gì?” Nghệ thuật là cái đẹp – câu trả lời đúng nhưng chưa đủ Nghệ thuật có khi là những đường nét man dại thô sơ trên những dụng cụ thời cổ đại, có khi là cách tạo ra một nhân vật làm cho mọi người đều khiếp sợ…Vậy có nên chăng khi ta chấp nhận quan điểm: “Nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng ta” Và cái tôi của nghệ thuật đó biểu hiện như thế nào? Có thể đó là cái tôi duy cảm cũng có thể là cái tôi mang tính công dân, nhưng trước hết đó phải là cái tôi đầy cá tính mang sắc thái riêng Trong văn
Trang 29học cũng thế, nói về tính độc đáo trong phong cách sáng tác, có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ, thể hiện trong các tác phẩm của mình” Ý kiến trên rất bao quát nhưng cũng đưa ra được một khía cạnh mà nghệ thuật đòi hỏi: Phong cách Trong văn đàn Việt Nam nói về phong cách – có lẽ không ai có thể qua được Nam Cao và Nguyễn Tuân”
Trong cuốn sách Đến với tác phẩm văn chương (PGS.TS Lê Quang
Hưng) có viết: Để làm tốt một bài nghị luận văn học cần có quá trình nỗ lực rèn luyện kiên trì và hứng thú…đã có nhiều cuốn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
về các kiểu bài nghị luận, về phương pháp làm bài văn nghị luận văn học…Dĩ nhiên, phương pháp, biện pháp chịu sự chi phối của mục đích, của nội dung Song cũng cần thấy rằng không ít khi nhờ có phương pháp mà phát hiện ra những vấn đề của nội dung, mà nhận ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm Ý thức về phương pháp có ý nghĩa không nhỏ đối với sự thành, bại của một bài viết
Không có phương pháp nào là vạn năng Không có phương pháp nào đều
có thể áp dụng như nhau cho mọi trường hợp để thu được những kết quả như nhau Phương pháp không phải như cái lẫy nỏ của thần Kim Quy! Không phải
hễ học được phương pháp là có thể yên tâm làm tốt ngay một bài văn nghị luận Điều cốt yếu là ý thức của người dùng nỏ, ý thức của người vận dụng phương pháp Nếu như sáng tạo văn chương là một hình thức lao động hết sức đặc thù, tác phẩm văn chương là sản phẩm độc đáo của một cá nhân thích việc khám phá, nghị luận về tác phẩm văn chương cũng thể hiện rất rõ màu sắc của một cá nhân Nói như thế nghĩa là đòi hỏi người viết bài văn nghị luận phải biết chủ động,
linh hoạt trong tiếp thu, trong vận dụng lí thuyết (Lời đầu sách)
Văn nghị luận bao giờ cũng hướng tới mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe Để đạt được mục đích đó, người viết phải vận dụng nhiều thao tác tư duy, nhiều lí lẽ và thao tác nghị luận trong quá trình làm bài
Trong quá trình viết bài nghị luận văn học vẫn cần dùng những kiến thức
xã hội, chính trị, cũng như viết bài nghị luận xã hội vẫn có thể dùng kiến thức văn học để minh họa Tuy vậy hai loại này vẫn không thể lẫn lộn với nhau được
Khi đã lấy đối tượng là một sự kiện chính trị – xã hội, thì dù có bao nhiêu thơ
văn minh họa vẫn không thể gọi đó là bài nghị luận văn học
Nghị luận xã hội là một loại hình văn bản rất quan trọng với học sinh Bởi
vì sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông không phải ai cũng đi vào con đường văn chương Nhưng ai cũng phải đối diện với những vấn đề xã hội Nhiều
Trang 30trường hợp ta phải giải thích, chứng minh, phải thể hiện thái độ tư tưởng và tính cảm của mình trước một vấn đề xã hội nào đó và phải thuyết phục một đối tượng
nào đó theo lẽ phải của mình Do đặc điểm nội dung xã hội – chính trị, loại văn
nghị luận xã hội dùng các thao tác nghị luận chính là: Giải thích, chứng minh, bình luận Ít có trường hợp đề ra yêu cầu phân tích hay bình giảng
Như vậy, với loại nghị luận xã hội, trước hết người viết cần nắm vững các thao tác nghị luận cơ bản thường dùng và cách làm một bài văn nghị luận nói chung, sau đó tùy từng vấn đề nội dung do đề đặt ra mà xây dựng bài viết cho hợp lí
Bộ sách giáo khoa Ngữ Văn nâng cao Trung học phổ thông mà người viết luận văn khảo sát cho thấy đã có sự chú trọng trở lại hơn với loại văn nghị luận xã hội, giữa hai loại của văn nghị luận có sự hài hoà hơn so với chương trình trước đây Tuy nhiên tỉ lệ văn nghị luận văn học vẫn chiếm đa số về số tuần, số tiết học
và dẫn chứng đưa ra trong nội dung bài học ở cả ba khối lớp
1.1.6 Tâm lí – giáo dục học
Trước hết, khoa tâm lí học sư phạm nghiên cứu đặc điểm tâm lí lứa tuổi, khả năng tiếp nhận tri thức và h nh thành kĩ năng ở các độ tuổi khác nhau Học sinh Trung học phổ thông là học sinh có trình độ, năng lực tư duy đã phát triển tương đối toàn diện và khá cao Chương t nh giáo dục ở nhà trường phổ thông trải qua nhiều cấp học đã cung cấp cho các em một lượng kiến thức khá phong phú Nhưng nhiệm vụ của dạy học là phải không ngừng phát triển cho các em về: Nhận thức, năng lực tư duy…Cho nên ở Trung học phổ thông việc thông qua dạy tiếng Việt, Làm văn để tiếp tục phát triển tư duy cho học sinh vẫn là cần thiết
Quá trình viết một bài văn nghị luận cho học sinh là một quá trình thực hiện một chuỗi các thao tác: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn mở bài, viết thân bài, viết kết bài Như vậy, viết đoạn văn mở bài là một thao tác bắt buộc và
có ý nghĩa quan trọng trong viết bài văn nghị luận Để thao tác này đạt tới sự thuần thục, nhuần nhuyễn, thiết nghĩ cần kết hợp giữa dạy lí thuyết và hướng dẫn học sinh thực hành qua hệ thống bài tập
Để đạt được kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong giai đoạn đầu chúng tôi hướng dẫn các em nắm được các phương pháp viết phần mở bài, kết bài theo những mô hình thường gặp những yêu cầu bắt buộc về nội dung và hình thức của nó
Trong khi xây dựng hệ thống các nguyên tắc và phương pháp dạy – học
bộ môn, phương pháp dạy – học tiếng cũng tìm thấy những tiền đề chung do
Trang 31giáo dục học quy định Một trong những nguyên tắc dạy học mà chúng tôi chú ý
là nguyên tắc vừa sức Với đối tượng học sinh Trung học phổ thông bên cạnh việc cung cấp những phương pháp gắn với những bài tập cơ bản để luyện tập, rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài; mặt khác, chúng tôi còn cung cấp cả loại bài tập tạo ra sức sáng tạo ở các em
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Chương trình –sách giáo khoa
Từ khi cải cách giáo dục cho tới nay, môn Ngữ Văn được “ lên ngôi” hay nói cách khác là môn Ngữ Văn được trả về theo đúng nghĩa đích thực của nó.Theo đó, phân môn Tập làm văn được khẳng định và việc dạy-học Làm văn cũng được lưu tâm Chính vì vậy, SGK Ngữ Văn đã đưa vào dạy kỹ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận
Về chương trình: kỹ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận
được phân phối một tiết trong bài : “Rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài
trong văn nghị luận” Trong tiết lý thuyết,các em được học khái niệm mở bài,
kết bài, yêu cầu, chức năng của phần mở bài, kết bài
Về SGK : Sách dùng để giảng dạy và tiến hành học tập là cuốn “Ngữ văn
12” SGK đã cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết và kỹ năng cơ bản
về cách xây dựng phần mở bài, kết bài đúng, hay
Chúng tôi lấy SGK Ngữ Văn 12 làm tài liệu nghiên cứu chính, cũng lấy đó
làm cơ sở để đề xuất rèn luyện kỹ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận cho học sinh lớp 12 -Trường THPT Hiệp Hòa số 2 – Bắc Giang
1.2.2 Thực tiễn dạy và học
1.2.2.1 Thực trạng dạy học của giáo viên
Qua quá trình khảo sát thực tiễn chúng tôi thấy rằng, phần lớn đội ngũ giáo viên bộ môn Ngữ Văn của trường THPT Hiệp Hòa số 2 đều được đào tạo cơ bản, chính quy, nắm vững yêu cầu kiến thức và kĩ năng trong quá trình dạy bộ môn Ngữ Văn Thầy cô của trường đều tâm huyết với nghề, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy, tạo được sự yêu mến, hứng thú đối với các em HS khiến các
em tiếp thu bài một cách có hiệu quả, nhiều giờ giảng đạt kết quả tốt
Giống như các môn học khác ở nhà trường phổ thông, Làm văn cũng có những giờ lí thuyết Nhưng lí thuyết Làm văn không phải là lí thuyết lí luận mà
là lí thuyết thực hành Dạy Làm văn thực chất là thực hành kĩ năng Làm văn cho học sinh Vì vậy GV dạy học bộ môn Làm văn đã sử dụng những phương pháp
có liên quan đến dạy học lí thuyết và thực hành như: phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp thực hành
Trang 32Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng, sự linh động sáng tạo trong dạy học để phù hợp với đối tượng HS trường THPT Hiệp Hòa số 2 chưa thực sự rõ ràng, tức là chỉ áp dụng phương pháp chung của bộ môn vào dạy học như tất cả các trường khác mà chưa có những phương pháp cụ thể đối với dạy học Làm văn, đặc biệt
là kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa biết tích hợp kỹ năng lập luận trong khi viết phần mở bài, kết bài vào dạy học những bài lí thuyết và thực hành
Việc rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận vẫn chưa được quan tâm một các thỏa đáng GV cũng chưa thực sự chú trọng việc rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài cho HS lớp 12, dạy học kĩ năng đó
GV còn thả lỏng cho HS tự phát huy, chỉ dạy hết trách nhiệm của mình về lí thuyết cũng như là hướng dẫn trong tiết thực hành Chính vì vậy, số HS có thể viết bài văn nghị luận đúng và hay không nhiều
1.2.2.2 Thực trạng rèn luyện kỹ năng viết phần mở bài, kết bài của học sinh
Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy HS vẫn chưa biết cách lí luận, làm văn nghị luận chủ yếu dựa theo cảm tính và hứng thú ngẫu nhiên của bản thân, dẫn đến kết quả học tập bộ môn Làm văn của các em HS trong nhà trường
là không cao Đặc biệt là kĩ năng lập luận ở phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận, kết quả các bài kiểm tra thấp Khi được hỏi ngẫu nhiên rằng các em có thích học Làm văn không, đặc biệt là văn nghị luận thì kết quả thu được như sau:
Kết quả cho thấy số lượng các em thích làm văn nghị luận chiếm số lượng không nhiều Các em không thích làm bài văn nghị luận chiếm đến 38.1%, một con số khá lớn Được hỏi vì sao không thích là văn nghị luận các em hầu hết đều trả lời làm bài văn nghị luận khó Ngoài ra do một số em chất lượng học tập bộ môn Ngữ Văn còn yếu, các em không có được sự cảm nhận tinh tế về Văn nên các em không thích bộ môn Ngữ Văn nói chung và làm văn nghị luận nói riêng
Để nắm rõ hơn về thực trạng học môn Ngữ Văn của HS, đặc biệt là kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận chúng tôi tiến hành ra đề, yêu cầu HS làm bài và thu lại chấm điểm, kết quả như sau:
Trang 33Kết quả
Số lượng
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng % 12A1
và kết cấu cho từng phần (mở bài, thân bài, kết bài) chưa phù hợp, chưa biết cách lựa chọn cách lập luận trong đoạn văn cụ thể Bởi vậy, chất lượng viết bài văn nghị luận còn chưa cao Số lượng các em viết một bài văn đúng và hay còn ít Vẫn còn một số em viết bài chưa đúng, chưa hay
Thực tế như trên đã cho thấy: HS lớp 12 trường THPT Hiệp Hòa số 2 cần được rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận Phương pháp rèn luyện mà chúng tôi đề xuất trong đề tài này sẽ góp phần nào cho việc rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận cho các em
Tiểu kết
Bất kỳ giải pháp dạy học nào được đưa ra cũng đề đề xuất cơ sở lí luận và
cơ sở thực tiễn của quá trình dạy học Chính vì vậy, ở chương này chúng tôi tiến hành tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực để rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận cho học sinh lớp 12 trường THPT Hiệp Hòa số 2 Những hiểu biết nhất định về văn nghị luận, cách viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận cũng như thực tế chương trình SGK Ngữ văn lớp 12, thực trạng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận của HS lớp 12 trường THPT Hiệp Hòa số 2 là những điều đầu tiên để chúng tôi có thể đưa ra những giải pháp nhằm rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài cho HS khi làm văn nghị luận
Trang 34CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT PHẦN MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH
LỚP 12 - TRƯỜNG THPT HIỆP HÒA SỐ 2 - BẮC GIANG
Thông thường một bài văn nghị luận thường có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài Nhưng ở đây chúng tôi tập trung nghiên cứu kĩ năng viết phần mở bài, kết bài cho học sinh để từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể
2.1 Rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài trong bài văn nghị luận(hay là phần đặt vấn đề)
2.1.1 Cách xác định đặc trưng của phần mở bài trong văn nghị luận
Đoạn mở bài trong văn nghị luận có đặc trưng đó là thống nhất với toàn bài về nội dung và hình thức Mặt khác, đoạn mở bài lại có tính hoàn chỉnh và độc lập tương đối với các phần khác trong bài, cho phép nó tồn tại như một đoạn văn riêng, như một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống văn bản
Đoạn mở bài có một số đặc trưng cơ bản như sau:
2.1.1.1 Xác định nội dung
Về nội dung, đoạn mở bài phải tạo được tình huống có vấn đề tức là phải
đề xuất được vấn đề mà đề bài yêu cầu giải quyết Phần mở bài nêu ra luận đề cho toàn bài, như vậy, vấn đề đặt ra trong phần này ở dạng tổng quát, khái quát cần triển khai, giải quyết Do đó, người viết cần nắm vững yêu cầu của đề, từ đó, khái quát thành luận đề lớn cần giải quyết ở thân bài Trong phần mở bài của văn nghị luận, người viết không nên bộc lộ ngay thái độ, quan điểm của nh về vấn đề nghị luận mà chỉ nêu vấn đề cần giải quyết, điều đó góp phần làm cho bài viết có sức hấp dẫn người đọc hơn
Đoạn mở bài gồm những nội dung:
+ Dẫn dắt vấn đề: Nêu một vài vấn đề liên quan đến vấn đề cần bàn, chuẩn bị tư tưởng dẫn người đọc vào vấn đề
+ Nêu vấn đề: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài và phải nêu một cách khái quát
+ Nêu nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề đối với trước đó và đương thời (phần này không nhất thiết phải có, tuỳ thuộc vào từng vấn đề cụ thể)