Kết quả kiểm tra cuối đợt thực nghiệm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận cho học sinh lớp 12 - trường THPT Hiệp Hòa Số 2, Bắc Giang (Trang 55 - 68)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Kết quả kiểm tra cuối đợt thực nghiệm

Lớp Tổng số Bài Giỏi (9 - 10đ) Khá (7 - 8đ) Trung bình (5 - 6đ) Yếu (dưới 5đ) TN 97 (100%) 3 (3,1%) 42 (43,3%) 37 (38,1%) 15 (15,5%) ĐC 94 (100%) 0 (0%) 20 (21,3%) 47 (50%) 27 (28,7%)

Nhìn vào bản tổng hợp trên, chúng ta có thể thấy mức độ và chuyển biến của học sinh lớp 12- trường THPT Hiệp Hòa số 2 trong việc rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận.

So sánh kết quả của TN với lớp ĐC chúng ta thấy có sự chuyển biến rõ rệt: + Tỷ lệ phần trăm trung bình các bài TB, khá, giỏi ở lớp TN là 28%, ở các lớp ĐC là 23,8%, như vậy ở các lớp TN cao hơn lớp ĐC là 4,4%.

+ Tỷ lệ phần trăm các bài yếu ở lớp TN là 15%, ở lớp ĐC là 28,7%, như vậy ở các lớp TN đã giảm 13,2% so với lớp ĐC.

Như vậy, có thể thấy bước đầu việc thực nghiệm đã thu được kết quả khả quan.

Tiểu kết

Từ việc đưa ra những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cũng như một số giải pháp rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận chúng tôi đã tiến hành khảo sát trong thực tế. Ở chương này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng các hình thức như xác định mục đích thực nghiệm, đối tượng và chủ thể thực nghiệm, nội dung thực nghiệm, và hơn hết là đã thu được kết quả thực nghiệm để đánh giá khả năng ứng dụng của học sinh bằng các biện pháp chúng tôi đề ra.

KẾT LUẬN

Trong đời sống cũng như trong nhà trường, văn nghị luận có vai trị hết sức quan trọng. Học sinh muốn viết được những bài văn nghị luận đạt kết quả cao cần hội tụ được nhiều yếu tố trong quá trình viết bài: địi hỏi phải có sự tích lũy về vốn sống, vốn ngôn ngữ, vốn văn chương… Nhưng trước hết các em phải trang bị cho mình phương pháp và kĩ năng làm bài văn nghị luận. Trong đó, khơng thể thiếu kĩ năng đầu tiên khi bắt tay vào viết bài đó là viết phần mở bài, và kĩ năng tóm lược vấn đề ( kết thúc vấn đề) khi đã triển khai xong vấn đề.

Trên cơ sở xem xét những vấn đề khoa học chung như ngôn ngữ học văn bản, lí thuyết giao tiếp bằng ngơn ngữ, logic học, lí thuyết về đoạn văn mở bài, văn nghị luận và đặc điểm của văn nghị luận. Đề tài đã khẳng định vai trò của phần mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận- một phần tuy nhỏ nhưng khơng thể thiếu – nó góp phần hồn thiện chỉnh thể bài văn. Phần mở bài có nhiệm vụ trình bày một cách khái quát vấn đề trung tâm mà bài văn nghị luận đề cập đến trong phần thân bài. Đồng thời, nó cịn có nhiệm vụ thu hút sự chú ý, phát động suy nghĩ thực sự của người đọc, lôi cuốn họ vào giải quyết vấn đề. Và quan trọng hơn là phần kết bài tóm lược lại tồn bộ nội dung của các vấn đề đã triển khai ở phần mở bài và thân bài góp phần hồn thiện bài văn có đủ bố cục 3 phần đầy đủ.

Vai trò của phần mở bài, kết bài được đánh giá cao như vậy nhưng trong nhà trường phổ thơng việc dạy và học lí thuyết cũng như phương pháp về nội dung này vẫn chưa được quan tâm xúng đáng. Mặc dù sự đổi mới phương pháp dạy học văn đã có sự chú trọng nhấn mạnh vai trị và phương pháp dạy bộ môn Làm văn, nhưng qua khảo sát thực tế cho thấy giáo viên chưa thực sự coi đây là phân môn quan trọng nên khi dạy môn Tập Làm Văn chưa được đề cao và đầu tư thỏa đáng. Chính vì lẽ đó, phần mở bài- kết bài thuộc bố cục một bài văn nghị luận cũng không được giảng dạy chu đáo về lí thuyết, đặc biệt là phần thực hành. Mâu thuẫn này đặt ra cho những người nghiên cứu phương pháp giảng dạy như chúng tơi cần nhanh chóng góp phần hồn thiện lí luận và hướng dẫn căn bản nhất để viết tôt phần mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thơng.

Bên cạnh đó, học sinh Trung học phổ thơng chưa có quan niệm đúng đắn về phần mở bài, kết bài. Đa số các em đều mang nặng tâm lí xem mở bài, kết bài ít quan trọng khơng phải phần chính nên khơng quan tâm nhiều cả về ngôn ngữ và nội dung. Năng lực triển khai, tìm hiểu vấn đề, cũng như kết thúc vấn đề trong phần này của các em chưa cao. Học sinh thường viết dựa vào những cái

sẵn có hoặc viết hồn tồn theo cảm tính khơng khoa học nên khiến phần mở bài trở nên lộn xộn, lan man. Ngược lại, nhiều học sinh muốn viết mở bài hay nhưng xem ra rất khó khăn, dù có thể mất nhiều thời gian mà khơng ưng ý, thậm chí khơng đạt u cầu. Tình hình đó phản ánh một thực trạng: các em không được luyện tập thường xuyên với phần mở bài, kết bài nên khơng có những kĩ năng cơ bản nhất.

Để thực hiện nhiệm vụ rèn luyện tri thức kết hợp với rèn luyện kĩ năng cho học sinh, từ những đề xuất và tiền đề lí thuyết, luận văn đi sâu vào hình thành các kĩ năng và cách thức rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận. Quan điểm lí thuyết đi đơi với thực hành, thực hành làm sáng tỏ lí thuyết ln được đưa lên hành đầu trong q trình thực hiện luận văn.

Học sinh nhờ đó khơng chỉ nắm vững các vấn đề lí thuyết để viết phần mở bài, kết bài mà cịn biết vận dụng các vấn đề lí thuyết đó để đi vào bài làm cụ thể của mình. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng bước đầu giới thiệu một số kiểu mở bài, kết bài cơ bản giúp cho học sinh dễ dàng sử dụng.

Thực hiện khóa luận này, chúng tơi mong muốn góp phần giúp các em học sinh lớp 12- trường THPH Hiệp Hịa số 2 có thể viết được phần mở bài, kết bài đúng và tiến tới viết hay. Cụ thể khóa luận đã thực hiện các công việc như sau:

Thứ nhất, chúng tơi đã nghiên cứu cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận.

Thứ hai, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tiễn, thấy được kĩ năng phân viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận của học sinh lớp 12 trường THPT Hiệp Hòa số 2, về chương trình sách giáo khoa, về thực tiễn dạy và học.

Thứ ba, từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn như vậy, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận cho học sinh lớp 12- trường THPT Hiệp Hòa số 2.

Thứ tư, để kiểm tra, đánh giá vấn đề mà mình đề xuất, chúng tơi tiến hành thực nghiệm và kết quả thực nghiệm đã cho thấy tính khả thi của đề tài.

Tóm lại, khóa luận đã nghiên cứu lí thuyết và đề xuất phương pháp rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận cho học sinh lớp 12- trương THPT Hiệp Hịa số 2 với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng học tập mơn Ngữ văn nói chung và kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận nói riêng. Và kết quả thực nghiệm cũng đã cho thấy khi có sự rèn luyện thì kết quả của các em có sự chuyển biến tích cực.

Thế nhưng, để những đề xuất của chúng tơi có thể đạt được kết quả cao thì ngồi lí thuyết đã nêu cịn nhiều yếu tố khác: đó là sự truyền đạt kiến thức của giáo viên, hệ thống bài tập rèn luyện phù hợp, sự nỗ lực rèn luyện không ngừng của học sinh….

Như đã nói, khóa luận chỉ là sự tiếp nối và phát huy những nghiên cứu đã có trước. Trên tinh thần khơng ngừng học hỏi và gắn bó với cơng việc dạy học Ngữ văn, chúng tơi hi vọng vấn đề mà khóa luận đề xuất sẽ tiếp tục được nghiên cứu, đưa ra những phương pháp mới và hiệu quả hơn nữa để các em học sinh có thể viết phần mở bài, kết bài trong những bài văn nghị luận hay hơn. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của giáo dục và xã hội, để phát huy chức năng của nó là giáo dục con người, hoàn thiện nhân cách con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Nguyễn Trí (2001), Làm văn, NXB Giáo dục.

2. Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2005), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục.

3. Đình Cao, Lê A (1989), Giáo trình Làm văn, tập 1, NXB Giáo dục.

4. Đỗ Hữu Châu ( chủ biên), Lê A, Nguyễn Ngọc Hóa, Nguyễn Quang Ninh (1999), Làm văn 10, NXB Giáo dục.

5. Tạ Phong Châu, Đỗ Quang Lưu (1982), Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tập làm văn cấp 3, NXB Giáo dục.

6. Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1987), Để học và thi

tốt môn văn (dùng cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp PTT và thi vào đại học khối C,D), NXB Giáo dục.

7. Phan Huy Dũng, Trần Đình Sử, Lê Quang Hưng (2001), Thực hành Làm văn 12, NXB Giáo dục.

8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

9. Lê Bá Hán (2001), Tinh hoa thơ mới- thẩm bình và suy ngẫm, NXB Giáo dục. 10. Tạ Đức Hiền (1999), Làm văn trong nhà trường, NXB Hải Phòng.

11. Lê Thị Diệu Hoa (2008), Ôn luyện kiến thức và bài tập rèn luyện kĩ năng

Ngữ văn, NXB Giáo dục.

12. Bùi Văn Huệ (2001), Giáo trình Tâm lí học, NXB ĐHQG Hà Nội.

13. Đoàn Trọng Huy, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Trần Hữu Tá (1984), Ôn thi văn hoc tập 2, NXB ĐHSP Hà Nội.

14. Lê Quang Hưng (2007), Đến với tác phẩm văn chương, NXB ĐHQG Hà Nội. 15. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa - Phong Cách Tiếng Việt,

NXB Giáo Dục.

16. Đỗ Luận (2004), 27 bài làm văn 12, NXB Trẻ.

17. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Việt (1998), Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQG Hà Nội.

19. Lê Đình Mai (1994), Để làm tốt các kiểu bài văn nghị luận PTTH, NXB Giáo dục.

20. Nguyễn Đăng Mạnh, Lê Lưu Oanh, Nguyễn Quang Trung (2000), Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 12, NXB Giáo dục.

21. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống (2002), Văn bồi dưỡng học sinh giỏi THPT, NXB ĐHQG Hà Nội.

22. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Chu Văn Sơn (2003), 217 đề và bài văn, NXB ĐHQG Hà Nội.

23. Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Kinh nghiệm viết văn, NXB Giáo dục.

24. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Mạnh (2006), Muốn viết

được bài văn hay, NXB Giáo dục.

25. Đoàn Thị Kim Nhung, Phan Thị Nga (2006), Rèn kĩ năng làm văn nghị

luận, NXB ĐHQG Hồ Chí Minh.

26. Nguyễn Quang Ninh ( 1993), 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn, NXB Giáo dục.

27. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong (2000), Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho HSPT, NXB ĐHQG Hà Nội.

28. Nguyễn Ngọc Phúc (1980), Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn nghị

luận, Tạp chí nghiên cứu giáo duc số 1.

29. Bảo Quyến ( 2001), Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục. 30. Nguyễn Quốc Siêu ( 2001), Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, NXB

Giáo dục.

31. Trần Đình Sử, Phan Trọng Luận, Nguyễn Minh Thuyết (1994), Làm văn

12, NXB Giáo dục.

32. Nguyễn Quang Tuyên, Trần Thúc Tường (1987), Làm văn nghị luận như

thế nào, tập 1, NXB Nghệ Tĩnh.

33. Nhiều tác giả (2005), Nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục. 34. Phan Trọng Luận (2011), Ngữ văn 12, tập 2(cơ bản), NXB Giáo dục

35. Phan Trọng Luận (2011), Sách giáo viên ngữ văn 12,tập 2, NXB Giáo dục. 36. Trần Đình Sử ( tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn nâng cao 12, NXB Giáo dục. 37. Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên ngữ văn nâng cao

PHỤ LỤC

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh :

- Hiểu một cách đầy đủ về chức năng của mở bài và kết bài trong văn nghị luận - Nắm vững hơn các kiểu mở bài và kết bài thơng dụng trong văn nghị luận.

- Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài trong khi viết văn nghị luận

- Biết nhận diện các lỗi thường gặp khi viết mở bài và có ý thứctránh những lỗi này.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV. - Thiết kế bài học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- Sủ dụng phương pháp qui nạp,kết hợp diễn giảng và phát vấn. - Kết hợp làm việc cá nhân và tổ chức thảo luận nhóm.

D. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Kiểm tra bài cũ: Tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn a. Nêu vài nét chính về tác giả Lỗ Tấn.

b. Tóm tắt tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn.

c. Nêu ý nghĩa các chi tiết nghệ thuật: đường mòn trong nghĩa địa, vòng hoa trên mộ Hạ Du, câu hỏi “ Thế này là thế nào nhỉ?”

2. Giới thiệu bài mới:

Bài văn nghị luận là phần thực hành trọng tâm trong chương trình học

Ngữ văn của học sinh. Ngoài kiến thức đã học, học sinh cần biết vận dụng để diễn đạt trong bài làm. Trong đó phần mở bài, kết bài không thể xem nhẹ mục đích bài học hơm nay rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài cho các em.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Thao tác 1: Viết phần mở bài.

GV nhắc vai trò của mở bài là giới thiệu vấn đề gây được ấn tượng cho người đọc.

GV chia lớp 6 nhóm đọc phần ngữ

liệu I, II, trả lời câu hỏi ở phần yêu cầu .

Bước1:Thực hiện bài tập (1) Nhóm (1) thực hiện mở bài (1)

HS cần chỉ ra:

- Mở bài (1) dài, nói nhiều tác giả , tác phẩm mà chưa nêu trọng tâm vấn đề.

Cần ý thức tránh lỗi này.

Nhóm (2) thực hiện mở bài (2).

HS cần chỉ ra:

-Mở bài (2): giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm có nêu được vấn đề . -Mở bài (3): đáp ứng yêu cầu vấn đề gây được hứng thú cho ngưịi đọc.

Có nhiều cách mở bài cho cùng

một vấn đề.

GV hỏi : Từ 3 ví dụ trên , em có

nhận xét gì về chức năng mở bài?

I. Viết phần mở bài:

Bài tập 1:.

Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật

của tình huống truyện trong “ Vợ nhặt” của Kim Lân.

- Mở bài (1) : Không đáp ứng được yêu cầu của mở bài.

Bước2: Thực hiện bài tập 2.

Nhóm (3) thực hiện mở bài (1) phần II.

- Đọc các phần mở bài và thực hiện yêu cầu bên dưới.

HS cần chỉ ra:

a) Đề tài: đặt nguyên lý cho bản TNĐL.

b) Tính hấp dẫn: trích bản TN Mỹ, Pháp làm cơ sở có sức thuyết phục. c) Đáp ứng yêu cầu yêu cầu tạo lập văn bản: cách giới thiệu vấn đề gián tiếp có tác dụng khẳng định vấn đề. Nhóm (4), (5), thực hiện mở bài(2),(3).

HS cần chỉ ra:

Có nhiều cách mở bài để gây hứng thú cho người tiếp nhận

Nhóm (6) thảo luận rút ra kết luận về vấn đề:

GV: Một mở bài cần đảm bảo yêu

cầu nào?

HS:Yêu cầu của một mở bài là :phải phù hợp, có sức hấp dẫn.

GV hỏi: Khi viết mở bài cần chú ý

điều gì?

HS: - Mở bài khơng phải tóm tắt nội

dung đã trình bày mà điều quan trọng nhất là phải thông báo một cách ngắn gọn, chính xác về vấn đề nghị luận,

Chức năng của mở bài:

Mở bài đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận , nêu bật nội dung cần bàn luận. Bài tập 2:

_ Mở bài (1): HS có thể vận dụng tiền đề có liên quan hệ chặt chẽ với vấn đề chính đang đề cập để nêu bật vấn đề.

-Mở bài (2),(3):Nêu vấn đề bằng cách so sánh đối chiếu, liên tưởng để nhấn mạnh đối tượng cấn trình bày.

Mở bài thơng báo chính xác ,

ngắn gọn vấn đề nghị luận; hướng người đọc (người nghe) vào nội dung bàn luận một cách tự nhiên và

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận cho học sinh lớp 12 - trường THPT Hiệp Hòa Số 2, Bắc Giang (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)