CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.6. Tâm lí – giáo dục học
Trước hết, khoa tâm lí học sư phạm nghiên cứu đặc điểm tâm lí lứa tuổi, khả năng tiếp nhận tri thức và h nh thành kĩ năng ở các độ tuổi khác nhau. Học sinh Trung học phổ thơng là học sinh có trình độ, năng lực tư duy đã phát triển tương đối toàn diện và khá cao. Chương t nh giáo dục ở nhà trường phổ thông trải qua nhiều cấp học đã cung cấp cho các em một lượng kiến thức khá phong phú. Nhưng nhiệm vụ của dạy học là phải không ngừng phát triển cho các em về: Nhận thức, năng lực tư duy…Cho nên ở Trung học phổ thông việc thông qua dạy tiếng Việt, Làm văn để tiếp tục phát triển tư duy cho học sinh vẫn là cần thiết.
Quá trình viết một bài văn nghị luận cho học sinh là một quá trình thực hiện một chuỗi các thao tác: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn mở bài, viết thân bài, viết kết bài. Như vậy, viết đoạn văn mở bài là một thao tác bắt buộc và có ý nghĩa quan trọng trong viết bài văn nghị luận. Để thao tác này đạt tới sự thuần thục, nhuần nhuyễn, thiết nghĩ cần kết hợp giữa dạy lí thuyết và hướng dẫn học sinh thực hành qua hệ thống bài tập.
Để đạt được kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong giai đoạn đầu chúng tôi hướng dẫn các em nắm được các phương pháp viết phần mở bài, kết bài theo những mơ hình thường gặp những yêu cầu bắt buộc về nội dung và hình thức của nó.
Trong khi xây dựng hệ thống các nguyên tắc và phương pháp dạy – học bộ môn, phương pháp dạy – học tiếng cũng tìm thấy những tiền đề chung do
giáo dục học quy định. Một trong những nguyên tắc dạy học mà chúng tôi chú ý là nguyên tắc vừa sức. Với đối tượng học sinh Trung học phổ thông bên cạnh việc cung cấp những phương pháp gắn với những bài tập cơ bản để luyện tập, rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài; mặt khác, chúng tơi cịn cung cấp cả loại bài tập tạo ra sức sáng tạo ở các em.