1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao kết quả học tập môn ngữ văn thông qua việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận

24 968 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 368,93 KB

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN THÔNG QUA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I.. Giải pháp của tôi là rèn thêm cho họ

Trang 1

MỤC LỤC

Nội dung Trang

I TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2

II GIỚI THIỆU 3

III.PHƯƠNG PHÁP 4

1 Khách thể nghiên cứu 4

2 Thiết kế nghiên cứu 4

3 Quy trình nghiên cứu 5

4 Đo lường và thu nhập dữ liệu 5

IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 6

V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 7

1 Kết luận 7

2 Khuyến nghị 8

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 8

VII PHỤ LỤC 8

Trang 2

TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN THÔNG QUA

VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I TÓM TẮT ĐỀ TÀI:

“ Văn học là nhân học ” câu nói khẳng định vai trò và tầm quan trọng của văn học :

rèn luyện kĩ năng giao tiếp, trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới

Chân-Thiện-Mĩ Nhưng hiện nay , môn Ngữ Văn trong nhà trường lại ít được HS quan tâm,

chú trọng đến vì nhiều nguyên nhân Như ta đã biết môn Ngữ Văn là môn học vốn kết tinh

đầy đủ nguyên lí kết hợp học với hành Đây là môn học bộc lộ rõ nét hơn cả nhân cách của

học sinh, là môn học xứng đáng được coi là có truyền thống lâu đời nhất, tạo được nhiều

hứng thú cho học sinh nhất thì hiện nay kết quả ngược lại

Trong thực tế dạy phân môn làm văn: người dạy đã cố gắng hướng dẫn cho học sinh sử

dụng thành thạo kiểu bài làm văn trong nhà trường phổ thông đó là làm văn nghị luận (Nghị

luận xã hội và Nghị luận văn học) Các thầy cô giáo đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng

công nghệ thông tin, nghiên cứu tài liệu tham khảo, đổi mới phương pháp dạy học… nhưng

kết quả của môn Ngữ Văn rất thấp

Có một thực trạng là khi viết văn nghị luận thì học sinh chưa chú ý đến kĩ năng vận dụng

kết hợp các thao tác lập luận, nên bài viết không lôgic, lập luận không chặt chẽ, luận điểm

không thuyết phục,…Nếu có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận thì cũng chưa rõ ràng , vì

HS chưa biết chọn thao tác nào chủ yêú, thao tác nào phụ để bài văn chặt chẽ, thống nhất và

thuyết phục

Giải pháp của tôi là rèn thêm cho học sinh “ kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập

luận trong bài văn nghị luận” để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn Nhằm giúp

cho học sinh hiểu rõ hơn về chức năng của việc vận dụng các thao tác lập luận trong văn nghị

luận, có kĩ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiểu thao tác lập luận thông dụng như :

giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ Học sinh biết tự sửa và

biết tránh các lỗi đã mắc khi vận dụng các thao tác lập luận trong văn nghị luận Nhằm tránh

tình trạng học sinh viết lan man, không lôgic trong lập luận, hoặc nếu có viết thì cũng rời

rạc, không có hiệu quả

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: lớp 12A7 và lớp 12A11 trường

THPT Phan Bội Châu Lớp 12A11 là lớp thực nghiệm và lớp 12A7 là lớp đối chứng Lớp

thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi được giáo viên hướng dẫn cụ thể cho các

cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận Kết quả đã cho thấy tác

động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học môn Ngữ Văn của học sinh: lớp thực nghiệm

12A11 đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng12A7 Điểm bài kiểm tra của lớp

thực nghiệm là 6,8; điểm bài kiểm tra của lớp đối chứng là 6,0 Kết quả kiểm chứng t – test

cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm

và lớp đối chứng Điều đó chứng minh rằng việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kết

hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận sẽ nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ Văn

của học sinh

Trang 3

II.GIỚI THIỆU:

Nhiều năm nay, nhà truờng phổ thông chúng ta rất coi trọng việc nâng cao trình độ viết

văn cho học sinh Cố gắng thì nhiều nhưng hình như kết quả vẫn chưa đuợc như ý Sau mỗi

kì tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT hay kì thi đại học, qua phuơng tiện truyền thông

chúng ta đều biết có một số bài văn gây sốc cho toàn xã hội Có nhiều nguyên nhân dẫn đến

tình trạng này như: học sinh thiếu hụt kiến thức, học sinh không yêu thích môn Ngữ Văn,

học sinh không có kĩ năng làm bài… Về việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong

văn nghị luận thì học sinh đã đuợc tìm hiểu và rèn luyện trong chưong trình Ngữ Văn THCS

và thuờng xuyên đuợc củng cố trong quá trình viết bài văn nhưng chỉ dừng ở một vài thao tác

nhỏ mà chưa kết hợp các thao tác ăn ý và vẫn còn nhiều học sinh chưa chú ý đến việc này

Trong giáo khoa Ngữ văn 12 (tập 1) cũng có bài ” Luyện tập vận dụng kết hợp các thao

tác lập luận trong văn nghị luận ” nhưng thời gian chỉ có 45 phút, các em hoc sinh chỉ mới

dừng lại ở việc làm các bài tập ở sách giáo khoa mà chưa có điều kiện thực hành thêm

Giải pháp thay thế: để thay đổi hiện trạng trên, trong đề tài nguyên cứu này tôi đã

tập trung huớng dẫn cho học sinh thêm kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận :

giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ trong bài văn nghị luận

Về vấn đề rèn luyện kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để nâng cao kết

quả học tập môn Ngữ văn, đăt biệt là làm văn đã có bài viết trình bày Ví dụ:

- “Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” (SGK Ngữ văn 12, tập 1,

trang 174- NXB giáo dục 2012)

- “Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” (SGV Ngữ văn 12, tập 1,

trang 175- NXB giáo dục 2012)

- Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 ( Nguyễn Văn Đường – NXB Hà Nội 2008 ).

- Muốn viết bài văn hay ( Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh - NXB giáo dục 2001 ).

- Dàn bài làm văn 12, NXB giáo dục 2009.

Tài liệu trên chủ yếu trình bày những suy nghĩ, những kinh nghiệm của tác giả để làm thế

nào viết đuợc bài văn hay có lập luận chặt chẽ , hoặc sách giáo khoa chỉ đưa ra các bài tập

mà chưa đi sâu rèn luyện kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị

luận Qua việc huớng dẫn của giáo viên, học sinh tự mình khám phá kiến thức môn học, từ

đó các em có niềm tin vàn bản thân, có hứng thú với môn Ngữ Văn hơn, đặc biệt là làm văn.

Vấn đề nghiên cứu: Việc huớng dẫn cho học sinh vận dụng kết hợp các thao tác

lập luận trong văn nghị luận có nâng cao kết quả học môn Văn của học sinh THPT hay

không?

Giả thuyết nguyên cứu : Việc huớng dẫn cho học sinh vận dụng kết hợp các thao

tác lập luận trong văn nghị luận sẽ nâng cao kết quả học môn Văn của học sinh THPT

Trang 4

III PHƯƠNG PHÁP:

1 Khách thể nghiên cứu:

Để có số liệu khách quan chính xác, tôi chọn 2 lớp là 12A7 và 12A11 truờng THPT Phan Bội Châu để khảo sát Lớp thực nghiệm (TN) là lớp 12A11 và lớp đối

chứng (ĐC) là lớp 12A7 Hai lớp đuợc chọn tưong đồng với nhau về mặt:

- Số lượng học sinh, độ tuổi, nam, nữ

- Chất lượng học tập nói chung và môn Văn nói riêng ở 2 lớp có điểm số các môn tương đương nhau

2 Thiết kế nghiên cứu :

Chọn lớp 12A11 là nhóm thực nghiệm và 12A7 là nhóm đối chứng và tiến hành kiểm

tra các kiến thức để đánh giá và so sánh mức độ 2 lớp Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung

bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng t – test để kiểm

chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm truớc khi tác động

p = 0,105 > 0,05 từ đó kết luận sự chệnh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực

nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm đuợc coi là tương đương

Tôi chọn thiết kế thứ hai là thiết kế nghiên cứu cho đề tài : Thiết kế kiểm tra truớc tác

động và sau tác động đối với các nhóm tương đương

Trang 5

Bảng 3 : thiết kế nghiên cứu

đề nhưng theo hai cách:

- Ở lớp thực nghiệm : Thiết kế bài học cho học sinh những cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận thông dụng nhưng có sự linh hoạt và sáng tạo ( tác động bằng hình thức bài tập chạy )

- Ở lớp đối chứng : Thiết kế bài học cho học sinh cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận bình thường ( không tác động )

Tiến hành thực nghiệm: Thời gian tiến hành theo kế hoạch dạy học chung của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan

Bảng 4: Thời gian dạy thực nghiệm

4 Đo luờng và thu nhập dữ liệu:

Để xác định hiệu quả, việc kiểm tra và đánh giá chất lượng nắm bắt kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đuợc tiến hành bằng các bài kiểm tra, kết quả tổng quát của một trong các bài kiểm tra đó ( đề kiểm tra và điểm số cụ thể ở phần phụ lục)

Bài kiểm tra trước tác động là bài viết ở HK1 Bài kiểm tra sau tác động là bài viết ở HK2,sau khi HS đã được học các tiết thực nghiệm

Đánh giá HS sau tác động bằng phép kiểm chứng T- test độc lập và tính mức độ ảnh hưởng đối với nhóm thực nghiệm

Thứ

ngày

Môn Lớp

Tiết theo PPCT

Tên bài dạy

Thứ năm,

ngày

4/11/2012 12A11

42

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Trang 6

IV.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:

Từ kết quả cho thấy:

- Khi không huớng dẫn cho học sinh cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận thì số học sinh viết bài văn có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đạt đuợc kĩ năng và kiến thức rất ít

- Khi huớng dẫn cho học sinh cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận thì số học sinh viết bài văn có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đạt đuợc kĩ năng và kiếm thức cao

Bảng 5: So sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = ( 6.8 – 6.0) / 0,93 = 0,86 Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch kết quả điểm trung bình chuẩn SMD = 0,86 Điều đó cho thấy mức độ ảnh huởng của việc hướng dẫn cho học sinh kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong

bài văn nghị luận đến việc học tập môn Ngữ Văn của nhóm thực nghiệm là lớn.

Giả thuyết của đề tài: ” Nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn thông qua việc rèn luyện

kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận” đã đuợc kiểm

chứng

Trang 7

0 1 2 3 4 5 6 7 8

Truớc TĐ Sau TĐ

Thực Nghiem Đối Chứng

là 0,78; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt

rõ rệt lớp đuợc tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của các bài kiểm tra là SMD = 0,86 Điều này có nghĩa mức độ ảnh huởng của tác động là lớn

Phép kiểm chứng t – test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0,000026 < 0,05 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm

* Hạn chế:

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc huớng dẫn cho học sinh nâng cao kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận nên đòi hỏi nguời giáo viên phải có nhiều sáng tạo, linh động trong việc ra đề, đáp án, chấm bài cũng như trong quá trình dạy và học môn Ngữ văn

V.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

1.Kết luận:

Việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận

đã nâng cao hiệu quả làm bài của học sinh, giúp học sinh đạt kết quả cao hơn trong các đợt kiểm tra và thi, giúp các em hứng thú hơn với việc học môn Ngữ Văn

Trang 8

2.Khuyến nghị:

Đối với cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy

chiếu Projector hoặc màn hình ti-vi rộng có bộ kết nối …cho nhà trường Cần quan tâm hơn nữa đến các bộ môn xã hội, không nên chú trọng các môn tự nhiên.Tạo mọi điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn bằng việc tự học và rèn luyện

Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, đổi mới cách ra

đề và đáp án, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại

Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ vàđặc biệt đối với giáo viên dạy Ngữ Văn Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp

VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Sách Giáo khoa Ngữ Văn 12 (tập 1), NXB giáo dục năm 2012

2 Sách Giáo viên Ngữ Văn 12 (tập 1), NXB giáo dục năm 2012

3 Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 (tập 1), NXB Hà Nội năm 2012

4 Huớng dẫn giải các dạng đề thi quốc gia môn Ngữ Văn 12, NXB Hà Nội năm 2009

5 Tự Học Làm Văn (NXBGD , năm 2009)

6 Muốn viết bài văn hay (NXBGD 2001)

7 Dàn bài làm văn 12, NXBGD năm 2009

8 Tuyển tập đề bài và bài văn NLXH,NXBGD năm 2012

9 Tuyển tập tạp chí văn học và tuổi trẻ , NXBGD năm 2012

Tại sao cần phải vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận ?

Những kiến thức học sinh đã biết

có liên quan đến bài học Những kiến thức mới cần hình thành

Các thao tác lập luận đã học như :

Trang 9

Mục tiêu:

- HS biết kết hợp các thao tác lập luận, chọn thao tác nào chính và thao tác nào phụ

- Khi viết rõ vấn đề, nêu được chính kiến của mình, thuyết phục người đọc

- Kỹ năng lập luận tốt hơn, viết văn lưu loát hơn

- Làm văn NL dễ dàng, hay hơn

- Điểm bài viết cao hơn, HS thích học Văn hơn

Chuẩn bị phương tiện dạy học:

- GV : Nếu dạy máy thì sưu tầm những đoạn, bài văn mẫu hay có vận dụng kết hợp

các thao tác lập luận để chiếu cho HS tham khảo Nếu dạy bảng thì phải có bảng phụ, các loại sách tham khảo để giới thiệu cho HS Ra đề , hướng dẫn dàn ý và yêu cầu HS viết

- HS : Ôn lại các thao tác lập luận đã học để vận dụng kết hợp một cách linh hoạt.

Mỗi HS phải có sách, vở, giấy nháp, bảng con

GV giới thiệu bài mới

GV yêu cầu HS đọc kĩ

đề, suy nghĩ và thảo luận xong trình bày

HS trả lời, lớp nhận xét

HS thực hiện các yêu cầu của 2 bài tập trong SGK

Bảng phụ ghi các thao tác lập luận

Sách, vở, giấy nháp hoặc bảng phụ

Hình thức bt chạy

HS dựa vào gợi ý gồm 3 bước của SGK để viết

Sách, vở, giấy nháp hoặc bảng phụ

Sách, vở

Trang 10

HS, con người,…

-Những tệ nạn hiện nayđang diễn ra trong đời sống…

HS làm vào vở soạn văn hay phiếu học tập

Vở, giấy nháp

2.Phụ Lục : Đáp án và đề kiểm tra

Truờng THPT Phan Bội Châu BÀI KIỂM TRA SỐ 1

Thời gian: 45 phút

Đề bài: Sống giản dị - sự lựa chọn của mỗi chúng ta

Đáp án:

A.Yêu cầu :

1.Về kĩ năng : HS biết cách làm văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí Kết cấu

chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp Đặc biệt cần có ý

kiến riêng của bản thân Bài văn cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận một cách

linh hoạt, chặt chẽ , thuyết phục.

2.Về kiến thức : HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý

sau:

2.1 Từ thực tế đời sống mà đặt vấn đề và dẫn dắt vào bài

2.2 Giải thích : Thế nào là sống giản dị, biểu hiện của lối sống giản dị.

2.3 Ý nghĩa của lối sống giản dị

2.4 Phân tích, chứng minh : Sống giản dị sự lựa chọn đúng đắn của mỗi chúng ta 2.5 Bình luận : Làm thế nào để sống giản dị, nêu những liên hệ ( bác bỏ ), suy nghĩ

Trang 11

Truờng THPT Phan Bội Châu BÀI KIỂM TRA SỐ 2

Thời gian: 45 phút

Đề bài : Văn học là một trong những loại hình nghệ thuật không thể thiếu của con

người.Song đa số học sinh ngày nay lại ngại học Ngữ Văn, nhất là làm văn Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng trên

Đáp án:

A Yêu cầu:

1.Về kĩ năng : HS biết cách làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống Kết

cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp Đặc biệt cần có ý

kiến riêng của bản thân Bài văn cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận một cách

linh hoạt, chặt chẽ, thuyết phục

2.Về kiến thức : HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý

sau:

2.1 Từ thực tế đời sống mà đặt vấn đề và dẫn dắt vào bài

2.2 Giải thích : Vì sao văn học là một trong những loại hình không thể thiếu của con

người Nhưng tại sao HS lại ngại học Văn

2.3 Phân tích : nguyên nhân khi đặt ra vấn đề học Văn : ( vì khó, SGK chưa hay, nhà

trường gò bó – mất tự do, ngại suy nghĩ , mệt óc, không cần thiết,….)

2.4 Chứng minh : thực trạng phổ biến trong nhà trường hiện nay ntn Tác hại của

việc ngại học Ngữ Văn ntn Suy nghĩ như vậy là sai lầm ( bác bỏ ).

2.5 Bình luận : tầm quan trọng, ý nghĩa của việc học Văn ntn Nên nhìn nhận đúng

hơn việc học Văn, đề ra giải pháp cụ thể

2.6 Suy nghĩ của bản thân về việc học Văn Rút ra bài học

Truờng THPT Phan Bội Châu BÀI KIỂM TRA SỐ 3

Tổ Văn MÔN VĂN

1 Về kỹ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học HS có thể tự do lựa chọn

phuơng thức biểu đạt, trong đó chủ yếu là phưong thức nghị luận với sự kết hợp các thao

Trang 12

chứng, có sức thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp Đặc biệt cần có ý kiến riêng của mình.

2 Về kiến thức: HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần nêu đuợc các ý

chính sau:

2.1 Từ những hiểu biết về tg và tác phẩm để dẫn dắt vào bài

2.2.Giải thích : Vẻ đẹp bi tráng của một hình tuợng ngệ thuật: vừa bi ai, vừa hùng tráng 2.3.Phân tích và chứng minh : Biểu hiện vẻ đẹp bi tráng của nguời lính Tây Tiến:

2.3.1.Đuợc bộc lộ khi họ đối mặt với những thử thách đầy gian khổ của thiên nhiên hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, thú dữ rình rập, bệnh tật hành hạ

2.3.2.Đuợc tỏa sáng khi họ đối mặt với cái chết- thử thách nghiệt ngã nhất

2.4.Bình luận : Đánh giá chung về nguời lính Tây Tiến và bút pháp nghệ thuật của Quang Dũng ( So sánh ) với Chính Hữu

2.5.Ấn tuợng của bản thân về vẻ đẹp bi tráng của nguời lính trong bài thơ

1 Trương Quang DŨNG Nam 5,5 8,0

2 Trần Quang DUY Nam 6,0 7,0

3 Lê Phi ĐẠI Nam 4,5 6,0

Ngày đăng: 06/03/2015, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w