Thức nữ quyền trong quan niệm sáng tác của Trần Thùy Mai,

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 46)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. thức nữ quyền trong quan niệm sáng tác của Trần Thùy Mai,

Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ

Không còn tập trung quan tâm đến số phận, hạnh phúc của cả cộng đồng, cả dân tộc nhƣ trƣớc, các tác phẩm văn học sau năm 1975 (đặc biệt là sau năm 1986) hƣớng tới những con ngƣời đời thƣờng trong cuộc sống, những số phận cá nhân hết sức phức tạp. Qua lăng kính của văn học, cuộc sống không giản đơn một chiều mà lung linh đa sắc. Con ngƣời không chỉ giản đơn rạch ròi thiện - ác, địch - ta, cao cả - thấp hèn mà là một tiểu vũ trụ vô cùng phức tạp: cái xấu, cái tốt đan xen lẫn lộn. Các nhà văn trăn trở về những vấn đề gay gắt, gai góc nhất của cuộc sống, đặc biệt là các vấn đề gia đình, tình yêu, đạo đức cá nhân, sự biến đổi trong từng cá nhân… Lúc này, văn học "thực hơn" và "đời hơn".

Hiện thực cuộc sống phong phú phức tạp đƣợc khúc xạ qua lăng kính của nhà văn, phản ánh cảm nhận cuộc sống của họ. Với trái tim đa cảm, họ xúc động trƣớc những cảnh đời cảnh ngƣời và thƣờng mỗi nhà văn sẽ đặc biệt quan tâm đến những đề tài nhất định. Các nữ nhà văn luôn ấp ủ và canh cánh trong lòng những tác phẩm về gia đình, về số phận, giá trị của ngƣời phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Là những nhà văn nữ xuất hiện từ những năm 80, 90 của thế kỷ trƣớc, Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ đã có nhiều đóng góp về đề tài gia đình. Hầu hết các trong các tác phẩm của họ chúng ta đều thấy có bóng dáng của gia đình, đặc biệt là gia đình hiện đại trƣớc những đổi thay của xã hội.

Văn của họ ngồn ngộn sự sống. Những sự việc vặt vãnh hằng ngày trong cuộc sống gia đình đƣợc khai thác khéo léo qua đó thể hiện niềm thiết tha với cuộc đời của các nữ nhà văn. Viết về gia đình và những đổi thay của nó, ba nhà văn quan tâm đến tác động của vật chất trong cuộc sống con ngƣời. Vật

chất làm thay đổi những mối quan hệ căn bản khiến cha mẹ với con cái, vợ với chồng không tìm đƣợc tiếng nói chung.

Ngƣời đọc bị ám ảnh về không khí gia đình trong “Nước mắt đàn ông” của Nguyễn Thị Thu Huệ. Một gia đình tƣởng chừng là niềm mơ ƣớc của nhiều ngƣời với vật chất đủ đầy “tất cả các phòng đều lắp điều hoà nhiệt độ”, bàn ghế, đồ đạc trong nhà “đều là đồ cổ hoặc giả cổ đắt tiền. Các phòng đều có tivi, hai phòng có một tủ lạnh và dàn cát-xét” nhƣng thực chất lại không có tình yêu, niềm tin và sự cảm thông sẻ chia. Tình ngƣời nhạt nhẽo và lạnh lùng đến đáng sợ. Sống trong sự giàu có về vật chất, vợ con đề huề nhƣng ngƣời đàn ông lại thấy cô độc và bất hạnh. Ông chua chát tâm sự: “Tiền của, ăn mặc, tất cả mọi nhu cầu vật chất đến một lúc nào cũng sẽ chán ngấy. Ai nhìn cậu cũng thấy cậu sung sƣớng. Còn bản thân cậu, cậu thấy cô độc”. Tâm trạng ấy thật dễ hiểu khi vợ chồng là hai thế giới bên ngoài nhau, “con cái không ai theo nghề và hiểu cậu, chúng không có nổi mƣời lăm phút tâm sự với cậu ngoài câu chuyện tiền bạc. Cậu mang vật chất cho chúng dƣ thừa, chúng chẳng cần làm ăn vất vả cũng đủ sống”. Còn điều duy nhất thắp niềm hy vọng trong trái tim ông là ngƣời phụ nữ ông yêu. Song “nhìn thấy nhau nhƣng không đến đƣợc với nhau”, thậm chí đến con Lu – kỉ vật của ngƣời yêu cũng bị vợ ông làm thịt. Dƣờng nhƣ nỗi cô đơn, sự ngao ngán, chán chƣờng của con ngƣời đƣợc đẩy lên đến tột cùng. Không thể làm gì thay đổi số phận, ngƣời đàn ông ấy đành xót xa, cam chịu: “vợ chồng là số phận, chống cũng chẳng đƣợc”, “không ai chọn đƣợc bố mẹ và con cái, thậm chí cả vợ”. Không khí gia đình ngột ngạt ấy không phải là nỗi bất hạnh của riêng ngƣời chồng. Ngay cả bà vợ nanh nọc, chao chát, hả hê khi biết tỏng chồng đi đâu làm gì dù không nói với mình, hả hê khi giết thịt con chó của tình địch... cũng thật bất hạnh, thật đáng thƣơng. Ẩn đằng sau sự chao chát ấy là nỗi đau đớn, thất bại thảm hại nhƣ một con thú bị thƣơng lồng lộn bên ngoài mà không sao đặt nổi

chân vào thế giới yêu thƣơng của chồng… Gia đình với ý nghĩa là bến đỗ bình yên, là nơi con ngƣời nghỉ ngơi thƣ thái còn đâu nữa? Tình yêu, hạnh phúc tỷ lệ nghịch với vật chất. Sự thiếu thốn về tinh thần có thể đẩy con ngƣời ra khỏi quỹ đạo của gia đình hoặc sẽ chết mòn trong nỗi tuyệt vọng.

Không chỉ ảnh hƣởng đến cuộc sống của các gia đình, vật chất còn len lỏi và bào mòn cuộc tình của những cặp uyên ƣơng. Bao mộng ƣớc bỗng trở thành mây khói trƣớc bƣớc chân của những cám dỗ vật chất. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong Người bán linh hồn của Trần Thùy Mai. Truyện kể về cuộc tình thật đẹp, thật lãng mạn của hai họa sĩ trẻ Na và Tuấn. Na yêu và thần tƣợng Tuấn. Cô nhận về mình những hy sinh chăm lo cơm áo hằng ngày để Tuấn tập trung vẽ. Nàng muốn gánh chịu cái phần tục lụy để tâm hồn anh khỏi bị tổn thƣơng. Nàng sẵn sàng van xin chủ gallery để tranh của Tuấn đƣợc giới thiệu. Thậm chí, vì khoản tiền thuê nhà, Na đã đau đớn đồng ý bán mình. Ấy vậy mà Tuấn đã dễ dàng bị gục ngã trƣớc những hào nhoáng mà bà chủ gallery đƣa ra. Bao tình yêu, bao ƣớc hẹn và sự hy sinh của Na nhƣ bong bóng vỡ tan … Trƣờng hợp khác trong Lên phố của Trần Thùy Mai. Câu chuyện khiến ngƣời ta xót xa trƣớc sức công phá của đời sống vật chất đến một tình yêu đẹp nhƣ thơ. Tý là cô gái mới lớn lên thành phố bán bánh tiêu kiếm sống. Dũng là cậu sinh viên cùng quê, thƣ sinh hiền lành, sống có tình có nghĩa. Tình yêu đến hồn nhiên và trong trẻo, vƣợt qua mọi rào cản. Họ hứa hẹn một tƣơng lai hạnh phúc bên nhau. Nhƣng rồi khi sắp ra trƣờng, đứng trƣớc ngã rẽ, Dũng đã chọn Kiều Nga – cô gái thành thị khá giả. Tình yêu tan vỡ do lòng ngƣời đổi thay. Nhƣng gián tiếp tạo nên sự đổi thay ấy là những cám dỗ vật chất, danh vọng…

Các nhà văn còn tinh tế phát hiện sự đảo lộn trong những quan hệ gia đình hiện đại. Đó là sự suy thoái về đạo đức lối sống. Con ngƣời đánh mất mình và trở nên tàn nhẫn lạnh lùng. Bất chấp luân thƣờng đạo lí, em gái (nhân

vật Mi) sẵn sàng cƣớp chồng của chị với ƣớc mơ thoát khỏi cuộc sống nghèo khó (Thiếu phụ chưa chồng - Nguyễn Thị Thu Huệ). Đó còn là sự ích kỉ đi tìm niềm vui của riêng mình bên ngoài gia đình - ngoại tình. Nhiều sáng tác của ba nhà văn đã đề cập về hiện tƣợng này. Trong gia đình hiện đại cả đàn ông lẫn đàn bà đều ngoại tình với vô vàn nguyên nhân khác nhau. Hành động của họ đã gây ra nhiều hậu quả đáng buồn cho các thành viên khác trong gia đình. Đứa con trong Một trăm linh tám cây bằng lăng vốn là một chàng trai hiền lành, nhân hậu, biết quan tâm đến những ngƣời chung quanh nhƣng chứng kiến cảnh ngƣời cha ngoại tình về nhà chửi mắng vợ con thậm tệ, anh đã đấm và cầm dao đuổi bố ra khỏi nhà… Thầy Phƣơng tìm đƣợc tình yêu khác đã lập kế hoạch ruồng bỏ khiến ngƣời vợ hết lòng vì mình sống trong cô đơn (Trăng nơi đáy giếng - Trần Thùy Mai).

Rõ ràng, với sự nhạy cảm và thiết tha với cuộc sống, các nhà văn đã nêu ra những thách thức mà gia đình hiện đại gặp phải với mục đích cảnh tỉnh.

Viết về gia đình, ba nhà văn đã dành nhiều ƣu ái cho những nữ nhân vật. Họ đặc biệt đi sâu phản ánh thế giới nội tâm, những thay đổi trong suy nghĩ cảm xúc của các nhân vật với niềm cảm thƣơng, trân trọng sâu sắc. Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào thật tinh tế khi nhận định: “Phụ nữ thƣờng mạnh ở chỗ đƣa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trong sách, hoặc nói nhƣ phƣơng Tây… họ tự ăn mình”. Quả thật, họ phân mảnh, hóa thân trên từng trang viết. Giống nhƣ Trần Thùy Mai từng tự bạch: “Viết mãi thì cũng không ra khỏi thân phận ngƣời nữ nhƣ chạy trời không khỏi nắng”. Hay: “Cho đến nay mình vẫn thích viết về những mảnh đời gần gũi quanh mình, của bạn bè, của những ngƣời cùng sống, viết nhƣ một cách trao đổi tâm tƣ với ngƣời cùng thời và mở rộng cuộc sống nội tâm của chính mình”. Bằng những kinh nghiệm của bản thân, bằng sự quan sát và sẻ chia với những ngƣời chung

quanh, họ đã đem đến cho văn học những trải nghiệm mới, những hiểu biết mới về ngƣời phụ nữ.

Nhân vật nữ trong truyện ngắn ba tác giả xuất hiện với nhiều đối tƣợng, nhiều tầng lớp; từ những nữ trí thức đến nữ nông dân, công nhân… và thậm chí cả những cô gái làm nghề buôn phấn bán hƣơng. Ngƣời ta thấy xuất hiện trong những trang văn ngƣời đàn bà từng trải, bao dung với con cháu; ngƣời vợ ngƣời mẹ lo toan cho gia đình và phấn đấu cho sự nghiệp; ngƣời phụ nữ khát khao hạnh phúc, kiếm tìm tình yêu trong xã hội hiện đại…

Trong văn Trần Thùy Mai nhân vật chủ yếu là nữ trí thức. Họ là những ngƣời có nhan sắc, tâm hồn, tình yêu say đắm, đam mê, khát vọng. Đó là Hạnh (Trăng nơi đáy giếng), là Hằng (Chờ nhau ở cuối đường), Lý (Chú và anh), Na (Người bán linh hồn), tôi (Hoa sứ trắng)… Nhƣng họ luôn cầu toàn và không mấy khi vừa lòng với cuộc sống của mình. Họ khao khát đuổi tìm hạnh phúc để rồi hạnh phúc với họ nhƣ chiếc cầu vồng mờ ảo cuối chân trời, nhƣ cánh cửa thứ chín của mỗi đời ngƣời, đầy hứa hẹn nhƣng không thể mở ra. Hạnh phúc là cái gì vừa nhƣ sờ mó đƣợc, lại vừa xa xôi, hƣ ảo, cứ chấp chới ở phía trƣớc. Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai không chỉ là trí thức mà còn có cả những mảnh đời bất hạnh. Ngòi bút giàu suy tƣ của Trần Thùy Mai còn thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với những Vy ngây (Chuyện ở phố hoa xoan), Thúy câm (Am bà cô), Nguyệt cà nhắc

(Quỷ trong trăng), Hà "gái bán hoa" (Nốt ruồi son)... Nhân vật nữ của Trần

Thùy Mai có độ xào xạc, phức điệu trong tâm hồn; tốt và xấu, hoàn thiện và chƣa hoàn thiện xáo động, chuyển hoán lẫn nhau. Và, dù ở hoàn cảnh nào, dù "khát vọng vô bờ mà thực tế lại khắt khe". Họ vẫn da diết khát vọng về tình yêu, hạnh phúc. Dù viết về những mảnh vỡ đời ngƣời cay cực, những khuất lấp trong tâm hồn, Trần Thùy Mai đều hƣớng đến cái đẹp. Mỗi nhân vật một phúc phận, cuối cùng vẫn sáng ngời khát vọng hoàn thiện.

Truyện Nguyễn Thị Thu Huệ chú ý miêu tả những trạng thái xúc cảm của những thiếu nữ vừa bƣớc chân vào tình yêu: Tôi (Mùa đông ấm áp), Sánh

(Bảy ngày trong đời), tôi (Một trăm linh tám cây bằng lăng)... Dù là ở kiểu

nhân vật nào, chị cũng khám phá họ từ nhiều góc độ: trạng thái và tình cảm; niềm vui và nỗi buồn, những khát khao đam mê và cả những “gót chân Asin” của họ. Chị diễn tả tinh tế những tâm sự của giới đàn bà, với những điều giản dị, gần gũi: “Tôi mệt mỏi và thèm nói với anh những chuyện con con nhƣ em Thuý tập lẫy, chuyện nó đi tƣớt mọc răng” (Hình bóng cuộc đời)... nỗi lo về tuổi tác và nhan sắc: “Sao đến bên gƣơng và nhìn thấy mình trong đó. Mí mắt sùm sụp, dƣới mắt mòng mọng sƣng, hai vành môi đã bắt đầu đen và lỗ chân lông trên mặt to ra nhƣ những đầu tăm” (Giai nhân), khát vọng về tình mẫu tử

“thèm có con. Thèm đƣợc làm mẹ” (Người đàn bà ám khói); nỗi đau của ngƣời mẹ “phải xa những gì lâu nay là máu thịt của chị. Xa đứa con trai bé bỏng thơm tho nhƣ một chiếc bánh ga tô vừa mới ra lò” (Tân cảng), nỗi lòng của những bà mẹ có con gái lớn “Mẹ bảo: lắm khi đang ngủ, tao giật mình không hiểu mày có lấy đƣợc chồng không. Nằm ngẩn một lúc, nhớ ra là mày đã có chồng, có con tao mừng không thể tƣởng đƣợc” (Biển ấm)…

Đến với truyện ngắn Y Ban, ngƣời đọc tìm thấy một thế giới nhân vật phong phú với nhiều tầng lớp nhiều đối tƣợng. Đó là những ngƣời phụ nữ trí thức nơi phố thị (Tự, Sau chớp là giông bão, Người đàn bà và những giấc mơ,

Người đàn bà đứng trước gương) cho đến những ngƣời phụ nữ thôn quê

(ngƣời phụ nữ trong I am đàn bà, bà trong Vùng sáng kí ức, Quê nội; ngƣời mẹ trong Chú Ngoẹo; chị Tũn trong Ước mơ của chị Tũn; chị bán hàng rong trong Ước mơ cô bán hàng rong)… Đó là những cô gái lỡ dại, những ngƣời đàn bà luôn khát khao sự dịu dàng, mải mê kiếm tìm mẫu đàn ông lý tƣởng. Họ có một bề ngoài gai góc, chấp nhận cuộc sống, nhƣng kì thực đó lại chỉ là sự gồng mình lên của những tâm hồn thèm muốn đƣợc nâng niu, chiều

chuộng. Chị nhặt nhạnh những mẩu đối thoại hay hay chợt nghe đƣợc, những truyền thuyết đƣợc kể lại thành cốt truyện. Truyện của chị thƣờng kết thúc có hậu nhƣ chuyện cổ tích. Chị để trí tƣởng tƣợng bay bổng đến tận cùng và giải thoát mọi ƣu phiền của cuộc đời bằng trang viết.

Các nhà văn đề cập đến nỗi khổ vật chất và đặc biệt chú ý nỗi khổ tinh thần của các nhân vật. Sự thiếu thốn về vật chất là điều một số nữ nhân vật gặp phải. Đó là Thị trong I am đàn bà, chị bán hàng rong trong Ước mơ cô

bán hàng rong (Y Ban); là Na trong Người bán linh hồn (Trần Thùy Mai); là

nhân vật chị trong Chị tôi, Sánh trong Bảy ngày trong đời (Nguyễn Thị Thu Huệ)… Tuy nhiên, hầu hết các nhân vật gặp nhau ở những nỗi khổ về tinh thần. Đó là niềm khổ đau của hôn nhân không tình yêu, của cuộc sống bình lặng đến nhàm chán (Lan trong Một nửa cuộc đời, ngƣời mẹ trong Một trăm

linh tám cây bằng lăng của Nguyễn Thị Thu Huệ; Tàu ngầm xuyên đại dương

của Trần Thùy Mai) hay nỗi khổ của sự phụ bạc, phản bội; nỗi xót xa của sự hoài nghi… (Trăng nơi đáy giếng, Người bán linh hồn, Tháng tư trở lại của Trần Thùy Mai; Hai bảy bước chân là lên thiên đàng, Biển và người đàn bà

của Y Ban; Mùa đông ấm áp, Bảy ngày trong đời, Cát đợi, Cầu thang, Một

nửa cuộc đời của Nguyễn Thị Thu Hụê).

Các nhân vật nữ dù ở những hoàn cảnh và địa vị khác nhau nhƣng luôn có sự giằng xé, đấu tranh giữa trách nhiệm, bổn phận và khao khát bản năng. Con ngƣời của trách nhiệm níu giữ họ ở lại với gia đình với vai trò của một ngƣời vợ ngƣời mẹ nhƣng khát khao bản năng lại kéo tuột họ ra khỏi khuôn khổ gia đình. Rồi sau những giây phút ngoài gia đình ấy họ lại đau khổ, dằn vặt. Dù mạnh mẽ đến đâu thì họ vẫn là phái yếu, vẫn có sự mỏng manh yếu đuối cần đƣợc chở che. Họ sống hết mình, hy sinh hết mình nhƣng nhận lại là sự đau đớn, mất mát, thiệt thòi. Nhƣng dù thế nào đi nữa, trong họ vẫn rực cháy ngọn lửa khát khao tình yêu, hạnh phúc.

Cùng viết về gia đình trƣớc những thách thức trong cuộc sống hiện đại, ba nhà văn đã có những gặp gỡ tƣơng đồng. Trong tiếng nói chung ấy, mỗi nhà văn lại có những kiến giải, những cảm nhận rất riêng. Điều này tạo nên bức tranh đa mầu sắc trong nền văn học Việt Nam đƣơng đại.

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)