Ngôn ngữ đời sống

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 93)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Ngôn ngữ đời sống

Tƣ duy nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 có nhiều đổi mới. Một trong số đó là ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống. Để đƣa tác phẩm đến gần với bạn đọc, các nhà văn đã sử dụng tiếng nói của đời sống hằng ngày. Trong lời ngƣời dẫn truyện và lời nói của nhân vật, các nhà văn giúp ngƣời đọc tiếp cận gần nhất với cuộc sống qua nội dung mang tính hiện thực, với sự dung nạp của nhiều khẩu ngữ.

Đó là sự xuất hiện của những lời nói bỗ bã, suồng sã của lời ăn tiếng nói hằng ngày. Thứ ngôn ngữ này dƣờng nhƣ thô nhám, mộc mạc chứ không phải là sự trau chuốt mƣợt mà. Bởi vậy, nó mang đậm hơi thở của đời sống.

Lối nói suồng sã xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ: “Mày lừa bà hơi bị ngoạn mục đấy con nhỉ” (Hành trình của tờ

tiền giả); “Đấy cô đã nghe rõ câu chuyện chƣa hử? “ (Ai chọn dùm tôi); “Mặt

mũi những thằng đàn ông suốt đời bị mất trộm” (Tình yêu ơi ở đâu); “Bố cho con gỡ một tý, chiều nay thằng Quảng nó xơi của con "hai băng" rồi”, “Chó má, nó lôi thợ nó đến, thợ của cậu chết đói à” (Nước mắt đàn ông); “Con ranh con khốn nạn này, mày đi đâu mà để tao tìm đứt cả hơi. Sao mày không bị bom nó vùi đi cho rồi”, “Tao chịu rồi con ngu dốt ạ, để mai cô giáo mày dạy cho mày”, "Về lấy mũ tao cho đi chơi" (Con mang cuộc đời của mẹ); “Cha tiên nhân con nhà thằng Lân nhá” (Quê nội); “Mày nói gì? - Du khách nam nóng tính lại hét lên - Mày định giở trò ăn chặn lƣu manh tống tiền hả?” (Đi

câu mực ở biển Sầm Sơn); “Lên đây sống thế chó nào đƣợc. Trông cậu nhếch

nhác bán quán nƣớc thế này, có mà nhìn đã uất”, “Hôm nào tôi quên mất mà xìa bát đến lần thứ ba liền bị bà ấy lấy đũa cả gõ vào đầu và mắng: hốc gì mà hốc lắm thế”, “Thì bác bảo đã ghi đề bố thằng nào không đánh đề, có, chỉ là thằng ra dại. Bác nghe tôi đi, hôm nay đánh bốn con: 03, 30, 53, 35. Đánh đậm con 53. Nào bác chết con gì nữa không” (Tôi và gã); “Cút ngay trƣớc khi tao bóp vụn mày thành cám” (Cái điềm con thỏ trắng); “Vàng cộc đuôi lại bên Mực xí xớn” (Trong khu vườn nghệ sĩ) …

Ở truyện Trần Thùy Mai lời nói bỗ bã, suồng sã đƣợc sử dụng nhƣng xuất hiện không nhiều, không chát chúa: “Chết chửa, gì mà nghiêm trọng thế mình” (Tháng tư trở lại); “Ừ, nhớ để phần anh nghe”, “Sáng hôm qua mình tập cái môn dƣỡng sinh quỷ quái gì mà cứ rền rĩ y nhƣ có ai chết không bằng” (Cánh cửa thứ chín); “Khổ thân chị, tôi tìm mọi cách trấn an dƣ luận để

bảo vệ chị, nhƣng mà ngƣời ta không thể thông cảm nhƣ tôi. Nói chị đừng buồn, hoàn cảnh chị rất gay” (Trăng nơi đáy giếng); “Con Lan sữa tƣơi trông xinh vậy chứ nó mắc bệnh, bệnh sợ đàn ông. Đếch thằng nào đến gần đƣợc, nó tránh nhƣ tránh tà” (Thương nhớ hoàng lan); “Mệ ơi! mệ! Con không có chi ăn hết nì. Đói bụng bắt chết nì!” (Chuyện cũ ở quê nhà).

Cũng có khi thứ ngôn ngữ này đƣợc diễn tả theo một chiều hƣớng khác bằng lối nói dân gian - những câu nói từ thành ngữ: “Nó ăn ốc, mình đổ vỏ. Ở đời chuyện ấy thƣờng lắm”, “Xì, cát với chả đất, đừng lấy vải thƣa che mắt thánh. Giấu ai chứ giấu thế chó nào đƣợc con già. Tao thì đẻ ra những trò đó”

(Nước mắt đàn ông); “Cái đòng thì ngọt, cái vọt thì đau, bọn học trò chúng

mày nhớ chƣa” (Một phần ba cuộc đời), “Sinh con ai dễ sinh lòng, rồi sƣớng khổ thế nào lại oán trách cha mẹ” (Quê nội); “Anh ấy sẽ nghi ngờ. Già néo đứt dây. Con ngƣời ta hơn nhau ở chỗ biết đến đâu thì dừng lại” (Một nửa

cuộc đời); “Lọt sàng thì xuống đất rồi chôn luôn, không có nia nào cả” (Thời

gian của mỗi người); „Đã thƣơng thì thƣơng cho trót, đã vót thì vót cho tròn”

(Trăng nơi đáy giếng)…

Lời nói gần với đời thƣờng đƣợc thể hiện rõ trong những dòng đối thoại lẫn độc thoại nội tâm. Nó thể hiện sự suy tƣ, chiêm nghiệm về cuộc đời và con ngƣời, thể hiện cách nghĩ của nhân vật về thời cuộc, về chính mình, về khát vọng và hạnh phúc của cuộc đời mình, về ƣớc mơ về một tình yêu sâu sắc mãnh liệt. Những dòng độc thoại nội tâm bằng lối nói dân gian khi suồng sã, có lúc bỗ bã đến không ngờ làm cho các nhân vật nhƣ gai góc hơn, thực tế hơn, đôi khi là thực dụng về đời với một tâm trạng buồn xa xôi và chua xót.

Nếu cách nói suồng sã, bỗ bã tạo cho ngƣời đọc cảm giác gần gũi, xóa nhòa ranh giới của tƣởng tƣợng và hiện thực thì những câu văn gần với thành ngữ đem đến cho lời văn sự mƣợt mà, mềm mại. Với lối viết ấy, các nhà văn

đã góp phần tái hiện chân thực bức tranh của đời sống, đặc biệt là đời sống gia đình Việt Nam đƣơng đại đa dạng và sống động.

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)