Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn ba tác giả

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 83)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn ba tác giả

Trẻ em xuất hiện thấp thoáng trong các tác phẩm của ba nhà văn. Rất ít truyện ngắn chỉ tập trung bàn về vấn đề trẻ em. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều các nhà văn đều dành cho trẻ em tình yêu thƣơng, sự cảm thông sâu sắc và lời cảnh tỉnh đối với xã hội.

Có thể nhận thấy điểm nổi bật trong truyện ngắn ba nhà văn là những đứa trẻ đáng thƣơng, nhỏ bé, cần đƣợc chở che, cần tình yêu thƣơng và mái ấm gia đình. Nhân vật thị trong I am đàn bà (Y Ban) với bản tính ngƣời mẹ đã không cầm đƣợc xúc động khi nhìn thấy đứa trẻ mới đƣợc sinh “còn nguyên cả dây rốn nối với bánh rau bị bỏ vào một cái dành lót rơm treo lên nhành cây trong rừng” và đem về nuôi khi thấy nó còn sống. Mặc dù nhà đông con và nghèo nhƣng gia đình thị đã không hắt hủi đối với đứa bé mà nuôi và coi nó nhƣ con đẻ… Ngay cả khi đứa trẻ là kết quả của mối tình vụng trộm giữa chồng với ngƣời phụ nữ khác thì những ngƣời phụ nữ với thiên chức làm mẹ vẫn không nỡ từ bỏ việc nuôi nấng mặc dù sự xuất hiện của đứa trẻ nhƣ vết dao làm sâu sắc hơn nỗi đau của ngƣời phụ nữ (Em Dung - Trần Thùy Mai).

Đôi khi vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, những đứa trẻ phải hy sinh để mƣu cầu kiếm sống, lo lắng cho gia đình. Chị tôi của Nguyễn Thị Thu Huệ là một thí dụ. Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ không hạnh phúc, ngƣời chị phải vào Sài Gòn làm để có tiền nuôi em học và trang trải nhà cửa. Vậy là gánh nặng kinh tế lẽ ra do cha mẹ đảm đƣơng nay bỗng chốc đổ hết lên tấm vai gầy bé nhỏ của ngƣời con gái. Không mấy khi đƣợc gặp ngƣời nhà, cô phải lang thang nơi bến tàu nhếch nhác…

Nhu cầu đƣợc sống trong mái ấm gia đình với tình yêu thƣơng từ bố mẹ và những ngƣời thân là nhu cầu hoàn toàn chính đáng nhƣng vì những lý do khác nhau, trẻ em trong truyện ngắn ba nhà văn phải chịu những thiệt thòi về cả vật chất lẫn tinh thần.

Bố mẹ bận rộn mải mê với công việc khiến các em không có ngƣời hƣớng dẫn, tự mình tìm bƣớc cho cuộc đời của mình. Và đã có những đứa trẻ lạc đƣờng. Là một đứa trẻ nhạy cảm, giàu tình yêu và khát khao đƣợc yêu thƣơng chăm sóc, đứa con trong Hậu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ) đã

không đƣợc biết đến tình yêu và sự hiện diện của ngƣời bố từ khi em xuất hiện. Còn ngƣời mẹ, vì sự thất bại trong tình yêu, đã đắm chìm trong những cuộc vui của riêng mình. Em đối mặt với những cô đơn, tự dò dẫm con đƣờng cho cuộc đời mình để rồi lại dẫm chính vết xe đổ của ngƣời mẹ cách đó mƣời sáu năm. Nơi cô tƣởng là thiên đƣờng, ngƣời tƣởng là tình yêu đích thực cứu cô thoát khỏi những cô đơn lại là một kẻ ti tiện, bủn xỉn… Nếu ngƣời mẹ tỉnh táo hơn sau lần đổ vỡ của mình, nghĩ cho đứa con và dành cho con sự quan tâm có lẽ cô bé đã không gặp phải ngƣời đàn ông kia với một tƣơng lai hậu thiên đƣờng đầy những trắc trở. Và những lỗi lầm của con trẻ trở thành niềm ám ảnh, day dứt đến hết cuộc đời chúng. Những đứa trẻ vừa đáng giận vừa đáng thƣơng. Chàng trai và cô gái trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y Ban) đã đi quá giới hạn trong tình yêu. Để bảo đảm tƣơng lai cho cả hai, bà mẹ đã yêu cầu con gái đến bệnh viện giải quyết hậu quả. Nỗi đau về tinh thần và thể xác khiến cô gái day dứt ám ảnh không nguôi. Hằng đêm trở về với căn phòng, cô lại đối mặt với nỗi cô đơn, dằn vặt “Ngày ngày con vẫn cứ nhập cuộc: con đi xem, đi vũ hội, đi du lịch... nhƣng sau tất cả những cuộc vui, con càng cô đơn hơn. Con mong muốn tình yêu. Con đã có đầy đủ một tình yêu đầu tiên ấy rồi. Hoặc là bằng, hoặc là hơn. Mẹ và lý trí không cho con buông thả. Giá nhƣ ngày ấy mặc dù tội lỗi, mẹ cứ cho chúng con lấy nhau thì con đã trở thành ngƣời phụ nữ bình thƣờng chứ không phải mang cảnh góa bụa trong cô thiếu nữ kén chồng thế này”.

Đa số trẻ em thƣờng là những nạn nhân của sự đổ vỡ, rạn nứt từ gia đình. Các em bé bỏng, đáng thƣơng, côi cút không nơi nƣơng tựa. Gia đình không còn là mái ấm. Đó là những đứa trẻ sống trong cảnh thiếu thốn nhƣ Rô

đa (Khói trên sông Hương) hoặc Bi (Suối bạc) của Trần Thùy Mai. Ngƣời đọc

không khỏi xúc động trƣớc sự trong sáng, hồn nhiên của Bi (Suối bạc). Có gia đình, đƣợc sống trong mái ấm và tình cảm yêu thƣơng của bố mẹ là điều rất

bình thƣờng song cô bé lại quá quen với cuộc sống thiếu vắng tình cảm của cha khi mẹ mất. "Mợ Minh và em Huy có khỏe không ba?", đằng sau câu hỏi ấy là một sự hồn nhiên và cam chịu đến đáng thƣơng.

Không phải gánh chịu nỗi đau chia cắt nhƣng khi bố mẹ sống với hai khoảng trời riêng, những đứa con cũng không thể vô tƣ hồn nhiên nhƣ vốn dĩ chúng cần đƣợc hƣởng. Tôi và Dung (Em Dung – Trần Thùy Mai) không dám đùa nghịch thoải mái mà phải dò xét và nhiều khi là nín thở trƣớc những cuộc cãi vã, những cơn giận và những nỗi niềm của bố mẹ… Chứng kiến sự rạn nứt của gia đình, trái tim non nớt trẻ thơ cũng bị khuyết thiếu hoặc sai lệch. Trong gia đình bố mẹ thƣờng giao tiếp với nhau bằng những từ ngữ chát chúa, lạnh lùng và đôi khi cay nghiệt khiến con trẻ không nhận thức đầy đủ, trọn vẹn, đúng nghĩa về tình yêu. Sẵn đƣợc nuông chiều về vật chất, chúng học đòi bắt chƣớc (Nước mắt đàn ông – Nguyễn Thị Thu Huệ). Đôi khi vì bất bình với thực tại, chán ghét thực tại, các em đi tìm cho mình một hình mẫu đối lập. Nhƣng khát vọng chính đáng ấy lại không đƣợc cha mẹ dìu dắt, các em tự lần tìm đƣờng đi để rồi lại rơi vào những sai lầm (Hậu thiên đường – Nguyễn Thị Thu Huệ).

Không nhận đƣợc sự quan tâm từ phía gia đình, những đứa trẻ trở thành nạn nhân của nhiều tệ nạn xã hội.

Có khi là những “đệ tử” của các trò game trực tuyến nhƣ Dung, Phƣớc Tuệ (Hoa phù dung dưới núi – Trần Thùy Mai). Dung sống với bố và mẹ kế nhƣng mẹ kế thì không quan tâm, cha em hầu hết thời gian vắng nhà. Ông bù lại cho em về vật chất, cƣng chiều. Nhƣng với em, cuộc sống đâu chỉ cần có thế. Em cần thế giới tinh thần, cần đƣợc bảo bọc chở che. Vậy nên, em suốt ngày đóng cửa ngồi trong phòng, vào vai Dung muội phiêu lƣu cùng Lăng Hoa Tử trong những trận chiến. Có thể nói đời sống vật chất đủ đầy nhƣng thế giới tinh thần lại nghèo nàn và kiệt quệ. Việc Dung chìm đắm trong thế

giới game ảo không có gì ngạc nhiên bởi nếu không có thế giới ấy em sẽ không biết tìm điểm tựa ở đâu. Dƣờng nhƣ những đứa trẻ ấy đang tồn tại chứ không phải sống “Nàng gầy mảnh, ẻo lả nhƣ hoa phù dung, da trắng xanh nhƣ chƣa hề gặp nắng trời. Trong bộ quần áo rất mốt nhƣng nhàu nát, nàng bƣớc đi ngập ngừng nhƣ đang lạc vào một thế giới xa lạ, mắt ngơ ngác nhìn quanh với vẻ ngu ngơ xao xuyến đến não lòng”. Sự gặp gỡ và gắn bó giữa Dung và Phƣớc Tuệ ở cuối câu chuyện là cái kết có hậu dành cho những mảnh đời bất hạnh, làm sáng lên vẻ đẹp của tình ngƣời.

Có khi các em trở thành món hàng của những gã trăng hoa nhƣ Ái Duy

(Nàng công chúa lạc loài – Trần Thùy Mai). Mẹ mất sớm, bố thì “luôn luôn

bận rộn với công việc và thƣờng xuyên vắng nhà”, Ái Duy sống trong “căn nhà rộng, u nhã, lạnh lẽo” cùng “một bà cô nghễnh ngãng” và sau đó là sự xuất hiện của ngƣời mẹ kế tốt bụng. Điều níu giữ em với cuộc đời, là điểm tựa cho em chính là tình yêu và sự tôn thờ ngƣời cha “Cô bé yêu bố một cách kì lạ và đã quen nghĩ về bố nhƣ một phẩm chất siêu việt. Ái thèm biểu lộ tình thƣơng hết sức, và vì bố luôn vắng mặt, cái tình cảm trẻ con sôi trào chan chứa ấy đƣợc san sẻ qua tôi. Ái Duy đã vẽ bao nhiêu bức tranh”. Tuy nhiên, hình tƣợng ngƣời cha trong em sụp đổ khi em biết đƣợc thật sự về cha “bất giác em nhận ra giọng nói bình thản kia, đã từ lâu rồi chính mợ đã hiểu hơn ai hết, ba em là ngƣời thế nào… Em rùng mình, chới với nhƣ vừa thụt chân xuống vực sâu”, “ em gập ngƣời lại, lảo đảo muốn nôn mà không nôn đƣợc”. Nơi nƣơng náu, điểm tựa bình yên duy nhất trong cuộc đời em đã sụy đổ. Mất phƣơng hƣớng, em bƣớc ra khỏi ngôi nhà, “những con đƣờng nhảy múa trƣớc mắt”. Và em đã vƣớng vào cạm bẫy khi lên xe của một ngƣời đàn ông xa lạ. Trăn trở của ngƣời đàn ông đã từng là thầy dạy kèm của cô bé cũng chính là nỗi lo của ngƣời đọc về tƣơng lai của Ái Duy: “Thế giới của tuổi thơ tan biến:

một thế giới khác nham nhở, ti tiện hiện ra. Hôm nay cô bé ngạt thở, vùng vẫy. Ngày mai cô sẽ thở quen không khí ấy, thậm chí không thể thiếu nó”.

Có khi các em còn bị lôi kéo vào cái chết trắng. Mắt nhân sư của Trần Thùy Mai đƣa ngƣời đọc đến ngôi nhà ba tầng “có những đƣờng nét cổ xƣa, hiện ra trong ánh vàng ủ ê của chiếc trụ đèn trƣớc sân” hoang vắng lặng lẽ đứng bên dốc vắng là nơi tụ tập của những đứa trẻ thiếu vắng sự quan tâm của gia đình. Ngọc là cô gái xinh xắn, đáng yêu, mẹ cô lấy chồng nƣớc ngoài với lời hứa “sẽ về, đem em qua bên đó. Em sẽ đƣợc đi học ở trƣờng Đại học Dresden”. Ngôi nhà là nơi tụ tập của “một lũ vong vị đang trở về từ các quán nhậu, chúng rôm rả hào hứng với nhau một lúc rồi chia nhau ngả lƣng trên những tấm nệm cũ”. Đó là nơi “không có những lời đay nghiến, những bài rao giảng, không có sự chịu đựng lẫn nhau. Chỉ có những bài học về thú vui và tự do tuyệt đối”. Đó cũng là nơi tôi và “tất cả những thằng cùng cảnh ngộ đã bị nàng thu hút về ngôi nhà đó - ngôi nhà mà Rôn ngự trị, nơi hắn dùng nàng nhƣ một con mồi để bắt giữ những gã trai mới lớn về cho hắn ôm ấp và mớm cho chất bột trắng”, thậm chí “có những ngày tôi chỉ ăn một bữa mà không hề thấy đói, không hề thấy mệt, chỉ nhìn thấy Ngọc, ngửi mùi khói thuốc quanh nàng là tim tôi nhảy múa nhƣ ngày hội”. Rõ ràng, nếu thiếu vắng sự quan tâm của gia đình, những cạm bẫy luôn rình rập ở mọi nơi và đe dọa tƣơng lai của những đứa trẻ. Riêng nhân vật tôi có may mắn “một hôm ba tôi bỗng có một buổi tối rảnh rang, phòng mạch của ông hôm đó không hiểu vì sao vắng khách”, “hôm đó tình cờ cũng là một buổi tối hiếm hoi tôi có mặt ở nhà. Ba tôi phát hiện ra hai bàn tay tôi một bên ƣớt đẫm mồ hôi còn một bên khô ráo. "Con có dùng ma túy không?". Nhờ lần vô tình ấy ngƣời cha đã cứu đứa con trai của mình ra khỏi bàn tay ghớm ghiếc của cái chết trắng. Nhƣng còn đó biết bao đứa trẻ thiếu vắng tình yêu và sự quan tâm đang vật vã trƣớc nỗi đau thèm thuốc „trong đời có những lúc toàn thân nhƣ bị đè dƣới nghìn cân đá.

Lúc đó mình có thể làm bất cứ điều gì. Biết hít là chết nhƣng cũng còn lâu mới chết, còn hơn là đứt phựt dây thần kinh chết ngay”. Thậm chí các em phải đánh đổi bằng chính mạng sống của mình (nhƣ Ngọc).

Rõ ràng, cuộc sống bên ngoài gia đình có bao nhiêu cạm bẫy mà bản thân các em quá nhỏ bé, đơn côi để có thể chống lại những điều ấy. Viết về trẻ em, dù đáng giận hay đáng thƣơng thì các nhà văn đều thể hiện tình yêu, niềm cảm thông sâu sắc. Họ còn đƣa ra những lời cảnh tỉnh dành cho ngƣời làm cha mẹ. Hãy dành thời gian và tình yêu cho con, hãy suy nghĩ nhiều hơn cho con trẻ bởi đôi khi chỉ là những hành động nhỏ nhƣng lại là bƣớc ngoặt lớn trong cuộc đời các em. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo nhờ đó trở thành điểm nổi bật trong truyện ngắn ba tác giả.

Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN 3.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tâm lý là toàn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con ngƣời, bao gồm nhận thức ý chí tình cảm… biểu hiện trong hoạt động và cử chỉ của mỗi ngƣời” [42,881]. Nhƣ vậy khi nhắc đến tâm lý nhân vật là nhắc đến những biểu hiện của con ngƣời bên trong nhân vật. Đó là những trạng thái cảm xúc suy nghĩ, là tâm trạng, là những phản ứng của nhân vật trong các tình huống của cuộc sống. Có thể thấy trong các tác phẩm văn học hiện đại, nghệ thuật phân tích tâm lý khắc họa tính cách nhân vật là yếu tố vô cùng quan trọng giúp nhân vật trở nên có hồn và mang dấu ấn riêng, nhất là với những nhân vật cá tính và có đời sống nội tâm phong phú. Nhờ đó, nhân vật hiện lên sinh động với diễn biến tâm lý phù hợp. Cái tài của nhà văn chính là thể hiện đƣợc quá trình diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật theo logic cuộc sống, khiến độc giả nhƣ đang gặp một con ngƣời ngoài đời chứ không phải là sản phẩm của sự tƣởng tƣợng.

Viết về những khát vọng của ngƣời phụ nữ, các nhà văn chú ý đi sâu khám phá diễn biến tâm lý ở họ. Đó là quá trình đấu tranh giằng xé giữa con ngƣời của trách nhiệm, bổn phận và những khát vọng cá nhân. Đôi khi vẻ bề ngoài lặng thầm, cam chịu nhƣng bên trong lại là bão nổi. Đó là tình cảnh của Quyên (Cánh cửa thứ chín), của tôi (Tàu ngầm xuyên đại dương,

Sau chớp là giông bão), của Lan (Một nửa cuộc đời)… Họ cô đơn khi sống

trong gia đình mà vợ chồng là hai thế giới riêng lẻ đứng cạnh nhau. Bởi vậy, cuộc sống của họ nhàm chán, tẻ nhạt và tù túng. Để chống lại điều ấy, họ đã hƣớng tới ngƣời đàn ông bên ngoài gia đình. Đã có những giây phút ngọt ngào hạnh phúc, thậm chí “muốn cùng anh đi vớt mặt trời trên biển tây. Tôi

sẽ chịu bỏng, chịu cháy, để đƣợc đau đớn, đƣợc yêu thƣơng. Tôi muốn chịu đựng mọi thứ trên đời, ngoại trừ sự tẻ lạnh” (Cánh cửa thứ chín) nhƣng rồi họ vẫn không thể phá vỡ mọi thứ. Bƣớc ra khỏi giấc mơ, ngƣời phụ nữ lại lặng lẽ trở về với cuộc sống thực tại.

Các nhà văn rất tài tình khi miêu tả những biến đổi trong tính cách, một ngƣời phụ nữ vừa kiêu kì vừa cô đơn đáng thƣơng (Người đàn bà có ma lực), một cô gái vừa ngang tàng, phá phách vừa dịu dàng, nhu mì (Xin hãy tin em)… Và đặc biệt, là một bà mẹ chồng vừa cay nghiệt vừa bao dung

(Chuyện cũ ở quê nhà). Phải sống trong cảnh góa bụa nuôi con từ khi trẻ (hai

mƣơi tuổi) lại phải chứng kiến nỗi đau mất con nên ngƣời phụ nữ trong

Chuyện cũ ở quê nhà vô cùng khe khắt với con dâu. Bà không có dù chỉ nửa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lời khen đối với cô con dâu hiếu thảo đảm đang. Ngƣợc lại luôn là sự xét nét, chê bai: “Việc chi thì hắn nhớ, việc của con mệ già ni thì hắn quên”, “Hôm nào mẹ mua thức ăn không vừa ý, bà tôi lại vừa móm mém nhai vừa nỉ non: Du hời, du hỡi là du! Mi cho tau ăn con cá lù đù, có sạn đằng đuôi! - giọng bà gay gay, khô khô”. Đặc biệt, khi cô con dâu có mang với ngƣời khác, nỗi đau đớn nhƣ dâng lên tột độ “Khuôn mặt nhăn nheo co rúm lại : một nỗi đau lặng

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 83)