Nhân vật nam trong truyện ngắn ba tác giả

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 78)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Nhân vật nam trong truyện ngắn ba tác giả

Hầu hết trong các tác phẩm của ba nhà văn, nhân vật chính là ngƣời phụ nữ. Chính vì vậy nam giữ vai trò thứ yếu. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố có vai trò quan trọng góp phần khắc họa hình ảnh ngƣời phụ nữ. Họ giúp nhân vật nữ bộc lộ những khát vọng và bi kịch đồng thời cho thấy những bƣớc chuyển của gia đình trong xã hội đƣơng đại.

Những trang viết về nam giới cũng thật sâu sắc. Các nhà văn đã diễn tả một cách chân thành, tinh tế thế giới cảm xúc, những biến đổi của nhân cách trƣớc cám dỗ của cuộc sống. Xây dựng ngƣời đàn ông dù là đớn hèn, ích kỉ hay độ lƣợng bao dung thì ẩn đằng sau là cái nhìn cảm thông và sự bao dung độ lƣợng, là khát vọng về những đấng mày râu “làm trai cho đáng nên trai”.

Đƣợc xây dựng tƣơng đối phong phú với nhiều độ tuổi, nhiều tính cách, nhiều nghề nghiệp khác nhau, nhân vật nam dù xuất hiện ít hay nhiều cũng đều đƣợc miêu tả rất sinh động. Họ xuất hiện với vai trò trụ cột của gia đình. Không ít ngƣời trong số họ yêu hết mình, chân thành, hết lòng vì tổ ấm yêu thƣơng. Đó là những phẩm chất tốt đẹp của không chỉ những ngƣời đàn ông đã bƣớc vào cuộc sống gia đình mà ngay cả với những chàng thanh niên mới biết yêu. Ngƣời đọc dành sự yêu mến cho Măng trong Biển đời người của Trần Thùy Mai. Măng yêu và chăm sóc Bim từ những điều nhỏ nhặt nhất. Có thể nói anh là ân nhân của Bim. Tình yêu trở thành động lực để anh vƣợt qua bao gian khổ, là lá chắn vững vàng cho Bim. Nhƣng rồi tình yêu ấy bỗng trở thành hoài niệm khi Bim chọn chồng giàu có. Chàng trai chung tình ấy ôm niềm đau bị phụ bạc với mối tình dang dở. Nhƣng khi gặp lại ngƣời từng phản bội mình, thấy Bim gầy hơn, cuộc sống chật vật cực khổ thì lòng Măng lại nhƣ chùng xuống. Ngƣời đọc xúc động trƣớc tình yêu sâu nặng, chân thành; một nhân cách cao thƣợng, độ lƣợng bao dung nơi Măng. Ngay cả chàng trai trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban, dù có điều đáng trách song cũng không thể phủ nhận tình yêu chân thành và dám đƣơng đầu với hậu quả của cậu. Chỉ xuất hiện ít trong tác phẩm và có điều đáng giận song chàng trai ấy vẫn rất đàng hoàng. Khi ngƣời yêu phải nằm viện để giải quyết hậu quả của tình yêu gữa hai ngƣời, chàng trai dù hoang mang, sợ sệt và xấu hổ nhƣng vẫn ở bên cạnh, hằng ngày vẫn mang cơm vào cho ngƣời yêu. Sánh của Bảy ngày

tranh. Anh đã yêu và gắn bó với Lụa. Tuy nhiên, vì vấn đề sức khỏe, anh phải tạm biệt cô. Nhƣng trƣớc khi đi anh còn để lại địa chỉ để cô có thể tìm anh. Cuối cùng hạnh phúc đã mỉm cƣời với anh khi Lụa cùng đứa con đến tìm.

Với những ngƣời đàn ông đã thật sự bƣớc vào cuộc sống gia đình nhƣ Hải (Một nửa cuộc đời – Nguyễn Thị Thu Huệ), tôi (Onkel yêu dấu – Trần Thùy Mai), họ luôn chăm lo cho tổ ấm thân yêu của mình. Họ yêu thƣơng và chăm sóc vợ con, thật sự là chỗ dựa vững chắc cho vợ con. Đôi khi họ rơi vào những tình huống khó khăn phải giằng xé đấu tranh giữa con ngƣời bản năng và con ngƣời lý trí. Sợi dây ngăn cách mỏng manh nhƣ sợi tóc nhƣng cuối cùng con ngƣời lý trí, con ngƣời của gia đình trong họ đã chiến thắng. Vẻ đẹp lung linh trong tâm hồn ấy rất cần thiết với mỗi con ngƣời, nhất là trong xã hội đƣơng đại với biết bao cám dỗ. Hải là một ngƣời đàn ông cần mẫn, chăm chỉ, chu đáo và yêu thƣơng vợ con hết lòng. Hãy xem sự tỉ mỉ, chu đáo mà anh dành cho vợ khi chuẩn đồ cho vợ đi công tác “một túi ni lông đựng thuốc các loại. Cuộn chỉ trắng, chỉ đen và những cái kim. Con dao và cái kéo con”. Đây là ngƣời đàn ông đáng trân trọng với nhân cách, tình yêu và lòng nhân hậu. Nếu Hải đƣợc ở gần vợ con để toàn tâm cho gia đình thì tôi trong Onkel

yêu dấu phải lƣu lạc nơi đất khách quê ngƣời, làm nghiên cứu sinh ở Đông

Đức. Những khát vọng rất đời thƣờng đôi khi cũng phải kìm nén và không ít lần anh phải đứng trƣớc những cám dỗ “cảm giác chạm khẽ gờn gợn ấy không khỏi để lại cho tôi vài giây xôn xao ngoài ý muốn. Nhƣ thế cũng đủ làm cho tôi sợ hãi không dám đến gần Eva trong suốt buổi tối ấm áp đó”, “chợt nhìn lên bờ, tôi thấy cô Eva mặc bikini ngồi trên xích đu, đôi chân thon dài duỗi ra mịn màng dƣới nắng”, “Tôi bỗng rùng mình ôm chầm lấy cô bé, nhƣng một phút thôi, tôi kịp nghĩ lại, buông ngay”… Vƣợt qua những giây phút ấy, hình ảnh vợ con và quê hƣơng là điểm tựa đƣa tôi trở về với thực tại, giúp tôi làm chủ đƣợc bản thân. Có ai đó đã nói rằng chiến thắng bản thân là

thứ chiến thắng vinh quang nhất. Có lẽ điều ấy đúng trong trƣờng hợp này. Nó góp phần làm hình ảnh ngƣời đàn ông trong truyện ngắn ba tác giả trở nên đẹp đẽ, lung linh. Đó cũng là niềm mong ƣớc, là khát vọng của nửa thế giới còn lại.

Bên cạnh đó, chúng ta còn bắt gặp những ngƣời đàn ông sống theo những cảm xúc nhất thời, yêu hết mình nhƣng khi hết yêu lại đi tìm tình yêu mới nhƣ ngƣời đàn ông trong Cát đợi, Cầu thang của Nguyễn Thị Thu Huệ. Và đặc biệt là Hiếu trong Gió thiên đường của Trần Thùy Mai. Cậu quan niệm “ngƣời ta có thể cố gắng học, cố gắng làm, không ai có thể cố gắng yêu”. Bởi thế, khi yêu một cô gái nhƣng bị cấm Hiếu có thể trèo tƣờng ba lần để vào nhà gặp ngƣời yêu song khi gặp Mi thì “thƣơng Mi lắm, có thể đội Mi lên đầu đi khắp phố cũng chẳng sao”. Hoặc ngƣời đàn ông của Thập tự hoa

(Trần Thùy Mai) đã đem tình yêu cùng cả thế giới đặt vào trái tim ngƣời phụ nữ nhƣng ra đi lặng lẽ để laị cho ngƣời mình yêu một khoảng trống mênh mang bởi “trong tình yêu, đàn ông rất khác đàn bà. Đàn ông khởi đầu một cách điên cuồng rồi dịu đi trong hèn nhát, còn đàn bà càng lúc càng giam mình trong kỷ niệm, ngu dại và xót xa”.

Đôi khi vì những tự ái vẩn vơ hay vì những rào cản mà hạnh phúc tuột khỏi tay để rồi họ phải ân hận day dứt. Đó là ngƣời đàn ông trong Suối bạc

hay Thương nhớ hoàng lan (Trần Thùy Mai).

Hoặc họ mải mê quá với công việc, không để ý nhiều đến gia đình. Giữa họ với ngƣời vợ có những khoảng cách. Rồi khoảng cách ấy ngày càng rộng ra đã đẩy ngƣời phụ nữ của họ phạm phải những sai lầm. Ngƣời chồng trong

Tàu ngầm xuyên đại dương của Trần Thùy Mai bị cuốn vào những cuộc tiếp

khách thâu đêm để rồi trở về khi mọi ngƣời đã say giấc. Anh và vợ gần nhƣ là hai thế giới hoàn toàn khác nhau.

Xuất hiện trong truyện ngắn ba tác giả là những ngƣời đàn ông tham lam, ti tiện, hám danh, ham vật chất trong Trăng nơi đáy giếng, Lên phố,

Người bán linh hồn, Ai chọn dùm tôi… Khi có cơ hội đổi đời, họ sẵn sàng rũ

bỏ những ân tình, hy sinh của ngƣời mình yêu. Sự phũ phàng bội bạc của những ngƣời đàn ông ấy đã khiến cho nữ nhân vật rơi vào trạng thái bế tắc, đau đớn, xót xa.

Đó là những ngƣời đàn ông tỉnh táo, tính toán, nhƣng lại vô trách nhiệm. Họ đã có gia đình yên ấm với ngƣời vợ đảm (vốn đến với nhau bằng tình yêu ) và những đứa con ngoan. Tuy nhiên, để tăng gia vị của cuộc sống, họ lại phiêu lƣu trong những cuộc tình bên ngoài. Đó là Thắng

của Một nửa cuộc đời tỉnh táo, khôn ngoan đến lạnh lùng trong truyện

Nguyễn Thị Thu Huệ. Thắng xác định với ngƣời tình“Anh cũng yêu em, nhƣng anh không thể phá vỡ cuộc sống gia đình đƣợc” và coi chuyện giữa họ “Chẳng qua nó là gia vị trong một bữa ăn. Tí cay, tí chua, tí ngọt cho dễ nuốt chứ không phải cái ăn hằng ngày”. Thậm chí, trong số họ có những ngƣời bỏ bê gia đình vợ con để đi theo những cảm xúc phiêu lƣu bên ngoài.

Nhiều ngƣời trong số họ đã bỏ bê vai trò trụ cột gia đình, điểm tựa vững chắc của gia đình. Họ đánh đập, chửi mắng vợ con thậm tệ và hình ảnh ngƣời cha bỗng trở nên méo mó trong mắt con trẻ. Đứa con trong Một trăm linh tám

cây bằng lăng vốn là một chàng trai ngoan hiền, hiếu thảo nhƣng đã bị chính

những lời nói và việc làm của ngƣời cha đẩy đến phải đấm bố và cầm dao đuổi bố ra khỏi nhà. Ái Duy ở Nàng công chúa lạc loài vốn rất ngƣỡng mộ, tôn thờ bố nhƣng sự lăng nhăng trong các mối quan hệ của ông đã khiến cô sụy đổ “rùng mình chới với nhƣ vừa thụt chân xuống vực sâu”. Ngƣời cha từ chỗ là tất cả niềm tin, điểm tựa bỗng chốc hóa bọt bèo.

Có lẽ điển hình cho ngƣời đàn ông bội bạc, hám danh, đạo đức giả phải kể đến thầy giáo Phƣơng trong Trăng nơi đáy giếng. Không chỉ Hạnh

bị lừa dối mà ngay cả ngƣời đọc cũng bị lầm tƣởng về con ngƣời này. Ai cũng nghĩ rằng Phƣơng là ngƣời yêu thƣơng Hạnh hết lòng, phải khổ sở lắm khi bị vợ bắt phải lấy ngƣời đàn bà khác để kiếm mụn con. Con ngƣời ấy còn là hiệu phó của một trƣờng trung học với chuyên môn vững vàng. Quả là một con ngƣời đáng nể, thật xứng đáng với những hy sinh của ngƣời vợ bé nhỏ. Tuy nhiên, màn kịch chỉ đƣợc hạ xuống và bản chất của Phƣơng đuợc bộc lộ rõ lúc Hạnh nghe đƣợc cuộc trò chuyện giữa Phƣơng, Thắm và bà Thu chủ tịch công đoàn. Hóa ra Phƣơng là kẻ ti tiện, đạo đức giả, hám danh, tham lam. Phƣơng thản nhiên sống trên nỗi đau của vợ, không chút bận tâm về vợ mà chỉ ung dung hƣởng thụ. Hạnh chăm chút cẩn thận tỉ mỉ, nhận về mình những hi sinh còn Phƣơng lại cho phép mình lừa dối cô để đến với Thắm. Phƣơng ung dung cuộc sống hạnh phúc bên vợ con mới để mặc Hạnh với nỗi cô đơn ngập tràn.

Nhƣ vậy, nhiều nhân vật nam là thần tƣợng bị sụp đổ. Họ là trụ cột của gia đình, lẽ ra có thể đem đến cho ngƣời phụ nữ và những đứa con hạnh phúc nhƣng ngƣợc lại, rất nhiều ngƣời trong số họ khiến ngƣời trong gia đình phải đau khổ, dằn vặt…

Rõ ràng, viết về nhân vật nam, ba nhà văn đã đề cập đến khá nhiều kiểu ngƣời khác nhau. Ở họ có những cao thƣợng lẫn thấp hèn. Cho dù viết về cái cao thƣợng hay thấp hèn cũng đều là cách để các nhà văn gửi niềm mong mỏi của mình về những ngƣời đàn ông yêu và hết lòng vì gia đình.

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)