Giọng mỉa mai, châm biếm

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 111)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Giọng mỉa mai, châm biếm

Khai thác đề tài gia đình, bên cạnh nét đằm thắm trữ tình, truyện ngắn ba nhà văn còn có giọng điệu châm biếm mỉa mai khi phê phán những yếu tố tiêu cực của xã hội lẫn con ngƣời. Giọng điệu này xuất hiện nhiều trong truyện Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ.

Trong ánh nhìn của những ngƣời chung quanh có sự dè bỉu đối với những hành động theo họ là chƣa đẹp của giới trẻ trong tình yêu “Ôi dào, bệnh tim, bệnh dài tim ấy thì có. Trời ơi, sao trời không có mắt? Ngƣời chính chuyên hẳn hoi thì trời không ban cho lấy một mụn, kẻ lả lơi thì lại mau

mắn”. (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ). Hay: “Gớm, trời chƣa mƣa mà ếch ộp đã bò ra lắm thế” (Mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà).

Đôi khi là sự mỉa mai tự trào “Lúc tớ mặc váy hoa ngồi lên xe đẩy vào cầu thang máy tớ đã nhìn thấy họ hàng đến tiễn biệt tớ” (Tôi và gã); “Này cậu dặn, mai kia cậu chết đi, khi cho cậu vào áo quan, mày nhớ đục hai lỗ to ở hai bên ra nhé”, “Đục hai cái lỗ để tao chìa tay ra ngoài”, “Cậu thò hai tay để mọi ngƣời thấy rằng cậu đi vào cõi chết bằng hai bàn tay trắng. Cậu không mang theo ngƣời lấy một xu bởi lúc ấy tất cả thành vô nghĩa” (Nước mắt đàn ông); “Giời đánh ùm vào số phận tôi. Không bắt tôi chết, không cho tôi giàu sang. Giời bắt tôi làm văn chƣơng” (Tôi và gã).

Kể về những hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội – những thứ con ngƣời của gia đình phải đối mặt, giọng văn mỉa mai châm biếm phát huy hiệu quả thật đắc lực “Mỗi khi tôi về quê, mặc dù chỉ là cán bộ quèn, đều có quan tỉnh quan huyện tình cờ đến thăm. Rồi trong câu chuyện thăm hỏi đó thế nào các ông cũng tình cờ nhờ vả”, “Thế mới xảy ra cơ sự. Giáo sƣ đầu ngành một mặt đã nhiều tuổi, mặt khác lý thuyết giỏi hơn thục hành, cắt dạ dày tớ đã đành còn cắt luôn cả mật tớ nữa” (Tôi và gã).

Đặc biệt, khi xây dựng nhân vật, nhất là nhân vật nam, các nhà văn sử dụng khá hiệu quả lối nói mỉa mai châm biếm. Bên cạnh những con ngƣời cao thƣợng, yêu hết mình và sẵn sàng hy sinh vì ngƣời mình yêu vì gia đình còn có những con ngƣời ti tiện, bủn xỉn, cơ hội, đạo đức giả… Qua ngòi bút sắc sảo của các nhà văn, những con ngƣời với bản chất xấu xa đã bị lên án kịch liệt. Đó là những kẻ làng chơi trăng hoa “Tiên sƣ nó chứ. Nó bảo nó thuê nhà rồi. Nào ngờ nó dẫn mình ra bãi sông. Nó sợ bệnh nó đi những ba cái o ke. Nó đã chơi quỵt nó lại còn vơ hết cả áo quần của mình nữa chứ” (Nhân tình); “Không, tôi có một tập phong bì trong đó có năm mƣơi nghìn. Cứ tối nào tôi đi em út, tôi phải thả một cái để đem về còn đƣa cho mụ béo, bảo là đi họp đƣợc tiền". Nói rồi ông ta cun cút chạy lên cầu thang với đầy niềm phấn chấn.

Thế mới hiểu, sau những giờ mà ngƣời ta buộc phải tỏ ra công chức, họ dịu dàng tâm sự những điều thầm kín với nhau hơn. Và lần đầu tiên Trân thấy ông ta không phải là ông ấy trong vẻ trịnh trọng, đạo mạo và đứng đắn” (Cầu

thang). Đó còn là những ngƣời đàn ông vẻ bề ngoài hào nhoáng, trịnh trọng,

đạo mạo nhƣng thực chất lại là kẻ bần tiện “Ngƣời đàn ông tên Hoành chạy vụt vào trong phòng, thoáng cái mang ra một chiếc biến thế nhỏ, dứ dứ: "Quên cái này. Tôi mua nó hơn triệu bạc để giảm điện đấy. Mọi đƣờng điện qua đây coi nhƣ tắc luôn. Không có nó, mỗi tháng hai, ba trăm nghìn thì ốm. Dùng dăm tháng coi nhƣ hòa vốn". Rồi lút cút chạy xuống đầy vẻ hớn hở, sung sƣớng nhƣ cả thế giới thu lại trong chiếc biến thế dùng để ăn cắp điện” (Cầu thang).

Giọng điệu mỉa mai châm biếm đã giúp ngƣời đọc hình dung cụ thể hơn về những biến đổi của cuộc sống gia đình trong đời sống hiện đại.

Tùy vào trạng thái tâm lý của nhân vật, các nhà văn sẽ lựa chọn giọng điệu thích hợp và mỗi truyện ngắn thƣờng có một giọng điệu chủ đạo. Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm của Trần Thùy Mai, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ là sự hòa trộn, đan xen các giọng điệu: Thị trấn hoa quỳ vàng, Thập tự hoa, Chuyện cũ ở quê nhà, Thương nhớ hoàng lan, Chị Hai ơi, Nàng công chúa lạc loài; Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Sau chớp là giông bão, Người đàn bà có ma lực, Mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà; Hậu thiên đường,

Một trăm linh tám cây bằng lăng, Cát đợi... Nếu giọng điệu trữ tình đem đến

nét dịu dàng, đằm thắm cho những trang văn thì giọng xót xa ngậm ngùi lại là niềm cảm thƣơng cho những thân phận, những mảnh đời; giọng mỉa mai châm biếm lại là cái nhìn dƣới góc độ khác....Nhờ đó, hiện thực cuộc sống đƣợc phản ánh trong những trang truyện trở nên phong phú và sinh động hơn.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, đặc biệt là văn học sau 1986, truyện ngắn có sự bùng nổ cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Văn học giai đoạn này chứng kiến sự góp mặt của các nhà văn trẻ, đặc biệt là các nữ nhà văn trong đó có Trần Thùy Mai, Y Ban, và Nguyễn Thị Thu Huệ.

Khảo sát các truyện ngắn đề cập đến đề tài gia đình trong truyện ngắn ba nhà văn; ngƣời viết đi sâu tìm hiểu những biến đổi trong gia đình hiện đại qua cái nhìn mang màu sắc nữ quyền. Tức là cái nhìn về gia đình, về các vấn đề gia đình trong cảm quan của ngƣời phụ nữ. Qua đó phần nào đánh giá tài năng và những đóng góp của các nhà văn.

Với con ngƣời, nhất là ngƣời phƣơng Đông, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh đất nƣớc và thế giới đang có những đổi thay diện mạo về mọi mặt. Khi bàn về đề tài gia đình, ba nhà văn có những điểm chung thống nhất song mỗi ngƣời lại có những nét duyên đặc biệt. Trần Thùy Mai với văn phong nhẹ nhàng, trầm lắng, sâu sắc. Y Ban lúc dịu dàng khi riết róng, suy tƣ. Và Nguyễn Thị Thu Huệ lại già dặn, từng trải. Các vấn đề về gia đình đƣợc ba nhà văn đặt ra rất thiết thực và sâu sắc. Trong đó, họ đi sâu phản ánh thế giới nội tâm của từng đối tƣợng trong gia đình, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Những hiện trạng của cuộc sống đƣơng đại đầy phức tạp nhƣ đƣợc trải ra trên từng trang giấy. Họ viết về những khát vọng chính đáng, những con ngƣời có nhân cách tốt đẹp để ngợi ca và đem đến cho độc giả niềm tin vào cuộc sống. Bên cạnh đó, ba nhà văn còn đƣa vào trang viết của mình những mặt trái của những cá nhân trong gia đình trƣớc sự biến đổi của xã hội. Viết về cái xấu là để mọi ngƣời lên án và xây dựng những điều tốt đẹp.

Qua những trang viết của họ, ngƣời phụ nữ hiện lên với thế giới xúc cảm phức tạp, mang trong mình những khát vọng mãnh liệt. Tuy nhiên, trên hành trình đi tìm khát vọng ấy, họ lại lâm vào những bi kịch, đôi khi là bi kịch chất chồng bi kịch. Hạnh phúc đối với họ chỉ là điều hƣ ảo, mãi mãi không thể chạm tới. Thế giới của những nữ nhân vật trong truyện ngắn ba tác giả là thế giới bí ẩn, đầy yêu thƣơng và đức hy sinh nhƣng cũng chông chênh, trắc trở.

Những trang viết về nam giới cũng thật sâu sắc. Xây dựng ngƣời đàn ông dù là đớn hèn, ích kỉ hay độ lƣợng bao dung thì ẩn đằng sau là cái nhìn cảm thông, là khát vọng về những đấng mày râu “làm trai cho đáng nên trai”.

Với thiên chức của những ngƣời mẹ, Trần Thùy Mai, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ đã có những trang viết thấm đƣợm yêu thƣơng dành cho những đứa trẻ. Đó đều là những đứa trẻ đáng thƣơng vì những hoàn cảnh khác nhau mà không đƣợc sống trong hạnh phúc của những mái ấm gia đình. Viết về những mảnh đời bất hạnh, các nhà văn không chỉ thể hiện sự cảm thông sâu sắc mà còn gửi tới mọi ngƣời lời cảnh tỉnh chân thành, tha thiết.

Để thể hiện nội dung ấy, các nhà văn đã sử dụng những phƣơng tiện nghệ thuật phù hợp. Đó là nghệ thuật miêu tả tâm lý; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ giản dị nhƣng giàu sức biểu đạt, đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại; giọng điệu trần thuật đa dạng.

Với các truyện ngắn đề cập đến đề tài gia đình, Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ đã góp tiếng nói quan trọng trong nền văn học đƣơng đại, kế thừa và phát triển những giá trị của văn học dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tác phẩm:

1.Y Ban (1993), Ngƣời đàn bà có ma lực, Nxb Hà Nội

2. Y Ban (1995), Ngƣời đàn bà sinh ra trong bóng đêm, Nxb Hội Nhà văn 3. Y Ban (2006), I am đàn bà, Nxb Phụ nữ

4. Y Ban (2009), Hành trình tờ tiền giả, Nxb Hội Nhà văn 5. Nguyễn Thị Thu Huệ (1992), Cát đợi, Nxb Hà Hội 6. Nguyễn Thị Thu Huệ - Hậu thiên đƣờng

7. Nguyễn Thị Thu Huệ (2003), Nào ta cùng lãng quên, Nxb Hội Nhà văn 8. Nguyễn Thị Thu Huệ (2006), 37 truyện ngắn, Nxb Văn học 9. Nguyễn Thị Thu Huệ (2012) - Thành phố đi vắng, Nxb Trẻ

10. Trần Thùy Mai (1984), Cỏ hát (in chung với Lý Lan), Nxb Tác phẩm mới 11. Trần Thùy Mai (1994), Thị trấn hoa quỳ vàng, Nxb Hội Nhà văn 12. Trần Thùy Mai (1998), Trò chơi cấm, Nxb Trẻ

13. Trần Thùy Mai (2001), Quỷ trong trăng, Nxb Trẻ

14. Trần Thùy Mai (2002), Biển đời ngƣời, Nxb Thuận Hóa 15. Trần Thùy Mai (2003), Thập tự hoa, Nxb Thuận Hóa 16. Trần Thùy Mai (2004), Đêm tái sinh, Nxb Thuận Hóa

17. Trần Thùy Mai (2005), Mƣa đời sau, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

18. Trần Thùy Mai (2007), Mƣa ở Strasburg, Nxb Phụ nữ

19. Trần Thùy Mai (2008), Một mình ở Tokyo, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

20. Trần Thùy Mai (2010), Onkel yêu dấu, NxbVăn nghệ

II. Các công trình nghiên cứu đã đƣợc in thành sách hoặc công bố trên các tạp chí, báo in

22. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

23. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học

24. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

25. Đỗ Hạnh - Nhà văn Trần Thùy Mai (2004) “Tôi chẳng làm đƣợc gì nếu không đƣợc yêu”. Tạp chí Ngƣời đẹp Việt Nam, (129)

26. Diệu Hiền (2002), Trần Thùy Mai và những bi kịch của ngƣời phụ nữ. Tạp chí Kiến thức gia đình, (11)

27. Nguyễn Thái Hòa ( 2000), Những thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục 28. Mai Văn Hoan(2009), Trần Thùy Mai và những giấc mơ hoang tƣởng. Tạp chí Nhà văn, (9)

29. Phong Lê (2006), Ngƣời trong văn, Nxb Văn hóa Sài Gòn

30. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục

31. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục

32. Phƣơng Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà - Lí luận văn học, Nxb Giáo dục

33. Phạm Xuân Nguyên - Tuyển tác giả nữ Việt Nam 1975-2007, Nxb Phụ nữ

34. Vƣơng Trí Nhàn (1996), Phụ nữ và sáng tác văn chƣơng, Tạp chí Văn học, (6)

35. Lƣu Oanh (2002), Thời hiện tại chƣa hoàn thành của truyện ngắn hiện đại, Tạp chí Văn nghệ Quân đội

36. Việt Thắng (1993), Khi ngƣời ta trẻ (Tản mạn về những cây bút nữ trẻ), Báo Văn nghệ, (43)

37. Bùi Việt Thắng (1997), Một giọng nữ trầm trong văn chƣơng, Tạp chí văn hóa, (397)

38. Bùi Việt Thắng (1999), Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia

39. Bùi Việt Thắng (2000), Một bƣớc đi của truyện ngắn, Tạp chí Nhà văn, (3) 40. Bích Thu (2001), Văn xuôi phái đẹp, Tạp chí Sông Hƣơng, (145) 41. Trần Thị Trƣờng (2003), Trần Thùy Mai và những truyện ngắn hay, Báo Sức khỏe và Đời sống, (24)

42. Viện Ngôn ngữ (1992), Từ điển Tiếng Việt

III. Những bài viết trên báo điện tử

43. Hòa Bình - Y Ban: Bốp chát và nữ tính

http://www.tienphong.vn/van-nghe/y-ban-bop-chat-nu-tinh-506348.tpo

44. Dương Thị Thùy Chi - Nguyễn Thị Thu Huệ lạnh lùng câu chữ xót

xa tâm can http://www.baomoi.com/Nha-van-Nguyen-Thi-Thu-Hue-Lanh- lung-cau-chu-xa-xot-tam-can/152/11450953.epi

45. Lý Hạnh – Nhà văn Trần Thùy Mai viết về tình yêu không phải để câu khách http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/doisongvanhoa/2008/3/52614.cand

46. Mai Hoàng – Y Ban: Hành trình đến tận cùng thế tục

http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c152/n1685/Hanh-trinh-den-tan-cung- the-tuc.html

47. Nguyên Hương - Nguyễn Thị Thu Huệ , nhà văn của nồng ấm tình

yêu http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/van-hoa-the-thao-giai- tri/nguyen-thi-thu-hue-nha-van-cua-nong-am-tinh-yeu/207612.html

48. Thu Hƣơng - Nhà văn Y Ban và những giấc mơ về hạnh phúc http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/nha-van-y-ban-va- nhung-giac-mo-ve-hanh-phuc-1876270.html

49. Trần Nho Thìn. Nho giáo và nữ quyền. www.khoavanhoc- ngonngu.edu.vn

50. Linh Thoại - Trần Thùy Mai nối dài cuộc sống từ các nhân vật

http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=98542&ChannelID=3

51. Bình Nguyên Trang – Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ gọi lại niềm

tin đã mất http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/diendan/2011/11/56546.cand 52.Anh Vân - Lý Lan muốn góp ý với Y Ban về “I am đàn bà”

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/ly-lan-muon-gop-y- voi-y-ban-ve-i-am-dan-ba-1895961.html

53. Theo Sinh viên - Nhà văn Y Ban và quan niệm về cuộc sống http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/nha-van-y-ban-quan- niem-ve-cuoc-song-1873996.html

54. Theo Lao động - Nhà văn Y Ban và quan niệm sáng tác

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/nha-van-y-ban-va- quan-niem-sang-tac-1878229.html

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)