5. Cấu trúc của luận văn
3.3. Giọng điệu
Trong tác phẩm văn học, giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thể hiện tƣ tƣởng tình cảm của tác giả. “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trƣờng tƣ tƣởng đƣợc miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thô sơ hay thành kính, suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [22, tr.112]. Bởi vậy, có thể khẳng định giọng điệu là một trong những “tín hiệu” giúp ngƣời đọc nhận ra
văn phong của từng tác giả. Nói cách khác, giọng điệu là yếu tố quan trọng giúp các nhà văn khẳng định phong cách của mình. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt giọng điệu trong lời nói và giọng điệu trong các tác phẩm văn học. Đề cập về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa đã đƣa ra cách hiểu về giọng điệu trong văn học: “Cấu trúc bất biến của một nhà văn có phong cách riêng đánh dấu đặc trƣng sử dụng ngôn ngữ, trong đó phản ánh mối quan hệ giữa nhà văn với hiện thực cuộc sống, với ngôn ngữ đang dùng và không phụ thuộc vào thể loại và đối tƣợng đƣợc nói đến” [24,160]. Nhƣ vậy giọng văn là sự thống nhất bất biến trong các tác phẩm của từng nhà văn. Trong văn chƣơng, nhắc đến giọng điệu là nhắc đến hình thức nói nhƣng giữa hình thức ấy lại có mối liên hệ mật thiết với nội dung đƣợc gửi gắm. Bởi giọng điệu luôn gắn liền với việc dùng hình tƣợng để miêu tả đối tƣợng của sáng tác.
Trong văn học ta bắt gặp nhiều giọng điệu khác nhau. Ứng với mỗi trạng thái tâm lý của nhân vật, các nhà văn sẽ lựa chọn giọng điệu thích hợp. Tìm đƣợc giọng điệu phù hợp là cách để câu chuyện chân thật và đi vào lòng ngƣời dễ dàng hơn. Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ đã sử dụng giọng điệu của riêng mình khi nói về đề tài gia đình nhƣng có những lúc họ lại có sự đồng điệu.