Các cấp độ biểu hiện đề tài gia đình trong truyện ngắn của Trần

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 53)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2. Các cấp độ biểu hiện đề tài gia đình trong truyện ngắn của Trần

Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ

2.2.1. Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn ba tác giả 2.2.1.1. Gia đình và những khát vọng của người phụ nữ

Khát vọng tình yêu, hạnh phúc

Dù sống trong hoàn cảnh nào ngƣời phụ nữ cũng luôn thƣờng trực khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc. Trong quan niệm hôn nhân xƣa, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy và hôn nhân không nhất thiết bắt nguồn từ tình yêu. Còn trong xã hội đƣơng đại, hôn nhân thƣờng xây dựng trên tình yêu, là hôn nhân tự nguyện, tự do. Chính vì vậy, trong mỗi gia đình tình yêu là sợi dây vô hình nhƣng có sức kết nối chắc chắn và bền bỉ. Tình yêu có thể giúp con ngƣời vƣợt qua mọi bão tố, sóng gió trong cuộc đời. Nằm trong quỹ đạo ấy, thật dễ hiểu khi ngƣời phụ nữ luôn khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc và sống hết mình cho khao khát ấy. Đề tài tình yêu trong văn học đã, đang và sẽ đƣợc các nhà văn khai thác, thể hiện dƣới nhiều góc độ. Tình yêu và mục đích cao đẹp của nó muôn đời vẫn là đề tài mới mẻ, không có câu trả lời kết thúc và lặp lại cho từng con ngƣời và từng mối tình trên cõi nhân gian. Vì vậy, sự thể hiện các cung bậc tình yêu vẫn còn đặt ra cho nhà văn những thử thách và thể nghiệm mới. Nhân vật nữ của ba nhà văn mỗi ngƣời có một "khuôn mặt" riêng, một số phận riêng nhƣng đều sống hết mình, yêu hết mình.

Trong những trang truyện viết về tình yêu, Trần Thùy Mai thƣờng mang lại cho ngƣời đọc cảm nhận thú vị về văn hóa tình yêu. Ở đó có đam mê, cuồng nhiệt nhƣng cũng chất chứa bao dại khờ, nông nổi; có ngọt ngào, hạnh

phúc nhƣng cũng lắm đắng cay. Câu thơ của Xuân Diệu thuở nào: “Làm sao sống đƣợc mà không yêu - Không nhớ không thƣơng một kẻ nào” dƣờng nhƣ đúng với hầu khắp các nhân vật của Trần Thùy Mai. Với lối văn nhẹ nhàng, tác giả thiên về miêu tả những cảm nhận, những suy tƣ trong tình yêu của các nhân vật. Có lúc chạm tới trái cấm, có những phút xao lòng, nhƣng họ vẫn nén lòng trong những trạng thái tâm hồn phức hợp. Mọi ranh giới trở nên mong manh.

Niềm khát khao hạnh phúc đôi khi đẩy nữ nhân vật của chị vƣợt ra khỏi khuôn khổ của gia đình. Trong Tàu ngầm xuyên đại dương sự lạnh lùng khô khan của chồng đã vô tình giết chết tình yêu và hạnh phúc trong ngƣời vợ, khiến cô lạc bƣớc trong cuộc tình với chàng nhà văn có “khuôn mặt gầy, mái tóc dợn sóng bồng bềnh, đôi mắt khinh bạc”. Cô thừa nhận “cái tôi thiếu là sự dịu dàng âu yếm”. Ngƣời đàn ông lạ đã đến với cô đem theo sự dịu ngọt “Anh sờ trán tôi, tay anh mềm và âu yếm”, trƣớc con mắt ngạc nhiên của cậu bé phục vụ quán, anh “lấy từng chiếc khăn lau bàn chân tôi”. Những cử chỉ ngọt ngào ấy nhƣ dòng nƣớc mát tƣới vào tâm hồn khô cằn, chai lì làm hồi sinh những tình cảm bị quên lãng bấy nay trong ngƣời vợ. Nó đã kéo tuột cô ra khỏi con ngƣời của gia đình, của trách nhiệm. Cô hạnh phúc vì đƣợc đắm mình trong tình yêu, đƣợc vỗ về, chăm sóc, thƣơng yêu. Nhƣng tình yêu và hạnh phúc ấy không vĩnh viễn ở lại cùng cô. Trong một chiều hai chín Tết, cô chết lặng khi nhận đƣợc mail của chàng “Những hẹn hò từ nay khép lại… Còn một hôm nữa anh đã bƣớc vào tuổi sáu mƣơi. Anh rất hạnh phúc vì bắt đầu với tình yêu đầu tiên ở Huế và nay lại quay về có mối tình cuối cùng ở Huế. Vĩnh biệt em”.

Không chỉ xuất hiện ở Tàu ngầm xuyên đại dương, sự cô đơn và khao khát tình yêu của ngƣời phụ nữ còn đƣợc Trần Thùy Mai thể hiện trong Cánh

lặng lẽ” khi đứa con đã cho làm con nuôi của em chồng cô. Những ngày lặng lẽ chiến đấu với căn bệnh thống kinh giữa chung quanh là bốn bức tƣờng ngột ngạt và một cuộc điện thoại nhầm số đã đƣa tôi đến với anh. Là ngƣời phụ nữ của gia đình nhƣng trong nhân vật tôi đã có những lúc cháy lòng khao khát “Tôi sẽ nói rằng tôi không thể tiếp tục sống trong bốn bức tƣờng lạnh lẽo. Tôi sẽ nói muốn cùng anh đi vớt mặt trời trên biển tây. Tôi sẽ chịu bỏng, chịu cháy, để đƣợc đau đớn, đƣợc yêu thƣơng. Tôi muốn chịu đựng mọi thứ trên đời, ngoại trừ sự tẻ lạnh”.

Đôi khi, họ phải trả giá cho sự khát khao ấy. Niết trong “Lửa của hoàng cung” lấy chồng là một viên chức ở thị trấn nhỏ. Ngƣời ngoài nhìn vào có thể thấy nàng thật may mắn và hạnh phúc. Nhƣng chồng nàng mỗi lần về thƣờng đi thăm hỏi anh em họ hàng đủ lƣợt, chỉ đêm đến mới tìm đến vợ để thực hiện công việc của một ngƣời chồng. Giữa họ không hề có sự đồng điệu về tâm hồn mà là hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Nàng cam chịu và nhẫn nhịn trong cái ao đời bình lặng tẻ nhạt. Thế rồi Dõng – một tráng đinh đƣợc nhà chồng nàng nuôi để giúp việc làm ruộng và đi săn – là một thanh âm khuấy động cái ao đời phẳng lặng của đời nàng. Nàng đã có con với Dõng. Dám vƣợt qua rào cản của định kiến của những lễ nghi để thỏa những khát khao nhƣng rồi Niết lại day dứt ân hận suốt đời.

Trong truyện Trần Thùy Mai, tình yêu vƣợt qua mọi rào cản, mọi biên giới. Có lẽ điều này xuất phát từ quan niệm “Trong tình yêu hạnh phúc thật ngọt ngào mà khổ đau cũng đầy thi vị. Chỉ có sự chán chƣờng của kẻ không yêu mới thật sự là khủng khiếp” (Gió thiên đường). Các nữ nhân vật của chị nhƣ con chim lao mình vào bụi mận gai dẫu phải chịu đau khổ để cất tiếng hót đẹp nhất ngợi ca tình yêu.

Tình yêu kéo ngƣời ta vƣợt qua ranh giới giữa trần tục và tu hành. Vấn đề này không chỉ đƣợc đề cập một lần mà là sự trở đi trở lại trong truyện ngắn

của nữ nhà văn xứ Huế. Đó là mối tình giữa cha và mẹ Đăng Ninh, giữa Lan và chú tiểu Đăng Ninh trong Thương nhớ hoàng lan, là Dung với chú tiểu Phƣớc Tuệ trong Hoa phù dung dưới núi. Lan với vẻ đẹp trong trẻo, tinh khôi là niềm mơ ƣớc của bao chàng trai nhƣng nàng chỉ yêu chú tiểu Đăng Ninh. Bất chấp chú tiểu quyết tâm quy y cửa phật nàng vẫn yêu say đắm và nguyện hi sinh vì chàng. Rồi chính tình yêu chân thành và sự hi sinh của Lan đã lay động trái tim chú tiểu.

Tình yêu vƣợt qua ranh giới tuổi tác và định kiến. Đó là mối tình “chị - em” giữa chị Trúc và Hiệp trong Chị Hai ơi. Họ hơn kém nhau sáu tuổi. Tình yêu nảy nở rồi lớn dần trong họ khi Trúc đƣợc mẹ Hiệp cƣu mang. Mối tình thầm lặng mà đẹp đẽ, trong sáng, thánh thiện là khoảng sáng ấm áp quét qua đời Trúc, làm hồi sinh trái tim khô cằn, u uẩn. Tình yêu cho Hiệp sức mạnh và quyết tâm vƣợt qua định kiến “rồi đây mình cũng sẽ cƣới nhau”. Họ đã dám vƣợt qua nhiều ranh giới để yêu và đƣợc yêu. Nhƣng rồi hạnh phúc đã không mỉm cƣời với họ khi mẹ Hiệp đuổi Trúc ra khỏi nhà vì cô “đã dám quyến rũ Hiệp”. Mặc dù vậy, Hiệp vẫn kiên tâm đi tìm Trúc với lập trƣờng “Tôi còn chƣa vợ, Trúc không có chồng, vậy tại sao chúng tôi không đƣợc sống với nhau?”. Câu hỏi vang lên gần cuối tác phẩm tạo khoảng lặng gieo vào lòng độc giả những băn khoăn. Phải chăng nhà văn muốn xòa nhòa những ranh giới, những quan niệm khắt khe để những trái tim yêu đƣợc hạnh phúc bên nhau ?

Không chỉ vƣợt qua ranh giới tuổi tác, tình yêu còn xóa nhòa khoảng cách của không gian và thời gian. Đó là tình yêu mà cô bé Uma dành cho nhân vật tôi trong Onkel yêu dấu. Tình yêu thầm lặng dành cho ngƣời bạn của bố mẹ đƣợc cô giữ cho riêng mình. Dù khi nhân vật tôi về nƣớc, khoảng cách địa lý giữa họ tính bằng hàng trăm ngàn cây số và thời gian đằng đẵng mƣời lăm năm, tình yêu ấy vẫn nhƣ ngọn lửa âm ỉ cháy. Vƣợt qua mọi ranh giới,

Uma vẫn không thôi thƣơng nhớ và khát khao hạnh phúc đƣợc ở bên Onkel của cô.

Nhƣ vậy, trong truyện ngắn Trần Thùy Mai ngƣời đọc bắt gặp một cái tôi phụ nữ nhiều khát vọng nhƣng họ không ồn ào táo bạo mà dịu dàng, điềm đạm.

Điều này rất khác so với truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ và Y Ban. Niềm khao khát tình yêu hạnh phúc trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ thật mãnh liệt, dữ dội. Nhân vật nữ của chị thƣờng ở vai trò chủ động, sẵn sàng làm mọi cách vì tình yêu. Có nhân vật đã đƣa ra quan điểm “Tôi không muốn sống trong cuộc sống gia đình tù túng thì tôi sống một mình với con. Nhƣng tôi sợ sự cô đơn thì tôi phải có bạn tình. Tôi yêu một ngƣời đàn ông đã có vợ. Tôi chấp nhận sự sẻ chia đó” (Nhân tình).

Cũng vì khát khao hạnh phúc và tình yêu nên khi không tìm thấy tình yêu với ngƣời chồng, Lan trong Một nửa đời người đã tìm đến với Thắng. Chồng Lan – Hải – là một ngƣời đàn ông yêu thƣơng vợ con, chu đáo và tận tụy với gia đình. Lẽ ra với một ngƣời nhƣ thế, Lan phải cảm thấy hạnh phúc. Nhƣng với cô, tốt thôi, yêu thƣơng tận tình thôi dƣờng nhƣ chƣa đủ mà còn cần sự rung động của cả hai trái tim. Cuộc hôn nhân của cô không xuất phát từ tình yêu. Cô lấy Hải chỉ vì “sự ngộ nhận về tình yêu. Em lấy Hải vì hiếu thắng. Khi ấy, Hải là ƣớc muốn của nhiều cô. Em lấy Hải trƣớc những ánh mắt ghen tị và những giọt nƣớc mắt thất tình của một lũ con gái”. Rồi tình yêu cũng chẳng nảy nở sau hôn nhân vì trong mắt Lan “Hải là ngƣời đơn giản, tốt bụng đến phát ghét. Anh ấy bình lặng sống nhƣ một dòng nƣớc, lúc nào cũng trong vắt ở giữa khe núi. Chẳng làm ai đỡ khát”. Lan rơi vào bế tắc. Giải pháp chống lại cuộc sống nhạt nhẽo bên cạnh ngƣời chồng tròn trịa đến đơn điệu là ngoại tình. Khát khao một tình yêu trọn vẹn nhƣng Lan lại bƣớc vào mê cung tình ái với một con ngƣời tỉnh táo khôn ngoan lạnh lùng là Thắng. Rồi mọi

thứ sụp đổ, Lan lại xót xa nhận ra Thắng và tình yêu của anh không phải điều cô đang cần. Thắng không sẵn sàng từ bỏ mọi thứ vì cô, vì tình yêu của cô.

Tình yêu khiến con ngƣời vƣợt qua sự sợ hãi và sẵn sàng lăn xả vì ngƣời mình yêu. Đi theo tiếng gọi của tình yêu, tôi trong Mùa đông ấm áp đã một mình vƣợt qua hàng trăm cây số đến gặp ngƣời thƣơng, mặc cho bố mẹ ở nhà lo lắng. Lụa trong Bảy ngày trong đời vẫn yêu Sánh, dù anh đi biền biệt không tin tức còn đứa con trong bụng cô ngày càng lớn. Tình yêu tiếp thêm sức mạnh cho cô vƣợt qua mọi điều tiếng để sinh và nuôi con. Rồi hạnh phúc đã mỉm cƣời với cô “Ngƣời đàn ông cao cao bế đứa trẻ trong tay. Ngƣời đàn bà xách túi quần áo, tay kia dắt ngƣời đàn ông hỏng mắt, liêu xiêu trên đƣờng. Bóng họ ngả vào nhau ở cuối đƣờng”. Dẫu tƣơng lai ẩn chứa những vất vả song cuối cùng họ cũng đƣợc bên nhau.

Nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ rất cá tính và hiện đại. Tôi trong Cát đợi đƣa ra quan điểm: “Trong tình yêu, có lúc phải giành lấy cái để gọi nhƣ chơi bạc ấy, đƣợc thì phất, hỏng thì thôi, nhƣng cứ phải cƣớp cáí. Chuyện tình yêu bây giờ thật cũ. Hầu nhƣ trong đời ai cũng đã xếp xó vài cuộc tình”. Với khát vọng mãnh liệt, cô tƣởng tìm thấy hạnh phúc ở mối tình đầu nhƣng tình yêu ấy vuột qua tay. Song cô không nguôi ảo vọng về nó “tôi không xếp xó tình yêu của mình, tình yêu của tôi không bị mạng nhện chăng bởi tôi đem nó đặt lên ban thờ, và siêng năng thờ cúng. Tôi cúng vái nó mỗi khi chiều đến sƣơng giăng khói tỏa vào đông. Những vòm sấu ran ran tiếng ve ngày hè và khi một cơn mƣa rào đổ vội, cả mặt đƣờng trắng ly ty hoa. Vài bận hƣơng khói khi ban thờ hiện lên con đƣờng đầy ắp kỷ niệm tôi có với ngƣời ấy. Từ chiếc lá khô chợt sa vào lòng đến bông sấu ngai ngái rơi rắc hƣơng. Rồi tôi thờ tình yêu của mình bằng những bản nhạc dĩ vãng”. Ngay cả khi biết ngƣời yêu xƣa đã thuộc thế giới khác, cô vẫn chờ đợi, vẫn nhớ thƣơng “tôi chờ ngƣời ấy hàng ngày, dù tôi biết họ vẫn chỉnh chu chở nhau đi làm mỗi sáng.

Họ - bộ ba ấy nghễu nghện trên đƣờng bằng một chiếc xe cúp đỏ. Đầu tiên là rổ xe muôn năm chở áo mƣa, túi lƣới. Đến một thằng cu kháu khỉnh. Rồi ngƣời ấy với một nền độc tài êm ái sau cùng”. Rồi cô đến với tình yêu thứ hai. Tƣởng chừng hạnh phúc sẽ mỉm cƣời, ngƣời đàn ông ấy sẽ thuộc về cô. Nhƣng thật trớ trêu, sau cuộc tình, chàng trai lại trở về với tổ ấm còn cô lại lập một ban thờ cho tình yêu mới. “Dù biết rằng đến phút ấy, tôi vẫn chƣa đƣợc gì trọn vẹn ở cuộc đời”, miễn là “tôi yêu và tôi đƣợc yêu”. Nhƣ vậy, nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn mải miết kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc dù nhận đƣợc không ít khổ đau, vụn vỡ.

Tình yêu cũng là một đề tài thƣờng xuyên trong những trang văn của Y Ban. Chị có lối viết táo bạo, “bứt phá”. Các nhân vật của chị khá mạnh mẽ, khát vọng tình yêu trong truyện ngắn Y Ban còn gắn với sự vƣợt rào, với sex.

Tình yêu là sự đam mê về tâm hồn và thể xác. Nếu Trần Thùy Mai tập trung khai thác sự đồng điệu của hai tâm hồn thì Y Ban bên cạnh nội dung đó còn cho thấy sự gắn bó của những khát vọng bản năng. Điều này thể hiện ở khá nhiều tác phẩm: Hai bảy bước chân là lên thiên đàng, Người đàn bà có ma lực, Mỗi người đàn ông là của riêng một người đàn bà, Sau chớp là giông

bão, Đàn bà sinh ra từ bóng đêm, Bây giờ con mới hiểu, Tự, I am đàn bà…

Tình yêu của Tôi trong Hai bảy bước chân là lên thiên đàng bắt đầu từ sự ngƣỡng mộ và thần tƣợng ngƣời đàn ông “đang trên bệ phóng của danh vọng”, hằng đêm xuất hiện trên ti vi “em yêu và ngƣỡng mộ anh. Em đã rất ngƣỡng mộ anh và khao khát một tình yêu”. Rồi lí trí mách bảo cô cảnh giác nhƣng cô đã để những cảm xúc của mình chạy theo tiếng gọi của con tim “Thực ra em đã muốn làm điều này với anh từ lâu rồi. Ngay sau cái lần anh nhìn rất lâu vào em trong cái đám đông ngƣời ấy và nói em đẹp. Nhƣng em lại muốn cả tình yêu nữa”. Rõ ràng, cô khao khát một tình yêu vẹn nguyên. Nhƣng chỉ hai bốn giờ sau, cô đau khổ nhận ra chân tƣớng của ngƣời đàn ông

mà mình tôn thờ ngƣỡng mộ để rồi “Nỗi buồn làm em đổ sụp xuống. Khi em đến chỗ hẹn cùng anh, em cũng đã nghĩ đến điều này nhƣ là một sự rủi ro. Nhƣng em đã gạt nó đi bằng niềm tin và hy vọng”. Mọi ảo vọng vỡ vụn nhƣ bong bóng.

Ngay với những phụ nữ một thời từng làm điêu đứng bao nhiêu trái tim thì hạnh phúc với họ vẫn xa vợi. Tôi của Người đàn bà có ma lực Mỗi

người đàn ông là của riêng một người đàn bà dù vẻ bề ngoài không thật xinh

đẹp nhƣng họ đã làm say đắm bao nhiêu trái tim yêu nhƣng họ vẫn cô đơn, lạc lõng. Cô gái trong Mỗi người đàn ông là của riêng một người đàn bà gặp lại

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)