Sự thể hiện đề tài gia đình trong văn học Việt Nam đƣơng đại

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 25)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2. Sự thể hiện đề tài gia đình trong văn học Việt Nam đƣơng đại

1.2.1.Gia đình và mối quan hệ gia đình - xã hội

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp ngƣời cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thƣờng gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái” [42, 383].

Nhƣ vậy, gia đình là một hình ảnh thu nhỏ cơ bản nhất của xã hội, một tổ chức đời sống cộng đồng của con ngƣời, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, qua hệ nuôi dƣỡng và giáo dục... giữa các thành viên.

Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc về một gia đình. Trong lịch sử nhân loại, gia đình hình thành từ rất sớm và trải qua

một quá trình phát triển lâu dài với các hình thức gia đình: một thế hệ, hai thế hệ và nhiều thế hệ. Đó là nơi ta ra đi và cũng là chốn ta sẽ quay về. Hạnh phúc hay bất hạnh lớn nhất của đời ngƣời thƣờng bắt nguồn từ đấy. Đặc biệt, trong nền văn hoá phƣơng Đông, vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân vô cùng quan trọng.

Đặc điểm nổi bật dễ thấy là gia đình không phải một cấu trúc khép kín. Nó có mối liên hệ chặt chẽ, có mối tƣơng tác biện chứng với xã hội.

Truớc hết, cần ghi nhận sự tác động của gia đình đối với sự phát triển của xã hội. Gia đình có vai trò rất quan trọng, là nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình nhƣ một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Vì vậy, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con ngƣời sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là trƣờng học đầu tiên nên có ảnh hƣởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học đƣợc cách cƣ xử với ngƣời chung quanh và xã hội. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Gia đình là nơi nuôi dƣỡng chăm sóc những công dân tốt cho xã hội ; giúp con ngƣời hiểu đƣợc các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Sự hạnh phúc của gia đình là tiền đề hình thành nên nhân cách tốt cho những thành viên của xã hội. Nhƣ vậy, gia đình trực tiếp hoặc gián tiếp có những tác động đến xã hội.

Mặt khác, xã hội cũng có những phản hồi ngƣợc trở lại, nhất là trong cuộc sống đƣơng đại. Gia đình không phải một thế giới khép kín. Nó chịu sự tác động lớn của xã hội, đặc biệt trong xã hội đƣơng đại. Chúng ta biết rằng các cá nhân không chỉ sống trong quan hệ gia đình mà còn có những quan hệ xã hội. Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên

của xã hội. Không thể có con ngƣời bên ngoài xã hội. Bất cứ xã hội nào cũng thông qua gia đình để tác động đến mỗi cá nhân. Mặc khác, nhiều hiện tƣợng của xã hội cũng thông qua gia đình mà có ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân (về tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống).

Xã hội đƣơng đại có những bƣớc chuyển toàn diện. Xu thế công bằng, dân chủ mà xã hội khởi xƣớng đã từng bƣớc thẩm thấu vào các quan hệ gia đình. Phụ nữ và trẻ em, những nhân vật lâu nay vốn chịu thua thiệt đã bắt đầu ý thức đƣợc quyền lợi của mình và đòi hỏi đƣợc tôn trọng. Hơn nữa, sự hình thành một xã hội công dân (mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật) đã cho phép con ngƣời khi đến tuổi trƣởng thành có quyền độc lập trong giao tiếp xã hội cũng nhƣ các giao dịch nhân sự. Ngƣời gia trƣởng (ông chủ gia đình) không còn địa vị “đại diện duy nhất, quyền uy quyết định, sai khiến bị suy giảm. Sự nghiệp công nghiệp hoá, đô thị hoá, hiện đại hoá đã làm thay đổi xã hội có cơ sở là nền kinh tế tiểu nông, tự cung tự cấp. Mô hình gia đình truyền thống đƣợc thay thế bằng gia đình hiện đại đa khuôn mẫu: gia đình nông dân - công nhân, gia đình viên chức, gia đình doanh nhân v.v... Những lũy tre xanh, những cổng làng cổ kính rêu phong chỉ còn là hồi ức. Trong nền kinh tế mới phát huy chủ yếu các năng lực trí tuệ, ngƣời phụ nữ bé nhỏ của mỗi gia đình đã tự tin hơn nhiều vì họ đã có thể có sự nghiệp riêng, có địa vị xã hội. Rõ ràng, trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế xã hội, cùng với nam giới, ngƣời phụ nữ Việt Nam đã vƣơn ra ngoài gia đình, có nhiều điều kiện thuận lợi để khẳng định và phát huy tiềm năng sáng tạo, xác lập địa vị bình đẳng thực sự trong gia đình. Có thể nói xã hội đã có những bƣớc chuyển nhƣ vũ bão.

Những cơn bão của thời đại tấn công vào từng gia đình và chúng ta đang phải dũng cảm đối diện với nó. Nhiều điều tốt đẹp đã đƣợc nảy sinh bên cạnh bao nhiêu thách thức.

Trƣớc những thay đổi của xã hội, gia đình Việt Nam đã và đang có nhiều chuyển biến. Nhiều giá trị truyền thống có nguy cơ bị mai một, trong quan niệm và lối sống của con ngƣời có sự biến đổi sâu sắc. Một trong số đó là sự thay đổi mô hình từ gia đình truỳên thống tam, tứ đại đồng đƣờng sang gia đình hiện đại hai thế hệ. Con cái có thể chủ động hơn trong công việc và các mối quan hệ của mình, những mâu thuẫn gia đình theo kiểu gia đình truyền thống đã ít hơn. Trong gia đình truyền thống, vai trò của nam giới đƣợc đề cao, nhất là trong xã hội phong kiến với tƣ tƣởng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, ngƣời phụ nữ thƣờng bị lệ thuộc và gần nhƣ không có quyền quyết định mọi chuyện trong gia đình. Nay xã hội hiện đại đã nâng cao vị thế của ngƣời phụ nữ. Điều này có nhiều mặt tích cực. Ngƣời phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động xã hội và đƣợc ghi nhận. Tiếng nói của ngƣời phụ nữ đƣợc cải thiện nhiều…

Bên cạnh những ƣu điểm trên, những thay đổi của gia đình hiện đại đã đem đến nhiều hệ lụy không mong muốn. Nền kinh tế mới một mặt tạo cơ hội cho mọi ngƣời cống hiến sáng tạo, nhƣng mặt khác lại cuốn họ vào vòng xoáy của thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt. Con ngƣời buộc phải bƣơn chải cật lực, vắt kiệt sức cho cuộc mƣu sinh nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất, thời gian họ dành cho ngôi nhà ngày càng ít ỏi. Trong cuộc chạy đua ấy, có ngƣời nhanh kẻ chậm, ngƣời tận dụng đƣợc nhiều cơ hội bên cạnh kẻ bỏ lỡ thời cơ. Nền văn hoá Việt Nam hiện nay đa sắc mầu, vẫn gần gũi với tâm lý, cốt cách dân tộc nhƣng lại tiến gần hơn tới bạn bè thế giới. Văn hoá nhân loại, trƣớc hết là văn hoá tiến bộ phƣơng Tây đã có công thức tỉnh ý thức về vai trò và quyền lợi của cá nhân trong cộng đồng, về tính hiệu quả và lợi ích thực tế của công việc nhƣ bình đẳng giới, quyền trẻ em, chống bạo lực gia đình… Sự xuất hiện của những yếu tố này làm lay động xã hội gia trƣởng phụ quyền từng tồn tại hàng ngàn năm trong dải đất hình chữ S. Cá tính, sự

khác biệt đã bắt đầu đƣợc tôn trọng, tiềm năng sáng tạo của mỗi con ngƣời đƣợc giải phóng.

Bên cạnh những dấu cộng, dấu nhân quý giá lại có bao nhiêu dấu trừ, dấu chia đầy tiếc nuối. Đôi khi sự tiếp thu văn hoá nhân loại còn ồ ạt, vội vã, không lựa chọn. Cơn bão thời đại đã không dừng lại trƣớc cánh cửa và phía sau kia là những lớp sóng ngầm. Có những dấu hiệu dễ nhận nhƣ quy mô, cấu trúc, mức sống hay nề nếp sinh hoạt gia đình… nhƣng cũng có những yếu tố rất tinh tế nhƣ văn hoá ứng xử mà không phải ai cũng thấy. Những bữa ăn quây quần trở nên ít đi và nếu có, cũng diễn ra vội vàng vì ai cũng muốn nhanh quay về thế giới riêng của mình với máy tính, tivi, máy nghe nhạc, điện thoại thông minh... Gia đình đông đúc tam tứ đại đồng đƣờng dần bị thay thế bằng những gia đình hạt nhân ít con. Mô hình gia đình ít con đã nâng cao mức sống và điều kiện nuôi dạy trẻ song có những đứa trẻ tuy đầy đủ vật chất nhƣng lại hụt hẫng về tinh thần. Rồi nhiều gia đình cả bố lẫn mẹ bận công việc đã khiến họ không có nhiều thời gian dành cho con. Họ phó mặc con cái cho ngƣời giúp việc hoặc ông bà và bù đắp cho con bằng vật chất mà không hiểu hết hoặc có thể hiểu hết nhƣng không thể làm khác đƣợc rằng với mỗi đứa con, tình cảm yêu thƣơng, sự chăm chút của cha mẹ đối với chúng là vô cùng quý giá và không ai có thể thay thế đƣợc. Cũng vì không có nhiều thời gian dành cho nhau nên khoảng cách giữa con cái và bố mẹ ngày càng xa, những cuộc nói chuyện trở nên vội vàng, chóng vánh.

Không chỉ có vậy, xã hội còn tác động đến gia đình qua sự thay đổi ở vai trò của từng giới. Ngƣời đàn ông phải mang những trọng trách lớn lao theo chuẩn xƣa đồng thời lại phải bắt kịp theo những yêu cầu mới. Bởi vậy, họ vừa phải là ngƣời “xuống Đông - Đông tĩnh, lên Đoài - Đoài yên” vừa phải mang những chuẩn mực nam tính, nhƣ mạnh mẽ quyết đoán và nhất là đủ sức làm trụ cột kinh tế... Còn ngƣời phụ nữ bên cạnh việc thực hiện nghĩa vụ giữ lửa

cho ngôi nhà vẫn phải đảm đƣơng công việc ngoài xã hội. Họ đƣợc cởi bỏ những rào cản, có nhiều cơ hội thể hiện tài năng, thậm chí làm chủ kinh tế gia đình và nhờ đó nâng cao địa vị bình đẳng với chồng. Ngƣời phụ nữ kém cỏi có thể bị chồng chê nhƣng định kiến giới cũng khiến bao nhiêu ngƣời phụ nữ thành đạt không có hạnh phúc. Có thể thấy, mọi quan hệ trong gia đình hiện đại đều đang biến đổi theo hƣớng cá tính hoá ngày càng sâu sắc.

Xã hội còn tác động đến gia đình qua sự thay đổi trong mối quan hệ vợ chồng. Xƣa kia ngƣời ta thƣờng phân biệt: tình yêu trai gái, tình nghĩa vợ chồng. Khi đã lấy nhau, chữ nghĩa gắn với trách nhiệm đƣợc đề cao hơn chữ tình vốn gắn với cảm xúc... Ngƣời ta, nhất là phụ nữ - tìm kiếm hạnh phúc trong sự hy sinh vì ngƣời khác, đặc biệt vì con cái. Còn ngày nay, tình yêu đôi lứa đƣợc đề cao. Dù biết con trẻ sẽ bị thiệt thòi khi gia đình tan vỡ, nhƣng khi hạnh phúc lứa đôi không còn, nhiều ngƣời vẫn sẽ quyết liệt chia tay. Thật xót xa khi nhìn thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều những vụ ly hôn. Gia đình là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho mỗi thành viên, là tổ ấm nơi các em bé đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng. Nhƣng khi nó bị đổ vỡ thì những con chim non biết tránh vào đâu trong cơn mƣa bão? Những đứa trẻ lẽ ra phải đƣợc học hành, đƣợc vui chơi, đƣợc yêu thƣơng âu yếm đƣợc vỗ về với đôi bàn tay thân thƣơng của cha mẹ thì lang thang không chỗ dựa, không tình thƣơng, phải nếm trải những lo toan nhọc nhằn của cuộc sống hoặc đủ đầy về vật chất nhƣng bơ vơ, lạc lõng thiếu sự quan tâm. Gia đình là bức tƣờng vững chắc nhƣng gia đình không hoàn thiện đã tạo ra những số phận éo le. Nhƣ vậy, trƣớc biến động của xã hội bão đã không dừng lại trƣớc cánh cửa của những ngôi nhà...

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 25)