Tài gia đình trong văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 30)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. tài gia đình trong văn học Việt Nam

Văn học chân chính luôn hƣớng ngƣời ta đến những giá trị Chân, Thiện, Mĩ. Và để đạt đƣợc điều ấy, dƣờng nhƣ nó phải xuất phát từ những rung động

của trái tim thiết tha với con ngƣời, với cuộc đời. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi gia đình trở thành đề tài quan trọng trong văn chƣơng, đặc biệt là văn chƣơng đƣơng đại. Thực ra, không phải đến cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI văn học mới đề cập đến gia đình mà đề tài này đã đƣợc nhắc đến trong văn học xƣa.

1.2.2.1. Đề tài gia đình trong văn học dân gian (qua ca dao và truyện cổ tích)

Từ xa xƣa trong những bài ca dao, những câu chuyện cổ tích, đề tài gia đình đã đƣợc nhắc đến khá nhiều. Những tình cảm gần gũi thân thƣơng về gia đình hiện lên thật đẹp trong những câu hát ngọt ngào sâu lắng bà của mẹ. Đó là sự ngợi ca, đề cao tình cha - con, mẹ - con:

- Công cha nhƣ núi Thái Sơn Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra

- Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cƣu mang Nghĩa vợ - chồng:

Chồng em áo rách em thƣơng

Chồng ngƣời áo gấm xông hƣơng mặc ngƣời

Sự hiếu lễ, ghi nhớ công lao của cháu con với ông bà, cha mẹ: Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

Viết về các chủ đề khác nhau với nội dung phong phú song các sáng tác dân gian quan tâm đến nhiều đối tƣợng trong gia đình từ trẻ em đến ngƣời lớn (nhân vật nam lẫn ngƣời phụ nữ) với những mức độ và cách thức khác nhau.

Có lẽ, ngƣời phụ nữ là đối tƣợng đƣợc phản ánh nhiều nhất trong các sáng tác văn học dân gian.

Trong truyện cổ tích, ngƣời phụ nữ cũng đƣợc nhắc đến nhƣ cô Tấm (Tấm Cám), cô Út (Sọ Dừa), ngƣời vợ của anh học trò nghèo (Lấy vợ cóc)… Tuy nhiên, với đặc trƣng là giấc mơ đẹp của ngƣời xƣa về công bằng, hạnh phúc cho những ngƣời bất hạnh; truyện cổ tích có những nhân vật chức năng với sự phân tuyến rạch ròi giữa Thiện và Ác, Tốt và Xấu. Nhân vật nữ đại diện cho lý tƣởng tốt đẹp của nhân dân thƣờng có số phận bi thảm, tiêu biểu cho ngƣời dân “thấp cổ bé họng”. Đó là những kẻ mồ côi, bị tƣớc đoạt các quyền lợi, thậm chí phải chết đi sống lại nhiều lần. Mặc dầu vậy, ở họ vẫn sáng ngời những phẩm chất truyền thống tốt đẹp: nhân hậu, thƣơng ngƣời, chăm chỉ, hiền dịu, nết na… Họ phải trải qua nhiều khó khăn thử thách nhƣng cuối cùng bao giờ cũng đƣợc hạnh phúc mỉm cƣời. Sau bao lần bị hãm hại, cô Tấm hồi sinh xinh đẹp hơn xƣa (Tấm Cám); cô Út nhờ những vật dụng Sọ Dừa tặng đã chui ra khỏi đƣợc bụng cá và đoàn tụ với chồng (Sọ Dừa); ngƣời vợ của anh học trò nghèo trở nên xinh đẹp muôn phần sau khi trút bỏ lốt cóc xấu xí…Nhƣ vậy, mặc dù có nhắc đến các nhân vật nữ nhƣng truyện cổ tích không đi sâu vào phản ánh tâm sự, nỗi niềm của họ mà chỉ sử dụng nhƣ những nhân vật chức năng trong việc thể hiện khát vọng công bằng và lý tƣởng chính nghĩa.

Hình ảnh ngƣời phụ nữ trong ca dao đã trở nên sinh động và phong phú hơn nhiều. Tác giả dân gian đã đặc biệt quan tâm đến thân phận ngƣời phụ nữ với tiếng nói khẳng định, cảm thông và bênh vực. Trƣớc hết, đó là tiếng nói của sự đề cao, ngợi ca vẻ đẹp bề ngoài lẫn phẩm chất bên trong. Ngƣời phụ nữ trong ca dao xƣa hiện lên với vẻ đẹp truyền thống kín đáo, ý nhị:

Miệng cƣời nhƣ thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu nhƣ thể hoa sen

Không chỉ vậy, họ còn có tình yêu say đắm, thủy chung son sắt: - Thuyền về có nhớ bến chăng

- Em nghe anh đau đầu chƣa khá

Em băng đồng chỉ sá hái ngọn lá cho anh xông Ƣớc chi nên đạo vợ chồng

Đổ mồ hôi thì em quạt, ngọn gió lồng thì em che

Lẽ ra với những phẩm chất tốt đẹp ấy, ngƣời phụ nữ xứng đáng có một cuộc sống hạnh phúc, ấm êm. Nhƣng thật trớ trêu, xã hội phong kiến lại vùi dập, đẩy họ đến những tình cảnh bi thƣơng, những nỗi niềm không thể chia sẻ cùng ai:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Đặc biệt, hầu hết các bài ca dao than thân có mô típ mở đầu bằng từ “thân em” là tiếng nói cảm thƣơng cho những ngƣời phụ nữ bị lệ thuộc, không có quyền quyết định cuộc sống của mình:

- Thân em nhƣ trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Thân em nhƣ tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai - Thân em nhƣ giếng nƣớc giữa đàng Ngƣời khôn rửa mặt ngƣời phàm rửa chân

- Thân em nhƣ hạt mƣa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

Nhƣ vậy, ca dao là tiếng lòng của ngƣời xƣa bênh vực ngƣời phụ nữ. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở sự giãi bày nỗi niềm để thể hiện sự đồng cảm sẻ chia. Ngƣời phụ nữ hiện lên thật nhỏ bé, yếu đuối trƣớc những lễ giáo, trƣớc tƣ tƣởng nam quyền của xã hội phong kiến.

Ở những mức độ khác nhau, văn học dân gian đã phản ánh những tâm tƣ xúc cảm của con ngƣời, chú trọng đề cao gia đình và những mối quan hệ tốt

đẹp trong gia đình. Các tác giả dân gian cũng quan tâm đến thế giới tinh thần của mọi ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ với niềm cảm thƣơng sâu sắc. Điều này càng khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn không thể thay thế đƣợc của gia đình trong cuộc sống của mỗi con ngƣời. Tuy nhiên, trong văn học dân gian, gia đình chƣa phải là vấn đề mang tính chủ đạo, xuyên suốt.

1.2.2.2. Đề tài gia đình trong văn học trung đại Việt Nam

Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng thể hiện con ngƣời và hoạt động của nó trong không gian và thời gian xác định. Chiến thắng Bạch Đằng (938) chấm dứt hơn nghìn năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc. Văn học viết Việt Nam chính thức đƣợc ghi nhận. Là ngƣời thƣ ký trung thành của thời đại, văn học luôn là sự phản ánh hiện thực cuộc sống. Tùy đặc điểm lịch sử - xã hội của từng giai đoạn mà văn học có những đối tƣợng thẩm mĩ phù hợp nhƣng nhìn chung, đề tài gia đình là một trong những nội dung đƣợc quan tâm của văn học viết. Nó xuất hiện manh nha từ giai đoạn trung đại và nở rộ ở cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.

Trƣớc hết ở văn học trung đại. Yêu nƣớc và nhân đạo là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong văn học trung đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Qua từng giai đoạn lịch sử vai trò của các yếu tố này có những thay đổi phù hợp. Văn ho ̣c Lý – Trần (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) là thời kỳ văn ho ̣c chính thức mở đầu , có nhiệm vụ khai phá , mở đƣờng cho văn ho ̣c Viê ̣t Nam kể tƣ̀ sau khi nƣớc nhà giành la ̣i đô ̣c lâ ̣p . Nền văn ho ̣c này kế thƣ̀a nhƣ̃ng gì đã có tuy chƣa nhiều của văn ho ̣c thai nghé n trong thời Bắc thuô ̣c .

Tƣ̀ bƣớc mở đầu này , nó tự xác định cho mình một trách nhiệm cao cả mà lịch sử đã giao phó là góp phần tích cực vào sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc. Do ảnh hƣởng của tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, thơ thời Lý còn đƣợc gọi là thơ Thiền. Theo đó, các tăng lữ là lực lƣợng sáng tác chủ yếu thời bấy

giờ. Chất liệu hiện thực đƣợc miêu tả trong thơ là một cách trình bày triết lí. Những bài kệ của các thiền sƣ không chỉ đơn thuần là những lời thuyết pháp mà còn là cách nhìn nhận tích cực với cuộc sống. Văn học thời Trần lại là sự khẳng định của Nho giáo mang cảm hứng hào hùng trƣớc thời đại cũng nhƣ những nỗi niềm, tâm sự của cá nhân (Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí). Nó mang những hoài bão chí hƣớng lập thân lập nghiệp của các nho sĩ trên con đƣờng công danh. Cảm hứng chủ đạo trong văn học thời Trần là yêu nƣớc với âm hƣởng hào hùng, với hào khí Đông A sục sôi. Giai đoạn này, gia đình với những vai trò và ý nghĩa của nó chƣa phải là đối tƣợng của văn học.

Phải sang đến giai đoạn nửa đầu XVIII, những nỗi niềm, cảm xúc, thân phận của con ngƣời (đặc biệt là ngƣời phụ nữ) mới đƣợc văn học thật sự chú ý. Văn học là phƣơng tiện để bênh vực con ngƣời và những khát vọng hạnh phúc chính đáng. Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc đã cảm thƣơng cho thân phận những ngƣời phụ nữ tài sắc lúc đầu đƣợc nhà vua yêu chuộng, ái ân hết sức nồng nàn thắm thiết nhƣng chẳng bao lâu đã bị ruồng bỏ. Ở trong cung, xót thƣơng cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc, nàng khát khao muốn "đạp tiêu phòng mà ra" để trở về với cảnh đời "cục mịch nhà quê", nhƣng chung quanh nàng vẫn là bức tƣờng lạnh lẽo với sự đợi chờ trong tuyệt vọng. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm là nỗi khổ, sự cô đơn buồn tủi tâm sự của một ngƣời vợ có chồng tham gia cuộc chiến do triều đình phong kiến chủ xƣớng. Nữ sĩ Xuân Hƣơng là tiếng nói phản kháng mạnh mẽ khẳng định cái tôi và khát vọng đổi phận “Ví đây đổi phận làm trai đƣợc – Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”… Và đặc biệt, bằng trái tim yêu thƣơng và cảm thông sâu sắc, đại thi hào Nguyễn Du đã lớn tiếng bênh vực cho ngƣời phụ nữ qua Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh,

Độc Tiểu Thanh kí, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu… Nhƣ vậy, cái tôi cá

học trung đại chú ý hơn. Tuy nhiên, các mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình, số phận của gia đình trong dòng chảy xã hội vẫn còn là khoảng trống văn học thời bấy giờ.

1.2.2.3. Đề tài gia đình trong văn học hiện đại Việt Nam

Những năm ba mƣơi của thế kỷ XX, các nhà văn Tự lực Văn đoàn đã khai thác rất thành công đề tài gia đình. Những tác phẩm hay nhất, có nhiều đóng góp nhất cho nền văn học nƣớc nhà của họ là những tác phẩm đấu tranh giải phóng cá nhân, đấu tranh cho tự do hôn nhân, cho quyền sống của ngƣời phụ nữ chống lại sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến. Có thể kể tên một số tác phẩm nhƣ: Hồn bướm mơ tiên (1933), Nửa chừng xuân (1934),

Thoát ly (1937), Đoạn tuyệt (1934), Lạnh lùng (1936)... Qua tác phẩm của

mình, các nhà văn Tự lực văn đoàn muốn bày tỏ tiếng nói khẳng định khát vọng cá nhân, đề cao tự do yêu đƣơng, tự do kết hôn, đề cao tự do, bình

đẳng và dân chủ. Trong Nửa chừng xuân, Khái Hƣng cổ súy cho tự do cá

nhân trong yêu đƣơng nam nữ. Tình yêu là “không gian” điển hình của tự do. Thiên truyện đã mạnh mẽ nêu lên tính chất phi nhân của những mƣu toan và hành động xâm phạm tự do cá nhân con ngƣời. Quyền tự do của con ngƣời, mà ở đây là đƣợc yêu và kết hôn với ngƣời mình yêu, đã bị xâm phạm bởi bà Án, ngƣời nhân danh là mẹ, có quyền định đoạt số phận của Lộc, con trai bà. Bà cũng đã nhân danh một dòng họ để đòi Mai phải trả đứa cháu nối dõi tông đƣờng, tƣớc quyền làm mẹ của một ngƣời phụ nữ. Ở

Đoạn tuyệt, Nhất Linh mạnh mẽ lên án lề thói cổ hủ: hôn nhân không có

tình yêu (cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, gả cƣới theo môn đăng hộ đối), địa vị thấp kém của ngƣời phụ nữ trong gia đình nhà chồng (mẹ chồng hà khắc nàng dâu; sinh con cho nhà chồng có kẻ nối dõi tông đƣờng) và đề cao quyền tự do yêu đƣơng của con ngƣời.

Nhƣ vậy đề tài gia đình đã đƣợc đề cập ở khía cạnh lên tiếng bênh vực cho ngƣời phụ nữ và quyền tự do dân chủ. Song với khía cạnh này, đề tài gia đình chƣa mang tính hệ thống, mới chỉ xuất hiện ở một bộ phận sáng tác mà thôi.

Sau Cách mạng Tháng Tám, đất nƣớc trải qua hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc. Lúc này những vấn đề riêng tƣ tạm thời gác lại, vận mệnh đất nƣớc đƣợc đặt lên hàng đầu. Nhiệm vụ chủ yếu của văn học nghệ thuật là phục vụ công cuộc kháng chiến kiến quốc, cổ vũ chiến đấu. Các nhà văn trở thành ngƣời chiến sĩ sử dụng vũ khí văn chƣơng phục vụ cách mạng. Họ không ngần ngại hoà mình vào cuộc sống công - nông - binh, ca ngợi nhân dân, ca ngợi anh bộ đội, ca ngợi những chiến công vang dội của dân tộc... Đề tài tình yêu - hôn nhân- gia đình đƣợc gác lại. Bởi vậy, những vấn đề - hôn nhân - gia đình dƣờng nhƣ không đƣợc đề cập nhƣ một mảng lớn trong văn học cách mạng Việt Nam 1945 – 1975.

Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nƣớc hoàn toàn độc lập, thống nhất là bƣớc ngoặt lớn đối với dân tộc nói chung và văn học nói riêng. Văn học mang cảm hứng ngợi ca chiến tranh cách mạng. Sau Đại hội Đảng VI (1986), trong làn gió đổi mới, các văn nghệ sĩ đã “cởi trói” và tự do sáng tác. Lúc này, khuynh hƣớng sử thi, cảm hứng lãng mạn đƣợc thay thế bằng cảm hứng đạo đức - thế sự. Con ngƣời sử thi trong văn học trƣớc năm 1975 đƣợc thay thế bằng con ngƣời nếm trải. Đề tài, chủ đề không còn bó hẹp, thiên về khai thác các vấn đề liên quan đến những nhiệm vụ chính trị mà đƣợc mở rộng từ đề tài gia đình, thân phận tình yêu, số phận con ngƣời đến chiến tranh cách mạng, sản xuất xây dựng... Các mặt trái, góc khuất, phần chìm của hiện thực cuộc sống đƣợc các nhà văn thể hiện một cách sinh động và thuyết phục. Chƣa bao giờ đề tài gia đình lại nhận đƣợc sự quan tâm của đông đảo giới cầm bút nhƣ vậy. Từ các thế hệ nhà văn đã thành danh trong văn học cách mạng Việt Nam

trƣớc 1975 đến các thế hệ cầm bút trƣởng thành sau 1975, thậm chí có những ngƣời còn rất trẻ, tuổi mới ngoài hai mƣơi đều có tác phẩm viết về đề tài gia đình. Hơn nữa, đề tài gia đình không chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết, truyện ngắn mà còn xuất hiện cả trong tản văn. Văn học thời kỳ này xuất hiện với mật độ dày đặc tác phẩm viết về đề tài gia đình hoặc có liên quan đến vấn đề gia đình nhƣ Mùa lá rụng trong vườn, Nợ đời, Nhan sắc đàn bà, Cỏ dại... (Ma Văn Kháng); Cha và con và..., Một cõi nhân gian bé tí (Nguyễn Khải); Thời

xa vắng, Hai nhà, Sóng ở đáy sông (Lê Lựu); Bến không chồng (Dƣơng

Hƣớng); Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Tướng về hưu, Tâm hồn mẹ

(Nguyễn Huy Thiệp); Phố, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Một nửa cuộc đời, Mi-

nu xinh đẹp, Nước mắt đàn ông, Hậu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ)...

Trong đó có nhiều tác phẩm xuất sắc, đạt các giải thƣởng cao của Hội Nhà văn và để lại nhiều dƣ âm trong lòng độc giả.

Các tác phẩm viết về đề tài gia đình trong văn học Việt Nam sau 1975 đã đi sâu khai thác các mối quan hệ phức tạp, đa chiều của gia đình Việt Nam trong thời mở cửa. Cuộc sống cá nhân trong mối quan hệ với gia đình và xã hội trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn. Một trong những vấn đề đƣợc khá nhiều nhà văn quan tâm là gia đình Việt Nam trƣớc thách thức của nền kinh tế thị trƣờng. Quan niệm “một túp lều tranh hai trái tim vàng” một thời đƣợc coi là lý tƣởng trở nên chông chênh trƣớc lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, coi trọng vật chất. Trong Phố, Chu Lai đƣa ngƣời đọc đến với tình cảnh của Thảo và Nam. Tình yêu của họ đƣợc thử thách nơi hòn

Một phần của tài liệu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)