5. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Giọng trữ tình sâu lắng
Trữ tình là sự bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ, cảm xúc của con ngƣời với thế giới. Dù là giọng văn giàu nữ tính với sự dịu dàng trong những câu chữ hay là sự sắc sảo, chao chát thì ẩn sâu bên trong đều là giọng điệu trữ tình thiết tha với khát vọng và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.
Chất giọng trữ tình đƣợc thể hiện thông qua lối kể theo ngôi thứ nhất. Các nhân vật xƣng “tôi”, “con”, “ta”… và tự kể về cuộc đời mình. Ngoài ra, giọng điệu trữ tình còn là cách gọi tên nhẹ nhàng tình cảm: “chàng”, “nàng”, “anh chị”, “cô bé”… Nhờ đó, thế giới xúc cảm phong phú của nhân vật nhƣ
đƣợc tãi ra trên từng trang giấy. Đó có thể là nỗi dằn vặt, day dứt của cô gái đã phải vứt bỏ đứa con của mình và đêm đêm ôm nỗi cô đơn khi tuổi đời vẫn còn quá trẻ trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ: “Nỗi đau đớn của ngƣời mẹ đã không bảo vệ nổi con mình, những nỗi đau nhƣ thế của con chắc mẹ đã hiểu. Còn một nỗi đau này nữa mẹ ơi, là nỗi cô đơn con không thể chia sẻ cùng ai. Sau ngày ấy tình yêu của con chết đi theo nó. Sau ngày ấy con đã là một ngƣời đàn bà từng trải, nhƣng bên ngoài con vẫn là một thiếu nữ trong sáng, e ấp con chờ một tình yêu mới đến với con, tình yêu mới đến - đâu có thể dễ dàng nhƣ lời nói ấy”. Đó còn là trăn trở suy tƣ của ngƣời phụ nữ (Sau chớp là
giông bão) vốn có những suy nghĩ nghiêm túc về tình yêu, đã vƣợt qua bao
cám dỗ nhƣng lại phải lòng ngƣời đàn ông chỉ gặp chớp nhoáng trong chuyến đi công tác. Đó là nỗi đau đớn xót xa của một ngƣời phụ nữ bỏ bê con gái khiến nó đi vào ngõ cụt với một tƣơng lai hậu thiên đàng đầy u ám (Hậu thiên
đường). Đó còn là những khắc khoải ƣớc mong hạnh phúc vẹn nguyên tròn
đầy của những ngƣời phụ nữ không tìm đƣợc sự đồng điệu nơi chồng ở Cánh
cửa thứ chín, Một nửa cuộc đời … Đó cũng là nỗi đắng cay, trống rỗng của
ngƣời phụ nữ yêu và hy sinh bản thân nhƣng nhận lại chỉ là sự bội bạc trong
Ai chọn dùm tôi, Cố nhân, Người bán linh hồn, Trăng nơi đáy giếng, Tháng
tư trở lại… Có thể nói, việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất đem đến chất giọng trữ
tình cho những trang viết. Ngƣời đọc có cảm giác đó là những lời tâm tình thủ thỉ của ai đó chứ không phải thế giới của trí tƣởng tƣợng.
Giọng điệu trữ tình còn thể hiện qua những trang viết về thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng làm nền cho bức tranh tâm trạng con ngƣời: “Gió sông thổi rối tung tóc. Dòng sông êm đềm chảy. Vạt ngô phía bên kia sông xanh tốt lạ thƣờng”, “Mùi ngai ngái của đất, của tiêu, của gió sông say đến lạ” (Quê nội); “Nắng lấp lóa và trời xanh ngắt. Con đƣờng về quê uốn lƣợn theo con sông”, “Dải nắng làm bừng dậy màu xanh ngút ngát của cánh đồng. Dải nắng làm
trong veo khoảng trời trong veo. Và dải nắng làm sáng bừng gƣơng mặt của bà tôi đã đứng đợi trên đê đón cháu từ bao giờ” (Chạy xuyên qua cơn mưa
trên dải đê); “Tôi xuống các miệt vƣờn, với những đƣờng phố nhỏ nhắn,
những vƣờn dừa xanh um toả bóng”, “Đƣờng phố mát rƣợi, yên bình một màu xanh” (Nước mắt đàn ông), “Mƣa đã tạnh. Bên dƣới là một dòng sông nhỏ sóng sánh ánh trăng. Trăng mƣời sáu - tròn, rõ ràng, tách bạch”, “Hai bên đƣờng, những cây bằng lăng thấp xòe tán và hoa nở từng chùm. Mong manh mầu tím dai dẳng. Chỗ thấm, chỗ nhạt. Có chùm hoa dày, bỗng nở tung gật gù nhƣ những đuôi con sói. Ánh trăng lấp lóa sau những chùm lá. Trăng cao vời vợi, sáng nhƣ ngà. Sau những trận mƣa to, trời thƣờng xanh hơn và mây bay vùn vụt” (Một trăm linh tám cây bằng lăng)…
Đặc biệt, trong truyện Trần Thùy Mai, thiên nhiên đƣợc miêu tả khá nhiều và đậm chất Huế. Ở đó có những khu nhà, những con đƣờng, những ngôi chùa và đặc biệt là dòng Hƣơng giang trữ tình, trầm mặc. Không gian Huế mộng mơ bàng bạc trong từng câu chữ, thấm đẫm vào hồn ngƣời và cảnh: “Mùa xuân hồi đó hình nhƣ nhiều hoa đào hơn còn mùa thu thì tơ trời cứ bay bay có lúc sà xuống vắt lên những ngọn cây trong vƣờn”, “Trên mặt sông, những chiếc đèn hoa, sóng lăn tăn và khói”, “Đêm xuống, con đò từ từ ra giữa dòng. Tiếng đàn, tiếng sênh phách rộn rã trong khoang. Một câu hò ngân nga chầm chậm, đủng đỉnh lan dài trong đêm sƣơng. Hơ… ơ… Giữa sông Hƣơng dậy sóng khuynh thành. Nửa đêm một chiếc thuyền tình ngửa nghiêng” (Khói trên sông Hương); “Buổi chiều, khi nhá nhem tối, anh em tôi dắt nhau ra bến đò trông mẹ. Trời đất xám lại một màu chàm lễnh loãng; cuối dòng sông là một vệt đỏ bầm, dấu vết của mặt trời vừa lặn. Năm thì mƣời họa, khi nào chuyến đò chót về sớm lắm, hai anh em tôi mới gặp mẹ . Trời chiều lung linh tan ra từng mảnh tan tác trên mặt nƣớc , nơi chỗ mái chèo khuấy động. Tiếng ngƣời lao xao lên bến, tản dần đi trong hoàng hôn. Và mẹ thình
lình hiện ra trong cái tranh tối tranh sáng của buổi chiều tà, toàn thân chìm trong màu áo đen và màu đêm, chỉ thấy rõ đôi mắt lấp lánh và khuôn mặt mờ mờ trắng” (Chuyện cũ ở quê nhà); “Hoàng lan lớn lên năm này qua năm khác, nở hoa vàng mong manh. Mong manh nhƣ tất cả những gì đẹp trên thế gian”
(Thương nhớ hoàng lan); “Trời mƣa đột ngột vào xế trƣa. Đến chiều, con
nƣớc dâng nhanh chẳng mấy chốc ngập lòng đƣờng, tiến vào nhà, trèo lên phủ ngập chiếu giƣờng chiếu. Cả vùng thành nội ngập tràn nƣớc trắng xóa” (Biển đời người).
Không chỉ dừng lại ở việc làm nền cho câu chuyện, bức tranh thiên nhiên còn gắn với tâm trạng con ngƣời. Nói cách khác, trong truyện ngắn ba tác giả thiên nhiên nhuốm mầu tâm trạng “Ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (nhƣ lời đại thi hào Nguyễn Du). Trong nỗi bàng hoàng, đau đớn và xót xa tột độ khi nhìn thấy đứa con gái lạc bƣớc trên đƣờng tình, ngƣời mẹ thấy “Mùa đông năm nay lạ lắm. Ban ngày thì nắng hoe hoe vàng, tối đến thì gió lồng lộng nhƣ mùa hè. Tôi cảm giác nhƣ mình đang bắt đầu đứng ở cuối con đƣờng, nhìn thấy con mình đang dẫm chân lên những nơi mà tôi đã đi qua, nhƣng không ngăn nó dừng lại đƣợc” (Hậu thiên đường). Cuộc hôn nhân không hạnh phúc với ngƣời vợ lúc nào cũng đay nghiến, chì chiết và những đứa con “không có nổi mƣời lăm phút tâm sự với cậu ngoài câu chuyện tiền bạc” khiến ông cô đơn ngay khi sống trong gia đình, khi có đủ đầy về vật chất. Thiên nhiên dƣờng nhƣ hiểu đƣợc những “sóng ngầm” nơi lòng ngƣời “Cuối trời, mây xám vần vũ. Mặt hồ sóng sủi sùng sục”, “Gió đuổi sóng trên hồ, tất cả tạo thành một không gian dại nhƣ ngựa phi trên đồng cỏ”, “Trời mênh mông và bao la. Mây cuồn cuộn trên đầu nhƣ đám lốc xám xịt. Con thuyền dập dờn” (Nước mắt đàn ông). Sự trống trải, hoang hoải trong lòng ngƣời phụ nữ khát khao có ngƣời đàn ông của riêng mình nhƣng lại chọn thân phận của một nhân tình khiến cô thấm thía khung cảnh “Thời tiết chuyển
mùa, cái nắng gắt gao chuyển sang trong veo. Cái thứ thời tiết gợi nhớ, làm cho lòng ngƣời dễ sầu, dễ cảm” (Nhân tình)... Có thể nói các nhà văn chú ý miêu tả trạng thái cảm xúc nhân vật qua những nét phác họa thiên nhiên. Nó đã góp phần làm tăng vẻ đẹp trữ tình cho những trang văn.
Đặc biệt, giọng điệu trữ tình đƣợc thể hiện rõ nét trong những dòng suy tƣởng, những dòng độc thoại của nhân vật. Dù là con ngƣời dịu dàng, nhẫn nhịn hay cá tính sắc sảo; các nhân vật đều có những phút trải lòng với chính mình để nghe những thổn thức từ sâu thẳm trái tim. Điều này đƣợc thể hiện qua nhiều tác phẩm: Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, I am đàn bà, Sau chớp là giông bão, Nhân tình, Hậu thiên đường, Cát đợi, Cầu thang, Nước mắt đàn ông, Thập tự hoa, Biển đời người, Cố nhân, Onkel yêu dấu, Thương nhớ hoàng
lan, Nàng công chúa lạc loài…