1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học dự án chủ đề thống kê nhằm rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch cho học sinh lớp 10 bậc trung học phổ thông

167 19 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 3,1 MB

Nội dung

Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí về kĩ năng lập kế hoạch của học sinh lớp 10A1 trường THPT Minh Khai – Quốc Oai trước và sau thực nghiệm dạy học dự án chủ đề toán thống kê.... Kế

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VƯƠNG QUỲNH HƯƠNG

DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH CHO HỌC SINH

LỚP 10 BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN HỌC

HÀ NỘI – 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VƯƠNG QUỲNH HƯƠNG

DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH CHO HỌC SINH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo giảng viên đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập Thạc sĩ tại Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Đặc biệt đến TS Trần Xuân Quang – Giảng viên Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này

Ngoài ra, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến những người thân yêu, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh động viên, ủng hộ và chia sẻ,

hỗ trợ tác giả trong thời gian làm luận văn

Bản luận văn được thực hiện từ tháng 3 – 2020 đến tháng 12 – 2020 đánh một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của tác giả Luận văn thạc sĩ còn rất nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, của các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12, 2020

Tác giả

Vương Quỳnh Hương

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

SGK Sách giáo khoa

THPT Trung học phổ thông

Trang 5

ảo – Thực trạng khai thác thông tin người dùng mạng xã hội ở Việt Nam” 54Bảng 2.5 Phân công công việc 57Bảng 2.6 Bàn giao công việc của từng thành viên trong nhóm trong tuần 57Bảng 2.7 Đánh giá các cá nhân trong nhóm 57Bảng 2.8 Phiếu tự đánh giá sau quá trình thực hiện dự án 62Bảng 2.9 Kế hoạch hoạt động dự án “Toán học và vấn đề môi trường” 66

Trang 6

Bảng 2.10 Các kĩ năng thể hiện trong dự án học tập qua hoạt động của học sinh 74Bảng 2.11 Các mức độ đánh giá cho từng biểu hiện của kĩ năng lập kế hoạch ở học sinh 76Bảng 2.12 Tổng kết quan sát các tiêu chí đánh giá kĩ năng lập kế hoạch của học sinh 79Bảng 2.13 Đánh giá quá trình làm việc 80Bảng 2.14 Đánh giá phần thuyết trình về quá trình thực hiện dự án 81Bảng 3.1 Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí về kĩ năng lập kế hoạch của học sinh lớp 10A1 trường THPT Minh Khai – Quốc Oai trước

và sau thực nghiệm dạy học dự án chủ đề toán thống kê 91Bảng 3.2 Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí về kĩ năng lập kế hoạch của học sinh lớp 10A9 trường THPT Minh Khai – Quốc Oai trước

và sau thực nghiệm dạy học dự án chủ đề toán thống kê 93

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Mức độ đánh giá việc thực hiện dự án học tập của học sinh 18Hình 1.1 Số liệu thống kê tình hình dịch bệnh Covid 19 của quốc gia vùng lãnh thổ có từ 30.000 người mắc trở lên 27Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ mức độ dạy học theo dự án môn Toán ở trường THPT 33Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ mức độ hứng thú của học sinh sau khi học Thống kê 35

Sơ đồ 2.1 Các giai đoạn thực hiện trong dạy học dự án 39Biểu đồ 3.1 Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của kĩ năng lập kế hoạch của học sinh sau thực nghiệm 90Biểu đồ 3.2 Kết quả đánh giá mức độ khó khăn trong kĩ năng lập kế hoạch của học sinh sau thực nghiệm 90Biểu đồ 3.3 Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí về kĩ năng lập kế hoạch của học sinh lớp 10A1 trường THPT Minh Khai – Quốc Oai trước thực

nghiệm dạy học dự án chủ đề toán thống kê 92Biểu đồ 3.4 Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí về kĩ năng lập kế hoạch của học sinh lớp 10A1 trường THPT Minh Khai – Quốc Oai sau thực nghiệm dạy học dự án chủ đề toán thống kê 92Biểu đồ 3.5 Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí về kĩ năng lập kế hoạch của học sinh lớp 10A9 trường THPT Minh Khai – Quốc Oai trước thực

nghiệm dạy học dự án chủ đề toán thống kê 94Biểu đồ 3.6 Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí về kĩ năng lập kế hoạch của học sinh lớp 10A9 trường THPT Minh Khai – Quốc Oai sau thực nghiệm dạy học dự án chủ đề toán thống kê 94Hình 3.1 Xử lí số liệu thống kê bằng phần mềm Excel của nhóm ô nhiễm rác thải 95Hình 3.2 Slide trong bài thuyết trình của nhóm ô nhiễm không khí 95

Trang 8

Hình 3.3 Bảng kế hoạch phân công nhiệm vụ của nhóm ô nhiễm nước trong

buổi khảo sát thực địa 96

Hình 3.4 Một số sản phẩm tái chế từ rác thải của học sinh lớp 10A1 96

Hình 3.5 Sản phẩm tái chế của nhóm ô nhiễm nước – lớp 10A1 97

Hình 3.6 Sản phẩm tái chế của nhóm ô nhiễm rác thải – lớp 10A1 97

Hình 3.7 Sản phẩm tái chế của nhóm ô nhiễm rác thải – lớp 10A1 98

Hình 3.8 Sản phẩm tái chế của nhóm ô nhiễm không khí– lớp 10A1 99

Hình 3.9 Hình ảnh thuyết trình dự án “Toán học và môi trường” 100

nhóm ô nhiễm rác thải – lớp 10A1 100

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7

1.1.1 Tổng quan một số kết quả đã nghiên cứu về dạy học dự án 7

1.1.2 Tổng quan về kĩ năng lập kế hoạch và rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch 8 1.2 Cơ sở lý luận của dạy học dự án 9

1.2.1 Một số khái niệm 9

1.2.2 Đặc điểm của dạy học dự án 10

1.2.3 Mục tiêu của dạy học dự án 11

1.2.4 Vai trò của giáo viên, học sinh và công nghệ trong dạy học dự án 12

1.2.5 Ưu nhược điểm của dạy học dự án 13

1.2.6 Quy trình của dạy học dự án 15

1.2.7 Đánh giá trong dạy học dự án 16

1.3 Kĩ năng lập kế hoạch 19

1.3.1 Một số khái niệm 19

1.3.2.Vai trò của kế hoạch 19

1.3.3.Các thành tố của kĩ năng lập kế hoạch 20

1.3.4 Các mức độ phát triển kĩ năng lập kế hoạch 23

1.3.5 Đề xuất rubric đánh giá kĩ năng lập kế hoạch của học sinh 24

1.4 Dạy học chủ đề Thống kê ở trường THPT 26

1.4.1 Vai trò, ý nghĩa của Thống kê 26

1.4.2 Kiến thức Thống kê trong chương trình Toán phổ thông 28

1.4.3 Phân tích chương trình môn toán trong chương trình hiện hành và chương trình 2018 31

Trang 10

1.5 Thực trạng dạy học dự án nội dung Thống kê ở trường THPT 32

1.5.1 Thực trạng dạy học dự án ở trường phổ thông 32

1.5.2 Thực trạng dạy học nội dung Thống kê ở trường phổ thông 34

1.5.3 Thực trạng kĩ năng lập kế hoạch của học sinh 35

Kết luận chương 1 37

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ LỚP 10 BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 38

2.1 Lập kế hoạch cho dự án học tập 38

2.2 Phân tích quy trình dạy học dự án 38

2.3 Đề xuất các phương án đánh giá với quy trình dạy học môn Toán theo dự án 41

2.4 Đề xuất một số tiêu chí lựa chọn nội dung Toán thống kê làm dự án học tập 43

2.5 Thiết kế một số dự án học tập chủ đề Toán thống kê lớp 10 44

2.5.1 Dự án “Toán học và vấn đề môi trường” 44

2.5.2 Dự án “ Màu xanh yêu thương” 49

2.5.3 Dự án “Toán học và thế giới ảo – Thực trạng khai thác thông tin người dùng mạng xã hội ở Việt Nam” 52

2.6 Tổ chức dạy học theo dự án một số chủ để Toán thống kê 55

2.6.1 Phân tích quy trình tổ chức dạy học dự án một số chủ đề Toán thống kê 55

2.6.2 Tổ chức dạy học dự án một chủ đề Toán thống kê ở bậc THPT 63

2.7 Sự hỗ trợ của dạy học dự án đối với việc rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch của học sinh 74

2.7.1 Việc rèn luyện và phát triển một số kĩ năng trong dạy học dự án 74

2.7.2 Sự hỗ trợ của dạy học dự án đối với sự phát triển kĩ năng lập kế hoạch của học sinh 75

2.8 Thiết kế công cụ đánh giá quá trình thực hiện dự án của nhóm 79

Kết luận chương 2 84

Trang 11

CHƯƠNG 3THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 86

3.1 Khái quát về thực nghiệm sư phạm 86

3.1.1 Mục đích của thực nghiệm 86

3.1.2 Nội dung thực nghiệm 86

3.1.3 Đối tượng và dự án thực nghiệm sư phạm 86

3.2 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 86

3.2.1 Thời gian thực nghiệm 86

3.2.2 Quy trình thực nghiệm sư phạm 87

3.3 Kết quả thực nghiệm 88

3.3.1 Nội dung đánh giá 88

3.3.2 Phương pháp đánh giá thực nghiệm sư phạm 88

3.3.3 Phân tích kết quả thực nghiệm 88

3.4 Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm 95

Kết luận chương 3 103

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục đào tạo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta chú trọng vai trò quốc sách hàng đầu của Giáo dục và khoa học công nghệ Quan điểm đó được cụ thể hóa qua nhiều đường lối, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giáo dục

và đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng Trong quá trình đào tạo

ở trường phổ thông, phương pháp dạy học là một trong những vấn đề trọng tâm có tầm ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh Theo Luật Giáo

dục (2005) [9] đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy

tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Vấn đề đổi

mới phương pháp dạy học luôn có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở phổ thông Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học ở phổ thông nói riêng để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết, không thể thiếu, tạo tiền đề quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; tiếp cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại Theo quan điểm ấy, có nhiều phương pháp dạy học truyền thống

và hiện đại được xây dựng, nghiên cứu, chọn lựa và áp dụng trong đó có dạy học dự án đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm

Dạy học theo dự án có rất nhiều ưu điểm Khi học theo dự án học tập, học sinh được thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự gắn kết giữa

lý thuyết với thực tiễn Ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về dạy

học dự án như Luận án tiến sĩ của Trần Việt Cường (2012) về đề tài “Tổ chức

dạy học theo dự án học phần Phương pháp dạy học bộ môn Toán góp phần rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Toán”[3], Luận án tiến sĩ của

Trang 13

Trần Hoàng Yến (2012) về đề tài “Vận dụng dạy học theo dự án trong môn

Xác suất thóng kê ở trường đại học ( chuyên ngành kinh tế và kĩ thuật)”[11]

Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học bộ môn Toán ở trường THPT vẫn còn chưa được nhiều quan tâm

Cùng với xu hướng đổi mới giáo dục, dạy học Toán ở phổ thông cũng cần có những thay đổi nhất định về phương pháp Chương trình mới, sách giáo khoa mới và đổi mới cách đánh giá, kiểm tra đang là thuận lợi cho giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Tuy nhiên, trong thực tế, chương trình giáo dục Toán phổ thông hiện hành còn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về kiến thức với thời gian chính khóa dành cho tiết học Toán Để giải quyết khó khăn

đó, giải pháp tổ chức dạy học theo dự án là một phương án dạy học hữu ích trong giáo dục phổ thông nói chung và việc dạy Toán ở THPT nói riêng Việc dạy học theo dự án ở THPT vừa đổi mới được phương pháp dạy học, vừa rèn luyện được cho học sinh nhiều kĩ năng học tập như kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, kĩ năng thuyết trình, đặc biệt là kĩ năng lập kế hoạch học tập Học sinh có kĩ năng lập

kế hoạch sẽ giúp sẽ giúp việc học trở nên dễ dàng hơn khi xác định rõ các mục tiêu học tập trong từng giai đoạn, sử dụng thời gian học tập hiệu quả, từ

đó đạt được kết quả học tập tốt

Bên cạnh đó, Thống kê là một mảng kiến thức của Toán học phổ thông quan trọng, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có nội dung phong phú, mang tính liên môn cao; phù hợp với việc tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng thông qua việc giải quyết các bài tập được thiết kế dưới dạng dự án học tập Ngoài ra, trong đời sống thực tiễn, Toán thống kê ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với mọi lĩnh vực Ngay từ đầu

thế kỉ XX, nhà khoa học người Anh H.G.Well đã dự báo “Trong một tương

lai không xa, kiến thức Thống kê và tư duy thống kê sẽ trở thành một yếu tố không thể thiếu trong học vấn phổ thông của mỗi công dân, giống như khả

Trang 14

năng biết đọc, biết viết vậy” Đồng thời, theo dự thảo chương trình giáo dục

phổ thông mới, Thống kê và xác suất là một trong ba mạch kiến thức có cấu trúc tuyến tính và đồng tâm xoáy ốc

Vì những lí do trên mà tôi lựa chọn đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của mình là:

“Dạy học dự án chủ đề thống kê nhằm rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch cho học sinh lớp 10 bậc Trung học phổ thông”

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu lý luận và điều tra thực tiễn, luận văn đề xuất các mức độ của kĩ năng lập kế hoạch và rubric đánh giá sự phát triển kĩ năng lập kế hoạch của học sinh thông qua dạy học dự án chủ đề xác suất-thống kê Bên cạnh đó, luận văn là đề xuất một số biện pháp, quy trình triển khai dạy học dự án chủ đề Thống kê lớp 10 THPT nhằm rèn luyện và phát triển kĩ năng lập kế hoạch cho học sinh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở THPT, vấn đề thể hiện định hướng đổi mới đó trong dạy học Thống kê ở trường phổ thông

- Nghiên cứu khái quát về cơ sở lý luận của dạy học theo dự án, xác định nguyên tắc, quy trình thực hiện của dạy học theo dự án

- Nghiên cứu nội dung kiến thức về Thống kê trong chương trình hiện hành bậc THPT

- Phân tích, so sánh Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành với Chương trình giáo dục phổ thông mới

- Đề xuất một số biện pháp triển khai dạy học theo dự án chủ đề Thống

kê nhằm rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch cho học sinh lớp 10 bậc THPT

- Xây dựng công cụ đánh giá kĩ năng lập kế hoạch của học sinh trong quá trình dạy học dự án

- Thực nghiệm sư phạm dạy học theo dự án để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học

4 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

Trang 15

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tổ chức dạy học theo dự án về chủ

đề Thống kê cho môn Toán lớp 10 bậc THPT và khái niệm, thành tố và cấu trúc kĩ năng lập kế hoạch của học sinh

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình thiết kế và tổ chức dạy học môn Toán ở lớp 10 THPT

6 Câu hỏi nghiên cứu

+ Thực trạng dạy học dự án chủ đề Thống kê lớp 10 nhắm rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch của học sinh THPT hiện nay như thế nào?

+ Để rèn luyện tốt kĩ năng lập kế hoạch và đạt được mục đích dạy học, giáo viên cần triển khai vận dụng phương pháp dạy học theo dự án cho chủ đề Thống kê như thế nào?

7 Giả thuyết nghiên cứu

Việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án chủ đề Thống kê ở THPT được thực hiện một cách thích hợp sẽ mang lại sự hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, tác động tích cực, góp phần phát triển, rèn luyện

kĩ năng lập kế hoạch của học sinh; từ đó nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán ở THPT

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài:

+ Các tài liệu lí luận dạy học có liên quan đến các phương pháp dạy học dự án

Trang 16

+ Các tài liệu liên quan đến các kĩ năng cần phát huy trong dạy học dự

án, đặc biệt là kĩ năng lập kế hoạch

+ Nội dung, cấu trúc logic của chương Thống kê Toán lớp 10 THPT

8.2 Phương pháp điều tra – quan sát

- Quan sát tiến trình dạy học, thái độ học tập của học sinh trong những giờ dạy thực nghiệm và không gian thực nghiệm

- Phỏng vấn, điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên và học sinh khối

10 về thực trạng dạy học dự án chương Thống kê trong chương trình toán trung học phổ thông, khảo sát kĩ năng lập kế hoạch của học sinh, trao đổi với học sinh về những khó khăn khi lập bản kế hoạch trong học tập

8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Dạy thực nghiệm kiểm tra kết quả trước và sau khi thực nghiệm của lớp thực nghiệm

- Xử lí các số liệu điều tra, số liệu thu thập được từ phiếu hỏi trước và sau quá trình dạy thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của giả thuyết nghiên cứu

9 Những đóng góp của đề tài

9.1 Về lý luận

- Tổng quan và hệ thống lại các tư liệu về lý luận và phương pháp dạy học dự án và kĩ năng lập kế hoạch trong học tập

- Đề xuất các phương án đánh giá quy trình dạy học môn Toán theo dự

án, một số tiêu chí lựa chọn nội dung Toán thống kê làm dự án học tập

9.2 Về thực tiễn

- Tìm hiểu và chỉ ra được thực trạng dạy học dự án, thực trạng dạy học chương Thống kê ở trường THPT từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học

Trang 17

- Tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, sự hỗ trợ của dạy học dự án đối với việc rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch của học sinh

- Thiết kế và tổ chức một số dự án học tập chủ đề Thống kê lớp 10 bậc THPT nhằm rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch

- Với những đóng góp trên, hy vọng luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên THPT và các em học sinh

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Tổ chức dạy học dự án chủ đề thống kê lớp 10 bậc THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan một số kết quả đã nghiên cứu về dạy học dự án

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về dạy học dự án của các tác giả được đăng trên các tạp chí khác nhau trên nhiều lĩnh vực có sử dụng dạy học

dự án Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các vấn đề:

- Đánh giá hiệu quả của dạy học dự án (gồm các nghiên cứu của Katz

và Chart (1999) , Mc Grath (2002) Các tác giả được đề cập ở trên tựu trung đều nghiên cứu hiệu quả của dạy học dự án với các nghiên cứu trên mọi lứa tuổi của người học từ giáo dục mầm non cho tới trung học và đại học Các nghiên cứu cho thấy dạy học dự án tăng tính tích cực, chủ động trong việc học, tăng sự tự định hướng của người học, có cơ hội để phát triển những kĩ năng phức tạp, các tư duy bậc cao, phát triển kĩ năng lập kế hoạch

- Nghiên cứu các thách thức trong việc thực hiện dạy học dự án:

Finucane, Johnson, Prideaux(1998) trong các công trình nghiên cứu của mình

đã chỉ ra những hạn chế của tổ chức dạy học dự án dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị trước dự án (về các phương tiện và hình thức tổ chức), yêu cầu đội ngũ giáo viên có năng lực cao, yêu cầu cao về quy mô lớp học hợp lí, học sinh có xu hướng mất nhiều thời gian hơn so với phương pháp dạy học truyền thống dạy học dự án không phải là “thuốc chữa bách bệnh” cho các học sinh yếu, kém trong dạy học truyền thống mà là sự bổ sung thường xuyên, kết hợp học tập trong và ngoài giờ lên lớp một cách hợp lí chứ không thể thay thế cho phương pháp dạy học truyền thống

Ở Việt Nam, các chương trình dạy học của Intel và Dự án Việt – Bỉ đã được thực hiện ở một số tỉnh ( từ năm 1999 đến năm 2003, dự án Việt – Bỉ I đầu tư triển khai cho 7 tỉnh; từ năm 2005 đến 2009, dự án Việt – Bỉ II đầu tư

Trang 19

cho 14 tỉnh miền núi phía bắc và từ tháng 3/2020, tập huấn cho các tỉnh còn lại) Giáo viên đã được tiếp cận với tổ chức dạy học dự án, học sinh được tham gia vào các dự án nhỏ như dự án về an toàn giao thông, dự án về bảo vệ môi trường, dự án về giáo dục giới tính lồng ghép kết hợp với các môn học, các hoạt động ngoại khóa Do đó các môn học đã áp dụng được hình thức dạy học dự án ở nhiều nội dung, tuy nhiên với bộ môn Toán thì dạy học dự án vẫn còn nhiều mới mẻ và chưa được tiếp cận một cách cụ thể, có hệ thống

1.1.2 Tổng quan về kĩ năng lập kế hoạch và rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch

Ngày càng có nhiều hơn các nghiên cứu về kế hoạch học tập và hình

thành kĩ năng lập kế hoạch, có thể kể đến nghiên cứu nổi bật của các tác giả trên thế giới sau:

- Nghiên cứu của tác giả Norman G R và Schidmit đã chỉ ra rằng “Lập

kế hoạch học tập có thể có nhiều hình thức khác nhau, có thể là bản kế hoạch chuẩn, hoặc có thể chỉ là việc ghi chép vào một tờ giấy hay tự hoạch định trong đầu những công việc sẽ làm trong ngày, trong tuần hay trong tháng tới ”[16]

- Nghiên cứu về lập kế hoạch học tập, nhất thiết phải kể đến các luận điểm rất mạnh mẽ về “Học tập đỉnh cao” (Peak learning) và “Học tập suốt đời” của Ronald Cross[14] Trong đó tác giả để cao vai trò của kĩ năng lập kế hoạch học tập, coi kĩ năng lập kế hoạch học tập như một loại kĩ năng sống của con người hiện đại thành đạt

Như vậy, từ các nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy rằng các tác giả nhận định việc lập kế hoạch học tập là kĩ năng then chốt đảm bảo cho hoạt động học tập và giải quyết khó khăn một cách hiệu quả

Ở Việt Nam, cho đến đầu những năm 2000, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về kĩ năng lập kế hoạch học tập Chỉ vài năm gần đây, một số nghiên cứu trong nước về vấn đề giáo dục kĩ năng sống đã khẳng định người học còn thiếu về các kĩ năng như xác định mục tiêu, lập kế hoạch, quản lí thời gian

Trang 20

Lập kế hoạch học tập được khá nhiều ý kiến quan tâm, chủ yếu về sự cần thiết phải trang bị cho học sinh Riêng về vấn đề hình thành và phát triển về kĩ năng lập kế hoạch học tập thì chưa thấy tác giả nào đề cập Vì vậy, việc tiếp thu phát triển các nghiên cứu, kết hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch cho học sinh là việc làm rất cần thiết và cấp bách mà tác giả đang hướng tới

1.2 Cơ sở lý luận của dạy học dự án

1.2.1 Một số khái niệm

a) Dự án

Thuật ngữ “dự án” trong Tiếng Việt được hiểu là một quá trình gồm các công tác nhiệm vụ có liên quan đến nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, điều kiện và ngân sách

b) Dự án học tập

Dự án học tập là dự án được sử dụng trong dạy học Dự án học tập có những đặc điểm chủ yếu sau:

 Dự án học tập tập trung vào các mục tiêu học tập quan trọng gắn với các nội dung kiến thức bài học

 Dự án học tập được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình

 Dự án học tập đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên

 Dự án học tập có tính liên hệ với thực tế

c) Dạy học dự án

Dạy học dự án là phương pháp tổ chức dạy học dự án học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, ở đó người học thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp với hình thức làm việc nhóm là chủ yếu để tạo ra những sản phẩm học tập khoa học, có ý nghĩa thực tiễn

Dạy học dự án là một trong các phương pháp dạy học tích cực có thể thực hiện trong phạm vi lớp học hay vượt ra ngoài khuôn khổ lớp học, thời

Trang 21

gian học có thể kéo dài trong một vài tiết học hoặc thậm chí vài tuần tùy theo quy mô, tính chất của dự án

Dạy học dự án giúp người học tiếp thu các kiến thức; rèn luyện và phát triển các kĩ năng thông qua quá trình thực hiện dự án

1.2.2 Đặc điểm của dạy học dự án

Tính phức hợp: Dự án học tập có sự kết hợp nhiều lĩnh vực hoặc môn

học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp Học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú và đa dạng, sử dụng nhiều phương tiện học tập, thực hành Việc kiểm tra, đánh giá cũng được thực hiện thường xuyên và đa dạng

Tính định hướng người học: Dạy học dự án chú ý đến nhu cầu, khả

năng, hứng thú của người học Học sinh chủ động tham gia vào các giai đoạn

của dự án học tập từ việc chọn chủ đề, xác định mục tiêu, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, đánh giá

Tính hợp tác trong hoạt động: Đặc điểm nổi bật của dạy học dự án là

sự hợp tác làm việc theo nhóm của học sinh Học sinh tham gia theo nhóm,

nhận phân công từ nhóm trưởng, chịu trách nhiệm và hợp tác với các thành viên khác dưới sự hướng dẫn của giáo viên tham gia trong dự án

Tính định hướng thực tiễn: Chủ đề dự án học tập xuất phát từ những

tình huống của thực tiễn đời sống Các dự án học tập góp phần gắn liền kiến

thức lí thuyết học tại trường với đời sống thực tiễnvà có thể mang lại những tác động xã hội tích cực

Tính định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện, dự án học tập

có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn Từ đó, giáo viên có thể kiểm tra, củng cố, mở rộng những hiểu biết về lí thuyết cũng như rèn luyện thêm những kĩ năng hành động và kinh nghiệm thực tiễn của học sinh

Trang 22

Tính định hướng sản phẩm: Dạy học dự án phải hướng đến việc giải

quyết những vấn đề thực, do đó, sản phẩm được tạo ra chính là kết quả của dự

án, cũng chính là kết quả của việc học tập

1.2.3 Mục tiêu của dạy học dự án

a) Mục tiêu về phát triển kiến thức và thái độ học tập

Dạy học dự án giúp người học sử dụng những kiến thức mình biết để

áp dụng vào các tình huống thực tế, từ đó thấy được vai trò của lý thuyết được học trong cuộc sống và trong mối liên hệ với các kiến thức khác, đồng thời cũng thấy được những điều cần phải bổ sung để hoàn thiện kiến thức của mình hơn

b) Mục tiêu về phát triển kĩ năng

Thực trạng học tập một cách bị động và lối học thuộc lòng nội dung kiến thức của các mô hình trường học cũ là không đủ để chuẩn bị cho học sinh tồn tại trong thế giới ngày nay Giải quyết các vấn đề phức tạp cao yêu cầu học sinh cần cả các kĩ năng cơ bản (đọc, viết, tính toán…) và các kĩ năng của thế kỉ 21 (làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, nghiên cứu thu thập, quản lí thời gian, tổng hợp thông tin, sử dụng các công cụ công nghệ cao) Với sự kết hợp các các kĩ năng này, học sinh trở thành chủ nhân thực sự và quản lí trực tiếp quá trình học của các em, được hướng dẫn và định hướng bởi một giáo viên giỏi Chính vì vậy, dạy học dự án là một phương pháp dạy học đổi mới, hiệu quả và cần được áp dụng để thực hiện các mục tiêu đó

Dạy học theo dự án giúp phát triển kiến thức và các kĩ năng thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, học sinh tự tìm tòi, áp dụng kiến thức đã học trong quá trình thực hiện dự án Dạy học dự án không những phát triển các tư duy khoa học, mà còn phát triển kĩ năng sống cho người học, giúp người học phát triển toàn diện như kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng thuyết trình, từ đó hình thành kiến thức cho mình

Trang 23

1.2.4 Vai trò của giáo viên, học sinh và công nghệ trong dạy học dự án

a) Vai trò của giáo viên

Không giống như các phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên không còn là “ông đồ ngồi trên phán” mà là người chủ động tích cực trong học tập của học sinh Giáo viên không dạy theo cách truyền thống mà từ nội dung bài học gắn nó với các vấn đề thực tiễn, hình thành ý tưởng về một dự

án liên quan đến nội dung bài học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án

Nói như vậy, trong dạy học theo dự án, vai trò của giáo viên cũng như người học có sự khác biệt rõ rệt so với phương pháp dạy học truyền thống Trong suốt quá trình dạy học, vai trò của giáo viên là định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện dự án và thông qua đó phát triển các năng lực của bản thân Giáo viên hướng dẫn học sinh tập trung vào tìm hiểu, giải quyết vấn đề và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của dự án; cho phép và khuyến khích người học tự tạo nên kiến thức của

họ Bên cạnh đó, giáo viên còn có vai trò quan trọng trong việc giám sát quá trình thực hiện dự án học tập để đánh giá toàn bộ quá trình, đánh giá kết quả thực hiện dự án học tập cũng như sự tích cực trong học tập của học sinh

b) Vai trò của học sinh

Đối với dạy học dự án, học sinh đóng vai trò trung tâm, học sinh không hoạt động độc lập mà làm việc theo nhóm, có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã đề ra Khi thực hiện nhiệm vụ được giao, học sinh tự quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề

Học sinh cần lựa chọn và tham khảo các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu

từ các nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích và tiếp thu kiến thức từ quá trình làm việc của bản thân, để qua đó thiết lập các mỗi quan hệ giữa các nội dung kiến thức, từ đó tạo ra các sản phẩm học tập đáp ứng các yêu cầu đề ra đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ, tiết kiệm…

Trang 24

Trong dạy học dự án, học sinh cần hoàn thành dự án với những sản phẩm cụ thể có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với bản thân và xã hội

c) Vai trò của công nghệ

Mặc dù công nghệ không phải là vấn đề cốt yếu đối với các hoạt động

dự án nhưng nó là công cụ hữu ích giúp học sinh có cơ hội để hoà nhập với thế giới bên ngoài, tìm thấy các nguồn tài nguyên phong phú và tạo ra sản phẩm học tập

Từ một vài phân tích ở trên cho thấy, việc dạy học theo dự án trong môi trường công nghệ thông tin sẽ giúp cho người học tiếp cận, xử lý thông tin được dễ dàng, chính xác và hiệu quả Việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho người học có thể trình bày nội dung sản phẩm nghiên cứu một cách

Bảng 1.1 So sánh phương pháp dạy học dự án và dạy học truyền thống

Tiêu chí Dạy học truyền thống Dạy học dự án

Mục tiêu Học sinh thuộc, nhớ, biết vận dụng

kiến thức để giải bài tập

Học sinh hiểu và vận dụng thành thạo kiến thức để giải quyết các bài toán thực tiễn

Nội dung - Do sách giáo khoa, khung - Học sinh hay giáo viên đề

Trang 25

Tiêu chí Dạy học truyền thống Dạy học dự án

chương trình do giáo viên xây dựng

- Giáo viên là trung tâm, tổ chức dạy học, hình thành kiến thức bắng cách giao nhiệm vụ cho học sinh

xuất trên cơ sở năng lực, hứng thú của bản thân học sinh

- Học sinh là trung tâm, tự hình thành kiến thức thông qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập dưới

sự hướng dẫn của giáo viên

dạy học Có sẵn, do giáo viên lựa chọn

Học sinh tự lựa chọn trong quá trình học tập

Học nhóm Rất ít, nếu có là do giáo viên chia

nhóm

Học sinh tự chia nhóm, việc học chủ yếu dựa trên hoạt động nhóm

- Bao gồm: đánh giá của giáo viên, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau

Trang 26

b) Nhược điểm

- Dạy học dự án yêu cầu có thời gian thực hiện dài, không chỉ thể hiện nội dung kiến thức trong một tiết học Đó là trở ngại lớn nếu không phân bổ được thời gian hợp lí, người làm dự án sẽ phải thực hiện ngoài giờ

- Dạy học dự án chỉ có thể áp dụng với những nội dung kiến thức nhất định trong những điều kiện cho phép Vì vậy, dạy học dự án không thể thay thế phương pháp thuyết trình khi truyền đạt các kiến thức lý thuyết

- Dạy học dự án cần có sự chuẩn bị và lập kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết thì mới thu hút được sự quan tâm và tích cực của học sinh

- Hoạt động thực hành khi thực hiện dự án học tập cần đòi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp

1.2.6 Quy trình của dạy học dự án

Quy trình thực hiện dạy học dự án bao gồm 5 bước:

+ Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm (chọn trong chương trình học những

nội dung có thể ứng dụng vào thực tiễn, giáo viên phân chia học sinh trong lơp thành các nhóm và hướng dẫn các nhóm xác định tên dự án học tập)

+ Bước 2: Xây dựng đề cương dự án ( xác định mục đích, phương thức

tiến hành, kế hoạch thực hiện dự án, thời gian, kinh phí…)

+ Bước 3: Thực hiện dự án (các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành

viên, thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích, đánh giá và tích lũy kiến thức)

+ Bước 4: Thu thập kết quả ( các kết quả được tập hợp trình bày thành

sản phẩm và báo các trong lớp, trường…)

+ Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm

Việc phân chia các giai đoạn của dạy học dự án chỉ mang tính chất tương đối Giáo viên có thể thực hiện quy trình dạy học dự án thành các công đoạn hay các bước khác nhau, nhưng tựu chung lại đều qua các trình tự: lựa chọn chủ đề, mục tiêu của dạy học dự án, thực hiện dự án, tổng hợp (xây dựng, trình bày sản phẩm) và đánh giá dự án

Trang 27

Việc vận dụng quy trình tổ chức dạy học dự án trong dạy học chủ đề Toán thống kê sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở chương sau

1.2.7 Đánh giá trong dạy học dự án

1.2.7.1 Đánh giá trong dạy học

Theo Nguyễn Bá Kim [5]: “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận

định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.”

Trong dạy học môn Toán, đánh giá được thể hiện không chỉ ở kết quả điểm số bài kiểm tra của người học, mà còn cả ở thái độ xác nhận đúng sai của giáo viên và người học trong giờ học

Việc đánh giá người học cần đảm bảo các yêu cầu sư phạm sau:

- Tính khách quan: Phải đảm bảo sự công bằng, vô tư của người đánh

giá, tránh thiên vị Phải đảm bảo tính trung thực của người đánh giá; tránh những nhận định chủ quan, áp đặt thiếu căn cứ của người đánh giá

- Tính toàn diện về các mặt trong mục đích dạy học: Trong một bài

kiểm tra cụ thể, một đợt đánh giá nào đó có thể nhằm vào một vài mục đích trọng tâm nào đó, song toàn bộ hệ thống đánh giá phải đạt yêu cầu toàn diện, không chỉ về mặt kiến thức mà cả về kĩ năng, thái độ và tư duy

- Tính hệ thống: Việc đánh giá phải được tiến hành theo kế hoạch trong

cả quá trình, có hệ thống bao gồm: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, đánh giá tổng kết cuối năm học

- Tính công khai: Kết quả của việc đánh giá phải được công bố kịp thời

để người học có thể tự đánh giá, tự xếp hạng trong tập thể, để tập thể người học tự hiểu biết lẫn nhau, học tập, giúp đỡ nhau cùng phấn đấ đạt kết quả tốt, cùng nhau tiến bộ

Trang 28

1.2.7.2 Đánh giá trong dạy học dự án

Trong các tài liệu viết về dạy học theo dự án của Inter và Hiệp hội Công Nghệ trong Giáo dục Quốc tế, dự án Việt – Bỉ, để đáp ứng các vấn đề trong đánh giá và phù hợp với dạy học theo dự án, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết là những hình thức đánh giá rất cần thiết và phù hợp để có thể khẳng định được những động tác tích cực của dạy và học theo dự án đối với quá trình học tập của học sinh

Đánh giá quá trình là loại đánh giá được tiến hành trong quá trình dạy

và học một số nội dung nào đó, nhằm thu thập thông tin phản hồi về kết quả học tập của học sinh về nội dung đó, dùng làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động dạy và học tiếp theo, làm cho những hoạt động này có hiệu quả hơn

Đánh giá quá trình trong dạy học theo dự án là đánh giá theo các giai đoạn hoạt động của học sinh để triển khai dự án học tập

Chúng ta có thể đánh giá theo các giai đoạn sau:

- Đánh giá việc hình thành dự án học tập: Trong đó cần đánh giá khả năng lựa chọn chủ đề cũng như khả năng xác định mục tiêu, nội dung của dự

án học tập, xác định những công việc cần thực hiện trong dự án học tập, những sản phẩm chính cần đạt được sau khi hoàn thành dự án học tập, dự kiến thời gian thực hiện dự án học tập, xác định những mốc thời gian quan trọng trong quá trình thực hiện dự án học tập

- Đánh giá việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự án học tập : Trong đó cần đánh giá khả năng dự kiến các công việc cần triển khai trong nhóm có logic và khả thi hay không? Phân công công việc cho từng thành việc trong nhóm có phù hợp hay không? Dự kiến thời gian hoàn thành từng nội dung công việc, thời gian hoàn thành dự án có hợp lí hay không? Khả năng xác định các sản phẩm cần đạt được trong mỗi giai đoạn trong nhóm có phù hợp hay không? …

Trang 29

- Đánh giá việc thực hiện dự án học tập: Chúng ta cần tiến hành đánh giá chất lượng của các sản phẩm trong việc thực hiện dự án, đánh giá tiến độ thực hiện các công việc trong nhóm; đánh giá thái độ làm việc và hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao

- Đánh giá việc hình thành dự án học tập của học sinh, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án học tập của từng nhóm và thực hiện dự án học tập của học sinh, mức độ đánh giá được thể hiện trong mô hình dưới đây:

Sơ đồ 1.1 Mức độ đánh giá việc thực hiện dự án học tập của học sinh

Đánh giá tổng kết là loại hình đánh giá được thực hiện vào cuối mỗi

giai đoạn: Cung cấp thông tin về kết quả học tập của học sinh so với mục tiêu giáo dục của mỗi giai đoạn; là cơ sở để phân loại học sinh nhưng không phải góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh trong giai đoạn học tập được đánh giá

Trong đánh giá tổng kết, cùng với việc đánh giá dựa vào kết quả điểm

số của các bài kiểm tra, chúng ta cần đánh giá chất lượng, số lượng của các sản phẩm của dự án học tập trong kế hoạch thực hiện, đánh giá hoạt động hợp tác trong làm việc của các thành viên trong từng nhóm học tập và đánh giá các năng lực, kĩ năng của từng thành viên trong nhóm học tập như kĩ năng lập

kế hoạch, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng giao tiếp

Mức độ tự đề xuất của học sinh

Trang 30

có hiệu quả mục tiêu hoạt động đã đề ra

b) Lập kế hoạch

Trong khoa học quản lý, lập kế hoạch là tổng thể các hoạt động liên quan đến đánh giá, dự đoán, sử dụng tất cả các nguồn lực để xây dựng các công việc tương lai cho tổ chức Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu, huy động và sắp xếp các nguồn lực và lựa chọn các phương thức, biên pháp để đạt được các mục tiêu đó

c) Lập kế hoạch học tập

Lập kế hoạch học tập là quá trình người học thiết kế một chương trình học tập được dự báo là tối ưu và khả thi, để hoàn thành một mục đích học tập cho một thời gian học tập xác định, dựa trên cơ sở xác định đúng cả về số lượng và chất lượng của các mục tiêu học tập và các nguồn lực và điều kiện sẵn có và cần có, giúp lựa chọn các biện pháp phù hợp, đảm bảo đi đến kết quả học tập cuối cùng một cách hiệu quả

1.3.2.Vai trò của kế hoạch

Lập kế hoạch là bước đầu tiên, là công đoạn quan trọng của một quá trình và là tiền đề và cơ sở để thúc đẩy hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu

đề ra Kế hoạch cho biết các phương hướng hoạt động trong tương lai, tránh được sự lãng phí nguồn lực, hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu đã đề ra

Trang 31

Đối với học sinh, nếu học sinh không có kế hoạch học tập cho bản thân mình thì họ không thể xác định được rõ mối quan hệ giữa các mục tiêu cần phải đạt tới với năng lưc thực tế của mình Không có kế hoạch học tập, học sinh sẽ không có thời gian biểu cho các hoạt động của mình, không có được các điểm tựa để nỗ lực và cố gắng hết mình đạt được các mục tiêu học tập Không có kế hoạch học tập, việc đạt được mục tiêu học tập của mỗi học sinh sẽ

là không cao, thậm chí không thể đạt được kết quả và hiệu quả mong muốn

Vì vậy, kế hoạch học tập đối với học sinh đóng nhiều vai trò quan trọng như sau:

- Dẫn đường cho những quyết định và hành động của học sinh

- Thúc đẩy học sinh hành động và quản lí bản thân

- Giúp học sinh chủ động quản lí thời gian của bản thân

- Là cơ sở cho việc đánh giá sự tiến bộ của học sinh

- Kế hoạch học tập thúc đẩy kết quả học tập cao

1.3.3.Các thành tố của kĩ năng lập kế hoạch

Lập kế hoạch học tập là một trong những kĩ năng quan trọng giúp học sinh quản lí quá trình học tập, quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình, đem lại kết quả cao trong học tập Tuy nhiên, kĩ năng lập kế hoạch học tập không phải là một kĩ năng giản đơn, mà là một kĩ năng phức hợp gồm nhiều kĩ năng bộ phận cấu thành

a) Kĩ năng nhận diện bản thân và các điều kiện học tập

Nhận diện bản thân và các điều kiện học tập là kĩ năng đầu tiên để lập

kế hoạch học tập Cụ thể, kĩ năng này gồm: Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu,

cơ hội, thách thức của mình và các điều kiện của nhà trường Trên cơ sở đó, học sinh xác định mục tiêu học tập, xác định lộ trình, tiến độ học tập…cho phù hợp với năng lực và nhu cầu học tập của mình

b) Kĩ năng xác định mục tiêu học tập

Trang 32

Mục tiêu học tập là kết quả dự kiến mà người học đặt ra để phấn đấu và

có khả năng đạt được nó trong quá trình học tập của mình

Mục tiêu học tập thường được chia làm 2 loại chính: Mục tiêu ngắn hạn

và mục tiêu dài hạn Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu người học sớm đạt được, ví

dụ như việc hoàn thành bài tập về nhà hoặc đọc trước bài hôm sau Còn mục tiêu dài hạn là những mục tiêu mà người học phải ước tính mất một khoảng thời gian kha khá mới đạt được; ví dụ đạt điểm cao trong kì thi cuối kì

Dù là mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn, học sinh phải biết rõ điều quan trọng mà mình đề ra, cần nêu rõ những điều sẽ làm, khi nào thực hiện và phải chú ý các phương diện sau đây:

- Thứ tự ưu tiên các mục tiêu: Xác định mức độ quan hệ giữa các mục tiêu với nhau và thứ tự hoàn thành chúng

- Mỗi mục tiêu mà người học đề ra cần đáp ứng được những yêu cầu SMART: Cụ thể; đo lường được; có khả năng đạt được; thực tế và có thời hạn

c) Kĩ năng xác định nội dung, công việc học tập và lựa chọn biện pháp thực hiện

 Kĩ năng xác định các việc cần phải thực hiện và lựa chọn biện pháp thực hiện ở giai đoạn quá trình học tập gồm: Cập nhật những môn học trong học kì cập nhật những việc cần làm ( học thêm, sinh hoạt trong ngày …); mục tiêu mà bản thân muốn đạt được; phân bố cụ thể thời gian cho từng môn học; sắp xếp công việc vào thời gian hợp lí; xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với mục tiêu đề ra; xem xét kết quả đạt được, bổ sung , sửa đổi, điều chỉnh cho hợp lí

 Kĩ năng xác định các việc cần phải thực hiện và lựa chọn biện pháp thực hiện ở giai đoạn kiểm tra gồm: Cập nhật các bài kiểm tra cần đạt; xác định nội dung cần học của các môn đó; xác định thời gian phù hợp với khối lượng kiến thức cần phải học

Trang 33

 Kĩ năng xác định các việc cần phải thực hiện và lựa chọn biện pháp thực hiện ở giai đoạn thi cuối kì gồm: Sắp xếp hợp lí thời gian và khối lượng bài học của mỗi môn học; dự trù được khoảng thời gian cần thiết cho mỗi môn thi

d) Kĩ năng thời gian biểu học tập

Thời gian biểu là quy trình sắp xếp và sử dụng thời gian hiệu quả để giảm thiểu căng thẳng, tăng cường hiệu quả làm việc Đó cũng là một trong những công cụ quản lí thời gian hiệu quả nhất để quản lí thời gian của mình Lập thời gian biểu là một quá trình gồm 4 bước:

 Nhận diện tổng thời gian đang có

 Xác định những công việc phải làm

 Lập thời gian biểu theo ưu tiên gấp và các hoạt động thường nhật

 Dự tính thời gian dư để dự trữ cho các hoạt động

e) Kĩ năng viết ra kế hoạch học tập

Ngoài việc vẽ biểu đồ cho kế hoạch, còn nên viết ra đầy đủ, bản kế hoạch này không cần thật tỉ mỉ nhưng nên liệt kê tất cả mọi điều dự định làm, theo dạng nào thuận tiện nhất Ngoài ra, bản kế hoạch được viết ra sẽ là vật nhắc nhở và có thể là một bản liệt kê để kiểm tra sau này

h) Kĩ năng thực hiện kế hoạch học tập

Động lực tự thân là một phần sống còn để thực hiên kế hoạch Có nhiều nhân tố góp phần thúc đẩy thực hiện những việc cần làm Có thể chia nhỏ mọi điều cần làm thành những nhiệm vụ đơn giản Khi được phân thích thành những dạng đơn giản nhất, không có nhiệm vụ nào là khó khăn cả

i) Kĩ năng theo dõi đánh giá và điều chỉnh kế hoạch

Theo dõi, đánh giá nhằm hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu, phát hiện những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện mục tiêu để có những điều chỉnh sao cho phù hợp Việc theo dõi đánh giá này, sẽ giúp cho học sinh tránh

Trang 34

được những hạn chế của việc phân tích và giúp bản kế hoạch khoa học và khả thi hơn

Trong quá trình thực hiện mục tiêu, phải thường xuyên giám sát năng lực cá nhân của mình, những nguồn lực mà mình có và hợp lí của mục tiêu Chỉnh sửa kế hoạch khi hoàn cảnh thay đổi

1.3.4 Các mức độ phát triển kĩ năng lập kế hoạch

Trên cơ sở kế thừa và phát triển quan điểm của các tác giả đi trước và căn cứ vào 3 tiêu chí chủ yếu: Tính đúng đắn của các thao tác, tính thành thạo của các thao tác và tính hiệu quả của việc thực hiện hoạt động, chúng tôi cho rằng có thể kĩ năng lập kế hoạch theo 5 mức độ phát triển như sau:

Mức độ 1: Chưa thực sự có kĩ năng lập kế hoạch Ở mức độ này, học sinh mới chỉ có được một số thao tác để thực hiện hoạt động nhưng chưa chính xác, học sinh mới dừng ở mức độ “nhận biết”, mà chưa đủ sức tự lập một kế hoạch

Mức độ 2: Có kĩ năng lập kế hoạch ở mức độ thấp Ở mức độ này, học sinh dã thể hiện đúng đắn các thao tác để lập kế hoạch học tập, có một vài kĩ năng riêng lẻ (xác định mục tiêu học tập, xác định các công việc học tập…) Các thao tác lập kế hoạch học tập còn chưa có tính hệ thống, chưa thể hiện thành thạo và hoạt động lập kế hoạch học tập đạt kết quả thấp

Mức độ 3: Có kĩ năng lập kế hoạch ở mức độ trung bình Ở mức độ này, học sinh thể hiện tương đối đầy đủ các thao tác để thực hiện hoạt động lập kế hoạch học tập, đã lập được các kế hoạch học tập đáp ứng được yêu cầu

cơ bản nhưng chưa đủ thành thạo, vững chắc

Mức độ 4: Có kĩ năng lập kế hoạch ở mức độ khá Ở mức độ này, học sinh thể hiện gần như đầy đủ, có tính tổng thể, thường xuyên, đúng đắn, bắt đầu có sự thuần thục các thao tác để lập kế hoạch học tập ở mức khá thạo nhưng tính linh hoạt chưa cao, chưa chủ động, sáng tạo

Trang 35

Mức độ 5: Có kĩ năng lập kế hoạch ở mức độ cao Ở mức độ này, học sinh đã có đầy đủ các thao tác để thực hiện lập kế hoạch học tập, thể hiện các thao tác một cách đúng đắn, thành thạo, sáng tạo, trở thành kĩ năng sống

1.3.5 Đề xuất rubric đánh giá kĩ năng lập kế hoạch của học sinh

a) Khái niệm và đặc điểm của rubric

Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã đưa ra những quan niệm và định nghĩa khác nhau về rubric Tuy nhiên, dù diễn giải theo những

cách khác nhau nhưng đều thống nhất ở quan điểm: “Rubric là một công cụ

đánh giá kết quả làm việc dựa vào các tiêu chí xác định trước và có phân loại theo các thứ bậc xếp hạng cho từng tiêu chí” [7] Chúng tôi quan niệm rubric

là một tập hợp các tiêu chí (được cụ thể hóa thành các chỉ số hay các biểu hiện hành vi có thể quan sát được, đo đếm được) thể hiện mức độ đạt được của mục tiêu học tập và được sử dụng để đánh giá hoặc thông báo về sản phẩm, năng lực thực hiện hoặc quá trình thực hiện của người học

Theo các tài liệu mà tác giả nghiên cứu, rubric bao gồm các đặc điểm sau:

- Được viết theo cái mà học sinh có thể hiểu được

- Xác định và mô tả chất lượng của bài viết

- Chỉ ra những điểm yếu thường gặp trong bài viết của học sinh và đề

Trang 36

Bảng 1.2 Một số tiêu chí đánh giá nhận thức của học sinh về nội dung cơ bản

Xác định được các mục tiêu cần đạt nhưng chưa rõ ràng

Xác định cụ thể, rõ ràng, chi tiết các mục tiêu cần đạt của kế hoạch

Trình tự các

công việc phải

làm

Lúng túng trong việc sắp xếp các trình tự công việc phải làm

Dự kiến được trình

tự các công việc phải làm nhưng chưa hợp lí

Xác định các trình

tự công việc phải làm hợp lí, khoa học, rõ ràng;

thuyết phục được giáo viên

Quỹ thời gian

để thực hiện

Chưa sắp xếp được

kế hoạch đúng thời lượng quy định

Quỹ thời gian của cả

kế hoạch được đảm bảo, nhưng chưa phân bố thời gian giữa các hoạt động không phù hợp

Thời gian của các hoạt động trong kế hoạch được phân

bổ hợp lí, cụ thể, khoa học; đảm bảo tiến độ của toàn kế hoạch

Dự kiến các

phương án để

thực hiện

Chưa đưa ra được các phương án thực hiện

Đề xuất được một số phương án thực hiện nhưng còn chưa phù hợp, khả thi

Đưa ra các phương

án thực hiện cụ thể, hợp lí, sáng tạo đật được các mục tiêu học tập Khả năng thay

đổi, điều chỉnh

kế hoạch

Không thể thay đổi, điều chỉnh bản

kế hoạch

Có thể thay đổi, điều chỉnh bản kế hoạch nhưng khó

Dễ dàng thay đổi, điều chỉnh bản kế hoạch theo nhiều

Trang 37

Các tiêu chí Các mức độ nhận thức

thực hiện phương án

1.4 Dạy học chủ đề Thống kê ở trường THPT

1.4.1 Vai trò, ý nghĩa của Thống kê

a)Vai trò và ý nghĩa của Thống kê trong đời sống thực tiễn

Hiện nay, thống kê nói riêng và khoa học xác suất thống kê nói chung

có mặt ở hầu hết các lĩnh vực như: y học, vật lý học, kinh tế học, sinh học…

Ta không khó để bắt gặp các bài báo, các thông tin trên truyền hình có sử dụng biểu đồ hay các số liệu thống kê để từ đó đưa ra các nhận xét, dự báo cho các kết quả, các khả năng có thể xảy ra Từ đó, đưa ra phương hướng điều chỉnh sao cho phục vụ tốt nhất lợi ích của con người Chính vì vây, V.I LeNin đã đánh giá rất cao vai trò của Thống kê: “ Thống kê kinh tế - xã hội là một trong những vũ khí hùng mạnh nhất để nhận thức xã hội”

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta bắt gặp những hiện tượng không chắc chắn như: Dự báo thời tiết, tỉ lệ gia tăng dân số, doan số bán hàng của một doanh nghiệp trong tháng tới Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của nó Nói cách khác, Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng

để thu thập, xử lý và phân tích các con số của hiện tượng để tìm hiểu bản chất

và tính quy luật vốn có của chúng trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể Một ví dụ điển hình về ý nghĩa của Thống kê trong đời sống: Hiện tại, dịch bệnh Covid 19 đang bùng phát trên toàn thế giới trong suốt những ngày qua Chính vì vậy, hàng ngày các số liệu thông kê về số người mắc bệnh; số người tử vong; số người khỏi bệnh được thống kê liên tục và kịp thời để từ đó chính phủ các nước đưa ra được các biện pháp phòng chống dịch tốt và hiệu quả nhất

Trang 38

Hình 1.1 Số liệu thống kê tình hình dịch bệnh Covid 19 của quốc gia vùng

lãnh thổ có từ 30.000 người mắc trở lên

Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của Thống kê với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi đất nước

b) Vai trò và ý nghĩa của Thống kê trong môn Toán chương trình phổ thông

Việc tăng cường ứng dụng thống kê trong giảng dạy ở trường phổ thông là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Nội dung này giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa Toán học và đời sống, ý nghĩa của toán học giúp ích gì cho các hoạt động thực tiễn Từ đó học sinh thấy được vẻ đẹp của thống kê nói riêng và toán học nói chung

Các nhà giáo dục trên thế giới đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của nội dung xác suất thống kê nên ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, nội dung xác suất thống kê nói chung hay thống kê nói riêng đã được đưa vào chương trình giảng dạy của học sinh Trong vòng trên dưới 100 năm qua,

Trang 39

thống kê đã nhanh chóng tiến vào tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và

đã tạo nên những bộ môn nghiên cứu mới như: Sinh trắc học, Tâm lý trắc học, Nhân trắc học v.v…

Ở Việt Nam, các nhà giáo dục học cũng đã khẳng định vị trí, vai trò của xác suất thống kê trong chương trình học môn Toán ở phổ thông Tác giả

Nguyễn Bá Kim từng nói “Thống kê Toán và Lý thuyết xác suất lại có nhiều

khả năng trong việc góp phần giáo dục thế giới khoa học cho học sinh Bởi vậy ngay từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, những kết quả nghiên cứu của các nhà Toán học và Sư phạm trên thế giới đã khẳng định một số tri thức cơ bản của Thống kê toán và Lý thuyết xác suất phải thuộc vào học vấn phổ thông”[5]

Chính vì vậy, việc giảng dạy Thống kê nói riêng và Xác suất thống kê nói chung cần được đưa vào chương trình học từ cấp tiểu học cho đến đại học

ở hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam Giáo viên cần có phương pháp giảng dạy phù hợp sao cho phát huy và làm nổi bật được hết vai trò ý nghĩa của chủ đề này, từ đó giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa Toán học với đời sống thực tiễn, có niềm yêu thích với môn Toán

1.4.2 Kiến thức Thống kê trong chương trình Toán phổ thông

a) Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành

Thống kê đã được đưa vào chương trình giáo dục từ tiểu học nhưng phải đến lớp 7 các kiến thức này mới được trình bày thành một chương hoàn chỉnh, có khái niệm và định nghĩa rõ ràng, cụ thể Bảng sau trình bày kiến thức thống kê trong toàn bộ hệ thống giáo dục từ tiểu học đến hết trung học phổ thông hiện nay như sau:

Trang 40

Bảng 1.3 Mạch kiến thức thống kê theo chương trình giáo dục phổ thông

“*”: Nội dung thống kê được trình bày thành chương hoàn chỉnh

Ở chương trình Đại số lớp 7 học sinh đã được học những khái niệm cơ bản liên quan đến bảng số liệu thống kê Đó là đơn vị điều tra, kích thước mẫu, dấu hiệu điều tra, mẫu số liệu, các giá trị của dấu hiệu, tần số, mốt của dấu hiệu

Ở chương trình Đại số lớp 10, có chương 5: Thống kê Mạch kiến thức

sẽ đi theo 3 phần chính đó là:

- Bảng thống kê số liệu

- Biểu đồ

- Các đặc trưng của mẫu số liệu

Kiến thức về phần bảng thống kê số liệu được trình bày trong hai bài: Bài 1: Bảng phân bố tần số, tần suất

Khi học bài này học sinh sẽ được học về:

 Thu thập số liệu, bảng thống kê số liệu

 Dấu hiệu, giá trị dấu hiệu, tần số, tần suất

Ngày đăng: 29/03/2021, 16:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương (2011), Dạy học dự án từ lí luận đến thực tiễn,Tạp chí Khoa học Đại học sƣ phạm Thành phố HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học dự án từ lí luận đến thực tiễn
Tác giả: Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương
Năm: 2011
3. Trần Việt Cường (2012), Tổ chức dạy học theo dự án học phần phương pháp dạy học môn Toán góp phần rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Toán, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy học theo dự án học phần phương pháp dạy học môn Toán góp phần rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Toán
Tác giả: Trần Việt Cường
Năm: 2012
4. Trần Văn Hạo, Vũ Tuấn, Doãn Minh Cường, Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Tài (2013), Đại số 10 (Sách giáo viên). Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại số 10 (Sách giáo viên)
Tác giả: Trần Văn Hạo, Vũ Tuấn, Doãn Minh Cường, Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Tài
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2013
5. Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm
Năm: 2011
6. Bùi Ngọc Lâm (2014), Phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Tác giả: Bùi Ngọc Lâm
Năm: 2014
7. Nguyễn Thành Bảo Ngọc (2018), Rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bản của học sinh Trung học phổ thông, Tạp chí Khoa học – Trường Đại học sƣ phạm Thành phố HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bản của học sinh Trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thành Bảo Ngọc
Năm: 2018
8. Trần Thị Hà Phương (2018), Dạy học theo dự án một số chủ đề toán rời rạc cho học sinh chuyên toán, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, trường đại học Sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Dạy học theo dự án một số chủ đề toán rời rạc cho học sinh chuyên toán
Tác giả: Trần Thị Hà Phương
Năm: 2018
10. Nguyễn Thị Diệu Thảo, Nguyễn Văn Cường (2004), Dạy học theo dự án – một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên, Tạp chí giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học theo dự án – một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên
Tác giả: Nguyễn Thị Diệu Thảo, Nguyễn Văn Cường
Năm: 2004
11. Trần Hoàng Yến (2012), Vận dụng dạy học theo dự án trong môn Xác suất thống kê ở trường đại học (chuyên ngành kinh tế kĩ thuật), Luận án Tiến sĩ Giáo dục học , Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.Danh mục tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng dạy học theo dự án trong môn Xác suất thống kê ở trường đại học (chuyên ngành kinh tế kĩ thuật)
Tác giả: Trần Hoàng Yến
Năm: 2012
12. Stephenie Bell (2010), Project Based Learning for the 21st century-skills for the furtures, Routledge Taylor & Francis Group Sách, tạp chí
Tiêu đề: Project Based Learning for the 21st century-skills for the furtures
Tác giả: Stephenie Bell
Năm: 2010
13. Joan Gafield, Andrew Ahlgren (2014), Difficulties in learning basic concepts in Probability and Statistics Implications for Research, University of Minesota Sách, tạp chí
Tiêu đề: Difficulties in learning basic concepts in Probability and Statistics Implications for Research
Tác giả: Joan Gafield, Andrew Ahlgren
Năm: 2014
14. Ronald Gross, (2007), “Học tập đỉnh cao” (Peak learning), Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập đỉnh cao
Tác giả: Ronald Gross
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2007
15. David Moursund (2003), Project – Based learning using with ICT, Eugene Oregon – Washington DC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Project – Based learning using with ICT
Tác giả: David Moursund
Năm: 2003
16. Norman.G.R., Schidmith.H.G (1992), The phychological basis of problem – based learning; a review of the evidence academic medicine,volume 67, issue 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The phychological basis of problem – based learning
Tác giả: Norman.G.R., Schidmith.H.G
Năm: 1992
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông (môn Toán) Khác
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w