1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

17 2,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 220 KB

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong chương trình ngữ văn THCS phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản . Tập làm văn là một trong ba phân môn của môn ngữ văn. Đây là môn học mang tính chất thực hành tổng hợp. Làm văn là vận dụng kết quả tổng hợp của việc học tập hai môn văn học và Tiếng Việt để tạo lập văn bản. Sách giáo khoa hiện hành đã biên soạn theo tinh thần đổi mới: Tích hợp 3 phân môn trong một bài học. Sự tích hợp này đòi hỏi tất cả các phân môn đều phải có sự thay đổi trong cách dạy học nhằm đạt kết quả cao nhất. Nhiệm vụ chủ yếu của tập làm văn trong nhà trường là rèn luyện các kĩ năng làm văn : Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn … thành thục các kĩ năng này học sinh sẽ viết được bài văn rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ ý, đúng yêu cầu của từng kiểu văn bản. Lập dàn ý là một thao tác tư duy rất quan trọng nhằm định hướng cho hành động. Kĩ năng làm dàn bài cần cho tất cả những ai muốn truyền đạt (viết hoặc nói ) một vấn đề nào đó cho mọi người biết. Chính vì vậy mà Gớt- tơ nhà văn nổi tiếng của Đức đã quả quyết "Tất cả đều phụ thuộc vào bố cục ". Còn Đôx-tôi-ep-xki nhà văn Nga thế kỉ XIX lại ao ước " Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt trên mỡ ". Trong phạm vi nhà trường phổ thông kĩ năng này rất cần cho học sinh để làm bất kì bài văn nào. Thực tế cho thấy chương trình văn 6 trước đây có những tiết học dành riêng cho việc lập dàn ý . Mỗi kiểu văn bản đều có 1- 2 tiết rèn luyện kĩ năng này. Thế nhưng chương trình Ngữ văn 6 hiện nay nói riêng và chương trình Ngữ văn THCS nói chung không có các tiết riêng để dạy lập dàn ý mà việc lập dàn ý được dạy gộp với các bài về: Cách làm bài văn …. Vì vậy kĩ năng lập dàn ý của học sinh hiện nay cũng rất hạn chế. Khi quan sát các em làm bài kiểm tra tôi thấy nhiều em thường bỏ qua khâu lập dàn ý. Gặp một đề văn các em chỉ bỏ ra một vài phút để đọc đề rồi cắm cúi viết . Chính vì vậy trong bài viết của các em việc sắp xếp ý rất lộn xộn, nhiều ý trùng lặp hoặc thiếu ý … Có nhiều trường hợp học sinh phát hiện thiếu ý muốn " quay lại " để bổ sung nhưng không kịp nữa đành viết thêm vào rồi ghi bổ sung làm bài viết rời rạc chắp vá hoặc bỏ hẳn ý đó. Đôi khi nó lại là phần rất quan trọng . Từ những lí luận và thực tiễn trên, một vấn đề đặt ra với phân môn tập làm văn là : Cần giúp học sinh có kĩ năng lập dàn ý nhằm nâng cao kĩ năng làm văn cho các em nhất là từ khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học . Vấn đề rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Vả lại trong sách giáo khoa, mỗi kiểu văn bản đều có yêu cầu thực hành lập dàn ý. Nhưng học sinh lớp 6 không giống như học sinh các lớp 7, 8, 9, các em mới chuyển từ tiểu học lên vì vậy các kĩ năng làm bài đặc biệt là kĩ năng lập dàn ý còn kém. Là người trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, tôi luôn luôn trăn trở về vấn đề: Làm thế nào để học sinh lớp 6 nhanh chống có được kĩ năng lập dàn ý và viết được bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc. Qua tìm tòi, vận dụng và thực 1 nghiệm trong quá trình dạy học tôi xin phép được trình bày kinh nghiệm "Phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6" II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Sáng kiến này được nghiên cứu nhằm mục đích giúp cho học sinh dễ hình dung ra các bước và thao tác lập dàn ý cho đề văn trước khi viết bài văn, từ đó định hướng đủ và đúng các ý sẽ trình bày trong một bài văn. Ngoài ra, qua việc nghiên cứu tôi sẽ tìm tòi, học hỏi và nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, đồng thời qua đây cũng muốn trao đổi với đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất, phù hợp với tình hình thực tế ở từng đơn vị để từ đó có những biện pháp hỗ trợ kịp thời trong quá trình dạy học tập làm văn nhằm nâng cao chất lượng tạo lập văn bản cho học sinh. III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Ở sáng kiến kinh nghiệm này chủ yếu tập trung vào đối tượng nghiên cứu là “phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý” để tìm ra giải pháp hỗ trợ trong quá dạy học tập làm văn một cách có hiệu quả. IV- KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIấN CỨU: 1. Khách thể nghiên cứu: Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, người viết hướng vào khách thể để nghiên cứu là “quá trình học tập làm văn của học sinh lớp 6 trường THCS Mỹ Phước”. 2. Phạm vi nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, sáng kiến này chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng của quá trình lập dàn ý trước khi triển khai viết một bài văn của học sinh lớp 6, từ đó đề xuất biện pháp để rèn kỉ năng lập dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết trước khi thực hiện viết một bài văn. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Khảo sát thực tế: khảo sát thực trạng trước khi áp dụng biện pháp và kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp - Phân loại phân tích: phân loại đối tượng để phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng, phân loại và phân tích cơ sở lý luận để làm căn cứ cho quá trình xây dựng các giải pháp. - Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các cơ sở lý thuyết dựa vào các ngồn tài liệu… Trang 2 B PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Cơ sở lý thuyết Luật Giáo dục, Điều 28.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; phù hợp với từng lớp học, môn học ” điều đó cho thấy nguyên tắc giáo dục phải dựa trên mục tiêu và nguyên lý giáo dục. Tuy nhiên trong quá trình dạy học một phần bị ảnh hưởng bởi đặc điểm thực trạng của đối tượng học sinh (HS) theo từng lớp học, theo từng môn học. Đối với việc học môn Ngữ văn của HS trung học cơ sở (THCS) cần phải phát huy tối đa sự sáng tạo cho các em, nhất là kỷ năng cảm thụ sáng tạo một văn bản nghệ thuật, từ việc tìm hiểu văn bản nghệ thuật HS tiếp tục phải chủ động và sáng tạo trong việc tạo lập một văn bản nghệ thuật (tập làm văn) như thế mới phát huy được kỷ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành. Nhưng đối với HS lớp 6 thì việc tạo lập một văn bản trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức thì rất là khó. Bởi vậy rất cần thiết phải định hướng cho các em biết cách xây dựng một dàn ý hoàn hảo trước khi tạo lập một văn bản theo yêu cầu. Bài tập làm văn, thực chất vẫn là một văn bản giao tiếp gián tiếp với một đối tượng cụ thể (ngầm ẩn). Nó vẫn phải trả lời được các câu hỏi mà Bác Hồ đã thu gọn lại: Viết cái gì? Viết cho ai? Viết để làm gì? Tất cả các lý thuyết và kinh nghiệm tạo lập một văn bản được đưa vào một kế hoạch làm văn, trong kế hoạch đó nhất thiết phải trải qua bước lập dàn ý để thâu tóm hết những lý thuyết và kinh nghiệm của người viết. Qua dàn ý HS cũng có thể kiểm tra xem định hướng viết bài của mình đã phù hợp chưa, đã trả lời được các câu hỏi: Viết cái gì? Viết cho ai? Viết để làm gì? hay chưa. Như vậy để môn tập làm văn thực sự là môn học thực hành, để bài viết của HS thực sự có chất lượng, chúng ta rất cần hướng dẫn HS từ nhận thức về mục đích đến giải quyết các vấn đề cụ thể về phương pháp lập dàn ý trước khi viết bài văn. 2. Cơ sở thực tiễn Trong phân môn Tập làm văn (TLV) 6 các em được học 2 kiểu văn bản chính là là tự sự và miêu tả. Trong mỗi kiểu văn bản đó chương trình đã phân phối rất cụ thể các tiết tìm hiểu lý thuyết (từ 1 đến 2 tiết); sau đó là các tiết thực hành, luyện tập (2 đến 3 tiết – kể cả tiết luyện nói); sau nữa là khâu kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh thông qua tiết bài viết (2 tiết). Trong thời lượng phân phối trên các em đều được tìm hiểu và trải qua khâu lập dàn ý, tuy nhiên chương trình chưa dành riêng cho các em một tiết hướng dẫn lập dàn ý hoặc luyện tập lập dàn ý cụ thể. Vì vậy khi giáo viên xây dựng trọng tâm kiến thức (kiến thức chuẩn) không đi sâu nhiều vào việc hướng dẫn cho học sinh các bước lập dàn ý chi tiết theo một trình tự vào thao tác khoa học. Vì lập dàn ý rất quan trọng mà nhiều HS không chú trọng đến điều này. Đa số các em viết theo những gì mình nghĩ trong đầu, nghĩ tới đâu là viết tới đó. Ví dụ bài văn có thể được chia thành 10 ý chính, những các bạn không ghi rõ ràng ra, không Trang 3 phân chia thành các luận điểm, luận cứ nên khi viết theo mạch cảm xúc thì các bạn sẽ bỏ quên rất nhiều ý. Lúc đó bài văn sẽ: + Ngắn, thiếu ý hoặc bỏ sót ý. + Bố cục không tương thích, ý rời rạc xa trọng tâm của đề. + Phân chia không hợp lý giữa các luận điểm và luận cứ. + Trình tự sắp xếp giữa các đoạn không liên kết với nhau . Thực tế chỉ cần bỏ 5-10 phút thiết lập cho mình một dàn ý, thế là các em đã có một cơ sở để phát triển bài văn hoàn chỉnh mà không lo sợ lạc đề, bỏ sót những ý chính. Một khoảng thời gian nhỏ đó cũng đủ để HS hoàn thành một bài văn theo đúng bố cục và thang điểm của giáo viên đưa ra. Làm Văn mà không lập dàn ý thì giống như làm nhà mà không có thiết kế, bản vẽ trước ( Cho dù là nhà cấp 4!). Chỉ cần thiết lập dàn ý cơ bản, sau đó sắp xếp ý ( Ý nào trình bày trước, ý nào trình bày sau ) thì lúc đó bài văn sẽ hay hơn, suôn sẻ hơn, không rơi vào lủng củng, lạc đề. Trong quá trình làm nếu phát hiện thêm ý nào thì ghi thêm Bài văn dù ngắn hay dài thì cũng dựa trên bố cục ba phần. Có thể HS đã nắm chắc nội dung của tác phẩm thì có thể dàn ý đã ở trong đầu, tuy nhiên bài văn sẽ mang tính khuôn mẫu, rập khuôn và kết quả là không hay. Vậy nên sáng kiến này mong muốn cao nhất là học sinh sẽ làm bài với một phương pháp khoa học, hiệu quả và đạt điểm cao. II. THỰC TRẠNG 1. Kết quả khảo sát thực tế (HS khối 6 trường THCS Mỹ Phước năm học 2009- 2010) - Khảo sát thói quen lập dàn ý với câu hỏi “Em có thường xuyên lập dàn ý trước khi làm văn không ?” cho kết quả như sau: Bảng 1: Số học sinh Trả lời Thường xuyên Thỉnh thoảng Không 153 30 37 86 100% 19,6% 24,2% 56,2% - Khảo sát kỷ năng lập dàn ý của học sinh ( Khảo sát qua bài làm của học sinh: Thời gian làm bài 15 phút ) với câu hỏi “Hãy lập dàn ý cho đề bài sau: kể về một thầy (cô) giáo mà em yêu thích nhất” Bảng 2: Tổng số học sinh Kết quả Dàn ý đạt yêu cầu Dàn ý không đạt yêu cầu Số lượng % Số lượng % 153 71 46.4 82 53.6 Trang 4 - Thống kết quả viết bài tập làm văn của học sinh (thống kê dựa trên kết quả bài tập làm văn số 3 với đề bài “Em hãy kể về một thầy (cô) giáo mà em yêu thích nhất”) Bảng 3: TSH S Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 153 8 5,2% 30 19,6% 87 57% 21 13,7 7 4,5% 2. Phân tích số liệu của thực trạng - Qua kết quả điều tra ( Bảng 1) chúng ta thấy bỏ qua khâu lập dàn ý là tình trạng thường gặp trong học sinh hiện nay, hầu hết các em đều xem nhẹ khâu lập dàn ý vì cho rằng đi thi các thầy giáo, cô giáo chỉ chấm điểm bài viết chứ không ai yêu cầu phải nộp dàn ý. Mặt khác khi phỏng vấn một số học sinh cho rằng: “nếu tiến hành lập dàn ý trước khi thực hiện một bài viết thì sẽ lãng phí thời gian”, một số học sinh khác lại cho biết: “em không quen lập dàn ý, em thấy lập dàn ý khó hơn viết một bài văn nên khi yêu cầu viết bài văn em suy nghĩ tới đâu thì viết tới đó. Thực trạng này đã khiến cho kết quả bài viết các em kém chất lượng. Trong số học sinh có bài viết yếu kém ở trên (bảng 3) đều không lập dàn ý trước khi viết bài. Vì vậy bài viết của các em đa số mắc lỗi lặp ý, lỗi lô gích (sắp xếp thứ tự diễn đạt các ý không hợp lý), lỗi thiếu ý Những lỗi này sẽ không thường mắc phải nếu triển khai xây dựng một bài văn dựa trên một dàn ý đã lập sẵn - Qua khảo sát bài làm cụ thể (Bảng 2), tôi thấy các em đã cố gắng lập dàn ý nhưng số học sinh từ trung bình trở lên còn thấp . Cá biệt một số em không hề biết lập dàn ý ( viết ngay thành các đoạn văn, hoặc chỉ nêu được một vài ý sắp xếp và trình bày rất lộn xộn ). Khi giáo viên yêu cầu các em lập dàn ý trước khi viết bài, các em vẫn thực hiện (nếu giáo viên bắt buộc thì mới lập dàn ý) chứ không có tinh thần tự nguyện, và khi lập dàn ý thì chỉ qua loa vì không biết cách tìm ý, sắp xếp các ý Từ đó dẫn tới việc vừa mất thời gian, vừa không hiệu quả cho nên kết quả bài viết vẫn thấp (Bảng 3) 3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng Từ kết quả khảo sát, phỏng vấn và điều tra cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng học sinh không lập dàn ý hoặc lập dàn ý không đạt yêu cầu trước khi viết bài là: - Thói quen của học lớp 6: Đọc đề rồi làm bài ngay không cần lập dàn ý. - Không biết làm thế nào để huy động ý , lúng túng khi sắp xếp ý. - Thời gian dành cho việc rèn luyện kĩ năng này còn hạn chế. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Giáo viên giúp học sinh nắm được đặc điểm, yêu cầu của một dàn ý : a. Tìm hiểu một số khái niệm: Trang 5 Đây là việc làm cần thiết. Giáo viên cần cho học sinh hiểu được : Dàn ý chính là cái khung, sườn của bài văn, dàn ý giúp cho người viết có định hướng không bị lạc đề , không bị thiếu ý khi viết …Ngoài ra giáo viên còn phải giúp học sinh hiểu khái niệm về dàn ý , phân biệt được dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết để từ đó các em xác định được khi nào cần làm dàn ý đại cương , khi nào làm dàn ý chi tiết .Tôi thường làm công việc này vào tiết học đầu tiên có liên quan đến rèn kĩ năng làm dàn ý . Đó là tiết : "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự "(Ngữ văn 6 tập 1) . Mặc dù không có nhiều thời gian nhưng bao giờ tôi cũng phải dành 5-7 phút để hỏi học sinh các câu kiểu như: - Em hiểu lập dàn ý là gì ? Sau khi học sinh trả lời tôi sẽ chốt lại ý : Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trật tự thích hợp và xác định mức độ trình bày mỗi ý theo tỉ lệ thoả đáng ( Việc gì kể trước, việc gì kể sau, việc gì nên nhấn mạnh, việc gì chỉ lướt qua để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết) . - Thế nào là dàn ý đại cương ? Khảo sát qua bài làm của học sinh: Thời gian làm bài 15 phút ) Sau khi học sinh trả lời tôi sẽ chốt lại ý: Dàn ý đại cương là dàn ý chỉ ghi hệ thống những đề mục lớn nhất , những ý chủ yếu nhất . Nhìn vào dàn ý đại cương người đọc thấy ngay nội dung của bài viết , xác định được người viết có bỏ sót yêu cầu của đề bài hay không . - Em hiểu dàn bài chi tiết như thế nào? Sau khi học sinh trả lời tôi sẽ chốt lại ý: Dàn ý chi tiết là dàn ý ngoài các ý lớn , ý chính còn có các ý nhỏ triển khai các ý chính , các chi tiết cụ thể hoá các ý lớn . Dàn ý chi tiết sẽ giúp chúng ta hình dung cụ thể hơn các bộ phận , các chi tiết của bài viết . Nắm chắc các khái niệm này, các em sẽ hiểu được rằng: dàn ý tốt là dàn ý bao quát được toàn bộ nội dung và phạm vi vấn đề do đề bài nêu ra . b. Hướng dẫn học sinh ghi đề mục trong dàn ý : Đề mục trong dàn ý thể hiện các ý lớn , ý nhỏ của bài văn . Mỗi dàn ý thường bao gồm một hệ thống các đề mục . Một điều cần được hết sức lưu ý là các mục đó phải được sắp xếp theo cùng một hệ thống tương ứng với nhau theo một trình tự chặt chẽ . Tôi thường hướng dẫn học sinh ghi các đề mục như sau : * Các đề mục phải theo cùng một hệ thống tương ứng . Ví dụ với đề bài: Kể lại truyện Thánh Gióng ( sách Ngữ văn 6, tập 1 ) bằng lời văn của em. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm dàn ý đại cương phần thân bài gồm các đề mục lớn như sau: I. Thời thơ ấu của Thánh Gióng. II. Thánh Gióng đánh giặc cứu nước. Trang 6 III. Thánh Gióng về trời. Tuỳ thuộc vào kiểu văn bản để sắp xếp hệ thống đề mục sao cho hợp lý. * Quy ước cách đánh số, các đề mục lớn nhỏ trong dàn ý: Nguyên tắc cơ bản là: Các đề mục cùng cấp bậc phải được ghi cùng một loại số thứ tự, các đề mục kế tiếp nhau phải được ghi bằng các hệ thống số thứ tự liên tiếp nhau không được cách quảng. Để học sinh tiện theo dõi, tôi thường lập hệ thống mô hình ký hiệu của một dàn bài cụ thể như sau: A. Mở bài: B. Thân bài: I …………. II …………… 1 … a ……… 1 … a ……. - ……… -……… - ……… - ……… b …… b ……. 2 ……… 2 …………. a……… a …… b ……… b …… C. Kết bài: c. Ngôn ngữ trong dàn ý: Nhìn vào mô hình trên ta thấy bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài có 2 ý lớn, mỗi ý lớn gồm 2 ý nhỏ (a,b), các ý nhỏ hơn được ghi bằng kí hiệu (-) . Học sinh lớp 6 rất lúng túng khi sử dụng ngôn ngữ trong dàn bài do không hiểu đặc điểm của nó nên viết ý thành các câu văn vì vậy dàn ý rất dài. Khắc phục tình trạng này, tôi thường chỉ cho học sinh biết lập dàn ý đại cương hay dàn ý chi tiết cách viết thông thường và phổ biến vẫn là ghi ý. Từ những đề mục lớn đến những ý nhỏ, đều nên viết theo lối thông báo vắn tắt. Thường gặp trong dàn ý các tập hợp từ cô đọng, các câu rút gọn…. Để các em hiểu và diễn đạt đúng khi lập dàn ý. Làm việc theo mô hình này là thể hiện một nếp làm việc khoa học tạo nên sự nhất quán trong cách suy nghĩ, chống lại sự tuỳ tiện, lộn xộn khi trình bày ý. 2. Phương pháp hướng dẫn học sinh lập dàn ý Quá trình lập dàn ý phải trải qua hai khâu: tìm ý và lập dàn ý. Đây là hai thao tác và cũng là hai kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh. Sẽ chẳng bao giờ có được một dàn bài hoàn chỉnh nếu không có ý và không biết sắp xếp các ý. a.Hướng dẫn học sinh tìm ý. Giáo viên hướng dẫn các em tìm ý bằng ba cách sau : a.1. Ghi nhanh các ý vừa nảy sinh ngay sau khi tìm hiểu đề. Trang 7 Thông thường trước một đề văn học sinh thường phải đọc tìm hiểu đề rồi mới thực hiện bước tìm ý. Theo lẽ thường tìm hiểu đề xong, ta lập tức có phản ứng. Hàng loạt ý xuất hiện một cách đột ngột chưa có hệ thống chặt chẽ. Những ý đó có khi rất độc đáo, sát, đúng với yêu cầu của đề, cũng có khi xa đề. Ta cần ghi các ý đó ngay nếu không có thể các ý này sẽ bị quên đi không bao giờ trở lại nữa. Ví dụ: Đề bài : Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa (SGK Ngữ văn 6, tập 1 ). Sau khi tìm hiểu đề học sinh đã liệt kê được hàng loạt ý như sau: - Chuyến đi Đầm Sen để lại nhiều ấn tượng khó phai. - Chuyến đi mở rộng tầm nhìn. - Nhiều hàng hoá và đồ lưu niệm được bày bán . - Được giải trí bằng nhiều trò chơi. - Dòng người tấp nập đủ mọi lứa tuổi. - Lí do được đi chơi xa. - Tâm trạng háo hức. - Có rất nhiều những điều mình chưa biết . Các ý này chưa có hệ thống nhưng nếu không ghi lại ta sẽ quên một trong các ý ngay sau đó. a.2. Tìm ý bằng cách đặt câu hỏi: Để tìm được các ý chính xác giáo viên cần hướng dẫn học sinh đặt những câu hỏi sao cho phù hợp với kiểu bài. Ví dụ : Đối với kiểu bài văn tự sự thì các câu hỏi tìm ý thường là: 1- Câu chuyện được mở đầu như thế nào? 2- Câu chuyện có bao nhiêu nhân vật và ai là nhân vật chính? 3- Nhân vật được giới thiệu như thế nào? 4- Câu chuyện có những sự việc chính nào? 5- Câu chuyện kết thúc ra sao ? 6- Số phận các nhân vật như thế nào? 8- Chủ đề câu chuyện là gì ? Tôi tin rằng học sinh sẽ tìm được những ý hay, độc đáo từ những câu hỏi trên. Vì thời gian dành cho tìm ý không nhiều khoảng 3 - 5 phút cho một đề trên lớp tôi thường hướng dẫn học sinh tìm ý một cách có hiệu quả bằng cách : Phân nhóm để học sinh thảo luận tìm ý. Với 8 câu hỏi như trên, tôi hướng dẫn học sinh như sau: Bước 1 : Phân nhóm ( 4 nhóm ). Bước 2: Thảo luận nhóm ( mỗi nhóm 2 câu hỏi ). Trang 8 Khi phân nhóm thảo luận tôi luôn lưu ý các vấn đề sau: - Quy định về thời gian. - Nội dung thảo luận giữa các nhóm không quá chênh lệch. Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Giáo viên ghi nhanh các ý lên bảng. Nếu thấy chưa đầy đủ yêu cầu các nhóm khác bổ sung. Như vậy chỉ khoảng 3 phút với sự góp sức của cả tập thể, một tập hợp ý phục vụ cho đề bài đã được xác lập. Các ý vừa tìm được chưa phải là hệ thống nên sau khi tìm ý ta đánh số thứ tự từ một đến hết để bước lập dàn ý được thực hiện thuận lợi. a.3. Tìm ý bằng cách làm các bài tập trắc nghiệm để lựa chọn ý : Đối với các em học sinh lớp 6, trước một đề bài có thể các em cũng không dễ dàng trong việc tìm ý . Để giúp các em biết tìm và lựa chọn ý chính xác tôi thường ra các bài tập dạng : Cho một tập hợp các ý ( Trong đó có ý đúng và cả những ý chưa đúng ) yêu cầu học sinh lựa chọn trong số các ý đó những ý phù hợp với đề bài . Ví dụ : Đề bài : Dựa vào các văn bản truyền thuyết (cổ tích) đã học , em hãy viết bài văn miêu tả một chàng hoàng tử theo tưởng tượng của em . ( Đề văn miêu tả sáng tạo lớp 6, tập2 ) Bài tập : Dựa vào các ý đã liệt kê sau đây em hãy chọn bằng cách đánh dấu (+) vào trước mỗi ý em cho là phù hợp . A. Thân hình mảnh mai. B. Thân hình cường tráng, đôi mắt sáng. C. Khuôn mặt dịu hiền, thanh tú. D. Cưỡi ngựa, vai đeo cung, tay cầm gươm. E. Dáng đi khoan thai . G. Da trắng như tuyết. H. Gương mặt vuông vức, cương nghị. I. Giọng nói ấm áp, tiếng cười hồn nhiên trong sáng. K. Chân đi giầy. M. Mái tóc điểm bạc. Căn cứ vào đối tượng miêu tả : Nhân vật hoàng tử học sinh sẽ dễ dàng điền nhanh dấu ( + ) vào trước các ý : B, D, E, H, I, K . Các bài tập dạng này rất thích hợp trong việc tìm ý cho những đề bài văn miêu tả sáng tạo hoặc những đề bài lạ với học sinh . b- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý. Trang 9 Lập dàn ý chính là sắp xếp các ý trong bài theo trật tự thích hợp. Vì vậy việc lập dàn ý trong bài văn cần đảm bảo tính hệ thống và phù hợp với tâm lý tiếp nhận của người đọc. Có trường hợp các ý phải được sắp xếp theo một trật tự bắt buộc bởi vì có giải quyết xong ý này mới đủ điều kiện giải quyết ý kia. Cũng có khi việc sắp xếp ý không bị gò bó theo hẳn một trật tự cố định nào. Cho nên giáo viên cần linh hoạt khi hướng dẫn. Tôi thường hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo các cách sau : b.1 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo mẫu. Hiện nay môn Ngữ văn 6 các kiểu văn bản sách giáo khoa đều đưa ra những dàn bài tham khảo. ví dụ: Bài Luyện nói kể chuyện hoặc Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường vv… Khi dạy các bài này tôi thường hướng dẫn các em học và làm theo mẫu. Theo tôi việc làm này đối với học sinh lớp 6 là cần thiết vì các em mới ở tiểu học lên kĩ năng lập dàn ý chưa được thành thạo cho nên các dàn ý tham khảo chính là sự " trợ giúp " cần thiết với các em.Tuy nhiên khi học và làm theo mẫu giáo viên cũng cần có những hướng dẫn cụ thể để tránh tình trạng sao chép mẫu giảm khả năng sáng tạo của học sinh. Ví dụ : Dựa vào dàn bài tham khảo mục 2. ( SGK Ngữ văn 6, tập 1 trang 77 ) em hãy lập dàn ý cho đề bài sau : Kể về gia đình mình. Trong sách giáo khoa đã có dàn bài mẫu với các nội dung sau : - Mở bài : Lời chào và lí do kể. - Thân bài : + Giới thiệu chung về gia đình; + Kể về bố; + Kể về mẹ; + Kể về anh, chị, em; - Kết bài : Tình cảm của mình đối với gia đình . Trên cơ sở dàn ý mẫu và vốn sống thực tế, học sinh sẽ không mấy khó khăn khi thiết lập một dàn ý ( kể cả dàn ý chi tiết ) . b.2. Hướng dẫn học sinh tự lập dàn ý . Thông thường dàn ý gồm có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Căn cứ vào từng kiểu bài để hướng dẫn học sinh sắp xếp ý ở mỗi phần sao cho phù hợp. Sách giáo khoa có hướng dẫn học sinh lập dàn ý nhưng chưa cụ thể. Ví dụ : Kiểu bài miêu tả: Bài "Phương pháp tả cảnh", SGK đưa ra bố cục chung của dàn ý như sau: - Mở bài: giới thiệu cảnh được tả; - Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự; - Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó . Trang 10 [...]... học chính rèn luyện kỹ năng lập dàn ý Hiện nay chương trình ngữ văn 6 nói riêng và chương trình ngữ văn THCS nói chung không có các tiết học riêng về lập dàn ý Lập dàn ý được dạy trong các bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự, phương pháp tả cảnh, phương pháp tả người… Vì vậy nếu không thực sự chú ý kĩ năng lập dàn ý dễ bị bỏ qua Bên cạnh việc dạy học tập làm văn tôi luôn coi trọng tới việc rèn. .. trên cho thấy: - Vẫn là lớp học sinh lớp 6 nhưng qua một thời gian rèn luyện, kĩ năng lập dàn ý của các em đã có tiến bộ ( tỉ lệ HS thường xuyên lập dàn ý trước khi viết bài tăng từ 19 ,6% lên 66 ,7%, HS lập dàn ý đạt yêu câu tăng từ 46, 4% lên 67 ,5%, đặc biệt chất lượng bài viết các em đạt từ trung binh trở lên tăng lên đáng kể, tỉ lệ học sinh khá – giỏi tăng đột biến ) Điều đó chứng tỏ các em đã ý thức... với các tiết khác trong phân môn * Muốn lập được dàn ý tốt, học sinh phải : - Thành thục các kĩ năng tìm ý, chọn ý, sắp xếp ý, phải nắm vững đặc trưng của từng kiểu bài để lập dàn ý cho phù hợp Hơn nữa học sinh phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản mới tìm ra những ý cần thiết để lập một dàn ý đầy đủ, chính xác - Học sinh có ý thức tự giác, coi lập dàn ý là công việc quan trọng, cần phải thực... làm văn: Giờ trả bài tập làm văn là giờ học lý tưởng để rèn luyện kĩ năng này Trong giờ học này giáo viên cùng học sinh thiết lập dàn ý có thể là dàn ý chi tiết vì học sinh đã trải qua làm bài nên việc lập dàn ý chi tiết không mấy khó khăn Nó vừa giúp học sinh đối chiếu nhận ra những hạn chế trong bài làm của mình vừa giúp học sinh có những kinh nghiệm lập dàn ý trong các bài viết tiếp theo - Trong... Giờ học này giáo viên có thể tổng hợp kiến thức để rèn luyện các kĩ năng tập làm văn như tìm hiểu đề , tìm ý , lập dàn ý , dựng đoạn , liên kết đoạn Vì vậy nếu giáo viên quá chú trọng tới việc rèn kĩ năng lập dàn ý thì các kĩ năng khác dễ bị bỏ qua Cho nên cũng như các giờ học khác tôi thường dành khoảng 10 - 15 phút cho việc lập dàn ý và làm thêm các bài tâp thuộc các dạng sau : 1 Cho một tập hợp ý. .. sinh lập dàn ý bằng cách làm bài tập sửa lại dàn ý Khi rèn luyện kĩ năng lập dàn ý , tôi thường ra các bài tập để rèn luyện kĩ năng lập dàn ý bằng cách yêu cầu học sinh sửa lại dàn ý đã thiết lập nhưng chưa chính xác Cách làm này thiết thực với học sinh bởi qua những bài tập này các em không những biết sắp xếp ý mà còn có khả năng nhận biết một dàn ý hoàn chỉnh Ví dụ : Đề bài : Từ văn bản Lao xao của... tập hợp ý yêu cầu học sinh sắp xếp lại thành dàn ý 2 Cho một văn bản hoặc một đoạn văn yêu cầu học sinh rút lại thành một dàn ý 3 Sửa lại dàn ý đã lập nhưng chưa đúng yêu cầu Với cách làm này học sinh không chỉ rèn luyện kĩ năng lập dàn ý mà còn nâng cao kĩ năng hành văn Trang 13 C PHẦN KẾT LUẬN I- KẾT QUẢ : Bước sang năm học 2010-2111 chúng tôi bắt tay ngay vào việc áp dụng giải pháp của sáng kiến... mà ý III Vì vậy khi lập dàn ý ta phải tập trung vào ý này và sắp xếp các ý nhỏ đã tìm được để bổ sung cho đầy đủ Có thể nói rằng sau khâu sắp xếp ý là dàn ý đã được lập xong Nhưng muốn có một dàn ý thật khoa học ta phải kiểm tra tính chính xác của nội dung đã được khai thác Chỉ sau khi kiểm tra dàn ý mới thực sự có ích cho bài văn b.3 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bằng cách làm bài tập sửa lại dàn ý. .. kiến này ngay từ đầu năm học, tới tuần 12 người áp dụng thống kê kết quả của học sinh cho thấy: - Khảo sát thói quen lập dàn ý với câu hỏi “Em có thường xuyên lập dàn ý trước khi làm văn không ?” cho kết quả như sau: Bảng 1: Số học sinh Trả lời Thường xuyên Thỉnh thoảng Không 120 80 28 12 100% 66 ,7% 23,3% 10% - Khảo sát kỷ năng lập dàn ý của học sinh ( Khảo sát qua bài làm của học sinh: Thời gian làm bài... giáo để lập dàn ý phù hợp với từng kiểu bài Chất lượng của dàn ý phụ thuộc vào kết quả của kĩ năng phân tích đề, khả năng tư duy, sắp xếp ý Mức độ của dàn ý ( đại cương hay chi tiết ) phụ thuộc vào thời gian làm bài Khi các em đã biết yêu cầu của đề, phương pháp lập dàn ý, các em sẽ nhanh chóng thiết lập được dàn ý khoa học, đầy đủ tạo tiền đề cho việc viết thành bài văn hoàn chỉnh bởi " Dàn ý là bản . cách làm bài tập sửa lại dàn ý . Khi rèn luyện kĩ năng lập dàn ý , tôi thường ra các bài tập để rèn luyện kĩ năng lập dàn ý bằng cách yêu cầu học sinh sửa lại dàn ý đã thiết lập nhưng chưa chính. Phương pháp hướng dẫn học sinh lập dàn ý Quá trình lập dàn ý phải trải qua hai khâu: tìm ý và lập dàn ý. Đây là hai thao tác và cũng là hai kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh. Sẽ chẳng bao. văn là giờ học lý tưởng để rèn luyện kĩ năng này. Trong giờ học này giáo viên cùng học sinh thiết lập dàn ý có thể là dàn ý chi tiết vì học sinh đã trải qua làm bài nên việc lập dàn ý chi tiết

Ngày đăng: 01/12/2014, 19:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w