1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 6 bậc THCS

21 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 157 KB

Nội dung

Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên phải hướng dẫncho học sinh cách thức viết đoạn văn, cách sử dụng vốn từ ngữ, diễn đạt câu trongđoạn văn, bố cục đoạn văn trong

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH LỚP 6 BẬC THCS

THANH HÓA NĂM 2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH LỚP 6 BẬC THCS

Trang 2

Mục lục Trang

1 1.Mở đầu:

1.1 lí do chọn đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1

23

2 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sử lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

kinh nghiệm

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn miêu tả

2.3.1.1 Một số vấn đề chung về văn miêu tả

2.3.1.2 Cách dựng đoạn trong văn miêu tả

2.3.1.3 Một số đoạn văn tiêu biểu

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt

động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà

trường

34

56

91415

3 3.Kết luận, kiến nghị

3.1 Kết luận

3.2 Kiến nghị

161617

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn trong nhà trường cómột vị trí rất quan trọng Nó tác động sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của conngười, nó bồi đắp cho tâm hồn mỗi người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắchơn M.Goóc- ki nói : “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nângcao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tớichân lý” Văn học "Chắp đôi cánh" để các em đến với mọi thời đại văn minh, vớimọi nền văn hoá, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống, vào con người,trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện, mỹ Vìvậy, nhiệm vụ của người giáo viên dạy Ngữ văn là phải làm cho học sinh hiểuđược cái hay cái đẹp của Văn học, kích thích sự hứng thú học tập môn Ngữ văncho học sinh Một giờ dạy Ngữ văn là phải tạo ra được những rung động thẩm mỹsâu sắc khiến người ta say mê Song nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọngnữa của giáo viên dạy Ngữ văn ở trường THCS là rèn luyện kỹ năng viết đoạn văncho học sinh

Việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS là vấn đề hết sức cầnthiết Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng như trình độ họcvấn cho các em ngay khi đang học bậc học THCS và trưởng thành sau này Quaviệc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biếtyêu thương, quí trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽphải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó rèn cho các em tính

tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩtrong nghệ thuật Trước hết là trong văn học có năng lực thực hành và năng lực sửdụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp

Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên phải hướng dẫncho học sinh cách thức viết đoạn văn, cách sử dụng vốn từ ngữ, diễn đạt câu trongđoạn văn, bố cục đoạn văn trong một văn bản, cách sử dụng các phương tiện liên

Trang 4

kết trong đoạn văn Tuỳ theo từng phương thức diễn đạt khác nhau mà viết theo lốiqui nạp, diễn dịch, song hành hay móc xích.

Để viết được đoạn văn phải có nhiều câu kết hợp tạo thành, cũng như vậy đểtạo thành văn bản yêu cầu phải có các đoạn văn liên kết với nhau mà thành (khi đãdùng các phương tiện liên kết trong văn bản)

Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều những phương tiện hiện đại,thông tin đại chúng cập nhật liên tục khiến cho học sinh lao vào con đường say mê

“nghiện”, sách vở bị lãng quên, ham bạo lực điện tử, sách kiếm hiệp Vì vậy, các

em không còn ham đọc sách, ham nghiên cứu Cho nên, việc viết một đoạn văn lạicàng là vấn đề đáng quan tâm khi chúng ta rèn luyện cho các em

Hơn thế nữa, tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao củamôn Văn - Tiếng Việt, môn Tập làm văn được xem như vị trí cốt lõi trong mốitương quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt Như vậy, chúng ta dạy tập làm văn chohọc sinh là dạy cho các em nắm vững văn bản, biết xây dựng các đoạn văn thôngthường Rèn luyện cho học sinh là rèn luyện cho các em các thao tác, những cáchthức, những bước đi trong quá trình tạo lập văn bản

Thông qua môn tập làm văn, qua bài làm văn của mình, các em bộc lộ nhữngtri thức, vốn sống, tư tưởng, tình cảm của cá nhân Vì thế người giáo viên phải biếtnắm lấy ưu thế này để phát huy những khả năng của các em, đồng thời qua việc rènluyện kĩ năng viết đoạn văn giáo viên có dịp uốn nắn điều chỉnh những sai lệchtrong vốn sống, nhận thức, tư tưởng tình cảm - đặc biệt qua các thể loại văn học

mà các em sẽ học trong chương trình

Trên đây là những lí do, vị trí, vai trò của việc xây dựng đoạn văn cho họcsinh THCS Từ những mặt tích cực, hạn chế trên khiến cho tôi chọn đề tài:

“Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 6 bậc THCS”

để nghiên cứu và xây dựng các bước để rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn được tốthơn

1.2 Mục đích nghiên cứu

Phân môn Tập làm văn giúp cho học sinh nắm được các thể loại trong chươngtrình tập làm văn ở THCS như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,

Trang 5

điều hành Từ đó giúp học sinh biết vận dụng các thể loại văn bản để phục vụ chohọc tập, trong đời sống Đặc biệt, đề tài này sẽ giúp cho các em biết cách xây dựngđoạn văn với nhiều thể loại khác nhau, với bố cục đoạn văn dù ngắn hay dài điềuphải đảm bảo mặt nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, hướng dẫn cho các em rènluyện kĩ năng viết đoạn văn theo bố cục : Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.

Mỗi đoạn văn đều bao hàm một ý chính của nó Ý chính đó, có thể đứng ở đầuđoạn văn theo cách diễn dịch hoặc đứng cuối đoạn văn theo cách qui nạp hoặc ýchính của các câu bình đẳng nhau, ngang hàng nhau theo cách song hành

Qua đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt đúng và hay bằng các hìnhthức nói hoặc viết, tập vận dụng một cách sáng tạo, tổng hợp những kiến thức đãtiếp thu được qua các môn Văn - Tiếng Việt và những kiến thức văn hoá xã hội để

có thể nói và viết theo yêu cầu, đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau

mà cuộc sống đặt ra cho các em

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

“Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 6 bậc THCS”

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng hệ thống phương pháp sau:

- Phương pháp kiểm tra, khảo sát;

- Phương pháp so sánh, đối chiếu;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp;

- Phương pháp cố vấn, chuyên gia

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Như chúng ta đã biết, bài viết được cấu thành bởi các đoạn văn (văn bản) theonhững phương thức và bằng những phương tiện rất phong phú Dựng đoạn đượctriển khai từ ý trong dàn bài Có thể đoạn văn là một ý hoặc nhiều ý và cũng cóthể một ý có nhiều đoạn Trong đoạn văn thường có bố cục ba phần: mở đoạn, pháttriển đoạn và kết đoạn Ở góc độ đặc điểm cấu trúc thì các đoạn văn có thể là đoạndiễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành

Trang 6

Để rèn luyện được kĩ năng viết đoạn văn, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ yêucầu diễn đạt thành lời, thành đoạn, phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ sao chophù hợp với ý của đoạn để hiệu qủa biểu đạt cao hơn, đoạn văn có sức cuốn húthơn với người đọc Qua đó, ta có thể hiểu được: đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạonên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xưốngdòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh Đoạn văn thường do nhiềucâu tạo thành Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề Từ ngữ chủ đề làcác từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường

là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt Câu chủ

đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính vàđứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn (hay còn gọi là câu chốt) Các câu trong đoạn văn

có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quinạp, song hành

Khi chuyển từ đoạn này sang đoạn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết

để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng Có nhiều phương tiện liên kết: quan hệ từ,đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,vàdùng câu nối trong đoạn văn Như vậy, đoạn văn liên kết nhằm mục đích phân biệtnhau liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản

Vì vậy, chúng ta cần tận dụng những hiểu biết và khả năng trên của học sinh

để phát huy tính tích cực, tính chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc rènluyện kĩ năng viết đoạn văn được tốt và làm nền tảng cho chương trình THPT

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Cũng bộ môn Ngữ văn, nhưng theo khảo sát, phần lớn học sinh học phân mônTập làm văn còn yếu mà đặc biệt là cách dựng đoạn, khiến cho giáo viên và họcsinh còn rất lúng túng Thường thì thời gian quá ngắn mà lượng kiến thức nhiều,nên chưa tìm hiểu kĩ các đoạn văn mẫu Một tiết học, chỉ đưa ra một vài ví dụ đơngiản, một vài đoạn mẫu nên học sinh chưa hiểu rõ hết vấn đề, lí thuyết hiểu sơ sài,

vì thế xác định đề bài, chủ đề và bố cục đoạn văn càng bối rối

Những tình trạng viết đoạn văn ở THCS như trên là do nhiều nguyên nhân.Trước là nguyên nhân khách quan: nó phụ thuộc vào tư tưởng lập nghiệp của học

Trang 7

sinh sau này như thi vào các trường cao đẳng, đại học Ngữ văn ít hơn các mônkhác,và điều quan trọng nhất là cơ chế thị trường thực dụng, con người khô khan,kênh thông tin văn hoá nghệ thuật đa dạng, nhiều loại hình cuốn hút học sinh Hơnthế nữa phụ huynh lại định hướng cho con em mình theo khuynh hướng trên Vàngoài ra nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân chủ quan là môn Tập làm văn khó học,trừu tượng, học sinh không thích học, khó trở thành giỏi văn Nội dung, chươngtrình trong SGK còn quá tải, trình độ giáo viên chưa đáp ứng, chất liệu của mônngữ văn bị giảm xuống vì đưa nhiều thể loại văn bản nhật dụng, văn bản chínhluận, văn bản nghị luận vào, coi nhẹ giảng bình, giáo viên giao nhiều bài tập, khóđược điểm cao.

Trên đây là những tình trạng viết văn, dựng đoạn văn của học sinh THCS và

nó cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động Cho nên ta cũngquan tâm hơn nữa trong việc dạy một tiết Tập làm văn, mà đặc biệt là dạy một tiếtdựng đoạn văn trong văn bản

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Để khảo sát thực trạng viết văn, dựng đoạn của học sinh THCS, tôi đã tiếnhành ra đề như sau:

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 -15 câu) miêu tả khung cảnh giờ ra chơi.

Thời gian làm bài: 20 phút

Tôi khảo sát thực tế bài làm của học sinh ở lớp 6A và 6B thấy rằng:

Có đến 40% số học sinh chưa biết viết đoạn văn Có 57% HS xây dựng đượcmột đoạn văn nhưng chưa sử dụng triệt để các yếu tố miêu tả

Số học sinh đạt khá, giỏi chiếm tỉ lệ rất thấp: Lớp 6A là 0.3%; Lớp 6B là 0.6

% - một con số đáng báo động trong việc học phân môn Tập làm văn hiện naytrong nhà trường THCS

Số liệu cụ thể ở trường THCS Xuân Vinh như sau:

Trang 8

2.3.1 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn miêu tả

2.3.1.1 Một số vấn đề chung về văn miêu tả

* Khái niệm.

“Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản rất quen thuộc và phổ biếntrong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương Đây là loại văn bản có tácdựng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng,

óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người Với đặc trưng của mình,những trang miêu tả làm cho tâm hồn con người và trí tuệ người đọc thêm phongphú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâusắc hơn”.( Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu- Văn miêu tả trong nhà trường phổthông Nhà xuất bản giáo dục, năm 2003)

Miêu tả là một phương thức biểu đạt khá thông dụng, được sử dụng nhiềutrong giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, kể cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.Cần hiểu rõ: văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra đượcnhững đặc điểm tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,nhằm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc Qua văn miêu tả ngườiđọc không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài màu sắc, hình dáng, kích thước, trạngthái, mà còn hiểu rõ hơn bản chất bên trong của đối tượng

Trong chương trình Ngữ văn THCS, yêu cầu của văn tả cảnh tập trung ở lớp 6.Đến lớp 7, 8, 9 văn miêu tả được nhắc lại trong các kiểu văn biểu cảm, thuyếtminh, tự sự, nghị luận Giúp học sinh thấy được vị trí, tầm quan trọng, giá trị củavăn miêu tả trong kể chuyện, trong thuyết minh, trong biểu cảm và trong nghị luận

* Yêu cầu của văn miêu tả

Để miêu tả và viết tốt bài văn, đoạn văn miêu tả học sinh phải quan sát, sosánh, tưởng tượng, nhận xét, ngôn từ, xúc cảm, tình cảm

Quan sát là một trong những hoạt động của con người để nhận thức thế giới.Trong quá trình quan sát cần gắn với so sánh liên tưởng để phát hiện ra những nétgiống nhau gần nhau, đối lập nhau trong thế giới khách quan giữa các sự vật, hiệntượng, từ đó miêu tả đúng bản chất, gọi tên đúng sự vật hiện tượng

Trang 9

Tưởng tượng có vai trò rất quan trọng trong đời sống, trong lao động và trong

sự hình thành, phát triển nhân cách của con người Tưởng tượng tích cực tạo nênnhững hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ, phản ánh những mơ ước, lí tưởng của con người,kích thích những nhu cầu thẩm mĩ và tình yêu đối với cuộc sống

Khi viết đoạn văn miêu tả người ta thường dùng liên tưởng, ví von, so sánh.Nhờ có so sánh, liên tưởng mà văn miêu tả khơi gợi được trí tưởng tượng, kíchthích được óc sáng tạo của người đọc Ngôn ngữ - Tiếng Việt phong phú và giàuđẹp, Tiếng Việt giàu về vốn từ vựng, về các vốn từ như đồng âm, đồng nghĩa,tượng thanh, tượng hình Chúng ta lại phong phú về lối nói ẩn dụ, nhân hoá, sosánh, tưởng tượng, cùng những cách diễn đạt đa dạng, với các kiểu câu Tiếng Việt

Đó là điều kiện thuận lợi khi sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt để miêu tả sự vật, hiệntượng, tâm lí, tính cách

Tùy vào đối tượng miêu tả để sử dụng lớp từ ngữ phù hợp Đoạn văn miêu tảrất hay dùng và dùng có hiệu quả các biện pháp tu từ, nhân hoá, ẩn du, hoán dụ,tượng trưng, so sánh ví von

Khi viết một đoạn văn miêu tả, bài văn miêu tả cảm xúc, tình cảm là mộtyếu tố cực kì quan trọng Để có một đoạn văn miêu tả hay, người viết không chỉ tàiquan sát và thể hiện bằng các từ ngữ, hình ảnh, bằng lối nói so sánh, ví von độcđáo, mà còn phải có tình Cái tình ấy có thể là căm ghét cái ác, cái xấu, cái lố lăng,kịch cởm ở đời Không có cái tình, mọi sự miêu tả dù ngôn ngữ có sắc sảo, phongphú và mới mẻ đến bao nhiêu cũng chỉ là làm xiếc ngôn ngữ Trong trường hợpnày bài văn miêu tả chỉ là cái xác không hồn, không gây được xúc động trong lòngngười đọc

* Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn miêu tả

Thứ nhất đó là kĩ năng quan sát, ghi chép Đối tượng của văn miêu tả những

sự vật, sự việc, là thiên nhiên, là con người và cuộc sống của con người Có thể coi

đó là một thế giới hết sức mới lạ và đa dạng, phức tạp và sống động đang diễn raquanh ta, thay đổi từng ngày, từng giờ Vì vậy, phải quan sát, ghi chép

Tất nhiên các em không thể có ngay được kĩ năng ấy và sử dụng nó thànhthạo như các nhà văn vẫn làm Tất cả đối với các em chỉ mới là bước đầu tập dượt :

Trang 10

Tập quan sát, tập ghi chép, tập phát hiện ra những đặc điểm của các sự vât, hiệntương quanh mình Từ đó, có vốn để làm văn miêu tả, viết một đoạn văn miêu tả.+ Kĩ năng tưởng tượng:

Có thể khẳng định rằng, nếu không có kĩ năng tưởng tượng thì bài văn miêu tảchắc chắn sẽ không hay được, dù là văn tả thực Vì vậy, cần tưởng tượng và sángtạo thêm để bổ sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh miêu tả trở nênphong phú và sinh động hơn

Không có trí tưởng tượng, chắc chắn nhà văn Tô Hoài không thể xây dựngđược bức tranh phong phú về thế giới loài vật như trong tác phẩm “ Dế Mèn phiêulưu kí”

Không có tưởng tượng chắc chắn nhà văn Vũ Tú Nam không thể viết đượctrang văn miêu tả thay đổi kì diệu màu nước biển trong “ Biển đẹp”

Vậy khi làm văn miêu tả, trí tưởng tượng được dùng với vai trò gì?

Có thể nói rằng vai trò của trí tưởng tượng rất lớn Nó không chỉ là yếu tố tạonên sự phong phú cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà còn giúp cho ngườilàm văn miêu tả tìm được những từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật phù hợp đểbài văn, đoạn văn hấp dẫn hơn

+ Kĩ năng so sánh:

So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng Chính sự liên tưởng,

so sánh này làm cho trang văn miêu tả hay hơn và đối tượng miêu tả hiện rõ hơn,đẹp hơn, hấp dẫn hơn

Nếu xét về đối tượng, hiện tượng so sánh trong văn miêu tả hết sức đa dạng vàphong phú:

Có thể so sánh người với người, so sánh người với các con vật, đồ vật, sosánh người với với cây cối, so sánh người với các hiện tượng tự nhiên Có thể sosánh vật với vật, cảnh với cảnh Có thể so sánh vật với con người

Và nếu xét về cách thức so sánh thì có những hiện tượng so sánh sau:

So sánh theo hướng thu nhỏ So sánh theo hướng phóng đại So sánh theohướng cụ thể hoá So sánh theo hướng trừu tượng hoá

Ngày đăng: 10/08/2017, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w