1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn xây DỰNG và sử DỤNG bài tập CHƯƠNG “ ĐỘNG học CHẤT điểm ’’ vật lí 10 NHẰM rèn LUYỆN kĩ NĂNG GIẢI bài tập CHO học SINH

22 671 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 211,5 KB

Nội dung

Quá trình giải bài tập là quá trình vận dụng lí thuyết vào giải quyết cácnhiệm vụ học tập cụ thể, qua đó rèn luyện được khả năng vận dụng tri thức, rènluyện được tính kiên trì, tính chủ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị: Trường THPT Thanh Bình

Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM ’’ VẬT LÍ 10 NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Nguyễn Văn Ngọc

2 Ngày tháng năm sinh: 16 / 10 / 1979

8 Đơn vị công tác: Trường THPT Thanh Bình

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân

- Năm nhận bằng: 2002

- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân sư phạm vật lý

III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy bộ môn vật lý

Số năm có kinh nghiệm: 8 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

Trang 3

1.3 Vai trò của bái tập vật lý trong bồi dưỡng kĩ năng cho 4học sinh.

1.4 Thực trạng sử dụng bài tập trong rèn luyện kĩ năng cho 5học sinh

1.5 Nguyên nhân cơ bản của thực trạng nói trên 5

2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 62.1.Yêu cầu trong sử dụng bài tập chương “Động học chất điểm” 72.2 Xây dựng hệ thống bài tập chương “Động học chất điểm” 7theo hướng rèn luyện kĩ năng cho học sinh

c Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều 10

d Bài tập về chuyển động tròn đều

15

e Bài tập về tính tương đối của chuyển động

18

IV ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 19

Trang 4

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM ’’ VẬT LÍ 10 NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO

HỌC SINH.

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Vật lý học là một trong những môn học có hệ thống bài tập rất đa dạng và

phong phú Quá trình giải bài tập là quá trình vận dụng lí thuyết vào giải quyết cácnhiệm vụ học tập cụ thể, qua đó rèn luyện được khả năng vận dụng tri thức, rènluyện được tính kiên trì, tính chủ động và sáng tạo của người học Việc giải bài tậpvật lý có tác dụng tích cực đến việc giáo dục và phát triển nhân cách của học sinh,mặt khác đây cũng là thước đo đích thực trong việc nắm vững kiến thức, rèn luyện

kĩ năng, hình thành kĩ xảo cho học sinh

Hiện nay số lượng sách tham khảo và sách bài tập có mặt trên thị trường rấtphong phú và đa dạng Điều đó gây khó khăn cho học sinh trong việc chọn cho bảnthân các em hệ thống bài tập thích hợp để học tập Để giúp các em vượt qua trở

ngại đó, giáo viên cần quan tâm đến việc xây dựng, khai thác, lựa chọn bài tập

nhằm bồi dưỡng kĩ năng giải bài tập cho các em, qua đó góp phần nâng cao chấtlượng học tập và hình thành thói quen tự học và kĩ năng giải bài tập cho học sinh

Mặt khác một số giáo viên trong quá trình dạy học nhiều khi chưa chú trọngđúng mức về cách sử dụng bài tập

Với những lí do trên nên tôi chọn đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀITẬP CHƯƠNG “ ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM ’’ VẬT LÍ 10 NHẰM RÈNLUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH Để nghiên cứu

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm về kĩ năng.

Là khả năng sử dụng kiến thức của một cá nhân trong quá trình nhận thức

và giải quyết vấn đề bằng những tình huống rèn luyện trí óc, đòi hỏi học sinh phảibiết vận dụng phối hợp các lĩnh vực đọc hiểu, làm toán và khoa học mới để đưa rađược phương pháp

1.2 Khái niệm bài tập vật lý.

Bài tập vật lý là bài tập ra cho học sinh làm để tập vận dụng những kiến thức đãhọc Theo nghĩa rộng thì bài tập bao gồm câu hỏi, bài tập lý thuyết, bài tập thựchành, bài tập thí nghiệm, bài tập nhận thức

1.3 Vai trò của bài tập vật lý trong bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh.

+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng thu thập thông tin

+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng xử lý thông tin

Trang 5

+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng tri thức vào thựctiễn

* Kỹ năng vận dụng những kiến đã biết đã biết để giải thích những hiệntượng thực tế

* Kỹ năng vận dụng các công thức tính toán để giải bài tập một cáchnhanh và chính xác

* Kỹ năng chế tạo, thiết kế những thiết bị đơn giản trong đời sống

* Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề liên quan đến kĩthuật và đời sống

1.4 Thực trạng sử dụng bài tập trong rèn luyện kĩ năng cho học sinh.

+ Hầu hết giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của bài tập vật lý trongqua trình dạy học

+ Giáo viên hay áp đặt học sinh giải theo cách riêng của mình mà không hướngdẫn học sinh độc lập suy nghĩ tìm kiếm lời giải để từ đó rèn luyện cho học sinh kỹnăng tự học

+ Khi ra bài tập trên lớp cũng như về nhà, đa số giáo viên sử dụng bài tập từ sáchgiáo khoa và sách bài tập mà chưa có sự đầu tư khai thác những bài tập phù hợpvới trình độ học sinh Giáo viên ngại tìm kiếm tài liệu để khai thác hệ thống bài tậpphong phú, chưa quan tâm đến hệ thống bài tập định hướng hoạt động học tập chohọc sinh trong giờ học để kích thích tư duy của các em, giúp các em độc lập trongkhi giải bài tập

+ Khi giải bài tập vật lý chỉ có một bộ phận nhỏ học sinh khá giỏi có thể độc lậpsuy nghĩ để tìm lời giải cho bài tập, tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập

+ Nhiều học sinh ( đặc biệt là học sinh yếu, kém) khi gặp một bài tập phải nói rằngđầu tiên là tìm bài giải trong các tài liệu để giải theo, ít ý thức tự lực để giải

1.5 Nguyên nhân cơ bản của thực trạng nói trên.

Chương trình mới được đưa vào giảng dạy, có một số kiến thức mới so với chươngtrình cũ về nội dung cũng như cách tiếp cận Vì vậy, theo tôi có những nguyênnhân cơ bản sau:

+ Một số giáo viên chưa bám sát được mức độ nội dung kiến thức cơ bản mà họcsinh cần nắm vững nên chưa làm nổi bật và chưa khắc sâu được những kiến thứcđó

+ Trong quá trình dạy học giáo viên chỉ chú ý đến việc giảng dạy sao cho rõ ràng

dễ hiểu những kiến thức trong sách giáo khoa mà chưa chú ý đến việc vận dụngnhững phương pháp dạy học tích cực trong bài giảng để tạo điều kiện cho học sinh

+ Phần đông học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học trong quátrình học tập, tuy nhiên các em không biết và không có điều kiện rèn luyện những

kĩ năng vì áp lực học tập và thi cử

Trang 6

1.6 Các biện pháp khắc phục.

Với tính chủ quan, tôi đề ra một số biện pháp khắc phục những khó khăn và hạnchế của giáo viên cũng như học sinh trong quá trình dạy và học chương “ Độnghọc chất điểm’’ như sau:

+ Về nội dung kiến thức: Trên cơ sở nội dung kiến thức của chương đối chiếu vớimục tiêu dạy học của chương cần lựa chọn nội dung bài tập theo hướng bồi dưỡng

kĩ năng giải bài tập cho học sinh

+ Về phía giáo viên: Phải xây dựng hệ thống bài tập tương ứng với quá trình dạyhọc những đơn vị kiến thức theo hướng rèn luyện kĩ năng tự học để từ đó bồidưỡng cho học sinh kĩ năng tự học Hệ thống bài tập nên có câu hỏi định hướng đểhọc sinh tự giải bài tập

+ Về phía học sinh: Ý thức được vấn đề tự học là quan trọng, tránh học theo kiểubắt chước, máy móc

2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM-VẬT LÍ 10”ĐƯỢC XÂY DỰNG NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP

Sau khi nghiên cứu kĩ đặc điểm và mục tiêu, cũng như nội dung cơ bản của chương

“Động học chất điểm” Vật lý 10 tôi đưa ra sơ đồ logic về các kiến thức như sau

CÁC DẠNG CĐ ĐẶC BIỆT

CÁC ĐẠI LƯỢNG CĐ

Quỹ đạo

CĐ cơChất điểm

K gian, t gianVật mốc

Gia tốcVận tốcTọa độ

CĐ thẳng đều

CĐ thẳng BĐĐ

CĐ thẳngNDĐ

Phương trình CĐ

Vận tốc TB

Gia tốc tức thờiVận tốc tức thời

Tốc độ TBTốc độ tt

Trang 7

2.1.Yêu cầu trong sử dụng bài tập chương “Động học chất điểm”

* Số lượng BT của hệ thống BTVL được xây dựng phải phong phú về số lượng và

đa dạng về chủng loại

* Hệ thống các BTVL phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

* Mỗi BT được chọn sẽ là một mắc xích trong hệ thống các BT, đồng thời BT này

sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức

* Hệ thống BT bám sát nội dung và phải gắn liền với những ứng dụng trong kỹ thuật cũng như trong đời sống, phải chú ý đúng mức các BT có nội dung thực tế

* Hệ thống BT phải góp phần khắc phục những vướng mắc chủ yếu, những sai lầmcủa HS trong quá trình học tập

* Mỗi BT sau phải đem lại cho HS một khó khăn vừa sức và một điều mới lạ nhất định, nhằm tạo niềm tin, hứng thú trong quá trình học tập của các em, đồng thời việc giải BT trước là cơ sở giúp HS giải BT sau

* Qua từng BT cụ thể, HS sẽ được rèn luyện những kỹ năng nào

* Nêu được những định hướng giúp HS thông qua hoạt động tự học của mình tự chiếm lĩnh được kiến thức và tự giải được BT

* Gợi ý sử dụng BT: sau mỗi BT nên có phần gợi ý sử dụng để GV dễ vận dụng

Cụ thể BT này được sử dụng trong khâu nào của quá trình dạy học: dùng để đặt vấn đề, nghiên cứu kiến thức mới, củng cố, vận dụng hay dùng trong tự kiểm tra, đánh giá hoặc giao nhiệm vụ về nhà cho HS

2.2 Xây dựng hệ thống bài tập chương “Động học chất điểm” theo hướng rèn luyện kĩ năng cho học sinh

Trong thực tế giảng dạy tôi đã xây dựng được một hệ thống bài tập nhằm rèn luyện

kĩ năng của học sinh như sau

a Bài tập về chuyển động cơ

BTVL ở dạng này chỉ yêu cầu HS nắm được những khái niệm cơ bản như: thế nào

là chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo, hệ quy chiếu Phân biệt được thời điểm và thời gian chuyển động Thông qua những BT này sẽ rèn luyện cho HS kỹ năng thu thập thông tin từ những quan sát, xử lý những thông tin thu nhận được, giúp cho

HS vận dụng những thông tin đó để giải thích và hiểu sâu sắc hơn những hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống

Bài tập 1: Các em hãy cho biết trường hợp nào Trái Đất được coi là chất điểm và

trường hợp nào không thể coi Trái Đất là chất điểm trong hai hai trường hợp sau:

a Trái Đất quay quanh trục của nó

b Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS

CĐ tròn đều CĐ thẳng CDĐ

Trang 8

BT này không những giúp HS khắc sâu khái niệm chất điểm, mà còn rèn luyện chocác em kỹ năng vận dụng thông tin để giải thích những vấn đề trong thực tiễn đời sống hàng ngày

* Định hướng giải BT

Đối với HS, các hiện tượng này rất trừu tượng, nên trong quá trình giải GV có thể dẫn dắt HS như sau: cho HS quan sát một đoạn mô phỏng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động của Trái Đất tự quay quanh trục của nó Nếu

HS không tự trả lời được thì GV có thể định hướng cho HS bằng cách nêu gợi ý: quan sát chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động của Trái Đất khi tự quay quanh trục của nó, để ý khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất và để ý khoảng cách từ những điểm trên Trái Đất đến trục quay

Với những định hướng trên HS sẽ tìm ra câu trả lời

BT trên được dùng sau khi đã hình thành khái niệm về chất điểm, dùng trong khâu củng cố, vận dụng

Bài tập 2: Hai người ngồi trên xe buýt, sử dụng hai đồng hồ khác nhau Khi xe bắt

đầu khởi hành, người thứ nhất nhìn đồng hồ đeo tay, thấy đồng hồ chỉ 6 giờ, người thứ hai bấm đồng hồ bấm giây Hỏi trong khi xe đang chuyển động, số chỉ của mỗiđồng hồ cho biết điều gì? Nếu cần biết xe đã chạy bao lâu thì nên hỏi người nào là tiện nhất? Khi xe đã đến bến, muốn biết lúc đó là mấy giờ thì nên hỏi người nào?

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS

BT này sẽ rèn luyện được cho HS thu thập, xử lý thông tin từ những quan sát, kỹ năng phân tích và suy luận

* Gợi ý sử dụng BT

Sau khi HS học xong bài “Chuyển động cơ”, GV sử dụng BT này giúp HS nhận biết được mốc thời gian, phân biệt được thời điểm và thời gian chuyển động

b Bài tập về chuyển động thẳng đều

Ở phần này, độ phức tạp và độ khó của BT được nâng cao hơn, đó là yêu cầu HS xác định được những yếu tố cơ bản về chuyển động có quỹ đạo thẳng mà vận tốc không thay đổi, như: xác định tốc độ trung bình, đường đi, vị trí và thời điểm gặp nhau của các vật chuyển động, vẽ đồ thị và từ đó xác định được vị trí và thời điểm gặp nhau của các vật chuyển động Vì vậy, BT ở phần này rèn luyện được cho HS các kỹ năng thu thập, xử lý và vận dụng thông tin, từ đó sẽ góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho HS

Bài tập 3: Hãy nêu nhận xét về quỹ đạo, tính chất chuyển động của hòn bi và cáp

treo trên những đoạn đường mà em vừa xem đã biết (hình vẽ)?

Quỹ đạo của hòn bi Quỹ đạo của cáp treo

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS

Đây là BT nhận dạng, giúp HS thu thập những thông tin, nhận xét định tính về quỹđạo và tính chất chuyển động của các vật

Trang 9

* Gợi ý sử dụng BT

BT này được dùng khi kiểm tra bài cũ “Chuyển động cơ” và đặt vấn đề vào bài

“Chuyển động thẳng đều”

Bài tập 4: Một vật chuyển động trên đường thẳng Trong 20m đầu tiên vật đi mất

4s, trong 40m tiếp theo vật đi mất 8s

a Tính tốc độ trung bình của vật trên mỗi đoạn đường

b So sánh giá trị của tốc độ trung bình trên mỗi đoạn đường

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS

Sử dụng BT này để giúp HS rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và kỹ năng tính toán

* Định hướng giải BT

Để HĐTH của HS đạt hiệu quả, GV có thể định hướng cho HS như sau:

-Tốc độ trung bình trên mỗi đoạn đường được tính theo công thức nào?

-Từ kết quả cho ta kết luận điều gì?

Từnhững định hướng trên, HS sẽ đáp ứng được yêu cầu BT

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS

BT này cũng tương tự như BT 5, nhưng có tính khái quát hơn, giúp HS phân biệt được sự khác nhau giữa tốc độ trung bình và trung bình cộng các tốc độ qua hoạt động thu thập xử lý và vận dụng thông tin trong quá trình tìm lời giải

* Định hướng giải BT

Nhiều HS không phân biệt được sự khác nhau giữa tốc độ trung bình và trung bình cộng các tốc độ, vì có một trường hợp việc tính tốc độ trung bình kết quả trùng với trung bình cộng các tốc độ, điều đó dễ làm cho HS hiểu sai lệch

Với BT trên, yêu cầu xác định điều kiện để tốc độ trung bình bằng trung bình cộng các tốc độ, giúp HS phân biệt rõ ràng hai khái niệm này trong thực tế

Để HS hiểu và tìm được lời giải đúng, GV có thể định hướng cho HS như sau:

- Tốc độ trung bình trên cả quãng đường được xác định theo công thức nào?

- Trung bình cộng các tốc độ được xác định như thế nào?

- Tốc độ trung bình bằng trung bình cộng các tốc độ khi nào?

Với những câu hỏi định hướng và với sự hướng dẫn của GV, HS sẽ xác định được:

- Tốc độ trung bình:

Đây là BT GV có thể dùng trong khâu củng cố, vận dụng kiến thức, cho HS kiểm tra hoặc giao nhiệm vụ về nhà cho HS sau khi các em học xong bài “Chuyển động thẳng đều”

Bài tập 6: Một xe máy xuất phát tại điểm M0, cách gốc tọa độ 0 một đoạn x0, chuyển động thẳng đều với tốc độ v Sau thời gian t (h) xe máy đến M cách M0 một

Trang 10

đoạn s (km) Lấy mốc thời gian lúc xe máy qua M0, chiều dương cùng chiều

chuyển động

a Viết phương trình tọa độ của xe tại thời điểm t?

b Với x0 = 10 km, v = 20 km/h, hãy vẽ đồ thị của phương trình trên

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS

BT này không những rèn luyện cho HS kỹ năng thu thập, phân tích, vận dụng

thông tin mà còn rèn luyện cho HS kỹ năng vẽ đồ thị

* Định hướng giải

Nếu như HS bị bế tắc, GV có thể định hướng cho HS như sau:

- Hãy minh họa lại BT qua hình vẽ?

- Từ hình vẽ, xác định vị trí của xe sau thời gian chuyển động t?

- Áp dụng số liệu cụ thể, sau đó vẽ đồ thị của phương trình vừa tìm được

Với những gợi ý trên, HS sẽ tìm được lời giải đúng theo yêu cầu của BT

* Gợi ý sử dụng BT

BT này GV dùng trong quá trình nghiên cứu kiến mới, hướng dẫn HS biết cách và

có thể thiết lập được phương trình chuyển động thẳng đều Đồng thời giúp HS biểudiễn được sự phụ thuộc của tọa độ x vào

thời gian t thông qua đồ thị

Bài tập 7: Từ đồ thị hình vẽ hãy cho biết:

a Tính chất chuyển động của mỗi vật?

b Phương trình chuyển động của mỗi vật?

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS

Đây là BT giúp cho HS rèn luyện được kỹ năng

thu thập, xử lý thông tin từ quan sát, kỹ năng

suy luận và phân tích từ đồ thị

* Định hướng giải BT

BT này mang tính chất mới lạ đối với HS, GV có thể trợ giúp HS bằng những câu hỏi định hướng:

- Hai vật chuyển động có cùng tốc độ và vị trí ban đầu không?

Hai vật chuyển động cùng chiều hay ngược chiều và có gặp nhau không? Với

những câu hỏi định hướng như trên, HS sẽ xác định được:

- Hai vật chuyển động cùng chiều, cùng tốc độ nhưng từ hai vị trí khác nhau

- Phương trình chuyển động của hai vật:

Vật 1: xuất phát tại gốc tọa độ, x1 = 20t (km)

Vật 2: xuất phát cách gốc tọa độ 40km, x2 = 40 + 20t (km)

* Gợi ý sử dụng BT

Với BT này, GV có thể dùng để ôn tập, củng cố kiến thức cho HS sau khi học

xong bài “Chuyển động thẳng đều”, giao nhiệm vụ về nhà hoặc cho HS kiểm tra

c Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều

Bài tập 8: Một ô tô đang chuyển động biến đổi Cứ 10 phút một lần người ta ghi

lại số chỉ của đồng hồ đo tốc độ gắn trên xe

a Các số liệu đã ghi cho biết điều gì?

b Căn cứ vào các số liệu trên ta có thể tính được tốc độ trung bình và gia tốc của

Trang 11

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS

Với BT này HS sẽ được rèn luyện kỹ năng về thu thập thông tin cũng như kỹ năng phân tích và suy luận

* Gợi ý sử dụng BT

GV có thể dùng BT này trong quá trình nghiên cứu kiến thức về tốc độ tức thời trong bài “Chuyển động thẳng biến đổi đều”, giúp HS phân biệt được sự khác nhaugiữa tốc độ trung bình và tốc độ tức thời

Bài tập 9: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên

Trong giây thứ 3 nó đi được 5m Hỏi trong giây thứ 4 nó đi được một quãng đường

là bao nhiêu?

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS

Với BT này, HS sẽ được rèn luyện kỹ năng về vận dụng tri thức, kỹ năng phân tíchcũng như suy luận

* Định hướng giải BT

Để giải được BT này, HS không thể vận dụng công thức tính quãng đường và thế

dữ kiện vào là tìm được kết quả mà đòi hỏi các em phải thực hiện các thao tác tư duy như: phân tích, suy luận, so sánh… Vì vậy trong quá trình giải, HS có thể bế tắc GV có thể định hướng cho các em bằng các câu hỏi sau:

- Quãng đường đi của vật được tính theo công thức nào?

- Quãng đường đi được trong giây thứ ba có gì khác so với đi trong ba giây? Công thức tính quãng đường đi được trong giây thứ ba?

- Quãng đường đi được trong giây thứ tư khác với quãng đường đi được trong bốn giây ở điểm nào? Công thức tính quãng đường đi được trong giây thứ tư?

Với những định hướng trên, HS sẽ giải quyết được yêu cầu mà BT đã nêu ra

* Gợi ý sử dụng BT

Đây là BT GV có thể dùng trong khâu củng cố, vận dụng kiến thức, giao nhiệm vụ

về nhà hoặc cho HS làm kiểm tra sau khi các em học xong bài “Chuyển động thẳng biến đổi đều”

Bài tập 10: Hãy đề xuất một phương án thí nghiệm để kiểm tra xem chuyển động

của hòn bi có phải là chuyển động thẳng nhanh dần đều hay không? Dụng cụ gồm có: một máng nghiêng nhẵn (đặt nghiêng vừa phải), một hòn bi, một thước đo và một đồng hồ bấm giây (Lưu ý: độ nghiêng của máng được giữ cố định trong các lần thả bi)

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS

Qua BT này, không những rèn luyện cho HS những kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, vận dụng tri thức mà còn giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng suy đoán và lập luận

* Định hướng giải BT

Với BT trên, thì không ít HS ban cơ bản sẽ gặp khó khăn Để hoạt động tự học của các em đạt hiệu quả, GV có thể gợi ý cho HS như sau:

- Máng nghiêng, hòn bi được nêu ra trong bài với mục đích gì?

- Thước và đồng hồ bấm giây dùng để xác định đại lượng nào?

- Sau khi xác định được quãng đường đi và thời gian, biểu thức nào chứng tỏ được chuyển động của hòn bi là chuyển động thẳng nhanh dần đều?

Ngày đăng: 01/12/2015, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w