1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo

63 788 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VẬT LÍ LỚP 10 THPT NHẰM GIÚP HỌC

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VẬT LÍ LỚP 10 THPT NHẰM GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC, RÈN

LUYỆN TƯ DUY SÁNG TẠO Tác giả: Vũ Hoàng Tư

Chức danh: Giáo viên Vật lí

Học vị: Thạc sĩ giáo dục học

Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – T.P.Ninh Bình

NINH BÌNH, THÁNG 4 NĂM 2014

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 2

SGK – Sách giáo khoa

GV – Giáo viên

HS – Học sinh BTVL – Bài tập vật lí PPDH – Phương pháp dạy học THPT – Trung học phổ thông KHTN – Khoa học tự nhiên

ĐH – Định hướng ĐLBT – Định luật bảo toàn TNSP – Thực nghiệm sư phạm

MỤC LỤC Trang

Mở đầu 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu .3

4 Giả thuyết khoa học: 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

Trang 3

6 Phương pháp nghiên cứu .4

Nội dung 4

I Phân tích nội dung phần “Định luật bảo toàn”vật lí lớp 10 THPT 4

I.1 Mức độ yêu cầu nắm vững từng kiến thức cơ bản phần “Các định luật bảo toàn” theo chương trình, SGK vật lí10 hiện hành 4

I.2 Những định hướng giải bài tập phần Định luật bảo toàn 7

I.2.1 Kiểu định hướng giải BTVL 7

I.2.2 Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập vật lí nhằm phát huy tính 8

I.3 Hệ thống phân loại bài tập phần “Định luật bảo toàn” 10

I.4 Hướng dẫn học sinh giải BTVL 17

I.5 Sử dụng BTVL trong dạy học vật lí 58

II Thực nghiệm sư phạm 28

II.1 Tiến trình TNSP 28

II.2 Kết quả TNSP 29

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

PHỤ LỤC HỆ THỐNG BÀI TẬP 32

Mở đầu

1 Lí do chọn đề tài:

Thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, nước ta cũng như các nước trên thế giới đã trải qua biết bao biến động và biến đổi chưa từng có trong lịch sử Những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật làm thay đổi đời sống xã hội trên thế giới Và giáo dục nhà trường cũng chịu ảnh hưởng một cách sâu sắc, nhạy cảm trước những đổi thay của xã hội Thế kỉ XXI là thế kỉ của trí tuệ, của nền văn minh hậu công

Trang 4

nghiệp, con người muốn tồn tại, hòa nhập và tự khẳng định mình thì nhất địnhphải phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo Chính vì thế, đểđưa đất nước lên ngang hàng với các nước trong khu vực và thế, giáo dục khôngdừng lại ở chỗ giúp học sinh nhận thức, tiếp thu được kho tàng kiến thức, kĩnăng của nhân loại mà còn phải góp phần bồi dưỡng năng lực sáng tạo nhữngkiến thức mới, phương tiện mới và tìm ra cách giải quyết cho những vấn đề mới.Tình hình trên đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ nền giáodục, trong đó đổi mới về phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam

khóa VII đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, các

bậc học…áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam lại khẳngđịnh vai trò tác dụng của BTVL trong dạy học, các cách phân loại BTVL, soạnthảo các hệ thống BTVL nhằm củng cố, vận dụng kiến thức đã học và đề xuất

những phương pháp giải bài tập tại Hội nghị khóa VIII lại nhấn mạnh: “Từng

bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục ở nước ta đã chỉ rõrằng chất lượng nắm vững kiến thức nói chung, nắm vững kiến thức vật lí nói riêngcủa học sinh vẫn còn ở mức độ thấp Thực tế dạy học ở các trường phổ thông vẫnưthường áp dụng phương pháp cổ truyền: Thông báo, thuyết trình nhồi nhét kiếnthức, chưa phát huy được vai trò của người giáo viên trong việc tổ chức kiểm tra,định hướng hoạt động học tập của học sinh theo một chiến lược hợp lí và có hiệuquả sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh tri thức, phát triển tư duy khoa học kĩ thuật.Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có nhiều công trình, đề tài lí luận vàthực tiễn nghiên cứu việc đổi mới dạy học theo hướng tăng cường vai trò chủ thể

Trang 5

của học sinh, kích thích tính tích cực, tự lực, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức của họcsinh với những cách tiếp cận khác nhau, cách giải quyết khác nhau Trong số đó,giải bài tập vật lí với tư cách là một phương pháp dạy học đã xác định từ lâu, có tácdụng rất tích cực tới việc giáo dục và phát triển học sinh, đồng thời là thước đo thựcchất đúng đắn sự nắm vững kiến thức, kĩ năng kĩ xảo vật lí của học sinh.

Với lĩnh vực nghiên cứu các vấn đề BTVL, từ trước đến nay đã có nhiều côngtrình của các tác giả trong và ngoài nước Các công trình này giúp ích nhiều chogiáo viên trong việc hướng dẫn học sinh giải BTVL Song, xu hướng hiện đạicủa lí luận dạy học là chú trọng nhiều đến hoạt động và vai trò của học sinhtrong quá trình dạy học, đặc biệt phần luyện tập là khâu đòi hỏi sự làm việc tựlực, tích cực Bởi vậy, cần thiết phải nghiên cứu BTVL dựa trên sự phân tíchhoạt động tư duy của học sinh từ đó đề ra được cách hướng dẫn học sinh tự lựcgiải bài tập một cách có hiệu quả

Mặt khác, số lượng bài tập trong SGK và trong sách bài tập là rất nhiều Điềunày gây nhiều khó khăn cho giáo viên trong việc lựa chọn bài tập cho học sinh

Vì vậy, cần phải có một sự lựa chọn, phân loại, sắp xếp các bài tập theo một hệthống tối ưu phù hợp với mục đích giáo dục trong thời đại mới và thời gian giành

cho học ở lớp cũng như ở nhà Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng và

sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo”

2 Mục đích nghiên cứu:

Xây dựng hệ thống bài tập phần “Định luật bảo toàn” vật lí lớp 10 THPT

nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo

3 Đối tượng nghiên cứu:

Mối quan hệ giữa việc giải BTVL với tính tích cực nhận thức và tư duy sángtạo ở học sinh

Trang 6

4 Giả thuyết khoa học:

Khi dạy học phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT, nếu giáo viên lựachọn được hệ thống bài tập phù hợp và coi trọng việc hướng dẫn HS tự lực, tíchcực tư duy trong quá trình giải BTVL thì chất lượng nắm vững kiến thức cơ bảncủa học sinh sẽ được nâng cao, đồng thời góp phần phát triển năng lực tư duysáng tạo của họ

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

5.1 Nghiên cứu tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài để xác định cơ sở lí luậncủa việc xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát huy tính tích cực nhận thức, rènluyện tư duy sáng tạo cho học sinh

5.2 Điều tra, khảo sát tình hình dạy học về bài tập phần Định luật bảo toàn vật

lí 10 THPT tại trường THPT Trần Hưng Đạo

5.3 Xây dựng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn giúp học sinh phát huytính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo khi giải bài tập

5.4 Thực nghiệm sư phạm, kiểm nghiệm tính hiệu quả của hệ thống bài tậptrong quá trình dạy học phần Định luật bảo toàn

6 Phương pháp nghiên cứu.

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu các tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài đểxác định cơ sở lí luận của đề tài

6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra giáo dục, sử dụng phương pháp này để khảo sát tình hình dạyhọc vật lí nói chung, dạy học bài tập vật lí nói riêng ở trường THPT Trần HưngĐạo – Thành phố Ninh Bình

- Quan sát sư phạm: phương pháp này được sử dụng trong quá trình dự giờgiáo viên

Trang 7

- Trao đổi với giáo viên về phương pháp dạy học vật lí nói chung, dạy họcbài tập vật lí nói riêng.

- Thực nghiệm sư phạm: sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm tínhkhoa học, khả thi, hiệu quả của hệ thống bài tập vật lí được xây dựng

NỘI DUNG

I Phân tích nội dung phần “Định luật bảo toàn”vật lí lớp 10 THPT.

Theo chương trình hiện hành chương “Các định luật bảo toàn”, được đưavào đầu học kì II Đây là phần cuối của phần cơ học lớp 10 THPT trong đó học

* Định luật bảo toàn động lượng: - Viết được công thức tính động lượng

và nêu được đơn vị đo động lượng

- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với

hệ hai vật

- Nêu được nguyên tắc của chuyển động bằng phản lực

* Kiến thức cơ bản của định luật bảo toàn động lượng.

- Động lượng: Động lượng của một vật chuyển động là đại lượng đo bằngtích khối lượng và vận tốc của vật Động lượng là một đại lượng véc tơ

Trang 8

* Công và công suất: - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công.

- Định nghĩa: công A do lực F không đổi thực hiện là một đại lượng bằng tíchcủa độ lớn F của lực với độ dời s của điểm đặt của lực (có cùng phương với lực)

A = F.s (J)

- Định nghĩa công suất: là đại lượng có giá trị bằng thương số giữa công A

và thời gian t cần để thực hiện công ấy

P = A

t (W)

- Dạng khác của công suất: P = A

t = F.v

- Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực

* Động năng, định lí động năng: - Phát biểu định nghĩa và viết được công thức

tính động năng Nêu được đơn vị đo động năng

- Phát biểu và viết được hệ thức của định lí động năng

- Định nghĩa động năng: Động năng của một vật là năng lượng do vậtchuyển động mà có Động năng có giá trị bằng một nửa tích của khối lượng vàbình phương vận tốc của vật

Biểu thức: Wđ = 2

2

mv

Trang 9

- Định lí động năng: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công củangoại lực tác dụng lên vật.

Biểu thức: A12 = Wđ2 - Wđ1

* Thế năng, thế năng trọng trường:- Phát biểu được định nghĩa thế năng của một

vật trong trọng trường và viết được công thức tính thế năng này Nêu được đơn

vị đo thế năng

- Viết được công thức thế năng đàn hồi

- Khái niêm thế năng: Là dạng năng lượng mà hệ vật có được nhờ vị tríhoăc trạng thái của nó

- Thế năng trọng trường: Wt = mgz (z- là độ cao của vật so với gốc thếnăng đã chọn)

cơ năng của vật, được bảo toàn (không đổi theo thời gian)

* Khái niệm va chạm: Tổng động lượng của hai vật trước và sau va chạm là bằng nhau.

- Va chạm đàn hồi: Tổng động năng toàn phần là không đổi

Trang 10

- Va chạm mềm: Tổng động năng khôn được bảo toàn.

Kĩ năng cần đạt được trong phần định luât bảo toàn:

- Vận dụng định luật bảo toàn động lượng, bảo toàn năng lượng để giảiđược các bài tập đối với hai vật va chạm mềm, va chạm đàn hồi

- Vận dụng được các công thức A = Fscos  và p =A

t

- Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển độngcủa một vật, hệ hai vật

I.2 Những định hướng giải bài tập phần Định luật bảo toàn.

I.2.1 Kiểu định hướng giải BTVL

Giải BTVL là một quá trình phức tạp Việc HS không giải được hoặc giảisai bài tập không đủ cơ sở kết luận họ không hiểu biết gì về vật lí, mà do nhiềunguyên nhân Trong số đó, chủ yếu là do: không hiểu điều kiện bài tập; hiểu điềukiện bài tập nhưng không biết cần vận dụng kiến thức vật lí nào để giải nó; hiểuđiều kiện bài tập, biết cần vận dụng kiến thức nào để giải nhưng không biết cáchgiải; hiểu điều kiện bài tập, biết cần vận dụng kiến thức vận dụng, biết giải nhưthế nào nhưng không thể giải được vì quá yếu về kiến thức toán học Cho nên đểrèn luyện kĩ năng giải bài tập và cũng là nâng cao chất lượng nắm vững kiếnthức vật lí của HS, một trong các biện pháp quan trọng là dạy cho các em cáckiểu định hướng giải BTVL nói chung, giải từng loại bài tập cơ bản và bài tậpphức hợp nói riêng

I.2.2 Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập vật lí nhằm phát huy tính tích cực nhận thức rèn luyện tư duy sáng tạo của học sinh

* Trong dạy học bất cứ một đề tài nào, GV cần phải lựa chọn một hệ thống bài tập thoả mãn các yêu cầu sau:

1 Các bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp (phạm vi và

số lượng các kiến thức, kĩ năng cần vận dụng từ một đề tài đến nhiều đề tài, số

Trang 11

lượng các đại lượng cho biết và các đại lượng phải tìm…), giúp học sinh nắmđược phương pháp giải bài tập điển hình theo các mức sau:

Mức 1: Những bài tập đơn giản chỉ cần áp dụng một công thức, hiện tượngquen thuộc HS có thể nhận ra ngay mối liên hệ trực tiếp giữa cái đã cho và cáiphải tìm qua một công thức nào đó, những bài tập này chủ yếu cho học sinh làmquen với kiến thức đã học phần lí thuyết

Mức 2: Những bài tập ít nhiều phức tạp, những bài tâp loại này thườngphải áp dụng nhiều công thức, nhiều kiến thức vật lí Hiện tượng có thể quenthuộc nhưng diễn ra qua nhiều giai đoạn phức tạp, học sinh phải đưa ra các đạilượng trung gian cần thiết, tuy vậy ở những bài tập này cũng có một sự địnhhướng gián tiếp đối với học sinh phải sử dụng định luật vật lí nào, liên quan đếnkiến thức nào

Mức 3: Bài tập sáng tạo: là những bài tập mà không có sự chỉ dẫn trực tiếphay gián tiếp phải sử dụng kiến thức gì để giải vì điều kiện ban đầu bị che dấu

Đó có thể là các bài tập có chứa các hiện tượng mà học sinh chưa được gặp baogiờ, những bài tập thiếu hoặc thừa dữ kiện, những bài tập đòi hỏi những thủ thuậtphân tích, thủ thuật toán học đặc biệt Những bài tập này đòi hỏi học sinh phải tựxây dựng hiện tượng, mô hình để giải bài toán từ những lập luận ban đầu

2 Mỗi bài tập phải là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng góp mộtphần nào đó vào phần củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức

3 Hệ thống bài tập cần nhiều thể loại bài tập: bài tập giả tạo và bài tập nộidung thực tế, bài tập luyện tập, bài tập sáng tạo, bài tập cho thừa hoặc thiếu dữkiện, bài tập mang tính chất ngụy biện và nghịch lí, bài tập có nhiều cách giảikhác nhau và bài tập có nhiều lời giải tuỳ theo những điều kiện cụ thể của bài tập

mà GV không nêu lên hoặc chỉ nêu lên một điều kiện nào đó mà thôi

Trang 12

a) Bài tập giả tạo là bài tập mà nội dung của nó không sát với thực tế, cácquá trình tự nhiên được đơn giản hoá đi nhiều hoặc ngược lại, cố ý ghép nhiềuyếu tố thành một đối tượng phức tạp để luyện tập nghiên cứu.

Bài tập giả tạo thường là bài tập định lượng, có tác dụng giúp HS sử dụngthành thạo các công thức, để tính đại lượng nào đó khi biết các đại lượng liênquan, mặc dù trong thực tế, ta có thể đo nó được trực tiếp

b) Bài tập có nội dung thực tế là bài tập có đề cập tới những vấn đề liênquan trực tiếp tới đối tượng có trong đời sống, kĩ thuật Dĩ nhiên, những vấn đề

đó cần được thu hẹp và đơn giản hoá đi rất nhiều so với thực tế Trong các bàitập có nội dung thực tế, những bài tập mang nội dung kĩ thuật có tác dụng lớn vềmặt kĩ thuật tổng hợp Nội dung của các bài tập này phải thoả mãn các yêu cầuchính sau:

- Nguyên tắc hoạt động của đối tượng kĩ thuật nói đến trong bài tập phảigắn bó mật thiết với những khái niệm và định luật vật lí đã học

- Đối tượng kĩ thuật này phải có ứng dụng khá rộng rãi trong thực tiễn sảnxuất của nước ta hoặc địa phương nơi trường đóng

- Số liệu trong bài tập phải phù hợp với thực tế sản xuất

- Kết quả của bài tập phải có tác dụng thực tế, tức là phải đáp ứng một vấn

đề thực tiễn náo đó

Khi ra cho HS những bài tập vật lí có nội dung kĩ thuật, cần có bài tậpkhông cho đầy đủ dữ kiện để giải, học sinh phải có nhiệm vụ tìm các dữ kiệnbằng cách tiến hành các phép đo hoặc tra cứu tài liệu

c) Bài tâp luyện tập được dùng để rèn luyện cho học sinh áp dụng các kiếnthức đã học để giải từng loại bài tập theo mẫu xác định Việc giải những bài tậploại này không đòi hỏi tư duy sáng tạo của học sinh mà chủ yếu cho học sinhluyện tập để nắm vững cách giải đối với từng bài tập nhất định

Trang 13

d) Khác với bài tập luyện tập, bài tập sáng tạo là bài tập mà các dữ kiệncho trong đầu bài không chỉ dẫn trực tiếp hay gián tiếp cách giải Các bài tậpsáng tạo có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tính tự lực và sáng tạo của họcsinh, giúp HS nắm vững kiến thức chính xác, sâu sắc và mềm dẻo Bài tập sángtạo có thể là bài tập giải thích một hiện tượng chưa biết trên cơ sở các kiến thức

đã biết, hoặc là bài tập thiết kế, đòi hỏi thực hiện một hiện tượng thực, đáp ứngnhững yêu cầu đã cho

I.3 Hệ thống phân loại bài tập phần “Định luật bảo toàn”

Để phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo của HS thìchúng tôi phân phần bài tập “Các định luật bảo toàn” theo chủ đề sau:

Chủ đề I: Những bài toán liên quan đến động lượng và bảo toàn động lượng.

Đối với chủ đề này chúng tôi đã xây dựng được 18 bài, trong đó 17 bài tập

Loại 2: (những bài toán đi tìm vận tốc của vật trước và sau va chạm vàquãng đường đi là những bài I.4, I.5, I.7, I.8, I.13, I.15 trong hệ thống bài tập).Thể hiện qua những bài sau:

Bài 1: Một người có khối lượng m1 = 50kg đang chạy với vận tốc v1 = 4m/s thìnhảy lên một toa gòng khối lượng m2 = 150 kg chạy trên đường ray song song

Trang 14

ngang qua người đó với vận tốc v2 = 1m/s Tính vận tốc của toa gòng và ngườichuyển động:

a, Cùng chiều

b, Ngược chiều

Bài 2: Hai quả bóng khối lượng m1= 50g, m2= 75g ép sát vào nhau trên mặtphẳng ngang Khi buông tay, quả bóng1 lăn dược 3,6m thì dừng Hỏi quả bóng 2lăn được quãng đường bao nhiêu? Biết hệ số ma sát lăn giữa bóng và mặt sàn lànhư nhau cho cả hai bóng

Loại 3: (những bài toán xác định khối lượng của vật I.11, I.17 trong hệthống bài tập) Thể hiện qua những bài sau:

Bài: Một proton có khối lượng mp = 1,67.10-27kg chuyển động với vận tốc vp=

107 m/s tới va chạm vào hạt heli đang nằm yên Sau va chạm, proton giật lùi vớivận tốc v’

p= 6.106m/s còn hạt heli bay về phía trước với vận tốc v= 4.106 m/s.Tìm khối lượng của hạt heli

Bài toán phức hợp, (đòi hỏi HS phải có kiến thức cơ bản để từ đó biến đổitoán học qua nhiều mối quan hệ giữa những cái cho, cái tìm với cái trung giankhông cho ở đầu bài như I.12, I.16 trong hệ thống bài tập) Thể hiện qua nhữngbài sau:

Bài 1: Hai thuyền khối lượng m chứa một kiện hàng khối lượng m, chuyển độngsong song ngược chiếu với cùng với vận tốc v Khi hai thuyền ngang nhau,người ta đổi hai kiện hàng cho nhau theo một trong hai cách:

- Hai kiện hàng được chuyển theo thứ tự trước sau,

- Hai kiện hàng được chuyển đồng thời Hỏi với cách nào thì vận tốc cuốicủa hai thuyền lớn hơn

Chủ đề II: Công và công suất.

Trang 15

Với chủ đề này chúng tôi xây dựng 14 bài, gồm 10 bài tập cơ bản và 4 bàidùng để phát huy được tính tích cực của HS Bài tập cơ bản (Dùng các công thức

để xác định và được chia làm hai loại:

Loại 1:( xác định công; công của trọng lực gồm; II.1, II.2, II.3, II.7, II.12,II.13, trong hệ thống bài tập) Thể hiện qua những bài sau:

Bài 1: Một người kéo một vật m = 50kg chuyển động thẳng đều không ma sátlên một độ cao h = 1m Tính công của lực kéo nếu người kéo vật:

a, Đi lên thẳng đứng

b, Đi lên nhờ mặt phẳng nghiêng có chiều dài l = 3m So sánh công thựchiện trong hai trường hợp

Bài 2: Sau khi cất cánh 0,5 phút, trực thăng có khối lượng m = 6 tấn, lên đến độ cao h

= 900m Coi chuyển động là nhanh dần đều Tính công của động cơ trực thăng.Bài 3: Một lò xo có độ cứng k= 100N/m có một đầu buộc vào vật có khối lượngm=10 kg nằm trên mặt phẳng nằm ngang hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng

=0,2 lúc đầu lò xo chưa biến dạng ta đặt vào đầu lò xo một lực F nghiêng 300 sovới phương ngang thì vật chuyển chậm một khoảng s =0,5m Tính công thựchiện bởi lực F

Loại 2:(những bài tập tính công suất như: II.5, II.6, II.8, II.9 trong hệ thống bàitập) Thể hiện qua một số bài ví dụ sau:

Bài 1: Một cần cẩu nâng một contenơ 2,5 T theo phương thẳng đứng từ vị trí nằm yênvới gia tốc không đổi Sau 2s, conteno đạt vận tốc 4m/s Bỏ qua mọi lực cản

a, Xác định công suất trung bình của lực nâng của cần cẩu trong thời gian 2s

b, Tìm công suất tức thời tại thời điểm t = 2s

Bài 2: Một trực thăng có khối lượng m = 5 tấn

a, Trực thăng bay lên đều, lên cao 1km trong thời gian 50s Bỏ qua sứccản không khí Tính công suất của động cơ

Trang 16

b, Trực thăng bay lên nhanh dần đều không vận tốc đầu, lên cao 1250mtrong 50s Sức cản của không khí bằng 0,1 trọng lượng trực thăng Tính côngsuất trung bình và công suất cực đại của động cơ trong thời gian trên.

Để rèn luyện HS phát huy được tính tích cực khi làm bài tập qua bài một

số bài trong hệ thống bài tập như (II.4, II.10, II.11,II.14 trong hệ thống bài tập).Thể hiện qua một số bài ví dụ sau:

Bài 1: Khi một lò xo nhẹ, đầu trên cố định, đầu dưới treo một đĩa cân khối lượng100g thì lò xo có chiều dài 10 cm Đặt thêm lên đĩa cân một vật có khối lượng200g, lò xo giãn thêm và có chiều dài 14 cm khi ở vị trí cân bằng Tính công củatrọng lực và của lực đàn hồi khi lò xo giãn thêm

Chủ đề III: Động năng- Định lí động năng

Với chủ đề này chúng tôi xây dựng điển hình là 13 bài gồm 9 bài vận dụngcông thức, 4 bài kết hợp những kiến thức đã học để phát huy tính tích cực nhậnthức giải bài tập trong hệ thống bài tập

Bài tập vận dụng công thức để tìm vận tốc, công của vật khi chuyển độngnhư: (III.1, III.2, III.9) Thể hiện qua một số bài ví dụ sau:

Bài 1: Một ô tô có khối lượng 880kg đang chạy thì tài xế tắt máy Hệ số ma sáttrượt giữa các bánh xe và mặt đường nằm ngang  =0,65 Chiếc xe chạy trênquãng đường bằng 25m và dừng lại cho g=9,8m/s2

1, Tính công của lực ma sát đã làm dừng xe

2, Tính vận tốc lúc đầu của xe khi vừa tắt máy

Bài 2: Bạn việt đẩy một thùng sách có trọng lượng 500N trên một sàn nhà nằmngang Lực đẩy có độ lớn 400 N và có phương hướng xuống, hợp với phươngngang một góc 30o Hệ số ma sát trượt giữa thùng sách và sàn là 0,4:

a, Tính công của bạn việt thực hiện khi thùng sách trượt được 3,2m

b, Nếu thùng sách bắt đầu di chuyển không có vận tốc đầu thì sau khi trượt được3,2 m, vận tốc của thùng sách bằng bao nhiêu

Trang 17

Những bài kết hợp để phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong hệthống bài tập là: (III.10, III.11) Thể hiện qua một số bài ví dụ sau:

Bài 2: Vật nặng khối lượng m1 = 1kg nằm trên tấm ván dài nằm ngang khốilượng m2 = 3kg Người ta truyền cho vật nặng vận tốc ban đầu vo = 2m/s, hệ số

ma sát giữa vật và ván là k = 0,2, ma sát giữa ván và sàn là không đáng kể

Dùng định luật bảo toàn động lượng và định lí động năng, tính quãng đường đicủa vật nặng đối với tấm ván

Chủ đề IV: Thế năng trọng trường- Thế năng đàn hồi.

Đối với chủ đề này thì bài tập trong hệ thống chúng tôi đã xây dựng 13 bàichủ yếu là những bài tập nhằm phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duysáng tạo của học sinh với mức độ từ thấp đến cao Đối với bài mức độ thấp lànhững bài ( IV.1, IV.2, IV.3, IV.6, IV.7) Thể hiện qua một số bài ví dụ sau:Bài 1: Vận động viên thể dục NathanBenham của anh quốc, có trọng lượng 52kgđứng trên thảm để chuẩn bị thực hiện cú nhảy Trọng tâm của người cô cách mặtđất một khoảng 1,2m Khi nhẩy lên độ cao cực đại , trọng tâm của cô cách mặtđất 2,2m Chọn gốc thế năng là mặt đất

a, Tính thế năng của Nathan khi chuẩn bị nhảy và khi ở độ cao cực đại.Trọng lực đã thực hiện công bằng bao nhiêu khi cô nhảy lên độ cao này?

b, Khi rơi xuống tiếp đất, Nathan trùng đầu gối để trọng tâm của người cô còncách mặt đất 0,800 m Hỏi, công của trọng lực đã thực hiện một lực bằng bao nhiêu

Trang 18

khi Nathan rơi từ độ cao cực đại cho đến khi chạm đất? Tính công toàn phần củatrọng lực kể từ khi Nathan bắt đầu nhảy cho đến khi rơi xuống tiếp đất.

Bài 2: Một chiếc lá cây có khối lượng 3g, ở trên cành cao 2m đối với mặt đất.cho g = 10m/s2 chọn gốc thế năng là mặt đất

a, Hãy tính thế năng trọng trường của chiếc lá này đối với mặt đất

b, Gió thổi chiếc lá rơi xuống đất Tính công của trọng lực đã thực hiện đượckhi chiếc lá chạm mặt đất Công này có thuộc vào quỹ đạo rơi của chiếc lá không?

Đối với những bài tập ở những mức độ cao dần là: (những bài IV.4,IV.5, IV.9, IV.10) Thể hiện qua một số bài ví dụ sau:

Bài 1: Một vật nặng M có trọng lượng P = 80N được cung cấp một vận tốc đầu

để trượt lên một mặt phẳng nghiêng một góc  = 30o đối với phương ngang M trượt lên được một đoạn BC = 1,2m thì trượt xuống lại điểm B (cho g =10m/s2)

a, Hãy tính công của trọng lực khi M đi từ B lên C,và khi M trượt xuống

từ C trở lại B

b, Hãy tính công toàn phần của lực ma sát khi M đi từ B lên C, rồi trở lại

B, biết hệ số ma sát trượtt =0,16

IV.5 Hai vật nặng M1và M2 có khối lượng lần lượt là m1 = 9kg

Và m2 được buộc vào hai đầu sợi dây nhẹ, không co giãn.Dây

Được vắt qua một ròng rọc nhẹ (h.v) Ròng rọc được gắn cố định

vào trần nhà Hệ chuyển động không ma sát Ta thấy sau khi

mỗi vật đi được quãng đường 0,2m thì thế năng của hệ thay

đổi một lượng bằng 6J Cho g =10m/s2 Tính khối lượng m2 của

vật M2

M 1

M 2

Hình 6

Trang 19

Chủ đề V: Định luật bảo toàn cơ năng Sự biến thiên của cơ năng.

Với chủ đề định luật bảo toàn cơ năng, chúng tôi đã xây dựng hệ thống bàitập gồm 18 bài, có 7 bài vận dụng, 3 bài luyện tập kiến thức, có 8 bài dùng đểphát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo ở HS

Bài tập vận dụng là những bài xác định vận tốc, độ cao như (V.4, V.5,V.7, V.9, V.1, V.8) Thể hiện qua một số bài ví dụ sau:

Bài 1: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 7 m/s Bỏ qua sức cảncủa không khí cho g = 9,8m/s2

a, Tính độ cao cực đại mà vật lên tới

b, Ở độ cao thì thế năng bằng động năng? Thế năng gấp 4 lần động năng?Bài 2: Một quả cầu nhỏ lăn trên mặt phẳng nghiêng 300, vA= 0, AB = 1,6m, g =10m/s2 Bỏ qua ảnh hưởng do ma sát

a, Tính vận tốc quả cầu ở B

b, Tới B quả cầu rơi trong không khí

Tính vận tốc của quả cầu khi sắp chạm đất biết B cách mặt đất h =0,45m

Với những bài luyện tập kiến thức trong hệ thống bài tập gồm nhữngbài( V.2, V.3) như bài sau: Vật có khối lượng m = 100g được ném thẳng đứng từdưới lên với v0 = 20m/s Sử dụng các phương trình chuyển động, tính thế năng,động năng và cơ năng toàn phần của vật:

a, Lúc bắt đầu ném

b, Khi vật lên cao nhất

c, 3s sau khi ném

d, Khi vừa chạm đất So sánh các kết quả và kết luận

Để phát huy tính tích cực nhận thức của HS thì chúng tôi đã xây dựngnhững bài cụ thể như (V.7, V.12), ví dụ như bài sau: Hai vật khối lượng m1, m2

nối với nhau bằng một lò xo có độ cứng k Tác dụng lên m1 lực nén F thẳng đứng

Trang 20

hướng xuống Định F để sau khi ngừng tác dụng, hệ chuyển động và m2 bị nhấclên khỏi mặt đất.

Chủ đề VI: Các bài toán liên quan đến hiện tượng va chạm

Khi xét các bài toán về va chạm thì chúng tôi thấy đây chính là những bàitoán dùng để ôn tập, phát huy tính tích cực nhận thức của HS Chúng tôi đã xâydựng một hệ thống bài tập gồm 10 bài, mà HS cần nắm được các kiến thức nhưđịnh luật bảo toàn động lượng, định lí động năng, định luật bảo toàn cơ năng đểgiải những bài tập, vì đây thường là những bài liên quan đến các kiến thức ở chủ

I.4 Hướng dẫn học sinh giải BTVL

I.4.1 Lưu ý chung:

Trong dạy học vật lí, giáo viên thường hướng dẫn giải bài tập theo nhữngcách sau:

+ Hướng dẫn theo mẫu ( hướng dẫn angôrit): Sự hướng dẫn hành độngtheo một mẫu đã có được gọi là hướng dẫn angôrit Ở đây thuật ngữ angôrit đượcdùng với ý nghĩa là một quy tắc hành động hay chương trình hành động đượcxác định rõ ràng, chính xác và chặt chẽ, trong đó chỉ rõ cần thực hiện nhữnghành động nào và theo trình tự nào để đi đến kết quả.(18, tr83)

Hướng dẫn angôrit là sự hướng dẫn chỉ rõ cho học sinh những hành động

cụ thể cần thực hiện và trình tự thực hiện các hành động đó chỉ đạt kết quả mong muốn Những hành động này được coi là những hành động sơ cấp phải để

cho học sinh một cách hiểu đơn giản và học sinh đã nắm vững Kiểu hướng dẫn

Trang 21

angôrit không đòi hỏi học sinh tự tìm tòi, xác định các hành động cần thực hiện

để giải quyết vấn đề đặt ra mà chỉ đòi hỏi học sinh chấp hành các hành động mà

GV chỉ ra, cứ theo đó học sinh sẽ đạt được kết quả, sẽ giải được bài toán đã cho.

Kiểu hướng dẫn angôrit đòi hỏi GV phải phân tích một cách khoa học việcgiải bài toán để xác định một trình tự chính xác, chặt chẽ của các hành động cầnthực hiện để giải được bài toán và phải đảm bảo cho các hành động đó là nhữnghành động sơ cấp dối với học sinh

Kiểu hướng dẫn angôrit, thường được áp dụng khi cần dạy cho học sinhphương pháp giải một loại bài toán điển hình nào đó, nhằm luyện tập cho HS kĩnăng giải một bài toán xác định xác định nào đó người ta xây dựng các angôritcho từng loại bài toán cơ bản, điển hình và luyện tập cho học sinh kĩ năng giảicác loại bài toán đó dựa trên việc làm cho học sinh nắm được các angôrit giải

+ Hướng dẫn tìm tòi: là kiểu hướng dẫn mang tính chất gợi ý cho học sinhsuy nghĩ tìm tòi phát hiện cách giải quyết, không phải là GV chỉ dẫn cho họcsinh việc chấp hành các hành động theo một mẫu đã có để đi tới kết quả mà là

GV gợi mở để HS tự tìm cách giải quyết, tự xác định các hành động cần thựchiện để đạt được kết quả

Kiểu hướng dẫn tìm tòi được áp dụng khi cần giúp đỡ HS vượt qua khókhăn để giải được bài toán, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu phát triển tư duy HS,muốn tạo điều kiện để học sinh tự lực tìm tòi cách giải quyết

Ưu điểm của cách hướng dẫn này là tránh được tình trạng GV làm thay HStrong việc giải bài toán Kiểu hướng dẫn này đòi hỏi HS phải tự lực tìm tòi cách giảiquyết chứ không phải HS chỉ việc chấp hành các hành động theo mẫu đã được chỉ ra,nên không bao giờ có thể đảm bảo cho HS giải được bài toán một cách chắc chắn.Khó khăn của kiểu hướng dẫn này chính là chỗ sự hướng dẫn của GV phải sao chokhông được đưa HS đến chỗ chỉ việc thừa nhận các hành động theo mẫu, nhưngđồng thời không thể là một sự hướng dẫn viển vông, quá chung chung và không giúp

Trang 22

ích cho HS định hướng tư duy Nó phải có tác dụng hướng tư duy của HS vào phạm

vi cần và có thể tìm tòi phát hiện cách giải quyết

+ Định hướng khái quát chương trình hoá: là sự hướng dẫn mang tính chấtgợi ý cho HS tự tìm tòi cách giải quyết, nhưng giúp cho HS ý thức được đườnglối khái quát của việc tìm tòi giải quyết vấn đề, và sự định hướng được chươngtrình hoá theo các bước dự định hợp lí Sự định hướng ban đầu đòi hỏi sự tự lựctìm tòi giải quyết của HS, nếu HS không đáp ứng được thì sự giúp đỡ tiếp theocủa GV là sự phát triển định hướng khái quát ban đầu, cụ thể hoá thêm một bướcbằng cách gợi ý thêm cho HS, để thu hẹp hơn phạm vi tìm tòi, giải quyết vừa sứccho HS Nếu HS vẫn không đủ khả năng tự lực tìm tòi giải quyết thì sự hướngdẫn của GV chuyển dần thành hướng dẫn theo mẫu để đảm bảo cho HS hoànthành được yêu cầu của một bước, sau đó tiếp tục yêu cầu HS tìm tòi giải quyếttiếp theo, nếu cần thì GV lại giúp đỡ thêm Cứ như vậy cho đến khi giải quyếtvấn đề đặt ra

I.4.2 Phương pháp giải bài tập trong phần “Các định luật bảo toàn”

Khi giải các các bài tập về các định luật bảo toàn có thể theo một trình tự sau:

1 Nghiên cứu đầu bài

- Xác định hệ vật, xác định hệ quy chiếu, phân tích đầu bài, nghiên cứuđiều kiện bảo toàn(ở đây ta phải phân tích nội, ngoại lực Đánh giá độ lớn củachúng, rút ra kết luận xem có thể áp dụng định luật bảo toàn theo phương nào)

2 Mối liên hệ giữa cái xuất phát và cái phải tìm

- Xác định các mốc thời điểm trước và sau tương tác, xác định vận tốc củacác vật trong hệ quy chiếu đã chọn ứng với mốc trên, Chọn chiều của các trụctoạ độ

- Xác định động lượng, động năng, thế năng của hệ trước và sau tương tác,đối với hệ phức tạp cần lưu ý đảm bảo viết, đủ chính xác

Trang 23

- Nhận biết được dạng bài toán cần xác định bằng các định luật bảo toàngì? (Động lượng, cơ năng).

3 Rút ra kết quả cần tìm

- Căn cứ vào việc nghiên cứu điều kiện bảo toàn ở trên lập các phươngtrình bảo toàn động lượng, bảo toàn cơ năng dưới dạng đại số để giải, có thể giảibài toán bằng phương pháp hình học

- Tính toán để rút ra kết quả cần tìm

4 Kiểm tra lời giải và biện luận

- Kiểm tra về sự phù hợp thứ nguyên ở biểu thức cuối cùng tìm được

- Xác định các trường hợp riêng xem có phù hợp không

- Đối chiếu với kết quả tìm được bằng một cách giải khác

- Biện luận về ý nghĩa vật lí

Qua những kĩ năng trên tôi đã đưa ra một số nhận xét giúp cho học sinhtrong việc nghiên cứu điều kiện bảo toàn:

- Việc xác định những chất điểm nào tạo thành cơ hệ và phân chia nội lực vàngoại lực chỉ có tính chất tương đối và tuỳ thuộc vào điều kiện bài toán đang xét:

- Vấn đề xác định một hệ nào đó là hệ kín tuỳ thuộc vào vấn đề ta xét

- Các định luật bảo toàn đã nêu chỉ đúng trong hệ quy chiếu quán tính

- Hệ quy chiếu trái đất được coi gần đúng hệ quy chiếu quán tính

- Trong nhiều trường hợp không thật kín nhưng có ngoại lực nhỏ có thể bỏqua được so với nội lực khi xét trong thời gian tương tác rất ngắn, khi đó ta coi là

hệ kín trong thời gian tương tác ngắn

- Trong một trường hợp nào đó ta nói cơ năng của một vật nào đó trongtrọng trường bảo toàn, ta cũng có thể hiểu là: Cơ năng của hệ kín gồm vật và tráiđất bảo toàn

* Động lượng Định luật bảo tào động lượng

Trang 24

…, ta phải sử dụng quy tắc cộng véc tơ.

- Nếu hệ kín gồm hai vật Khi này, tổng động lượng của hai vật được bảo toàn:  P =  P ’, , ,

* Công và công suất của một lực

- Để tính được công A của một lực từ công thức A = F.s.cos, trước tiên

ta phải phân tích lực tác dụng lên vật và xác định phương chiều của F, chiều của

độ dời s để biết được góc  hợp bởi F và s

- Điều chú ý là trong công thức A= F.scos , F và s là các độ lớn, luôn dương

- Vì lực ma sát Fms luôn ngược chiều chuyển động, tức là ngược chiều vớivéc tơ độ dời s, ta luôn có  = 1800, nên công của lực ma sát luôn âm, là côngcản: A = -Fmss

- Khi phải tính công của trọng lực, công này chỉ phụ thuộc khoảng cáchthẳng đứng giữa hai vị trí của vật

- Khi sử dụng định lí động năng ta cần xác định các ngoại lực F1, F2 …,tác dụng vào vật để tính công các lực này

* Thế năng trọng trường- thế năng đàn hồi

- Lực tương tác trên phải là lực bảo toàn hay lực thế, tức là công của vậtnày chỉ phụ thuộc vào vị trí tương đối giữa hai vật, mà không phụ thuộc vào

Trang 25

đường đi khi vật A chuyển đông Trọng lực là lực bảo toàn nên một vật đặt trongtrọng trường của trái đất sẽ có thế năng.

- Thế năng trọng trường của vật có khối lượng m, được tính theo công thức:

Wt = mgz, gốc thế năng là mặt đất: z = 0, Wt = 0

- Khi giải ta phải chọn gốc thế năng, khi vật ở phía trên gốc thế năng: z >

0, Wt > 0, khi vật ở phía dưới gốc thế năng: z < 0, Wt < 0

- Khi thay đổi độ cao z thì Wt thay đổi Độ biến thiên của Wt chính là côngcủa trọng lực thực hiện được: A = Wt2 - Wt1

Công thức Wt = mgz chỉ đúng khi gia tốc trọng trường khi g không đổi

- Ta có công thức thế năng đàn hồi: Wđh = 2

2

kx Nếu chọn gốc thế năng là

vị trí lò xo chưa biến dạng ( Nhận xét rằng: x = 0 ta có: Wđh= 0)

- Khi vật M buộc vào lò xo di chuyển từ vị trí mà độ biến dạng của lò xo

là x1 đến vị trí biến dạng của lò xo là x2, công của lực đàn hồi đã thực hiện là:

A12 = Wđh1- Wđh2

- Một trong những bài toán hay gặp là phải xác định vị trí cân bằng của vật

M buộc vào một hay nhiều lò xo Tạ vị trí cân bằng tổng hợp các lực tác dụnglên M phải bằng 0: F 1+ F 2+ … = 0

- Nếu có hai lò xo có độ cứng k1, k2, ta thường gặp hai trường hợp:

Hai lò xo gắn nối tiếp: độ cứng của lò xo tương đương : 1

Hai lò xo cùng gắn vào vật hoặc hai lò xo gắn hai bên một vật: k = k1 + k2

* Định luật bảo toàn cơ năng

- Nếu cơ năng toàn phần của vật được bảo toàn, ta có: W = Wđ + Wt , vậytại hai vị trí thì: Wđ2 + Wt2= Wđ1+ Wt1.

- Để giải bài toán một cách đơn giản, ta phải chú ý chọn gốc thế năngtrọng trường để xác định z1, z2

Trang 26

- Trong một số trường hợp, nếu việc xác định z1, z2 phức tạp, ta có thểdùng định lí động năng thì bài toán sẽ đơn giản hơn.

- Nếu vật gồm hai vật, cơ năng toàn phần của hệ hai vật này sẽ được bảo toàn:

- Trường hợp vật chuyển động thẳng đứng, hoặc nghiêng, hoặc cong, thế

năng trọng trường của vật thay đổi theo từng vị trí nên định luật bảo toàn cơ

năng phải được viết: 1

I.5 Sử dụng BTVL trong dạy học vật lí

I.5.1 Sử dụng bài tập trong tiết học tài liệu mới

Giải bài tập là một phần hợp thành của đa số tiết học vật lí Trong tiết họcnghiên cứu tài liệu vật lí thường chiếm khoảng 30% thời gian cho việc giải bàitập ở cuối tiết học, vào đầu tiết học thường được dùng kiểm tra kiến thức của HShoặc để củng cố tài liệu đã học và thường dùng các biện pháp sau để kiểm tra:

- GV gọi HS lên bảng và yêu cầu từng em giải bài tập do GV ra

- Một vài HS giải bài tập vào vở hoặc ra giấy

-Trước khi vào dạy bài mới cho cả lớp làm bài viết trong 10- 15 phút

Các biện pháp này cho phép kiểm tra một cách linh hoạt kiến thức của HS,nâng cao được ý thức trách nhiệm của họ đối với việc học tập và tiết kiệm thời

Trang 27

gian Nhưng các biện pháp này có nhược điểm là nhiều khi chúng chiếm mấtphần khá lớn thời gian học có hiệu quả nhất của tiết học và thường hay vỡ kếhoạch, không đảm bảo thời gian học tài liệu mới.

Các bài tập đầu tiết học, trước khi học tài liệu mới không thể cho nhữngbài quá khó Cần phải lưu ý những bài tập định tính yêu cầu giải thích các hiệntượng vật lí

Khi nghiên cứu tài liệu mới tùy theo nội dung của tài liệu và phương phápdạy học các bài tập có thể là một phương tiện đóng vai trò minh họa cho kiếnthức mới hoặc là một phương tiện chủ yếu để rút ra kiến thức mới

Khi củng cố tài liệu mới, GV thường phân tích các bài tập với toàn lớp Tuynhiêncũng có thể cho HS tự làm bài viết Ở đây khó khăn chủ yếu là làm sao chotất cả HS đều tích cực làm việc và GV đồng thời nhận được những thông tin vềcác kết quả của công việc.(7,Tr52)

I.5.2 Sử dụng bài tập trong tiết luyện tập

Khi vạch kế hoạch dạy học cho từng đề tài GV phải xác định mục đích củacác tiết học luyện tập về bài tập Việc chuẩn bị cho tiết học trước hết bao gồmviệc tự học tài liệu lí thuyết của HS Giáo viên nên ôn lại tài liệu này với HS mộtcách ngắn gọn nhất vào đầu tiết học hoặc trước khi làm bài tập tương ứng

Trong những tiết giải bài tập thường dùng chủ yếu hai hình thức tổ chứclàm việc của lớp là: Giải bài tập ở trên bảng để HS theo dõi chung hoặc HS tựlàm bài tập vào vở Người ta thường áp dụng hình thức tổ chức lần thứ nhất khiphân tích những điều kiện bài tập mới hoặc khi GV cần giới thiệu cho HS nhữngkiến thức mới về phương pháp giải bài tập Còn hình thức thứ hai thì được dùngchủ yếu để hình thành kĩ năng và kĩ xảo thực hành cũng như để kiểm tra kết quảhọc tập của HS

Khi gọi HS giải bài tập trên bảng cần tránh hai khuynh hướng cực đoan:

GV chỉ cho HS được gọi lên bảng tất cả mọi chi tiết, phép tính cụ thể, hoặc

Trang 28

ngược lại GV “vặn” HS làm rắc rối khiến các em không thể trả lời được Kết quả

là mất thì giờ vô ích, làm cho GV lẫn HS đều không thỏa mãn

GV phải giải thích cho HS các nguyên tắc giải những loại bài tập mớibằng trình bày mẫu như là sự trình bày trong khi giới thiệu tài liệu lí thuyết mới.Thường là sau khi HS đã lĩnh hội được các kiến thức cần vận dụng để giải bàitập mới, GV phân tích một bài tập mẫu không phức tạp lắm và làm cho HS hiểu

rõ angôrit giải bài tập mẫu để vận dụng vào thực hành

Có thể dùng những tiết học riêng, hoặc một phần của tiết học để HS tự làmbài tập Bài làm phải vừa sức đồng thời phải phức tạp đúng mức và gây đượchứng thú Điều đó tất nhiên đòi hỏi phải có một phương pháp phân biệt HS Cóthể đạt được điều này bằng những cách khác nhau Chẳng han, tùy theo trình độcủa HS ta có thể cho HS làm những bài tập riêng ghi trên tấm phiếu hoặc ra chotoàn lớp một số bài tập với mức độ phức tạp tăng dần và yêu cầu mỗi HS làm bài

mà mình cảm thấy vừa sức Ở trường hợp này cách thứ hai tốt hơn vì nó làm choviệc phân tích bài tập đã giải quyết dễ dàng và gây được không khí thi đua tronghọc tập Vì mỗi HS đều muốn làm nhiều bài tập hơn và những bài khó hơn, mặtkhác GV mất ít công sức hơn

Trong tiết học luyện tập về bài tập phải tích cực hóa tới mức tối đa hoạtđộng nhận thức của tất cả HS Nếu không trong phần lớn thời gian của tiết học

HS chỉ ngồi nghe một cách thụ động những lời giải thích của GV và câu trả lờicủa các bạn được gọi Muốn tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS có thể sửdụng các biện pháp sư phạm sau:

- Nêu mục đích của việc giải bài tập để chỉ cho HS thấy rõ tầm quan trọng

và sự cần thiết của việc luyện tập Chẳng hạn, trước khi giải bài tập về xác địnhvận tốc dài của chất điểm trong chuyển động tròn có thể trình bày cho HS rõ mộtngười thợ tiện đều phải biết tính toán như vậy để xác định vận tóc cắt kim loại.Các nhà bác học thì tính vận tốc trên quỹ đạo tròn v.v Có trường hợp có thể

Trang 29

nêu ra tầm quan trọng của một bài nào đó đối với việc nghiên cứu tài liệu giáokhoa sau này.

- Đưa ra một vài giả thuyết hoặc giả định có thể mâu thuẫn nhau, nhờ đóthu hút được sự chú ý của HS Những bài tập nêu ra ý kiến mâu thuẫn nhau hoặclàm bật ra những sai lầm và thiếu sót HS thường mắc phải trong học tập, có tácdụng kích thích hứng thú đặc biệt của HS Muốn vậy trong nhiều trường hợp cóthể trình bày dưới hình thức đàm thoại giữa các HS hoặc giữa GV và HS

- Sử dụng các bài tập “vui” Yếu tố vui trong bài tập làm cho HS thích thú

và bớt mệt mỏi trong học tập Chẳng han, có thể nêu các bài tập như sau: Hai emchở nhau bằng xe đạp Hỏi em ngồi sau có thể đẩy vào lưng em ngồi trước đểlàm cho xe đạp đi nhanh hơn được không?

- Sử dụng các tài liệu trực quan và các thí nghiệm vật lí Muốn HS hiểuđầy đủ giả thiết của bài tập hoặc muốn trong khi làm bài tập học sinh lĩnh hộithêm được các kiến thức, bổ sung về các hiện tượng vật lí và các dụng cụ thì nên

sử dụng rộng rãi hơn các phương tiện này Trong trường hợp khác chúng lại làđối tượng nghiên cứu đã được học trong các bài thực nghiệm

- Kết hợp đúng đắn việc làm tập thể và cá nhân ở trong lớp Ở đây, họcsinh có thể tự lực làm bài tập vào vở hoặc làm bài tập dưới sự giúp đỡ của giáoviên, nhiều trường hợp lời giải được ghi trên bảng để HS theo dõi

- Trong giờ bài tập gọi HS lên bảng cũng rất quan trọng Có một số GVmuốn tiết kiệm thời gian đã thường gọi em khá lên bảng làm bài tập Có một sốkhác thì ngược lại, thường chăm chú vào học sinh kém và luôn làm việc với họ.Tất nhiên việc có thể và phải gọi vừa HS khá vừa HS kém lên bảng phụ thuộcvào nhiều yếu tố Nhưng khi phân tích một bài tập mới thì thường nên gọi HStrung bình Những HS kém thường ít theo dõi được cách làm của HS khá Mặtkhác , những khó khăn và những chỗ vấp trong khi làm bài tập trên bảng có khirất bổ ích để tranh luận một số vấn đề nào đó Trong tiến trình này HS khá bị lôi

Trang 30

cuốn vào cuộc và làm cho họ tích cực tranh luận với toàn lớp Khi giải một bàitập phức tạp thì nên gọi lần lượt một vài HS lên bảng Các em này sẽ làm kế tiếpcác phép tính riêng lẻ và sau khi tất cả làm xong thì gọi một hai em khác nhắc lạitoàn bộ bài tập.

- Cho HS lập các bài tập là biện pháp sư phạm rất có ích, vì HS lập nhữngbài tập về các công thức vật lí hoặc các định luật vật lí đã học Công việc này cóthể cho làm ngay ở lớp hoặc ở nhà Các bài tập này phải được GV kiểm tra vànhững bài hay nhất thì cho toàn bộ cả lớp làm (16,Tr54)

I.5.3 Sử dụng bài tập trong tiết ôn tập

Trong các tiết ôn tập người ta thường dùng các bài tập mà HS chưa nắmvững một cách hoàn toàn, các bài tập tạo điều kiện đi sâu giải thích các hiệntượng vật lí, các bài tập cho phép khái quát hóa tài liệu của đề tài và các bài tậptổng hợp liên hệ tài liệu của một số đề tài

Khi cho HS giải các bài tập tổng hợp trong các tiết ôn tập ở cuối cácchương hoặc cuối giáo trình, GV có dịp khắc sâu kiến thức cho HS, hệ thống hóacác khái niệm định luật, công thức cần nắm vững để vận dụng khi giải bài tập vàlưu ý thêm cho HS những điểm quan trong về phương pháp giải các loại bài tậptương ứng với các kiến thức đó Ví dụ : Khi ôn tâp chương “ Định luật bảo toàn”

có thể cho HS giải các bài tập sau: Một chiếc thuyền có khối lượng m= 125kgđậu trên mặt nước yên lặng Hai người lần lượt có khối lượng m1= 50kg, m2=45kg đứng ở hai đầu thuyền khi hai người đổi vị trí cho nhau, thuyền có dichuyển hay không ? Di chuyển theo hướng nào và độ dịch chuyển bằng baonhiêu? Biết chiều dài thuyền l=11m Bài tập này tạo điều kiện cho HS tổng hợpkiến thức Khi ôn tập cuối giáo trình vật lí, có thể cho HS giải các bài tập sau:I.16, III.3, hoặc đưa ra một bài tập có tính chất tổng hợp từ đầu , tới cuối chương.(7,Tr60)

I.5.4 Sử dụng bài tập trong các buổi ngoại khóa

Trang 31

Mục đích giải bài tập ngoại khoá là: phát triển thế giới quan của HS, giớithiệu cho HS những phương pháp khoa học về nhận thức tự nhiên, trang bị cho

HS những kĩ năng không chỉ về toán học mà cả về thực nghiệm (7,Tr66)

Một trong những hình thưc phổ biến nhất của công tác ngoại khóa về vật lí

về nhóm giải bài tập, việc tổ chức những nhóm giải bài tập vật lí như vậy có tácdụng tích cực trực tiếp đến kết quả học tập của HS

Việc tổ chức công việc khi làm bài tập ở nhóm, sao cho mỗi nhóm có mộtcách hào hứng và có nội dung phong phú thì yêu cầu người GV phải có nhiềukinh nghiệm và sáng tạo, nếu không nhóm giải bài tập sẽ biến thành một tổ chứcphụ đạo thông thường gồm những học sinh kém hoặc, ngược lại, gồm những HSchăm chỉ Ở những buổi ngoại khóa nên phân tích các bài khó hơn mà HS có thểgặp trong các kì thi HS giỏi hoặc trong các kì thi đại học

II Thực nghiệm sư phạm

II.1 Tiến trình TNSP.

Để thực hiện tốt những nội dung, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở lớpthực nghiệm: với số lượng 40 HS và dạy theo hướng có sử dụng hệ thống bài tập

đề xuất do tác giả trực tiếp giảng dạy

Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã khảo sát đầu vào của lớp thựcnghiệm thông qua một bài kiểm tra Trên cơ sở hệ thống bài tập đã xây dựng saukhi trao đổi thống nhất nội dung các giáo án đã soạn, chuẩn bị đầy đủ phươngtiện dạy học, phiếu học tập ở các bài, chúng tôi đã tiến hành dạy ở lớp thựcnghiệm Sau khi kết thúc giờ dạy chúng tôi đã tiến hành kiểm tra trên giấy đểđánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, khả năng ghi nhớ và năng lực vận dụng củaHS

II.2 Kết quả TNSP

Ngày đăng: 11/12/2015, 22:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w