Như vậy, việc hướng dẫn học sinh phương pháp tự học: Chủ động sáng tạo và tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, lĩnh hội kiến thức mới, ôn luyện kiến thức cũ
Trang 1M C L CỤC LỤC ỤC LỤCTrang 2 Bản đăng ký sáng kiến năm học 2014 - 2015
Trang 42 Phụ lục
Chương I
Tài liệu tự học có hướng dẫn chương 6 – Kim loạikiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm - Hóa học lớp 12 -THPT - Ban cơ bản
Phần 1: Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung
lý thuyết
Trang 97 Phần 2: Bài tự kiểm tra đánh giá kiến thức “chương
6 – Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” Trang 101
Phần 3: Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dungbài tập
Phần 3.1: Các dạng bài tập lý thuyết
Trang 130 Phần 3.2: Các dạng bài tập tính toán.
Trang 161 Phần 4: Tài liệu tự học: Bài tập trắc nghiệm tổng
hợp chương 6Trang 180 Chương II Thực nghiệm sư phạm
Trang 185 Tài liệu tham khảo
Trang 186 Phụ lục 1 Một số tư liệu liên hệ thực tế về kim loại kiềm, kim
loại kiềm thổ, nhôm và các hợp chất của chúng
DANH M C CH VI T T TỤC LỤC Ữ VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮTBài tập hóa học: BTHH
Kim loại kiềm: KLK
Kim loại kiềm thổ: KLKT
Học sinh: HSThực nghiệm, thí nghiệm: TNSách bài tập: SBT
Sách giáo khoa: SGKTrắc nghiệm khách quan: TNKQĐiều kiện tiêu chuẩn: đktc
Phương trình phản ứng: ptpư
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Trang 2BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2014 - 2015
“XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TỰ HỌC
CÓ HƯỚNG DẪN THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH CỰC
“CHƯƠNG VI: KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM” HÓA HỌC LỚP 12 - THPT - BAN CƠ BẢN, NHẰM NÂNG CAO NĂNG
-LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH”.
II TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: TRƯƠNG THỊ HỒNG CHIÊN
Chức danh: Giáo viên
Trình độ chuyên môn: Cử Nhân Hóa Học
Địa chỉ: Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, Thành Phố Ninh Bình,tỉnh Ninh Bình
Phương pháp thuyết trình gồm các bước sau:
- Bước 1: Đặt vấn đề
Mục đích của việc này là nhằm thu hút sự chú ý của HS và tạo tâm thếhọc tập, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, đồng thời giớithiệu mục tiêu của bài học
Cách đặt vấn đề có thể là dựa vào kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm đã cócủa HS hoặc dựa vào các tư liệu về lịch sử phát triển khoa học Vật lí, hoặc dựavào hiện tượng thực tế có liên quan,…
- Bước 2: Giải quyết vấn đề
Trang 3Giải quyết theo từng nội dung trong bài, chú ý các đoạn chuyển tiếp giữacác phần, minh họa – giải thích, nêu vấn đề và giải quyết,… Có thể giải quyếtvấn đề theo con đường quy nạp hoặc diễn dịch tuỳ theo đặc điểm nội dung bàihọc.
- Bước 3: Kết luận
Tóm tắt những nội dung trọng tâm, hệ thống hoá và chỉ ra logic giữa cácđơn vị kiến thức trong bài, củng cố bài học và giao nhiệm vụ tiếp cho HS
* Phương pháp này có ưu điểm là GV chủ động về mặt thời gian và kế
hoạch lên lớp, do đó cũng chủ động thiết kế logic nội dung, cập nhật bổ sungkiến thức, tiết kiệm thời gian
* Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là HS thụ động, việc truyền thụ kiến thức dễ mang tính áp đặt, dập khuôn máy móc, gây ra sự nhàm chán, khó tiếp thu, khó ghi nhớ; HS bị động, học trong tư tưởng gượng ép, học vẹt, nhanh quên, không có hứng thú và say mê môn học Do vậy, khi sử dụng phương pháp này, cần chú ý các điểm sau:
+ Lời giảng của GV phải đủ to, rõ, không vi phạm các qui luật logic.+ Tốc độ vừa phải, có định hướng ghi chép, theo dõi của HS
+ Biết dừng đúng lúc với thời gian hợp lí
+ Nội dung bài thuyết trình phải logic
+ Tư thế, tác phong và cách diễn đạt của GV phải hấp dẫn, lôi cuốn HS
b Sử dụng phương pháp đàm thoại.
Phương pháp đàm thoại là phương pháp trong đó GV đặt ra một hệ thốngcâu hỏi, HS sẽ trả lời hay trao đổi với GV hoặc tranh luận giữa các thành viêntrong lớp với nhau, qua đó HS sẽ củng cố, ôn tập kiến thức cũ và tiếp thu đượckiến thức mới Trong hệ thống câu hỏi, ngoài các câu hỏi chính còn có nhữngcâu hỏi phụ để gợi ý khi HS gặp khó khăn
Người ta thường chia ra hai dạng đàm thoại chính là:
+ Đàm thoại tái hiện: các câu hỏi, vấn đề do GV đặt ra đòi hỏi HS nhớ,
tái hiện lại kiến thức, kinh nghiệm đã có thì có thể giải quyết được Loại này chủyếu dùng để ôn tập, củng cố kiến thức
+ Đàm thoại gợi mở hay vấn đáp tìm tòi: Trong vấn đáp tìm tòi GV
luôn đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển hoạt động của HS Hệ thống câu hỏi của
GV giữ vai trò chỉ đạo, định hướng hoạt động nhận thức của HS Trật tự logiccủa câu hỏi góp phần hướng dẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật,quy luật của hiện tượng và quá trình vật lí Muốn nâng cao hiệu quả của phươngpháp vấn đáp tìm tòi, GV cần đầu tư nâng cao chất lượng của các câu hỏi Giảmbớt các câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức (chỉ đòi hỏi tái hiện kiến thức)
Trang 4Tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức (câu hỏi có sự thông hiểu
và sáng tạo trong vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi, cũng như đòi hỏi cả sựphân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá,… kiến thức) Loại câu hỏi thứ hai có tácdụng kích thích tư duy tích cực của HS Tuy nhiên, cũng không nên xem thườngloại câu hỏi thứ nhất, vì không tích lũy kiến thức đến một mức độ nhất định nào
đó thì khó mà tư duy sáng tạo
1.2 Quy trình chuẩn bị và thực hiện một giờ học theo phương pháp dạy học truyền thống.
a Quy trình chuẩn bị một giờ học
Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thểhiện qua việc chuẩn bị giáo án Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học chomột bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với
HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học Hoạt động chuẩn bị cho một giờhọc có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệuquả giờ dạy học
Từ thực tế dạy học, có thể tổng kết thành quy trình chuẩn bị một giờhọc với các bước thiết kế một giáo án và khung cấu trúc của một giáo án cụ thểnhư sau:
* Các bước thiết kế một giáo án
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT),
kĩ năng (KN) và yêu cầu về thái độ trong chương trình Bước này được đặt ra bởiviệc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứnhất, không thể thiếu của mỗi giáo án Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướngtới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quảquá trình dạy học Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt
HS tìm hiểu, vận dụng những KT, KN nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đógiáo dục cho HS những bài học gì)
- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác,đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những KT, KN, thái độ cơ bản cầnhình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học (Đúc kết đượcphạm vi, mức độ KT, KN của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của HS
và điều kiện dạy học Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa
tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về KT, KN Nếu nắm vững nộidung bài học, GV sẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảngphù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch KT, KN của SGK, xâydựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các
KT, KN trong bài một cách thích hợp)
Trang 5- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của
HS, gồm: xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó
khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết
- Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạyhọc và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động,sáng tạo
Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH,
GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, KN vận dụng KT vàonhững tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tưtưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho HS Trongthực tiễn dạy học hiện nay, các GV vẫn quen với lối dạy học đồng loạt vớinhững nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng lực học tậpcủa từng đối tượng HS Đổi mới PPDH sẽ chú trọng cải tiến thực tiễn này, pháthuy thế mạnh tổng hợp của các PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chứcdạy học và cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự tích cực học tập của các đốitượng HS trong giờ học
- Bước 5: Thiết kế giáo án
Đây là bước người GV bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm
vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạycủa GV và hoạt động học tập của HS
Trong thực tế, có nhiều GV khi soạn bài thường chỉ đọc SGK, sách GV vàbắt tay ngay vào hoạt động thiết kế giáo án; thậm chí, có GV chỉ căn cứ vàonhững gợi ý của sách GV để thiết kế giáo án bỏ qua các khâu xác định mục tiêubài học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập của HS, nghiên cứu nộidung dạy học, lựa chọn các PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạyhọc và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động,sáng tạo Cách làm như vậy không thể giúp GV có được một giáo án tốt và cónhững điều kiện để thực hiện một giờ dạy học tốt Về nguyên tắc, cần phải thựchiện qua các bước 1, 2, 3, 4 trên đây rồi hãy bắt tay vào soạn giáo án cụ thể
* Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau:
- Mục tiêu bài học:
+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ;
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
Trang 6+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoáchất, ), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, ) và tàiliệu dạy học cần thiết;
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;
+ Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động;những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giảiquyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cáchgiải quyết phù hợp;
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếptục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bịcho việc học bài mới
b Thực hiện giờ dạy học.
Một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
* Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những KT, KN đã học có liênquan đến bài mới
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tàiliệu và đồ dùng học tập cần thiết))
Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ họchoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới
* Tổ chức dạy và học bài mới.
- GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để
đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS
- GV tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nộidung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp
* Luyện tập, củng cố.
GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã cóthông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo nhữnghình thức khác nhau
* Đánh giá.
Trang 7- Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi,
bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và củabạn
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học
* Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà.
- GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thựchành, thí nghiệm,…)
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới
2 Giải pháp mới cải tiến.
2.1 Lý do chọn đề tài sáng kiến:
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục vàđào tạo là một trong những trọng tâm của sự phát triển Muốn nâng cao chấtlượng giáo dục, chúng ta phải đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp dạy học
ở các môn học, các cấp bậc học
Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang là vấn đề hết sức cấp bách hiện
nay Ngày nay, nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người năng động sáng tạo, có khả năng tự học và tự đánh giá, biết
cách cộng tác với mọi người, để phát triển cá nhân hoà hợp với sự phát triểnchung của cộng đồng Do đó, từ chỗ áp dụng các phương pháp dạy học màngười thầy đóng vai trò trung tâm, thì chúng ta phải chuyển sang hướng dạy họclấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học
Có như thế thì chúng ta mới tạo ra được những “sản phẩm chất lượng cao” đáp
ứng cho nhu cầu của xã hội
Để lựa chọn được phương pháp dạy học vào thực tế có hiệu quả không
thể bỏ qua vấn đề tự học của học sinh Quá trình dạy học thành công của giáo
viên có quan hệ biện chứng với quá trình tự học của học sinh Vì vậy, thước đo
hiệu quả của phương pháp dạy học là kết quả của tự học.
Dạy học trong nhà trường không phải là cung cấp một khối lượng tri thứchàn lâm kinh điển mà dạy cho người học phương pháp tiếp cận thông tin,
phương pháp tư duy để họ có thể tiếp tục học sau khi rời ghế nhà trường Thực
chất của phương pháp dạy học này là dạy cách học, cách tự học để học tập suốt đời
Hiện nay, nước ta cũng như các nước trên thế giới đều quan tâm đến vấn
đề tự học không chỉ trong các trường Đại học mà ngay cả ở bậc giáo dục phổ
chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, Bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, phát triển mạnh mẽ phong
Trang 8trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân” Trên tinh
thần ấy, rõ ràng Đảng ta đã coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí cực
kì quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào tạo của đất nước Bởi tự học vàhọc suốt đời là một trong những chìa khoá bước vào thế kỷ XXI Đặc biệt trongquan niệm mới về “học tập suốt đời: Một động lực của xã hội” sẽ giúp con ngườiđáp ứng yêu cầu của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng Điều này thể hiệnnhững đòi hỏi đang ngày càng mãnh liệt hơn “Không thể thoả mãn những đòihỏi đó được, nếu mỗi người không học cách học”
Như vậy, việc hướng dẫn học sinh phương pháp tự học: Chủ động sáng tạo và tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, giải quyết vấn
đề, lĩnh hội kiến thức mới, ôn luyện kiến thức cũ là một nhiệm vụ quan trọng,
cấp bách trong nhà trường phổ thông hiện nay mà mỗi thầy cô giáo dạy học ởcác môn học, các cấp bậc học đều phải quan tâm, chung tay thực hiện góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo
Trong quá trình dạy học Hóa học cần phải giải đáp được ba câu hỏi lớn:
- Dạy và học Hóa học để làm gì (mục đích và nhiệm vụ của môn Hóa học)?
- Dạy và học cái gì (nội dung môn Hóa học)?
- Dạy và học như thế nào (phương pháp, phương tiện, tổ chức việc dạy và việchọc)?
Ba câu hỏi trên liên quan đến ba nhiệm vụ cơ bản của phương pháp dạyhọc hóa học: Nhiệm vụ thứ nhất đòi hỏi phải làm sáng tỏ mục đích của việc dạy
và học môn Hóa học trong trường phổ thông: không chỉ chú ý nhiệm vụ cungcấp và tiếp thu nền học vấn Hóa học phổ thông mà còn phải chú ý tới nhiệm vụgiáo dục thế giới quan, đạo đức cách mạng và nhiệm vụ phát triển tiềm lực trítuệ cho học sinh Nhiệm vụ thứ hai đòi hỏi phải xây dựng nội dung môn Hóa họctrong nhà trường phổ thông Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu của đất nướctrong giai đoạn mới Nhiệm vụ thứ ba đòi hỏi phải nghiên cứu chỉ ra được nhữngphương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức việc dạy và việc học tối
ưu, trong đó trước hết chú ý nghiên cứu việc giảng dạy của giáo viên và đi
liền là việc tự học của học sinh Trong quá trình dạy học ở trường THPT, bản
thân tôi và các đồng nghiệp luôn cố gắng dạy học làm sao để học sinh nắm vữngđược kiến thức, hình thành thế giới quan, khơi dậy cho các em hứng thú học tập,rèn tính tự giác, tích cực, chủ động góp phần phát triển tiềm lực trí tuệ, phát triểnnăng lực nhận thức cho các em học sinh Hoá học là bộ môn khoa học thựcnghiệm nên có rất nhiều khả năng trong việc phát triển năng lực nhận thức chohọc sinh ở nhiều góc độ Nếu giáo viên có một hệ thống các giáo án được thiết
kế hay, theo hướng dạy học tích cực, có những tập tài liệu, chuyên đề hướng
Trang 9dẫn học sinh phương pháp tự học thì chắc chắn việc giảng dạy sẽ có hiệu quả
cao hơn
Trong chương trình Hoá học phổ thông, tôi nhận thấy phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm có nội dung hết sức phong phú, đa dạng, có nhiều
cơ trong các đề thi đại học vì nó liên quan đến nhiều phần khác như: phản ứng
oxi hoá – khử, phi kim, axit, bazơ, muối, ancol,
Những lí do trên đã thôi thúc tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu:
“ Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo định hướng tích cực “chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” – Hóa học lớp 12 THPT - Ban cơ bản, nhằm nâng cao năng lực tự học của học sinh.” với
mong muốn đề tài sáng kiến của mình sẽ góp phần thiết thực vào việc đổi mớiphương pháp dạy học hóa học nâng cao năng lực tự học của học sinh hiện nay
2.2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu: Quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của học sinh trong “chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” – Hóa học lớp 12 THPT - Ban cơ bản ở trường THPT.
2.3 Cơ sở lý luận.
2.3.1 Dạy học hóa học theo hướng tích cực:
Dạy học tích cực là quá trình dạy học phát huy được cao độ tính tích cực
nhận thức của học sinh trong hoạt động học tập, nó được dựa trên cơ sở quan niệm về tính tích cực hóa hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm của quá trình học tập Để đạt được tính tích cực trong dạy học cần phải
đổi mới về “chất” tất cả các quá trình dạy học Hóa học
Quá trình dạy học Hóa học là một hệ toàn vẹn bao gồm các thành tố: Mục đích, nội dung dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hình thức tổ chức dạy học và kết quả của sự dạy học Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ, quan hệ
thống nhất và chi phối lẫn nhau
Mục đích dạy học xác định nội dung, cấu trúc tiến trình và việc lựa chọnphương pháp và phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau
Theo phương hướng dạy học tích cực cần đảm bảo tính hệ thống trongviệc đổi mới, khai thác các yếu tố tích cực trong các thành tố của cả quá trìnhdạy học hóa học Việc đổi mới cần được thực hiện từ sự đổi mới mục tiêu giáodục, nội dung dạy học Khai thác các yếu tố tích cực trong hoạt động dạy và hoạtđộng học, sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạyhọc và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để
có được hình ảnh chân thực về kết quả của quá trình dạy học
Trang 10Theo phương hướng dạy học tích cực, để tạo điều kiện cho học sinh thamgia vào hoạt đông nhận thức, giáo viên cần sử dụng các phương tiện dạy học như
là nguồn tri thức để học sinh tìm tòi, phát hiện ra tri thức cần lĩnh hội Giáo viện
sử dụng các phương tiện dạy học phối hợp với lời giảng theo phương phápnghiên cứu, tổ chức cho học sinh tìm tòi, nghiên cứu qua các phương tiện dạyhọc đó mà rút ra các kết luận cần thiết
2.3.2 Phân tích sử dụng một số phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Các phương pháp dạy học tích cực hình thành và phát triển từ lâu, tuynhiên do những yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành nhữngcon người phát triển, năng động và sáng tạo, nên các phương pháp này ngày
càng được đặc biệt quan tâm hơn Trong các phương pháp dạy học tích cực,
người ta đề cao vai trò hoạt động của HS, nhưng không hề hạ thấp hay giảm nhẹvai trò của GV Trái lại, người GV càng có vai trò quan trọng hơn và đượcchuyển đổi từ vai trò là người truyền đạt kiến thức sang vai trò là người tổ chức,điều khiển, hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS
Phương pháp dạy học tích cực không phải là một phương pháp dạy học cụthể, chuyên biệt nào đó, cũng không phải là sự phủ nhận các phương pháp dạyhọc truyền thống mà là muốn nhấn mạnh một định hướng khai thác mặt tích cựccủa các phương pháp dạy học hiện có Những phương pháp như thuyết trình,đàm thoại…vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học Điều cốt yếu là phải lựachọn và vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp với nội dung của bài dạy vàđặc biệt là phù hợp với đối tượng HS, trong đó cần chú ý khai thác và sử dụngcác kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức và phát triển tư duycủa HS, hình thành cho các em khả năng độc lập, năng động, sáng tạo trong việctiếp thu và xử lí thông tin, cũng như trong việc giải quyết những công việc cụ thểsau này
Trước hết ta hãy bàn về những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạyhọc tích cực mà người thày giáo sử dụng trong các giờ học
Thứ nhất: dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS.
Nét đặc thù của hoạt động dạy học là: HS vừa là đối tượng vừa là chủ thểcủa quá trình dạy học HS không chỉ tiếp thu những kiến thức từ người dạy, màphải thông qua hoạt động tự lực để chiếm lĩnh nó và làm biến đổi bản thân Tâm
lí học sư phạm cũng khẳng định rằng: nhân cách của trẻ được hình thành và pháttriển thông qua các hoạt động có ý thức của chủ thể Vì vậy có thể nói, hoạt độnghọc là cách tốt nhất để làm biến đổi chính người học Dạy học không còn là sự
Trang 11truyền thông tin từ thầy sang trò, thầy không còn là người truyền thông tin màphải là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động học tập của HS.
Thứ hai: chú trọng rèn luyện phương pháp tự học hơn là việc truyền thụ kiến thức
Câu nói: “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí” là hoàn toàn chính xác Rèn luyện cho HS phương
pháp tự học không chỉ là biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làmục tiêu của dạy học Con người được đào tạo trước hết phải là con người năngđộng, có tính tích cực, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để tự hoàn thiện mình.Mặt khác, trong một thời gian ngắn nhà trường phổ thông không thể kịp trang bịcho HS những kiến thức cần thiết trong kho tàng kiến thức của nhân loại đangngày một phong phú thêm Do vậy, người thày phải tìm cách hình thành ở HSphương pháp và năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể tự chiếm lĩnh kiến thức
và hoàn thiện bản thân sau này
Thứ ba: Tăng cường tính tự lực của cá nhân HS đồng thời chú trọng phối
hợp tương tác thày – trò và tương tác nhóm
Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực của mỗi HStrong quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức mới Vì vậy, phải chú ý đến vai trò củatừng cá nhân trong hoạt động dạy học Tuy nhiên, vai trò cá nhân chỉ có thể pháthuy tốt thông qua sự tương tác giữa GV và HS, giữa HS và HS và tương tác giữacác nhóm với nhau, đó chính là phương pháp học tập hợp tác Trong phươngpháp này, người ta đề cao vai trò giao tiếp giữa HS và HS Để phát huy vai tròcủa HS người ta thường tổ chức việc học tập hợp tác theo kiểu nhóm, tổ từ 4 đến
6 người Học tập nhóm, tổ tạo cho HS có nhiều cơ hội bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết
và thái độ của mình, cũng như biết cách bảo vệ ý kiến của mình Đó là cách tốtnhất để hình thành cho HS tính tích cực, độc lập và sáng tạo trong suy nghĩ, cũngnhư hành động
Thứ tư: Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
Quá trình dạy học bao gồm hai hoạt động dạy và học, với hai chủ thể là
GV và HS Trong quá trình này luôn có sự điều chỉnh và tự điều chỉnh Vì vậy,ngoài sự đánh giá của GV, phải có sự tự đánh giá của HS Qua tự đánh giá, HS
sẽ đưa ra những nhận định về bản thân và tự điều chỉnh cách học của mình chophù hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập Trong phương pháp dạy học tích cực,người ta chú trọng đến việc dạy cho HS cách tự học đi kèm theo là năng lực tựđánh giá của HS Thiếu năng lực này HS không thể tự điều chỉnh cách học của
mình và không hoàn chỉnh được phương pháp tự học Như vậy, năng lực tự học luôn gắn liền với năng lực tự đánh giá, tự điều chỉnh, mà tự học là dấu hiệu
Trang 12của phương pháp tích cực Do vậy, khả năng rèn luyện năng lực tự đánh giá của HS cũng là một dấu hiệu của phương pháp dạy học tích cực theo một
mô hình mới
2.3.3 Học là gì? Tự học là gì? Tự học quan trọng như thế nào? Cách tự học tốt nhất như thế nào?
a Học là gì? Tự học là gì? Thực trạng tự học hiện nay của HS THPT?
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triểntheo Chính vì vậy các em học sinh đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang
lại hiệu quả cao nhất cho bản thân Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách
học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học Và khi nói đến vấn đề này, tôi
muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách
tự học Vậy học là gì ? Tự học là gì ?
Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng, thông tinqua các giác quan do người khác truyền lại, não bộ xử lý các thông tin trở thành
kiến thức của mình, vận dụng vào thực tế và tự học là việc con người phát huy
những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng củariêng mình Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của học sinh chưa mang lạihiệu quả cao
Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trênlớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụđộng, thiếu suy nghĩ và thiếu sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiếnthức còn ẩn sâu sau các bài giảng của thầy cô
Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mươi lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến học sinh không chịu tự
học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm Thêm việc ngày nay khi việc họcđược nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn dẫn đếnviệc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập
Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiệntượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ratrong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ khônglàm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càngrỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến bản thân đâm nản chí Một khikiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao
Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học chobản thân là rất quan trọng Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàngtri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập Nếu chúng ta biết tự học
Trang 13cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức củachính mình Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học:chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề
từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách,báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinhnghiệm sống của nhân dân
Giáo sư – Tiến sĩ Khoa học Thái Duy Tuyên đã viết: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) cùng các phẩm chất, động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành
sở hữu của chính bản thân người học”.
Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn
về khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp,… Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”
Giáo sư Trần Phương cũng cho rằng: “ Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình
kĩ năng thực hành những tri thức ấy”
Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, khái niệm tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân Tri thức, kinh nghiệm, kĩ
năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thôngqua các hoạt động tự thân ấy Để có được, đạt tới sự hoàn thiện thì mỗi người,mỗi HS phải tự thân tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn; Tự thân rèn luyện các kĩnăng; Tự thân bồi dưỡng tâm hồn của mình ở mọi nơi mọi lúc
Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệmđược thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắcbài học Và qua tự học, từ lý thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đãhọc.Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhấtmang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình
Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công Tấm gương sáng thành công nhờ đã từng nỗ lực tự học là Bác Hồ
kính yêu của dân tộc ta, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công,
Trang 14thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được conđường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác,hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.
Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học,chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình Nếuchúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xãhội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới
b Vị trí vai trò của tự học.
Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học
Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức rõ ý nghĩa của phương pháp dạy tựhọc Trong quá trình hoạt động dạy học (DH), giáo viên (GV) không chỉ dừng lại
ở việc truyền thụ những tri thức có sẵn, chỉ cần yêu cầu HS ghi nhớ mà quantrọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho HS tự mình khám phá ra những quiluật, thuộc tính mới của các vấn đề khoa học Giúp HS không chỉ nắm bắt đượctri thức mà còn biết cách tìm đến những tri thức ấy Thực tiễn cũng như phươngpháp dạy học hiện đại còn xác định rõ: càng học lên cao thì tự học càng cần
được coi trọng, nói tới phương pháp dạy học thì cốt lõi chính là dạy tự học.
Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học Nhất là đốivới HS THPT cần phải ghi nhớ một lượng kiến thức rất lớn chuẩn bị cho kỳ thiđại học, cao đẳng quyết định bước ngoặt cuộc đời của mình, mà để đạt được sựghi nhớ tốt nhất và có kết quả thi đại học tốt nhất (đặc biệt đối với bộ môn Hóa
học rất dễ bị “mất gốc”) thì không thể không thông qua con đường tự học HS
muốn thành công trên bước đường học tập và nghiên cứu sau này thì phải có khảnăng phát hiện và tự giải quyết những vấn đề mà cuộc sống, khoa học đặt ra
Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập.
Một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực,
sự chủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh.Và một trong những nhiệm vụ quantrọng của giáo dục là hình thành phẩm chất đó cho người học Bởi từ đó nền giáodục mới mong đào tạo ra những lớp người năng động, sáng tạo, thích ứng vớimọi thị trường lao động, góp phần phát triển cộng đồng Có thể xem tính tíchcực (hình thành từ năng lực tự học) như một điều kiện, kết quả của sự phát triểnnhân cách thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại Trong đó hoạt động tự học là nhữngbiểu hiện sự gắng sức cao về nhiều mặt của từng cá nhân người học trong quátrình nhận thức thông qua sự hưng phấn tích cực Mà hưng phấn chính là tiền đềcho mọi hứng thú trong học tập Có hứng thú người học mới có được sự tự giác
Trang 15say mê tìm tòi nghiên cứu khám phá Hứng thú là động lực dẫn tới tự giác Tínhtích cực của con người chỉ được hình thành trên cơ sở sự phối hợp ngẫu nhiêngiữa hứng thú với tự giác Nó bảo đảm cho sự định hình tính độc lập trong họctập.
Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để
khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến Tự học giúp con người thíchứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội Bằng con đường tự họcmỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịpnhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cảnhững thách thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp Nếu rèn luyện cho ngườihọc có được phương pháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đãhọc vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngàycàng được nâng cao
Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, nếu xây dựng được phươngpháp tự học, đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậynăng lực tiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho người học
c Cách tự học như thế nào là tốt nhất?
Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao độngtrí óc để chiếm lĩnh kiến thức Trong tự học, bước đầu thường có nhiều lúng túngnhưng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy học sinh tư duy đểthoát khỏi “lúng túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên, và ghi nhớ được lâu, vậndụng lý thuyết vào bài tập ngày càng nhanh nhậy và chính xác hơn, hiệu quảhơn
Biện pháp thực hiện:
Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựachọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết Song điều quan trọng làhọc sinh phải có hệ thống kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sởphát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức Vì tri thức làsản phẩm của hoạt động, muốn nắm vững tri thức thì việc rèn luyện hệ thống kỹnăng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từkhi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông
Như vậy, để hoạt động học tập của học sinh đạt chất lượng và hiệu quả,học sinh phải có tri thức và kỹ năng tự học Chính kỹ năng tự học là điều kiệnvật chất bên trong để học sinh biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làmcho học sinh tự tin vào bản thân mình, bồi dưỡng và phát triển hứng thú, duy trìtính tích cực nhận thức trong hoạt động tự học của họ
Trang 16Vận dụng hệ các phương pháp tự học nêu trên vào chu trình tự học củahọc sinh Đó là một chu trình ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1- Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giảithích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới(chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tínhchất cá nhân theo hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn của GV
- Giai đoạn 2 - Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản,bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu củamình, tự thể hiện qua sự đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy cô
- Giai đoạn 3 - Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua
sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy cô, sau khi thầy cô kết luận, người học tựkiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thànhsản phẩm khoa học
Chu trình trên bước đầu chỉ ra cho HS con đường phát hiện vấn đề, địnhhướng giải quyết, và giải quyết vấn đề của nghiên cứu khoa học ở bậc đại họcsau này
Rèn luyện phương pháp tự học phải trở thành một mục tiêu học tập củahọc sinh Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân học sinh để hoàn thànhnhiệm vụ học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học trongnhà trường phổ thông Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trongquá trình nhận thức của học sinh Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủđộng và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo,điều khiển của giáo viên
Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, sinh viên cần tự rènluyện phương pháp tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quảhọc tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập Có như vậy thì phương pháp
tự học mới thực sự là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học Phương pháp
tự học sẽ trở thành cốt lõi của phương pháp học tập
Học là quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ, dù bạn có thông minh tớiđâu nhưng nếu không học, không trau dồi kiến thức liên tục thì thông minh cũngchỉ giống như vật trang trí mà thôi Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng khôngphải mỗi ngày cắp sách tới trường, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, hay cứ rađời rồi mình sẽ tự có kiến thức Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm Để có đượckiến thức bạn cần phải có kỹ năng học và tự học, những kỹ năng đó sẽ không aidạy bạn mà chính bản thân bạn phải ý thức được sự quan trọng của kiến thức màrèn luyện cho bản thân Vậy những kỹ năng đó là gì, bạn có thể rèn luyện chomình những kỹ năng đó hay không?
Trang 17Kế hoạch và mục tiêu
Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có kế hoạch và mụctiêu rõ ràng Với việc học cũng vậy, bạn phải lên cho mình một kế hoạch học tậpthật khoa học, xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi, phân bổthời gian cho từng loại kiến thức cụ thể nếu bạn không muốn lãng phí thời giancho một mớ kiến thức hỗn độn trong đầu
Có kế hoạch thì phải có mục tiêu, mục tiêu sẽ là động lực học tập của bạn.Bởi bạn biết mình cần phải học vì cái gì, những loại kiến thức bạn học sẽ phục
vụ vào công việc gì Khi đó bạn sẽ chủ động học và tự học để có đủ kiến thứcthực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra
Phương pháp và nhẫn nại
Bạn không thể cứ ngồi vào bàn ghi ghi, chép chép, hay cầm quyển sáchlên đọc, lên mạng tìm kiếm tài liệu nghĩa là bạn sẽ có được lượng kiến thức nhưmình mong muốn Việc học không đơn giản như vậy, để có được những kiếnthức hay, bổ ích bạn phải có phương pháp học khoa học, tuy nhiên phương pháphọc của mỗi người mỗi khác, đừng cố áp dụng phương pháp của người khác vàomình rồi ép bản thân phải làm được như vậy Hãy tìm ra phương pháp phù hợpvới bản thân để việc học không gây khó khăn và chán nản cho bạn
Để làm được như vậy bạn cần phải kiên trì, nhẫn nại Đừng vội chán nản,
lo lắng khi đã bỏ ra quá nhiều thời gian nhưng kết quả thu lại không được baonhiêu Hãy thay đổi phương pháp học nếu phương pháp bạn đang áp dụng khôngmang lại hiệu quả, bởi học không phải là ngày một ngày hai mà là “học nữa, họcmãi”
Kỷ luật khi học
Hãy luyện cho mình tính kỷ luật khi học trên lớp cũng như lúc tự học Bạnkhông thể vừa học, vừa nói chuyện, vừa học vừa chơi game hay làm một việckhác Khi học bạn hãy dành toàn bộ tâm trí, tập trung cao độ, không xao nhãng.Đừng tập cho mình những thói quen xấu khi học, nếu không những thói quennày sẽ theo bạn ở bất kỳ hoàn cảnh nào trong đời sống cũng như công việc Hãy
kỷ luật khi học, đó cũng là cách tốt nhất để bạn rèn luyện tính kỷ luật cho bảnthân mình sau này
Tìm kiếm tài liệu
Bạn không chỉ nên tiếp thu kiến thức từ một nguồn như giáo viên cungcấp, sách vở, xã hội,… mà cần tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau Bạn
đã nghe giáo viên giảng về vấn đề nào đó mà bạn quan tâm thì hãy tìm kiếm tàiliệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về nó.Tuy nhiên, không phải ai cũng có kỹ năng tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác,
Trang 18vì thế bạn cũng cần rèn luyện cho mình kỹ năng này nhé Việc này chỉ khó khibạn mới bắt đầu, khi đã quen bạn sẽ dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết để
bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình
Tự kiểm tra kiến thức
Không phải kiến thức của bạn lúc nào cũng được người khác kiểm tra, vìvậy để việc học đạt hiệu quả cao bạn phải biết cách tự kiểm tra kiến thức củamình bằng cách như: Tự làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê những nội dung chính, vẽbiểu đồ, bản đồ tư duy, thiết kế những bảng câm rồi tự điền kiến thức vào và đốichiếu lại,… Việc kiểm tra lại kiến thức cũng là cách bạn một lần nữa củng cố lạinhững gì đã học được, những gì còn mơ hồ cần phải học thêm
Học cách ghi nhớ
Bạn cần phải biết được thói quen học của mình như thế nào để có cách ghinhớ hiệu quả nhất Mỗi người sẽ có cách ghi nhớ khác nhau, có người sẽ viết lạinhiều lần ra giấy, liệt kê những nội dung chính, có người sẽ đọc thật to, có ngườichỉ đọc thầm,… miễn sao có thể nhớ được kiến thức đó Hãy thử tất cả nhữngcách trên xem cách nào giúp bạn ghi nhớ nhanh nhất và hiệu quả nhất Nếukhông có cách nào phù hợp bạn hãy tìm cho mình cách ghi nhớ khác Đặc biệt làmôn Hóa học là môn học có liên quan nhiều đến hiện tượng thực tế, kiến thứclogic, có sự lặp lại cao, nhớ vấn đề này thì sẽ nhớ được vấn đề khác Thí dụ, tínhchất hóa học của chất này lại chính là phương pháp điều chế hay nhận biết chấtkia, … vì vậy, khi học ta nên ghi nhớ tính chất của chất đó gắn với hiện tượngthực tế nào, hay phản ứng này đã học ở bài nào chương nào, … biến việc họcmôn hóa từ “rất khó” thành “vô cùng dễ”
Chọn lọc thông tin, kiến thức
Mỗi ngày bạn sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin, kiến thức khác nhau từ thầy
cô, sách vở, các loại tài liệu tham khảo,… Nếu không có kỹ năng chọn lọc thôngtin, kiến thức sẽ khiến cho bạn bị nhấn chìm trong một mớ bòng bong của quánhiều kiến thức khác nhau Hãy biết cách chọn lọc những thông tin, kiến thứcquan trọng, cần thiết và ghi nhớ lại chúng Đừng cố nhớ quá nhiều thứ hỗn độntrong đầu, điều đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy việc học thật sự rất đáng sợ và tồitệ
Hiểu sâu và thường xuyên ôn lại
Đây là hai kỹ năng bạn cần rèn luyện để việc học và tự học của bạn đạthiệu quả cao nhất Việc hiểu sâu những kiến thức sẽ giúp bạn luôn nhớ và biếtcách áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh như thế nào cho phù hợp Ngoài ra bạncũng cần thường xuyên ôn lại những gì đã học, nếu không những gì bạn đã họcđược sẽ dần bị lãng quên theo thời gian Đừng chủ quan nghĩ rằng bạn vẫn nhớ
Trang 19như in những gì đã học được, nếu không bạn sẽ phải ân hận nhất là trong lúc làmbài thi.
cả lúc đi chơi với bạn bè
Học và tự học là cách duy nhất để mỗi chúng ta trau dồi kiến thức cho bảnthân Dù còn ngồi trên ghế nhà trường hay đã đi làm, bạn cũng đừng quên việchọc nhé Hãy luôn rèn luyện cho mình kỹ năng học và tự học mọi lúc, mọi nơi để
có thật nhiều kiến thức vững vàng thi đỗ đại học, phục vụ cho cuộc sống cũngnhư công việc của chính mình và trở thành người có ích cho xã hội
2.3.4 Nội dung của quá trình tự học.
Bàn về hoạt động tự học và phương pháp tổ chức cho HS tự học như thếnào để có hiệu quả thiết thực là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản, đặc biệt làcác em đã quen với việc học ghi chép, làm theo mẫu, theo sự áp đặt của thầy cô ởtrên lớp Ngoài việc tìm hiểu khái niệm, những vấn đề liên quan đến động cơ, thóiquen học tập của HS thì mỗi GV rất cần đến quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra nộidung cơ bản, các phương cách tối ưu rèn luyện phương pháp tự học cho HS
Để đáp ứng yêu cầu nêu trên cần xác định rõ những yêu cầu cơ bản củahoạt động tự học như: nội dung của hoạt động tự học gồm mấy vấn đề, để tiếpcận nó phải tuân thủ theo qui trình nào, điều kiện để áp dụng có hiệu quả các yêucầu ra sao,… từ đó xây dựng những biện pháp dạy tự học tích cực tương ứng
Với tất cả các lĩnh vực khoa học, việc dạy tự học có những điểm chung,thống nhất về cách thức cũng như phương pháp Đó là những vấn đề được xácđịnh như sau:
a/ Xây dựng động cơ học tập
Khơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở đó ý thức tốt về nhu cầu học tập
Người học tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu tiên Bởi vì, thành công không bao giờ là kết quả của một quá trình ngẫu hứng
tùy tiện thiếu tính toán, kể cả trong học tập lẫn nghiên cứu Nhu cầu xã hội và thị
Trang 20trường lao động hiện tại đặt ra cho mỗi người những tố chất cần thiết chứ khôngphải là những điểm số đẹp, những chứng chỉ như vật trang sức vào đời mà không
có thực lực vì động cơ học tập lệch lạc Có động cơ học tập tốt khiến cho người
ta luôn tự giác say mê, học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng với một niềmvui sáng tạo bất tận
Trong rất nhiều động cơ học tập của HS, có thể khuôn tách thành hainhóm cơ bản:
- Các động cơ hứng thú nhận thức
- Các động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm trong học tập
Thông thường các động cơ hứng thú nhận thức hình thành và đến đượcvới người học một cách tự nhiên khi bài học có nội dung mới lạ, thú vị, bất ngờ,sinh động và chứa nhiều những yếu tố nghịch lí, gợi sự tò mò Động cơ này sẽxuất hiện thường xuyên khi GV biết tăng cường tổ chức các trò chơi nhận thức,các cuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích tính tự giác tích cực từ ngườihọc
Động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm thì bắt buộc người học phải liên hệ với
ý thức về ý nghĩa xã hội của sự học Giống như nghĩa vụ đối với Tổ quốc, tráchnhiệm đối với gia đình, thầy cô, uy tín danh dự trước bạn bè,…Từ đó các emmới có ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm vụhọc tập, những yêu cầu từ GV, phụ huynh, tôn trọng mọi chế định của xã hội và
sự điều chỉnh của dư luận
Cả hai động cơ trên không phải là một quá trình hình thành tự phát, cũngchẳng được đem lại từ bên ngoài mà nó hình thành và phát triển một cách tự giácthầm lặng từ bên trong Do vậy người GV phải tùy đặc điểm môn học, tùy đặcđiểm tâm sinh lý lứa tuổi của đối tượng để tìm ra những biện pháp thích hợpnhằm khơi dậy hứng thú học tập và năng lực tiềm tàng nơi HS Và, điều quantrọng hơn là tạo mọi điều kiện để các em tự kích thích động cơ học tập của mình
Đối với phần đông những người trẻ nhất là lứa tuổi HS, việc tạm gác nhữngthú vui, những trò giải trí hấp dẫn nhất thời để toàn tâm toàn sức cho việc học làhai điều có ranh giới vô cùng mỏng manh Nó đòi hỏi sự quyết tâm cao và một ýchí mạnh mẽ cùng nghi lực đủ để chiến thắng chính bản thân mình Đối với ngườitrưởng thành, khi mục đích cuộc đời đã rõ, ý thức trách nhiệm đối với công việc
đã được xác định và sự học đã trở thành niềm vui thì việc xác định động cơ thái độhọc tập nói chung không khó khăn như thế hệ trẻ, tuy nhiên không phải là hoàntoàn không có Vì suy cho cùng ai cũng có những nhu cầu riêng và từ đó có nhữnghứng thú khác nhau Vấn đề là phải biết kết hợp biện chứng giữa nội sinh và ngoạisinh, tức là hứng thú nhận thức, hứng thú trách nhiệm được đánh thức, khơi dậy
Trang 21trên cơ sở những điều kiện tốt từ bên ngoài Trong đó người thầy đóng vai trò chủđạo.
b/ Xây dựng kế hoạch học tập
Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ
và kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng Trong đó kế hoạch phảiđược xác định với tính hướng đích cao Tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hơi thậmchí từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thờiđiểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi là quan trọng để ưutiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó Nếu việc học dàn trảithiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao Sau khi đã xác định đượctrọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí logic về cả nội dung lẫnthời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mụctheo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch Điều đó sẽ giúp quá trình tiếnhành việc học được trôi chảy thuận lợi
c/ Tự mình nắm vững nội dung tri thức
Đây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều thời gian công sức nhất Khốilượng kiến thức và các kĩ năng được hình thành nhanh hay chậm, nắm bắt vấn đềnông hay sâu, rộng hay hẹp, có bề vững không,… tùy thuộc vào nội lực củachính bản thân người học trong bước mang tính đột phá này Nó bao gồm cáchoạt động:
- Tiếp cận thông tin: Lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiềunguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghegiảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, làm thí nghiệm, quan sát,… Tronghoạt động này rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh
và linh hoạt Xã hội hiện đại đang khiến phần lớn HS, sinh viên rời xa sách vàchỉ quan tâm đến các phương tiện nghe nhìn khác Đơn giản vì nó thỏa mãn trí tò
mò, giúp cho tai nghe mắt thấy tức thời Đó là chưa kể đến sự nhiễu loạn thôngtin mà nếu không vững vàng thì giới trẻ sẽ rất dễ sa vào những cạm bẫy thiếulành mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách, tâm hồn Trong lúc
từ cổ chí kim, muốn làm chủ tri thức nhân loại thì con đường tốt nhất của mọingười là đọc sách Đọc sách là phương pháp tự học rẻ tiền và hiệu quả nhất Khilàm việc với sách ta phải sử dụng năng lực tổng hợp toàn diện và có sự xuất hiệncủa hoạt động của trí não, một hoạt động tối ưu trong quá trình tự học Do vậy,rèn luyện thói quen đọc sách là một công việc không thể tách rời trong yêu cầu
tự học Ngoài việc tiếp nhận tri thức còn phải biết đối thoại, gợi mở, thắc mắchay đề xuất những vấn đề cần lưu ý sau khi đọc sách, hoặc chí ít là học cách viết,
Trang 22lối diễn đạt từ những cuốn sách hay Đó là cách đọc sáng tạo Khác với sự giải tríđơn giản hay cảm nhận thông thường.
- Xử lí thông tin: Việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không bao giờdiễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được Quátrình này có thể được tiến hành thông qua việc phân tích, đánh giá, tóm lược,tổng hợp, so sánh,…
- Vận dụng tri thức, thông tin: Trong việc vận dụng thông tin tri thức khoahọc để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí cáctình huống, viết bài thu hoạch, báo cáo khoa học, tổng thuật… HS thường gặprất nhiều khó khăn Có lúc tìm được một khối lượng lớn tư liệu nhưng việc tậphợp phân loại nội dung để kiến giải một vấn đề lại không thực hiện được Trongtrường hợp này cần khoanh vùng vấn đề trong một giới hạn đừng quá rộng Chỉcần tập trung đào sâu một vấn đề nào đó nhằm phát hiện ra cái mới có giá trịthực tiễn là đáp ứng yêu cầu Trong khâu này việc lựa chọn và thay đổi hình thức
tư duy để tìm ra cách thức tối ưu nhất cho đối tượng nghiên cứu cũng rất cầnthiết
- Trao đổi, phổ biến thông tin: Việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tintri thức thông qua các hình thức: thảo luận, thuyết trình, tranh luận… là côngviệc cuối cùng của quá trình tiếp nhận tri thức Hoạt động này giúp người học cóthể hình thành và phát triển kĩ năng trình bày (bằng lời nói hay văn bản) chongười học Giúp người học chủ động, tự tin trong giao tiếp ứng xử, phát triểnnăng lực hợp tác và làm việc nhóm tốt
d/ Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Việc nhìn nhận kết quả học tập được thực hiện bằng nhiều hình thức:Dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của GV, bản thân tự đánh giá, sựđánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mụctiêu đặt ra ban đầu,… Tất cả đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâmthường xuyên Thông qua nó người học tự đối thoại để thẩm định mình, hiểuđược cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ
đó có hướng khắc phục hay phát huy (Hoặc HS có thể làm việc cộng tác nhóm nhỏ, tự trao đổi kiểm tra đánh giá lẫn nhau)
Vấn đề tự học rõ ràng không hề đơn giản Muốn hoạt động học tập có hiệuquả nhất thiết HS phải chủ động tự giác học tập bất cứ lúc nào có thể bằng chínhnội lực của bản thân Vì nội lực mới chính là nhân tố quyết định cho sự pháttriển Ngoài ra, rất cần tới vai trò của người thầy với tư cách là ngoại lực trongviệc trang bị cho HS một hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ cùng với phương
Trang 23pháp tự học cụ thể, khoa học Nhờ đó hoạt động tự học của HS mới đi vào chiềusâu thực chất.
2.3.5 Dạy phương pháp tự học cho học sinh.
Ngoài những nội dung và phương pháp chung được trình bày ở trên mỗi
môn học, mỗi đối tượng đều có những đặc thù riêng Và với GV cũng vậy, cũngvới những phương pháp giống nhau nhưng cách sử dụng của mỗi người ở nhữngthời điểm cũng có sự khác nhau Do vậy, việc tìm ra những cách thức dạy tự học
cụ thể cho từng lĩnh vực là công việc rất có ý nghĩa Tâm lý chung với đối tượng
HS THPT chỉ chú trọng các môn học theo khối thi đại học của mình nên nếu HSkhông thi đại học khối A, B việc học môn Hóa học một phần do không thuộc sởtrường, một phần quỹ thời gian ngày càng eo hẹp, học tất cả các môn như nhau
sẽ chiếm nhiều thời gian ảnh hưởng đến kết quả thi đại học Những HS thi khối
A, B có môn Hóa học là môn chính thì lại có tâm lý đua nhau đi học thêm đểnhồi nhét kiến thức, miễn là yên tâm sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng làm tốt 50 câutrắc nghiệm trong thời gian 90 phút là được Với tình hình thực tế như vậy, việcxác định các phương pháp dạy cho HS tự học môn Hóa học càng phải được quantâm nhiều hơn
Dạy phương pháp tự học môn Hóa học – là môn khoa học tự nhiên cho
HS đã được định hình từ lâu bằng những yêu cầu cụ thể rõ ràng như thực hànhbài tập, vẽ sơ đồ, viết phương trình phản ứng, nêu hiện tượng thí nghiệm,…Việckiểm tra HS có thực hiện yêu cầu học tập mà GV giao hay không cũng vì thế mà
dễ xác định và đỡ mất thời gian hơn Tuy nhiên, để mọi đối tượng HS cùng thamgia việc tự học môn Hóa học không hề dễ dàng Từ đặc thù của môn Hóa học,qua nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học và thực tế giảng dạy nhiềunăm tôi đã rút ra bốn vấn đề cốt lõi có thể áp dụng trong quá trình dạy tự học cho
HS Đó là:
a/ Dạy cách lập kế hoạch học tập
Trên cơ sở đề cương môn học, vào đầu mỗi chương GV cần hướng dẫn
HS lập kế hoạch học tập sao cho kế hoạch đó phải ở trong tầm với của mình, phùhợp với điều kiện của mình Tất nhiên có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi.Quán triệt để HS hiểu rõ: mọi kế hoạch phải được xây dựng trên những mục tiêu
cụ thể và hoàn toàn phấn đấu thực hiện được Trong đó có sự phân biệt rõ việcchính việc phụ, việc làm ngay và việc làm sau Có như thế mới từng bước gópnhặt tri thức tích lũy kết quả học tập một cách bền vững Việc sử dụng và tậndụng tốt quĩ thời gian cũng cần được đặt ra để không phải bị động trước khốilượng kiến thức các môn học cũng như áp lực thi cử, áp lực học vì điểm số
b/ Dạy cách nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự học
Trang 24Nghe giảng và ghi chép là những kĩ năng mà ai cũng phải sử dụng trongquá trình học tập Trình độ nghe và ghi chép của người học không giống nhau ởnhững môn học khác nhau Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập Tuynhiên đây là vấn đề mà xưa nay chưa có ai nghiên cứu Mỗi người đều phải tựmình rèn luyện thói quen ghi chép để có thể có được những thông tin cần thiết vềmôn học Điều quan trọng trước tiên là GV cần truyền đạt cho HS những nguyêntắc chính của hoạt động nghe – ghi chép Với môn Hóa học có hai nhóm kiếnthức là: các chương lý thuyết cơ bản thì khó hiểu, trừu tượng còn các chương lýthuyết cụ thể về nguyên tố, hợp chất thì dễ hiểu hơn nhưng phải ghi nhớ rấtnhiều công thức hóa học, tên chất, tính chất, phản ứng xảy ra giữa các chất, điềukiện của mỗi một phản ứng lại khác nhau…,việc vừa chú ý theo dõi để ghi nhậnthông tin vừa mong muốn ghi chép thật đầy đủ khiến đôi lúc trở thành một thách
đố lớn Các em thường mang lối học thụ động, quen tách việc nghe và ghi chép
ra khỏi nhau, thậm chí nhiều HS chỉ chờ GV viết xong các phản ứng hay chữaxong bài tập ở trên bảng mới có thể ghi chép được nội dung bài học, nếu ngượclại thì đành bỏ trống vở khiến tâm lý bị ức chế, ảnh hưởng đến quá trình tiếpnhận kiến thức Thực tế đó đòi hỏi người học phải tập trung tư tưởng cao độ để
có khả năng lĩnh hội vấn đề một cách khoa học nhất Phải rèn luyện để có khảnăng vừa nghe giảng vừa ghi chép, huy động vốn từ, sử dụng tốc độ ghi chépnhanh bằng các hình thức viết tắt, gạch chân, tóm lược bằng sơ đồ hình vẽ những
ý chính, các luận điểm quan trọng mà GV nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần là điều vôcùng cần thiết Ngoài ra, trong quá trình học tập trên lớp, nếu có vấn đề nàokhông hiểu cần đánh dấu để hỏi ngay sau khi GV ngừng giảng nhằm đào sâukiến thức và tiết kiệm thời gian Rất tiếc, trên thực tế đây là điểm yếu mà phầnlớn HS không quan tâm rèn luyện để có được
Muốn tạo điều kiện cho HS nghe giảng và ghi chép tốt, GV cần lưu ý:
- Nội dung bài giảng phải mới mẻ, thiết thực, cần thiết có thể tạo ra nhữngtình huống giả định yêu cầu HS suy nghĩ phản biện
- Các câu hỏi, vấn đề đặt ra trong giờ giảng phải có sự chọn lọc kĩ lưỡng,tập trung vào trọng tâm bài học như một cách phát tín hiệu cho HS xác định nộidung chính
Đưa vào bài giảng những tình huống lý thú, những mẩu chuyện sinhđộng, những hiện tượng lấy từ thực tế có liên quan trực tiếp đến đời sống để gây
sự chú ý cũng như tạo cảm giác hứng thú cho người học
- Sau hoặc trong khi giảng bài có thể yêu cầu HS tự đặt ra những câu hỏi,tình huống sát với nội dung bài học để thay đổi không khí, tăng cường sự chú ýcủa cả lớp
Trang 25- Sự truyền cảm, mạch lạc trong lời giảng cũng là điều có ý nghĩa thu hút
sự chú ý của người học
Tất cả những công việc này muốn thực hiện tốt phải có sự phối hợp nhịpnhàng ăn ý của cả thầy và trò Trong đó, thầy đóng vai trò chủ đạo trong việchướng dẫn tổ chức còn trò với tư cách là chủ thể tích cực chủ động, sáng tạo cảtrong lĩnh hội tri thức lẫn rèn luyện kĩ năng và bộc lộ quan điểm, thái độ
c/ Dạy cách học bài
Vấn đề mấu chốt theo quan điểm của tôi chính là dạy cách học bài GVcần giới thiệu và hướng dẫn cho HS tự học theo mô hình các nấc thang nhậnthức của Bloom Tức là học cách phân tích, tổng hợp, học vận dụng tri thức vàotừng tình huống thực tiễn, học nhận xét đánh giá, so sánh đối chiếu các kiếnthức,… Bên cạnh đó còn phải rèn luyện năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng,
tư duy sáng tạo để tìm ra những hướng tiếp cận mới các vấn đề khoa học
Việc đưa ra các tình huống, vấn đề gắn với thực tiễn đời sống xã hội là ưuthế của môn Hóa học GV cần cho những tình huống sau mỗi bài/ chương/ mục
và yêu cầu HS chuẩn bị trước Sau đó tùy tình hình để cho từng cá nhân hay từngnhóm (cả lớp) thảo luận, giải quyết
Một trong những hình thức giúp HS làm việc nhóm tốt nhất là tạo cơ hộicho các em diễn ngôn trực tiếp Từ cách lấy dẫn chứng để chứng minh một vấn đề,giải thích, phản biện, nêu quan điểm ý tưởng hay thuyết trình, giới thiệu một vấn
đề khoa học hoặc đơn giản chỉ là sự bày tỏ chính kiến trước một hiện tượng.Thông qua đó người dạy cũng có thể nắm được mức độ nhận thức của HS để có sự
bổ sung điều chỉnh hợp lí, kịp thời Đảm bảo chất lượng giờ giảng luôn được cảithiện theo hướng tích cực
d/ Dạy cách tự kiểm tra, đánh giá.
Trước hết là dạy HS cách làm bài kiểm tra, khi làm phần trắc nghiệm phảirèn kỹ năng đọc đề, đọc yêu cầu của đề trước rồi đến nhìn qua đáp án, sau đómới đọc nội dung câu hỏi để đỡ tốn nhiều thời gian đọc Chú ý vận dụng cácphương pháp giải nhanh Làm hết lý thuyết rồi mới làm đến bài tính toán, làmhết bài dễ, ngắn rồi mới đến bài dài, khó Đặc biệt là phải chuẩn thời gian quyđịnh Sau khi làm xong thì đối chiếu với đáp án, tự chấm và ghi số câu đúng ứngvới số điểm Xem lại những câu sai, chưa làm được, tìm nguyên nhân và rút kinhnghiệm, tìm hướng giải khác Khi làm bài tự luận thì phải đọc kỹ đề bài, chú ýđến kỹ năng trình bày, lý luận chặt chẽ, xét hết các trường hợp có thể xảy ra, nêu
rõ hiện tượng thí nghiệm, viết đầy đủ các phương trình phản ứng có thể xảy ra,đặc biệt chú ý cân bằng phương trình phản ứng Làm xong đối chiếu đáp án, tìm
Trang 26ra những chỗ sai, thiếu chưa làm được từ đó xác định phải bổ sung kiến thức ởphần nào ngay.
Việc tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học trên cơ sở tranh thủ ý kiến củabạn bè thầy cô cũng đem lại lợi ích thiết dụng cho người học, nhất là những HSbước đầu làm quen với việc tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện kiến thứcmới
Bốn vấn đề cốt lõi nêu trên chỉ là những chỉ dẫn cần thiết, mang tính địnhhướng Còn việc vận dụng ra sao còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Sự cố gắng đầy
ý chí nghị lực của người học, sự mẫn cán tận tâm và chu toàn của người dạycùng những điều kiện tiên quyết khác Duy có một điều không cần bàn cãi làphương pháp dạy học ở bậc học phổ thông hiện nay không thể không nói đếnviệc dạy cách học
Hiện nay, trong các trường phổ thông, một bộ phận khá lớn HS còn thụđộng trong việc tiếp nhận tri thức Phương pháp học tập, nhất là phương pháp tựhọc luôn là bài toán khó cho không ít HS kể cả HS lớp 12 THPT Thế nhưng vấn
đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức Do áp lực của khối lượng công việcluôn quá tải nên GV chỉ mải lo thực hiện chức năng của mình mà ít quan tâmđến rèn luyện kĩ năng toàn diện cho HS trong đó có kĩ năng tự học Vì vậy, mỗitrường phổ thông hiện đại cần đưa phương pháp tự học vào mục tiêu đào tạo.Bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho HS khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cảkhi ra trường, học lên bậc Đại học, Cao đẳng, hòa nhập với xã hội, trong suốtcuộc đời Khi tự học, mỗi HS hoàn toàn có điều kiện để tự nghiền ngẫm nhữngvấn đề nảy sinh trong học tập theo một phong cách riêng với những yêu cầu vàđiều kiện thích hợp Điều đó không chỉ giúp bản thân HS nắm được vấn đề mộtcách chắc chắn và bền vững; chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩnăng vận dụng tri thức mà còn là dịp tốt để rèn luyện ý chí và năng lực hoạtđộng độc lập sáng tạo Đó là những phẩm chất mà chỉ có chính bản thân HS tựrèn luyện kiên trì mới có được, không một ai có thể cung cấp hay làm thay chomình Thực tế cũng đã chứng minh, mỗi thành công của HS trên con đường họctập nghiên cứu không bao giờ là kết quả của lối học tập thụ động, đối phó, chờ
thời Những HS đỗ thủ khoa những trường Đại học danh tiếng trong những năm gần đây đều đã chia sẻ việc họ tự học như thế nào, cách tự học ra sao, họ không đi học thêm mà chỉ học chính khóa trên lớp và tự học ở nhà mà tổng số điểm ba môn Toán, Lý, Hóa đạt từ 29 đến 30 (trong đó môn Hóa đạt từ 9 đến
10 điểm!)
Từ đó, dễ nhận thấy rằng: cùng với đòi hỏi của xu thế hội nhập toàn cầutrên tất cả các lĩnh vực và với một xã hội đầy biến động như xã hội nước ta về sử
Trang 27dụng lao động, tiền lương, sự đãi ngộ và quá trình đào tạo ngày càng đi vàochiều sâu thực chất thì hoạt động dạy học, đặc biệt là dạy cách học chắc chắn sẽtìm được sự đồng thuận cao của cộng đồng và là mảnh đất tốt cho bất kì ai cókhát vọng học tập suốt đời.
2.3.6 Mục tiêu cơ bản và nội dung của “chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” – Hóa học lớp 12 THPT – ban cơ bản.
a Mục tiêu cơ bản.
Về kiến thức.
- Biết vị trí, cấu tạo, tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.Tính chất và ứng dụng một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, kim loạikiềm thổ, nhôm Phương pháp điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
- Hiểu nguyên nhân gây ra tính khử mạnh của kim loại kiềm, kim loạikiềm thổ, nhôm
Về kĩ năng.
- Rèn kĩ năng: từ cấu tạo của nguyên tử suy ra tính chất Giải bài tập kimloại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm Kĩ năng làm thí nghiệm đơn giản về các kimloại này
- Biết vận dụng lí thuyết để giải các bài tập hoá học, hoặc giải thích mộthiện tượng hoá học đơn giản trong thực tiễn
- Biết cách làm việc với SGK và với các tài liệu tham khảo như: Tóm tắt,
hệ thống hoá, phân tích, kết luận…
Về thái độ.
- Hứng thú học tập môn hoá hoá học
- Ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ của khoa học nói chung,của hoá học nói riêng vào đời sống, sản xuất
- Có những đức tính: cẩn thận, kiên nhẫn, trung thực trong công việc
- Có tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội
b Cấu trúc nội dung chương trình.
Tổng kiến thức phần kim loại gồm 3 chương với 23 bài = 36 tiết (từ tiết 26đến tiết 61; chiếm 51,43% tổng số tiết cả năm) trong đó “Chương 6: Kim loạikiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” gồm 6 bài = 11 tiết chiếm 30,56 % phần kimloại, được phân bố như sau:
Chương 6: Kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ Nhôm (11 tiết)
Tiết 41,42: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
Mục B Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
Trang 28(không dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh tự đọc thêm).
Tiết 49: Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm.
Tiết 50: Thực hành: Tính chất của Na, Mg, Al và hợp chất của chúng.Tiết 51: Kiểm tra viết.
c Đặc điểm nội dung kiến thức
Yêu cầu của chương trình không chỉ là sự ghi nhớ và tái hiện được trí nhớ
mà học sinh cần phải có khả năng phân tích đánh giá tính xác thực của các tưliệu hoá học, khả năng giải thích và dự đoán các hiện tượng hoá học, trên cơ sởcác kiến thức cơ bản về lý thuyết hoá học
Vì vậy, nếu chỉ học ở trên lớp với thời lượng 10 tiết (45 phút/tiết) thì HSkhông thể tiếp thu hết và vận dụng kiến thức ngay được, do đó việc tự học theotài liệu có sự hướng dẫn của giáo viên là rất cần thiết, quan trọng nhằm nâng caonhận thức của HS
2.3.7 Nội dung và kế hoạch dạy HS phương pháp tự học (sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn) “chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” – Hóa học lớp 12 THPT – ban cơ bản
Tài liệu tự học có hướng dẫn gồm bốn phần chính:
- Phần 1: Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung lý thuyết: Gồm 03
bài, với nội dung bám sát theo chương trình được quy định trong SGK Hóa họclớp 12 THPT – ban cơ bản
Bài 25 : Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
Bài 26 : Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm
Trong mỗi bài tài liệu hướng dẫn với nội dung lý thuyết được trình bày theo cấutrúc gồm 6 phần:
A Mục tiêu học sinh cần đạt : cần nắm được những kiến thức, kỹ năng cơbản sau khi kết thúc bài học
B Tài liệu tham khảo: SGK Hóa học lớp 12 THPT – ban cơ bản và nângcao; SBT Hóa học lớp 12 – ban cơ bản và nâng cao; Các nguồn tài liệu khác
C Hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tự học: Gồm hệ thống các câu hỏi rõràng, chính xác, mang tính dẫn dắt, đặc biệt chú ý đưa các câu hỏi có liên quan
Trang 29đến thực tế đời sống để tăng hứng thú tìm tòi, khơi dậy niềm đam mê học tậpmôn Hóa học Khi HS nghiên cứu tài liệu để trả lời thì bước đầu HS đã có đượcnhững kiến thức cơ bản ban đầu về nội dung bài học.
D Bài tập tự kiểm tra kiến thức vòng 1 (1 bài 15 phút, có đáp án thamkhảo) của HS sau khi đã tự đọc tài liệu tham khảo và trả lời câu hỏi theo hướngdẫn ở phần C Thông qua bài kiểm tra này HS có thể tự đánh giá được kiến thứcban đầu của mình ở mức độ nào khi tự đọc tài liệu (HS có thể phản hồi lại với
GV, nhờ giúp đỡ nếu cần, hoặc có thể làm việc cộng tác nhóm nhỏ, tự trao đổi kiểm tra đánh giá lẫn nhau).
E Nội dung chi tiết, đầy đủ, chính xác cho phần C (thông tin phản hồi) do
GV cung cấp cho HS sau khi đã làm bài kiểm tra kiến thức ở vòng 1
F Bài tự kiểm tra kiến thức vòng 2 (1 bài 15 phút mức độ cao hơn theođịnh hướng phát triển năng lực, có đáp án tham khảo) sau khi HS đã nghiên cứuthông tin phản hồi
- Phần 2: Bài kiểm tra kiến thức hết chương thời gian 45 phút/25 câu (sau
khi đã sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn) có những câu hỏi ứng dụng cao gắnliền với thực tế và thực nghiệm
- Phần 3: “Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung bài tập” gồm hệ
thống các bài tập theo ba phần chính là:
+ Các dạng bài tập lý thuyết
+ Các dạng bài tập tính toán
+ Một số bài tập mở, tổng hợp theo định hướng phát triển năng lực
Ở phần bài tập lý thuyết (tự luận và trắc nghiệm) lại được chia thành 2dạng chính:
Dạng 1: Chuỗi phản ứng, sơ đồ chuyển hóa; Giải thích và chứng minh
hiện tượng; Bài tập điều chế các chất
Dạng 2: Nhận biết; tách chất
Ở phần bài tập tính toán được chia thành 6 dạng chính:
Dạng 1: Bài tập thế nguyên tử H linh động (KLK, KLKT, nhôm tác dụng
với nước, dd axit (H+), ancol, )
Dạng 2: Phản ứng của CO2, SO2 với dung dịch kiềm.
Dạng 3: Toán về muối cacbonat
Dạng 4: Bài toán nhiệt nhôm
Dạng 5: Toán về tính lưỡng tính của Al2O3 và Al(OH)3)
Dạng 6: Phản ứng của Mg, Al với dung dịch axit HNO3, H2SO4 đặc nóng.
- Phần 4: “Tài liệu tự học: Hệ thống bài tập trắc nghiệm mở, tổng hợp
theo định hướng phát triển năng lực (tự luyện, có đáp án tham khảo)
Trang 30Ở phần bài tập mở, tổng hợp theo định hướng phát triển năng lực có đưa
ra một số bài tập cả ở lý thuyết và tính toán, có gắn liền với thực tế và thựcnghiệm
Đối với cả 6 dạng bài tập tính toán có một số bài tập được đưa ra lời giải,một số bài tập được đưa ra hướng dẫn giúp HS tham khảo và sử dụng, các bàitập tự luyện chỉ có đáp án tham khảo không có lời giải
Các bài tập trên sẽ được phân loại phù hợp với trình độ về kiến thức, kỹnăng theo nội dung mỗi bài học, bám sát chương trình SGK Hóa học lớp 12THPT – ban cơ bản cũng như nội dung chương trình trong các đề thi tuyển sinhđại học những năm gần đây, nhằm góp phần nâng cao cả về số lượng và chấtlượng thi đỗ đại học của HS THPT chuyên Lương Văn tụy nói riêng và HSTHPT nói chung
2.4 Cơ sở thực tế.
- Trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy hoá học ở tổ hoá trường THPTchuyên Lương Văn Tụy về nội dung, hình thức diễn đạt, số lượng câu hỏi và khảnăng sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn đã soạn thảo dùng trong quá trìnhthực nghiệm
- Thăm dò ý kiến của học sinh sau khi sử dụng tài liệu tự học có hướngdẫn đã soạn thảo dùng trong quá trình thực nghiệm
3 Kết luận, tính mới, tính sáng tạo của đề tài sáng kiến:
Sau một thời gian ngắn tôi đã khẩn trương tiến hành nghiên cứu tổng quantài liệu Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: PPDH, PPDH hóa học, PPDH tíchcực, xu hướng đổi mới PPDH hóa học hiện nay: phương pháp dạy HS cách tựhọc, các khái niệm Học và Tự học, vai trò của Tự học trong chất lượng giáo dục
ở trường THPT Tìm hiểu PPDH theo một mô hình mới: dạy HS cách tự học, cácbước thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo định hướng tích cực Biên soạntài liệu tự học có hướng dẫn các bài dạy kiến thức mới (bài 25; bài 26; bài 27)
"chương 6 – Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm" - Hóa học lớp 12 –THPT – Ban cơ bản, đồng thời thiết kế các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệmkhách quan dùng trong chương 6 – Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm" -Hóa học lớp 12 – THPT – Ban cơ bản theo định hướng tích cực Từ đó đã tiếnhành thực nghiệm tài liệu tự học có hướng dẫn tại các lớp 12B1, 12 Chuyên Lýtrường THPT chuyên Lương Văn Tụy-Thành phố Ninh Bình, thống kê kết quảbằng phép so sánh kết quả kiểm tra, đánh giá trước và sau khi sử dụng tài liệu tựhọc có hướng dẫn trên cùng một đối tượng HS, tiếp thu góp ý của các đồng
nghiệp để có thể thấy tính mới, tính sáng tạo của đề tài sáng kiến nổi bật so với PPDH truyền thống (cũ) ở những điểm sau:
Trang 31+ PPDH cũ là GV truyền thụ kiến thức, HS thụ động ngồi nghe giảng,
mang tính áp đặt, dập khuôn máy móc, gây ra sự nhàm chán, khó tiếp thu, khóghi nhớ; HS bị động, học trong tư tưởng gượng ép, học vẹt, nhanh quên, không
có hứng thú và say mê môn học
+ Các phương pháp dạy học cũ thì người thầy đóng vai trò trung tâm, còn
phương pháp dạy học theo một mô hình mới: xây dựng và sử dụng tài liệu tự
học có hướng dẫn theo định hướng tích cực (HS tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm
tra đánh giá theo tài liệu tự học có hướng dẫn) đã chuyển sang hướng dạy học
lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm: HS chủ động, tích cực, sáng tạo,
biết học tập và làm việc độc lập, GV là người đưa ra các gợi ý, nhận xét,
hướng dẫn (nếu cần thiết) khi HS gặp khó khăn, nhằm nâng cao năng lực tự
học, năng lực nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, hìnhthành và phát triển hệ thống các năng lực chuyên biệt của bộ môn hóa học
+ Phương pháp dạy học trong bài thực nghiệm: xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo định hướng tích cực đã thực sự làm thay đổi
thái độ học tập của HS, các em được tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, chủ
động trong việc xây dựng kiến thức mới cho một bài mới, một chương mới, tự
kiểm tra đánh giá kiến thức mình đã nắm được đến đâu, cần bổ sung những gì,đặc biệt là “chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” tìm hiểu về cácnguyên tố hóa học có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tế, là kiến thức chủ
đạo trong đề thi đại học các năm; từ đó tạo hứng thú học tập, lòng say mê nghiên cứu khoa học, hiểu sâu sắc vấn đề và ghi nhớ kiến thức có hệ thống, logic, vận dụng kiến thức đã học trong các dạng bài tập một cách thành thạo.
Phương pháp tự học kết hợp với làm việc cộng tác nhóm còn tạo ra sự ganh đua giữa các nhóm, giữa các thành viên trong nhóm, gắn các em với trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của việc học tập
+ Tích cực hóa hoạt động của HS trong học tập còn tạo cho các em có niềm tin vào năng lực của bản thân, tin vào tương lai sẽ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, sẽ có được một việc làm ổn định, có cơ hội cống hiến, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà.
Trang 32IV HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC.
1 Hiệu quả kinh tế.
Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo định hướng tíchcực khi dạy chương 6 – Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm - Hóa học lớp
12 - THPT - Ban cơ bản đã giúp các em HS hiểu bài và thuộc bài ngay sau khicác em tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, chủ động trong việc xây dựng kiến thứcmới Các em HS đã biết vận dụng kiến thức lĩnh hội được để giải quyết các dạngbài tập của chương 6 ở các mức độ từ biết - hiểu - vận dụng; giải được các bài
tập khó chương 6 trong các đề thi đại học Từ đó, các em HS không còn phải lo
đi học thêm tràn lan nữa mà tự học, tự rèn luyện ở nhà
Có thể thấy hiệu quả kinh tế qua phép tính cụ thể như sau:
Chi phí cho công sức, thời gian tìm đọc, sưu tầm, truy cập mạng internet,mua tài liệu về các dạng bài tập chương 6 và tiền học phí đi học thêm ngoài giờ
của một HS hiện nay ít nhất hết 300 000 đồng (ba trăm nghìn đồng) Trong
khi đó, với sự hướng dẫn tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà của GV và bộ câu hỏi, tàiliệu tự học có sẵn này nếu photo copy thì chỉ chi phí hết 20 000 đồng/ 01 HS, HS
đã hiểu bài, vận dụng tốt kiến thức để giải quyết, ghi nhớ các dạng bài tậpchương 6 và không cần phải đi học thêm ngoài giờ nữa Như vậy, ngoài việc tiếtkiệm được nhiều thời gian và công sức tìm đọc tài liệu, sưu tầm tài liệu, truy cập
mạng internet thì về lợi ích kinh tế đã tiết kiệm được 280 000 đồng/ 01 HS
Nếu chỉ nhân số tiền này với tổng số HS (chỉ tính số HS thi đại học
khối A và khối B) trong toàn trường THPT chuyên Lương Văn Tụy thì được
kết quả: 280 000 đồng/ 01 HS 750 HS = 210 000 000 đồng (đã tiết kiệm được hai trăm mười triệu đồng).
Nếu nhân số tiền 210 000 000 đồng/ 01 trường với số trường THPT trong toàn tỉnh sẽ là một con số không nhỏ!
2 Hiệu quả xã hội:
Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo định hướng tíchcực đã góp phần:
- Giáo dục đạo đức cho HS, giúp các em HS yêu thích môn hóa học,
không còn thấy "sợ" môn hóa học vì bị mất "gốc" Các em say mê, hứng thú
học tập thì sẽ giảm bớt việc chơi bời vô bổ như: trốn học đi đánh điện tử, xa
đà vào các tệ nạn xã hội, từ đó có định hướng tích cực cho tương lai, phấn
đấu trở thành một công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội
Trang 33- Tạo ra được những “sản phẩm chất lượng cao” - những con người năng động, tài năng, luôn có tinh thần sáng tạo, trách nhiệm cao với bản
thân, với gia đình và xã hội, đáp ứng cho nhu cầu của xã hội với những đòi hỏicủa thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống
V ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
1 Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn các bài: “Bài 25- Kim loại kiềm
và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm”; "Bài 26 – Kim loại kiềm thổ và hợpchất quan trọng của kim loại kiềm thổ"; "Bài 27 – Nhôm và hợp chất của nhôm"
- chương 6- Hóa học lớp 12 – THPT - Ban cơ bản theo định hướng tích cực hóa
hoạt động của HS sẽ giúp HS biết cách học tập một cách độc lập (tự thân, nội
lực) và có thể kết hợp cộng tác trong nhóm; Có những kĩ năng công nghệ thông
tin như tìm kiếm thông tin, nghiên cứu xây dựng nội dung kiến thức mới theochủ đề của bài học, tự vận dụng, kiểm tra đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau, xâydựng và quản lí dữ liệu và biết chia sẻ với các bạn Đây sẽ là tài liệu hữu ích đểcác đồng nghiệp tham khảo, ứng dụng mở rộng và phát triển phương pháp dạyhọc tích cực theo mô hình mới: sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn cho các bài,các chương khác trong chương trình hóa học THPT
2 Bước đầu sử dụng trong giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học
sinh Đánh giá kết quả thu được từ đó xác định hiệu quả và tính khả thi của đề tàisáng kiến
3 Nếu việc “xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo địnhhướng tích cực nhằm nâng cao năng lực tự học của HS” của đề tài này được ápdụng rộng rãi ở trường THPT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy
và học ở bậc THPT, góp phần đẩy kết quả thi đỗ đại học của các em học sinhTHPT tăng cả về số lượng và chất lượng; từ đó làm tăng niềm tin của HS, cácbậc phụ huynh và nhân dân đối với thầy cô giáo, với nhà trường và với ngànhgiáo dục đào tạo tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung
4 Việc đổi mới PPDH bằng cách cho HS sử dụng tài liệu tự học có hướng
dẫn theo định hướng tích cực, nhằm nâng cao năng lực tự học của HS, cụ thểnhư trong bài thực nghiệm đã thực sự tích cực hóa hoạt động của HS, giúp HSnắm vững kiến thức một cách tự giác, có khả năng làm việc độc lập cũng nhưlàm việc trong tập thể, đồng thời luôn tạo được hứng thú trong học tập cho HS
Trong quá trình học tập theo phương pháp mới đa số HS tham gia mộtcách tích cực và chủ động Tuy nhiên vẫn còn một số HS thiếu chủ động, chỉ làmkhi GV yêu cầu hoặc chờ ý kiến của các bạn, do vậy rất cần sự hướng dẫn vàđộng viên của GV
Trang 34Các GV đều thừa nhận sự cần thiết cũng như hiệu quả của việc đổi mớiPPDH theo mô hình mới: “xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫntheo định hướng tích cực, nhằm nâng cao năng lực tự học của HS”, đặc biệt làđối với HS khá, giỏi Song để thực hiện được, ngoài điều kiện cơ sở vật chất vàthiết bị dạy học, đòi hỏi người GV phải nhiệt tình, phải có tâm huyết và quyếttâm đổi mới, phải đầu tư nhiều thời gian cho việc đổi mới PPDH.
VI ĐỀ XUẤT.
Để việc “xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo địnhhướng tích cực, nhằm nâng cao năng lực tự học của HS” thực sự là yêu cầukhông thể thiếu trong dạy học hóa học, từ kết quả nghiên cứu của đề tài sángkiến, tôi có một số đề xuất sau:
- Đề xuất việc “xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theođịnh hướng tích cực, nhằm nâng cao năng lực tự học của HS” ở trường THPTphải thực hiện ngay từ lớp 10
- Cần có chế độ hợp lí cho các GV tích cực trong việc đổi mới PPDH.Đồng thời GV phải được tham gia các khóa học bồi dưỡng chuyên môn gắn liềnmục tiêu đổi mới PPDH
- GV cần phải đầu tư nhiều công sức, thời gian khi thiết kế một tài liệu tựhọc có hướng dẫn theo định hướng tích cực từ những nội dung trong SGK
- HS phải được làm quen, rèn luyện các hoạt động học tập tích cực ngay từkhi bắt đầu đi học
- Cần tăng cường đầu tư thiết bị, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, cácphương tiện trực quan khác, cũng như các máy móc hỗ trợ thì mới phát huy hếtkhả năng dạy học của người GV, khả năng sáng tạo và tiếp thu kiến thức của HS,nâng cao năng lực tự học của HS trong việc đổi mới PPDH tích cực theo một môhình mới
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài sáng kiến, tôi nhận thấy rằng:không có một PPDH nào là hoàn hảo hay lạc hậu, muốn đổi mới PPDH người
GV phải phối hợp nhiều PPDH một cách hợp lí, đồng thời cần tự mình bồidưỡng các kiến thức chuyên môn và rèn luyện các kĩ năng sư phạm cần thiết
Nếu giáo viên có một hệ thống các giáo án, tài liệu tự học có hướng dẫn đượcthiết kế hay, theo hướng dạy học tích cực thì chắc chắn việc giảng dạy sẽ có hiệuquả cao hơn
Đổi mới PPDH tích cực theo một mô hình mới: xây dựng và sử dụng tàiliệu tự học có hướng dẫn, nhằm nâng cao năng lực tự học của HS là yêu cầu tấtyếu của nền giáo dục nước nhà hiện nay Tôi hy vọng đề tài sáng kiến này có thểgóp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới đó
Trang 35Do thời gian ngắn và nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủquan nên kết quả đạt được còn chưa nhiều, trong thời gian tới tôi dựkiến:
- Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đổi mới PPDH theo một mô hình mới: xâydựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn, nhằm nâng cao năng lực tự họccủa HS cho các bài, các chương khác trong chương trình hóa học THPT
- Xây dựng hệ thống các tài liệu tự học có hướng dẫn theo định hướngtích cực hoàn thiện hơn cho các bài, các chương khác trong chương trình hóa họcTHPT
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên diện rộng, từ đó có những chỉnh lýcho phù hợp
- Mở rộng vấn đề nghiên cứu bao quát được nhiều phần của hoá học phổthông
Tôi rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá, sự góp ý của các bạnđồng nghiệp gần xa và các em học sinh nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn đề tàisáng kiến cũng như công việc dạy học và nghiên cứu khoa học
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ninh Bình, tháng 4, năm 2015
Trương Thị Hồng Chiên
Trang 36
PHỤ LỤC CHƯƠNG I: TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN (Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm – Hóa học lớp 12
THPT ban cơ bản).
PHẦN 1: TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN VỚI NỘI DUNG
LÝ THUYẾT
Bài 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN
TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
A Mục tiêu HS cần đạt:
1 Kiến thức:
HS nêu được:
- Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của kim loại kiềm
- Nguyên tắc và phương pháp điều chế một số kim loại kiềm
- Tính chất và ứng dụng một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
- Viết PTHH minh họa tính chất và điều chế KLK và hợp chất của KLK
- Giải một số bài tập về kim loại kiềm
3 Thái độ: Cẩn thận trong các thí nghiệm hoá học Hứng thú với việc tự học, tự
tìm hiểu, giải thích và vận dụng kiến thức
B Tài liệu tham khảo:
SGK Hóa học 12 THPT – ban nâng cao 148 – 157
SBT Hóa học 12 THPT – ban cơ bản và nâng cao
Các nguồn tài liệu tham khảo khác
C Hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tự học
Trang 37Dựa vào những kiến thức đã học, đã tìm hiểu thông qua các nguồn tài liệutham khảo hãy trả lời các câu hỏi sau:
1 Kim loại kiềm là tên gọi riêng của các nguyên tố nhóm IA trong BTH,
chúng gồm những nguyên tố nào? Viết cấu hình electron nguyên tử của mỗinguyên tố đó, từ đó cho biết đặc điểm lớp electron ngoài cùng của các nguyên tốKLK? Chúng thuộc loại (họ) nguyên tố nào?
2 KLK có những tính chất vật lý nào (màu sắc, khả năng dẫn điện, dẫn
nhiệt, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng và độ cứng)? Vì saoKLK có những tính chất vật lý đó? Sự biến đổi những tính chất đó trong nhómKLK theo quy luật nào?
3 Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử KLK (đặc điểm lớp electron ngoài cùng,
bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa) hãy cho biết tính chất hóa học củaKLK? Khả năng phản ứng của KLK với các chất (phi kim, axit, nước, dung dịchmuối) như thế nào? Sinh ra sản phẩm gì? Viết PTHH minh họa? Phản ứng nàochứng minh KLK có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại? Trong nhómKLK tính khử biến đổi theo quy luật nào, vì sao?
4 KLK có ứng dụng quan trọng như thế nào? Em quan tâm đến ứng dụng
nào nhất, vì sao?
5 Trong tự nhiên, KLK có tồn tại ở dạng đơn chất không? Tại sao?
Những hợp chất phổ biến nhất của KLK là gì? Có nhiều ở đâu?
6 Điều chế KLK bằng phương pháp nào? Thường dùng những nguyên
liệu nào? Nguyên liệu đó lấy ở đâu?
7 KLK có tính khử rất mạnh, dễ dàng phản ứng với oxi (không khí), hơi
nước, vậy phải bảo quản chúng bằng cách nào? Khi làm thí nghiệm với KLK,sau buổi thí nghiệm một HS để quên một mẩu Na trên bàn của phòng thí nghiệm,theo em sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Từ đó, hãy nêu những chú ý khi làm việc vớicác KLK (Na) trong phòng thí nghiệm như thế nào?
8 Dựa vào phản ứng mãnh liệt của Na với nước ở nhiệt độ thường ta có
thể làm một thí nghiệm hóa học vui “Chiến trận trên sông” như sau: Lấy một
nửa chậu thủy tinh nước và cho vào đó vài giọt dung dịch phenonphtalein (PP),gấp 02 chiếc thuyền giấy nhỏ, đặt vào mỗi thuyền một mẩu Na nhỏ bằng hạt đậuxanh (đã thấm sạch lớp dầu hỏa), sau đó đặt 02 thuyền giấy này vào chậu nước(làm cho ướt thuyền) Quan sát hiện tượng xảy ra? Giải thích, viết PTHH?
9 Cho một mẩu Na vào chậu nước có hòa tan PP, thấy mẩu Na nổi trên
mặt nước, bị vo tròn lại, có màu trắng bạc và chạy trên mặt nước, đồng thời nướctrong chậu từ không màu chuyển dần sang màu hồng Hãy giải thích hiện tượngthí nghiệm và viết PTHH?
Trang 3810 Hợp chất quan trọng nhất của Na là NaOH (natrihidroxit hay xút ăn
da) Hãy nêu tính chất vật lý của xút và cho biết vì sao trong công nghiệp khiđiều chế Na người ta thường đi từ NaCl (t0 n/c = 8000C) chứ không đi từ NaOH (
có t0 n/c = 3220C, thấp hơn nhiều so với NaCl)? Tính hút ẩm mạnh của NaOHđược ứng dụng để làm gì? Cho một ví dụ minh họa?
11 NaOH có đầy đủ tính chất của một bazơ kiềm (mạnh), viết các PTHH
minh họa? Những PTHH nào cần phải lưu ý tùy tỉ lệ mà tạo ra sản phẩm nào?Thiết lập tỉ lệ cho các PTHH đó?
12 Phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp cũng chính là phương
pháp điều chế NaOH, viết PTHH và cho biết lưu ý gì khi điều chế?
13 NaOH có vai trò quan trọng ra sao trong công nghiệp? Trình bày
những ứng dụng của NaOH?
14 So sánh tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của các muối
NaHCO3 và Na2CO3? Cho biết môi trường của các dung dịch muối này và giảithích? Hai muối có sự chuyển hóa lẫn nhau khi nào? Viết PTHH?
15 Kalinitrat là hợp chất quan trọng của kali, nêu tính chất và kể những
ứng dụng quan trọng của nó?
16 Giải thích tính chất lưỡng tính của ion HCO3, tính bazơ của ion CO32theo thuyết proton của Bronsted (tham khảo SGK hoá học 11 nâng cao)
17 Giải thích vì sao NaHCO3 được dùng nhiều trong y học ( như làm
thuốc đau dạ dày, ), trong công nghệ thực phẩm (dùng làm bột nở, ) chế tạo
nước giải khát?
18 Nêu phương pháp hóa học nhận biết KLK và cation KLK?
D Bài tập tự kiểm tra kiến thức của HS sau khi đã tự đọc tài liệu theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tự học ở trên (Bài kiểm tra vòng 1).
ĐỀ KIỂM TRA TỰ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC Bài 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN
TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Trang 39Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Đáp án
Câu 1: Nguyên tử nguyên tố R có phân mức năng lượng cao nhất là 4s1.Tên của nguyên tố R là:
Câu 2: Cho các nhận định sau:
1/ Tất cả kim loại kiềm đều nhẹ và nổi trên mặt nước
2/ Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm tăng dần từ Li đến Cs
3/ Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện; kim loại Na đượcdùng làm xúc tác trong quá trình phản ứng trùng hợp tạo ra cao su Buna
4/ NaHCO3 và Na2CO3 đều có phản ứng với dd HCl và dd nước vôi trong.5/ So với nguyên tử Na, nguyên tử K có bán kính lớn hơn và độ âm điệnlớn hơn
6/ Dung dịch NaOH phản ứng với Cl2 ở điều kiện thường tạo thành nướcGia – ven
7/ Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì thấy sủi bọt khí đồng thờixuất hiện kết tủa màu xanh
8/ Cho 0,2 mol Na vào 150 ml dd HCl 1M thì Na không tan hết
Số nhận định đúng là:
Câu 3: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm (catot) xảy
ra:
A Sự khử ion Na+ B Sự oxi hóa ion Na+
C Sự khử phân tử H2O D Sự oxi hóa phân tử H2O
Câu 4: Nguyên tố nào sau đây là kim loại kiềm:
Câu 7: Hai bình KOH và KCl được đặt lên các đĩa cân, cân thăng bằng,
sau một thời gian hỏi kim đồng hồ lệch về phía nào?
Trang 40Câu 8: Hòa tan một lượng gồm 2 kim loại kiềm vào nước thu được 200ml
dung dịch A và 1,12 lit H2 (đktc) Giá trị pH của dung dịch A là:
A 12 B 11,2 C 13,1 D 13,7
Câu 9: Ứng dụng nào là của kim loại kiềm:
1/ Dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy cao
2/ Dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kimloại
3/ Dùng để làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ và chế tạo chấtchống nổ cho etxăng
4/ Dùng chế tạo những hợp kim cứng, đàn hồi, không bị ăn mòn
5/ Dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ô tô
A 1, 2, 3 B 2, 3 C 1, 3 D 2, 3, 4 E Tất cả
Câu 10: Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua Tính m?
Đáp án tham khảo
E Nội dung cần nghiên cứu (thông tin phản hồi).
1 Kim loại kiềm là tên gọi riêng của các nguyên tố nhóm IA trong BTH, chúng gồm những nguyên tố nào? Viết cấu hình electron nguyên tử của mỗi nguyên tố đó, từ đó cho biết đặc điểm lớp electron ngoài cùng của các nguyên tố KLK? Chúng thuộc loại (họ) nguyên tố nào?