Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu skkn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo (Trang 31 - 63)

II.1. Tiến trình TNSP.

Để thực hiện tốt những nội dung, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm: với số lượng 40 HS và dạy theo hướng có sử dụng hệ thống bài tập đề xuất do tác giả trực tiếp giảng dạy.

Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã khảo sát đầu vào của lớp thực nghiệm thông qua một bài kiểm tra . Trên cơ sở hệ thống bài tập đã xây dựng sau khi trao đổi thống nhất nội dung các giáo án đã soạn, chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học, phiếu học tập ở các bài, chúng tôi đã tiến hành dạy ở lớp thực nghiệm. Sau khi kết thúc giờ dạy chúng tôi đã tiến hành kiểm tra trên giấy để đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, khả năng ghi nhớ và năng lực vận dụng của HS.

Đánh giá HS về kĩ năng vận dụng, và tính tích cực nhận thức của học sinh cho kết quả: - Một số chưa biết phân tích đầu bài, và áp dụng công thức vào để vận dụng.

- Nhiều em biết vận dụng công thức nhưng không biết lập luận để giải, cụ thể điểm số trung bình qua bài kiểm tra:

Bảng 4: Kết quả điểm số bài kiểm tra. Lớp Số HS Điểm số Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10B5 40 0 0 0 0 1 2 4 6 1 0 8 9 8,05 10B6 38 0 0 1 1 0 3 12 13 6 2 0 6,6 *Đánh giá kết quả:

- Điểm trung bình cộng của hai lớp thực nghiệm là cao hơn so với các lớp năm học trước khi tác giả dạy chưa theo các dạng bài tập như phần đã trình bày trên.

KẾT LUẬN

Qua việc tổ chức, theo dõi giờ luyện tập bài tập của HS, chúng tôi nhận thấy hiện nay chất lượng HS ở các lớp là không đồng đều. Chính vì vậy khi đưa ra những kiến thức hay bài tập mới thì đa số học sinh chưa biết phân tích bài toán đó ra thành dạng nào có thể áp dụng công thức nào để giải bài toán đó, điều này rất khó cho GV trong giảng dạy. Chúng tôi tiến hành các tiết dạy thực nghiệm và kết quả thể hiện rõ qua sơ đồ so sánh: kết quả giờ dạy ở lớp thực nghiệm có điểm trung bình cộng tương đối cao. Điều đó khẳng định cách thức phân loại bài tập mà chúng tôi sử dụng đã có hiệu quả, làm cho kết quả học tập cao hơn.

Sự khác biệt này, theo chúng tôi có một số nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do hiện nay HS chỉ quan tâm đến những bài tập đơn giản trong SGK là

chủ yếu, nên khi gặp những bài tập có tính sáng tạo HS không biết vận dụng công thức nào, định luật nào để làm bài toán đó.

Nguyên nhân thứ hai là: Do phân phối chương trình tiết học bài tập ít hơn so với giờ học lí thuyết, nên điều này rất khó cho GV khi dạy giờ bài tập. Họ không có thời gian để hướng dẫn chi tiết các dạng bài tập cho HS. Để hệ thống phân loại bài tập phải mất nhiều thời gian và chuẩn bị phải công phu. Vì thế, GV khó có thể bao quát được tất cả các học sinh mà chỉ có những hướng dẫn chung trong một nhóm đối tượng. Việc lựa chọn các bài tập đơn giản, có sẵn trong SGK là một tất yếu.

Ngoài ra, không thể không kể đến một nguyên nhân khác từ phía người học. HS nhiều khi có sức ì rất lớn, không có ý thức tự học tập nên phụ thuộc hoàn toàn vào GV làm cho kết quả học tập không được cao.

Với phương pháp giải BTVL theo hệ thống GV có thể khắc phục những hạn chế trên, HS trực tiếp tham gia vào quá trình dạy học, phát huy hết khả năng học tập của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Quang Hân, Trần Văn Bồi, Phạm văn Tiến, Nguyễn Thành Tương (2000)

Giải toán vật lí 10 (Dùng cho học sinh lớp chuyên), NXB Giáo dục

2. Nguyễn Thế Khôi (2006) (Tổng chủ biên) Sách giáo khoa vật lí lớp 10 nâng cao và sách giáo viên, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Thế Khôi (1995) Một phương án xây dựng hệ thống bài tập phần Động lực học lớp 10 PTTH nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần năng lực giải quyết vấn đề, Luận án phó tiến sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội. 4. Vũ Thanh Khiết (Chủ biên)(2006) Phương pháp giải toán vật lí 10, NXB Giáo dục.

5. Lê Nguyên Long (2001) (chủ biên), Giải toán Vật lí THPT một số phương pháp, NXB Giáo dục.

6. Lương Việt Thái (1993) Lựa chọn phân loại và sắp xếp các bài tập phần các Định luật bảo toàn để sử dụng cho việc giảng dạy học sinh lớp 10 chuyên vật lí nhằm giúp họ nắm vững các kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, và góp phần phát triển ở họ khả năng vận dụng sáng tạo, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội. 7. Phạm Hữu Tòng (1989) Phương pháp dạy bài tập vật lí. NXB Giáo dục.

8. Lê Trọng Tường, Lương Tấn Đạt, Lê Chấn Hùng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuấn (2006) Bài tập vật lí 10 nâng cao, NXB Giáo dục.

9. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Đỗ Hương Trà (2004), Lôgic học – Bài giảng chuyên đề khoa học. Hà nội

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. HỆ THỐNG BÀI TẬP.

Chủ đề I: Những bài toán liên quan đến động lượng và bảo toàn động lượng.

I.1. Quả bóng khối lượng m = 500g chuyển động với vận tốc v = 10m/s đến đập vào tường rồi bật trở lại với cùng vận tốc v, hướng vận tốc của bóng trước và sau va chạm tuân theo quy luật phản xạ gương. Tính độ lớn động lượng của bóng

trước và sau va chạm và độ biến thiên động lượng của bóng nếu bóng đến đập vào tường dưới góc tới bằng: -α = 0

α = 60o

I. 2. Hòn bi thép m = 100g rơi tự do độ cao h = 5m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng của bi nếu sau va chạm:

a, Viên bi bật lên với vận tốc cũ.

b, Viên bi dính chặt với mặt phẳng ngang.

c, Trong câu a, thời gian va chạm t= 0,1s. Tính lực tương tác trung bình giữa bi và mặt phẳng ngang.

I.3.Vật khối lượng m= 1kg chuyển động tròn đều với vận tốc v= 10m/s. Tính độ biến thiên động lượng của vật sau:

a, ¼ chu kì. b, ½ chu kì c, Cả chu kì.

I.4. Một người đứng trên thanh trượt của xe trượt tuyết chuyển động ngang, cứ mỗi 3s người đó lại đẩy xuống tuyết một cái với xung lượng 60 kgm/s. biết khối lượng người và xe trượt m= 80kg, hệ số ma sát k= 0,01. Tìm vận tốc xe sau khi bắt đầu chuyển động 15s.

I.5. Hai quả bóng khối lượng m1= 50g, m2= 75g ép sát vào nhau trên mặt phẳng ngang. Khi buông tay, quả bóng1 lăn dược 3,6m thì dừng. Hỏi quả bóng 2 lăn được quãng đường bao nhiêu? Biết hệ số ma sát lăn giữa bóng và mặt sàn là như nhau cho cả hai bóng.

I.6. Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Tìm hướng và độ lớn của mảnh thứ nhất biết mảnh thứ 2 bay với vận tốc 500m/s theo phương lệch góc 60o với đường thẳng đứng ,hướng:

b, xuống phía dưới mặt đất.

I.7. Người khối lượng m1= 50kg nhảy từ bờ lên con thuyền khối lượng m2= 200kg theo hướng vuông góc với chuyển động của thuyền. vận tốc của người là 6m/s, của thuyền là 1,5m/s. Tính độ lớn và hướng vận tốc thuyền sau khi người nhảy lên. Bỏ qua sức cản của nước.

I.8. Một lựu đạn được ném từ mặt đất với vận tốc vo= 20m/s theo phương lệch với phương ngang góc α= 30o. Lên tới điểm cao nhất thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau, mảnh 1 rơi thẳng đứng với vận tốc v1= 20m/s.

a, Tìm hướng và độ lớn vận tốc mảnh 2.

b, Mảnh 2 lên tới độ cao cực đại cách mặt đất bao nhiêu.

I.9. Một hạt nhân phóng xạ ban đầu đứng yên phân rã thành ba hạt, electron, nơtrino, và hạt nhân con. Động lượng của electron là 9.10-23 kgm/s, động lượng của nơtrino vuông góc với động lượng của electron và có độ lớn 12.10-23 kgm/s. Tìm hướng và độ lớn động lượng của hạt nhân con.

I.10. Một đĩa đồng chất quay với vận tốc góc quanh một trục cố định vuông góc với mặt đĩa và đi qua tâm của đĩa. Tìm động lượng của đĩa.

I.11. Một proton có khối lượng mp = 1,67.10-27kg chuyển động với vận tốc vp= 107 m/s tới va chạm vào hạt heli đang nằm yên. Sau va chạm, proton giật lùi với vận tốc v’

p= 6.106m/s còn hạt heli bay về phía trước với vận tốc v= 4.106 m/s. Tìm khối lượng của hạt heli.

I.12. Một tên lửa vũ trụ bắt đầu rời bệ phóng trong giây đầu tiên đã phụt ra một lượng khí đốt 1300 kg với vận tốc v= 2500 m/s.

a, Tìm biến thiên động lượng của lượng khí phụt ra trong 1s. b, Tính lực đẩy của tên lửa tại thời điểm đó.

c, Tìm lực tổng hợp tác dụng lên tên lửa, biết khối lượng ban đầu của tên lửa bằng 3.105kg.

I.13. Khí cầu khối lượng M có một thang dây mang một người có khối lượng m. Khí cầu và người đang đứng yên trên không thì người leo lên thang với vận tốc vo đối với thang. Tính vận tốc đối với đất của người và khí cầu. Bỏ qua sức cản của không khí.

I.14. Một tên lửa có khối lượng vỏ 200g, khối lượng nhiên liệu 100g, bay thẳng đứng lên nhờ nhiên liệu cháy phụt toàn bộ tức thời ra sau với vận tốc 400m/s. Tìm độ cao mà tên lửa đạt tới biết sức cản của không khí làm giảm độ cao của tên lửa 5 lần.

I.15. Tên lửa khối lượng tổng cộng 100T đang bay với vận tốc 200 m/s thì phụt tức thời ra 20T khí với vận tốc 500 m/s đối với tên lửa. Tìm vận tốc tên lửa sau khi phụt khí nếu khí được phụt ra:

a, Phía sau tên lửa.

b, Phía trước tên lửa. (Bỏ qua lực hấp dẫn của trái đất và lực cản của không khí)

I.16. Một tên lửa khối lượng m = 500 kg đang chuyển động với vận tốc 200 m/s thì tách làm hai phần. Phần bị tháo rời khối lượng 200 kg sau đó chuyển động ra phía sau với vận tốc 100 m/s so với phần còn lại.Tìm vận tốc mỗi phần.

Chủ đề II: Công và công suất.

II.1. Một người kéo một vật m = 50kg chuyển động thẳng đều không ma sát lên một độ cao h = 1m. Tính công của lực kéo nếu người kéo vật:

a, Đi lên thẳng đứng.

b, Đi lên nhờ mặt phẳng nghiêng có chiều dài l = 3m. So sánh công thực hiện trong hai trường hợp.

II.2. Sau khi cất cánh 0,5 phút, trực thăng có khối lượng m = 6 tấn, lên đến độ cao h = 900m. Coi chuyển động là nhanh dần đều. Tính công của động cơ trực thăng.

II.3. Cần trục nâng một vật m = 100 kg từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng. Trong 10m đầu tiên, vật đi lên nhanh dần đều với gia tốc a= 0,8m/s2. Sau đó, vật đi lên chậm dần đều thêm 10 s nữa thì dừng lại. Tính công do cần trục thực hiện.

II.4. Một cái thùng m = 90kg chuyển động thẳng đều trên sàn nhờ lực đẩy F1= 300N,α1= 30o và lực kéo F2 = 300N, α 2 = 45o (H. 2)

a, Tính công của từng lực tác dụng lên thùng trên quãng đường 20m.

b,Tính hệ số ma sát giữa thùng và sàn.

II.5. Một cần cẩu nâng một contenơ 2,5 T theo phương thẳng đứng từ vị trí nằm yên với gia tốc không đổi. Sau 2s, conteno đạt vận tốc 4m/s. Bỏ qua mọi lực cản.

a, Xác định công suất trung bình của lực nâng của cần cẩu trong thời gian 2s. b, Tìm công suất tức thời tại thời điểm t = 2s.

II.6. Một người nâng một vật nặng 300 N lên độ cao 2m trong 6s. Trong khi đó, một thang máy đưa một khối lượng nặng 3000N lên độ cao 10m trong 4s. Hãy so sánh công, công suất của người và máy đã thực hiện.

II.7. Đường tròn có đường kính AC = 2R= 1m. Lực F có phương song song với AC, có chiều không đổi, và độ lớn F = 600N. Tính công của lực F khi điểm đặt của F vạch:

a, Nửa đường tròn AC. b, Cả đường tròn.

II.8. Một trực thăng có khối lượng m = 5 tấn.

a, Trực thăng bay lên đều, lên cao 1km trong thời gian 50s. Bỏ qua sức cản không khí. Tính công suất của động cơ.

b, Trực thăng bay lên nhanh dần đều không vận tốc đầu, lên cao 1250m trong 50s. Sức cản của không khí bằng 0,1 trọng lượng trực thăng. Tính công suất trung bình và công suất cực đại của động cơ trong thời gian trên.

II.9. Xe khối lượng m = 200kg, chuyển động trên dốc dài 200m cao 10m.

a, Xe chuyển động thẳng đều lên dốc với vận tốc 18km/h, công suất của động cơ là 0,75kw. Tìm giá trị lực ma sát.

b, Sau đó, xe chuyển động xuống dốc nhanh dần đều, vận tốc xe ở đỉnh dốc là 18km/h, ở chân dốc là 54km/h. Tính công do xe thực hiện khi xuống dốc và công suất trung bình, công suất tức thời ở chân dốc. Biết lực ma sát là không đổi.

II.10. Xe chạy trên mặt đường nằm ngang với vận tốc 60km/h. Đến quãng đường dốc, lực cản tăng gấp 3 nhưng mở ga tối đa cũng chỉ tăng công suất động cơ lên được1,5 lần. Tính vận tốc tối đa của xe trên đường dốc.

II.11. Đầu máy xe lửa công suất không đổi có thể kéo đoàn tàu m1 = 200 tấn lên dốc có góc nghiêng α1 = 0,1rad với vận tốc v1= 36km/h hay lên dốc có góc

nghiêng α 2 = 0,05rad với vận tốc v2 = 48km/h. Tính độ lớn lực cản Fc. Biết Fc

không đổi sinα nhỏ.

II.12. Cho hệ thống như (h.3) α= 30o, m1= 1kg, m2= 2kg. Tính công của trọng lực của hệ thống khi m1 đi lên không ma sát trên mặt phẳng nghiêng quãng đường 1m.

II.13. Lò xo độ cứng k = 50N/m. Tính công của lực đàn hồi lò xo khi nó giãn thêm 10cm từ:

a, Chiều dài tự nhiên. b, Vị trí đã giãn 10 cm. c, Vị trí đang bị nén 10 cm.

III.1. Một em bé đá một quả bóng trên một toa tàu chuyển động. Động năng của quả bóng phụ thuộc vào vận tốc của tàu như thế nào? Khi đó, động năng này có còn là đại lượng vô hướng không?.

III.2. Một ô tô có khối lượng 1000 kg đang chạy với vận tốc 30m/s. a, Tìm động năng của ô tô.

b, Độ biến thiên động năng của ô tô bằng bao nhiêu khi nó bị hãm tới vận tốc 10m/s?

c, Tính lực hãm trung bình, biết quãng đường ô tô chạy được trong thời gian là 80m.

III.3. Một chiếc xe có khối lượng 1,2.103kg tăng tốc 25 km/h lên đến 100 km/h trong thời gian 12s. Tính công suất của động cơ xe.

III.4. Bạn việt đẩy một thùng sách có trọng lượng 500N trên một sàn nhà nằm ngang. Lực đẩy có độ lớn 400 N và có phương hướng xuống, hợp với phương ngang một góc 30o. Hệ số ma sát trượt giữa thùng sách và sàn là 0,4:

a, Tính công của bạn việt thực hiện khi thùng sách trượt được 3,2m

b, Nếu thùng sách bắt đầu di chuyển không có vận tốc đầu thì sau khi trượt được 3,2 m, vận tốc của thùng sách bằng bao nhiêu?

III.5. Một ô tô có khối lượng 880kg đang chạy thì tài xế tắt máy. Hệ số ma sát giữa các bánh xe và mặt đường nằm ngang làµ= 0,65. Chiếc xe chạy thêm được

quãng đường 25m thì dừng lại.(g = 9,8m/s2). a, Tính công của lực ma sát đã làm dừng xe. b, Tìm vận tốc lúc đầu sau khi xe vừa tắt máy.

III.6. Từ độ cao 0,8m đối với mặt đất, bạn việt ném xuống theo phương thẳng đứng một trái bóng có khối lượng 0,20kg. Bóng bay đi có vận tốc đầu là 2,0m/s. Tính động năng của trái bóng ngay trước khi chạm đất, vận tốc của trái bóng lúc

Một phần của tài liệu skkn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo (Trang 31 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w