b Gợi ý xây dựng các bài tập để đánh giá các năng lực thành phần Dưới đây là các gợi ý cụ thể về việc xây dựng các bài tập đánh giá các năng lực thành phần: - K1: Trình bày được kiến thứ
Trang 1XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ XÂY DỰNG HỆ THÔNG CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHO CHUYÊN ĐỀ DAO ĐỘNG SÓNG ĐIỆN TỪ
A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn sáng kiến
Như chúng ta đa biết nhiệm vụ trọng tâm từ năm học 2014-2015:
+ Tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đổi mớicăn bản, toàn diện GD-ĐT
+ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
+ Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, KT, ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS
+ Tiếp tục đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng KT-KN của HS; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học;
+ Bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành
vi cho HS; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của HS
+ Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy họctheo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng CNTT-TT phù hợp với nội dung bài học + Đổi mới KTĐG theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của HS Chú trọng đánh giá quá trình; coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học
+ Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực
+ Mặt khác Dao động điện từ là một nội dung quan trọng trong chương trình Vật lí 12 và có ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống và công nghệ Trong chuyên đề dao động điện từ, khái niệm điện từ trường được xây dựng trên cơ sở giải quyết mối liên hệ giữa điện trường
và từ trường biến thiên trong tụ điện và cuộn cảm của mạch dao động LC Từ đó mở rộng sang sự lan truyền của điện từ trường trong không gian thông qua mạch dao động hở và ứng dụng của nó: an ten, sự truyền thông bằng sóng điện từ
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân loại các chuyên đề trong chương trình vật lý 12
- Thiết kế giảng dạy chuyên đề sóng điện từ
- Xây dựng ma trận đề và đề kiểm tra chuyên chủ đề Dao động và sóng điện từ theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
4 Phương pháp nghiêm cứu
Trang 2- Nghiên cứu cơ sở lý luận
- Nghiên cứu chương trình Vật lí 12
- Nghiên cứu thực tiễn
5 Đối tượng nghiên cứu
Trang 3B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương 1 Cơ sở lý luận
Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường trung học cơ sở
- Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công
bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng GV và HS duy trì dạy học theo lối "đọc-chép" thuần túy, HS học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức
Nhiều GV chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổchức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả
đề kiểm tra, mỗi đề 10 câu hỏi ngắn theo cấu trúc 5 - 3 - 2 (50% nhận biết, 30% thônghiểu, 20% vận dụng)
- Những ưu điểm của cách ra đề như trên:
+ Không trùng lặp các kiên thức của các chương, phần
Trang 4+ Kích thích hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh vận dụng các kiến thức đãhọc đề giải quyết các tình huống thực tiễn, từ đó phát triển nhân cách cho học sinh, nângcao kĩ năng sống.
+ Với đề bài được thiết kế câu hỏi theo ma trận sẽ tạo được hứng thú cho học sinh,học sinh không ngại học để phục vụ cho kiểm tra, đồng thời hạn chế được phần nào tìnhtrạng học tủ, học lệch
+ Vì đề kiểm tra có số lượng câu hỏi nhiều, nội dung mỗi câu ngắn (tương ứng vớinội dung của 1 câu hỏi trắc nghiệm) nên học sinh tiếp cận được với cách trả lời câu hỏi trắcnghiệm của kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học
3 Phân loại các chuyên đề giảng dạy chương trình Vật lý 12
Qua quá trình giảng dạy Vật lí 12 một số năm tác giả đã phân loại các chuyên để vật lý
Chuyên đề 1: Dao động cơ
- Đại cương về dao động cơ
- Điện từ trường
- Sóng điện từ
- Nguyên tắc truyền thông bằng sóng điện từ
Chuyên đề 7: Đại cương về dòng điện Xoay Chiều
Chuyên đề 8: Các loại mạch điện xoay chiều
- Các loại mạch điện xoay chiều
- Mạch RLC nối tiếp
Chuyên đề 9: Truyền tải điện năng
- Công suất và hệ số công suất
- Truyền tải điện năng, máy biến áp
Trang 5Chuyên đề 10: Các loại máy điện
- Máy phát điện xoay chiều
- Động cơ điện xoay chiều
Chuyên đề 11: Máy quang phổ
Chuyên đề 14 : Thuyết lượng tử ánh sáng
-Hiện tượng quang điện
-Hiện tượng quang điện trong
-Hiện tượng quang phát quang
Chuyên đề 15 : Mẫu nguyên tử Bo
- Mẫu nguyên tử Bo
- Sơ lược về Laze (Ứng dụng)
Chuyên đề 16 : Cấu tạo hạt nhân và năng lượng liên kết
Bước 1: Xây dựng các chủ đề của bộ môn đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động dạy học cực
theo định hướng phát triển năng lực HS
Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề theo chương trình hiện
hành trên quan điểm mới là định hướng phát triển năng lực HS
Bước 3: Xác định các loại câu hỏi/bài tập theo hướng đánh giá năng lực (kiến thức, kĩ
năng, thái độ) của HS trong chủ đề/nội dung theo đặc thù của bộ môn Mô tả các mức yêu cầu cần đạt theo hướng chú trọng đánh giá kĩ năng thực hiện của HS
Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập minh họa cho các mức độ đã mô tả Với mỗi mức
độ/loại câu hỏi/bài tập cần biên soạn nhiều câu hỏi/bài tập để minh họa
Trang 6Bước 5: Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động dạy học chủ đề nhằm hướng tới những
+ Bài tập gắn với nhiệm vụ hàng ngày của những nghề nghiệp thường sử dụng kiến thức vật lí trong công việc:
Nhiệm vụ thu thập, phân tích, xắp xếp và trình bày thông tin
Nhiệm vụ thiết kế, đo đạc
Nhiệm vụ tính toán, biện luận
Nhiệm vụ chế tạo, lắp ráp, sửa chữa
Nhiệm vụ giải thích
Nhiệm vụ quan sát, dự đoán
b) Gợi ý xây dựng các bài tập để đánh giá các năng lực thành phần
Dưới đây là các gợi ý cụ thể về việc xây dựng các bài tập đánh giá các năng lực thành phần:
- K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí
cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
Năng lực thành phần này có thể được đánh giá qua các câu hỏi trong sách giáo khoa để nhằm tái hiện kiến thức vật lí đã học
- K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí
Năng lực thành phần này có thể được đánh giá qua các câu hỏi trong sách giáo khoa để yêucầu HS trình bày mối quan hệ giữa các kiến thức, có thể sử dụng các bài tập dưới dạng yêucầu vẽ sơ đồ tư duy, vẽ bản đồ khái niệm để diễn đạt các mối quan hệ giữa các đại lượng
- K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập
Các nhiệm vụ học tập ở đây có thể được giao trong quá trình học tập bao gồm:
+ Suy luận từ giả thuyết để rút ra hệ quả
+ Suy luận từ kiến thức cũ để đưa ra kiến thức mới
Trang 7+ Sử dụng kiến thức cũ làm căn cứ đề xuất giả thuyết.
+ Tính toán công thức làm cơ sở lí thuyết cho các phép đo
- K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn
Tình huống thực tiễn có thể là các tình huống liên quan đến:
+ Nhiệm vụ, nhu cầu bản thân: ăn uống, đi lại,…
+ Các hoạt động thực tiễn trong gia đình: làm bếp, đồ gia dụng,…
+ Các vấn đề chung, cấp thiết: các vấn đề về ô nhiễm môi trường, năng lượng tái tạo, bảo vệ nguồn nước,…
- P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
+ Năng lực thành phần này yêu cầu HS có thể tự đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa về thế giới tự nhiên trong đời sống mà mình quan sát được hoặc đặt ra những câu hỏi trước sựtái hiện quy luật vật lí bằng thí nghiệm của GV Những câu hỏi này phải thể hiện được sự
tư duy của HS về vấn đề cần giải quyết, sự quan sát tỉ mỉ của HS và sự liên hệ giữa sự kiệnvật lí này với các kinh nghiệm, kiến thức sẵn có
+ HS có thể sử dụng các kĩ thuật đặt câu hỏi như: 5W và 1H (who, what, where, when, why, how) để đưa ra các câu hỏi khác nhau về 1 sự kiện
+ Để đạt được và hình thành những năng lực này GV cần từng bước giao nhiệm vụ đặt câu hỏi ở các giai đoạn: phát hiện vấn đề, tự đề xuất các khó khăn gặp phải trong quá trình giải quyết vấn đề, GV cũng có thể yêu cầu HS tự ra bài tập cho bạn trong lớp và cho bản thân mình tự giải quyết
- P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó
Đây chính là một trong những năng lực thành phần của năng lực quan sát, để đánh giá năng lực này GV cần giao nhiệm vụ quan sát cụ thể cho HS trong quá trình học tập ở lớp hoặc nhiệm vụ quan sát vật lí ở nhà Ví dụ như:
+ Quan sát hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm và mô tả lại
+ Quan sát hiện tượng diễn ra trong một số thí nghiệm và rút ra quy luật chung.+ Quan sát quá trình xảy ra trong tự nhiên và chỉ ra các quy luật vật lí chi phối hiện tượng
Trang 8- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
Trong dạy học vật lí các nhiệm vụ học tập phát triển năng lực thành phần này ở HS bao gồm:
+ Nhiệm vụ tìm kiếm tài liệu từ các nguồn thông tin khác nhau để xây dựng một bàitrình chiếu về một hiện tượng vật lí, một quy luật vật lí, hoặc một ứng dụng kĩ thuật của vật lí
+ Lấy các thông tin, dữ liệu từ các trung tâm khoa học và phân tích, xử lí để giải quyết những nhiệm vụ học tập
+ Đọc sách tham khảo và tóm tắt những kiến thức trọng tâm thành một sơ đồ tư duy hoặc bản đồ khái niệm
Cũng có thể sử dụng những bài tập có tính thực tế cao hơn bằng yêu cầu HS khai thác thông tin từ các nguồn tin thực trong cuộc sống: các báo và tạp chí hàng ngày, quảng cáo
…
- P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí
Năng lực thành phần này gắn với 2 phương pháp nhận thức khá phổ biến trong nhận thức vật lí đó là phương pháp tương tự và phương pháp mô hình Để đánh giá năng lực thành phần này ta có thể xây dựng các nhiệm vụ như sau:
+ Vận dụng sự tương tự để đề xuất giả thuyết
+ Vận dụng sự tương tự để giải các bài tập
+ Vận dung các mô hình để giải thích các hiện tượng vật lí
+ Vận dụng những mô hình được mô tả bằng các phương trình vật lí – toán làm cơ sở xuất phát các suy luận lí thuyết để rút ra các kết luận mới (mang tính chất dự đoán), sau đó chúng được thí nghiệm kiểm chứng sẽ trở thành kiến thức vật lí mới
- P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí
Đây là một năng lực thành phần của năng lực mô hình hóa bằng toán học góp phần phát triển năng lực tính toán trong nhóm năng lực chung Năng lực thành phần này được hình thành và phát triển xuyến suốt chương trình vật lí, bao gồm:
+ Các phương trình, biểu thức toán học dùng để mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí
Trang 9+ Các cách diễn tả bằng đồ thị, bằng véc tơ … để biểu diễn các quá trình vật lí.+ Các mô hình tia, véc tơ, mặt phẳng, đường thẳng cũng được sử dụng trong việc diễn tả các hiện tượng sự vật.
Các bài tập định lượng, các bài tập đồ thị là các bài tập góp phần phát triển trực tiếp năng lực thành phần này
- P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
Đây là một năng lực thành phần khá đặc thù của môn Vật lí, ở đây đòi hỏi HS chỉ ra được
và làm nổi lên các dấu hiệu bản chất, những tác nhân chính và tạm không xem xét đến hoặc bỏ qua những tác nhân phụ, những ảnh hưởng nhỏ VD trong một số bài toán động lực học ta bỏ qua lực ma sát, bỏ qua khối lượng dây treo…
Để đánh giá năng lực thành phần này, đôi khi ta cần ra những bài tập tính đến cả những ảnh hưởng nhỏ và so sánh với kết quả bài tập khi bỏ qua chúng Cũng có thể ra những bài tập yêu cầu biện luận những trường hợp lí tưởng hóa của các quá trình diễn ra từ đó nhận
ra ảnh hưởng của các tác nhân phụ
Các loại hoạt động sau được yêu cầu ở HS liên quan đến luyện tập phát triển năng lực thành phần này:
- Suy nghĩ chuyển từ việc nghiên cứu hiện tượng, quá trình trong tự nhiên sang việc
bố trí thí nghiệm để nghiên cứu hiện tượng, quá trình vật lí trong điều kiện lí tưởng ở phòng thí nghiệm
- Xác định phạm vi áp dụng của các mối quan hệ, định luật nói riêng, các mô hình, thuyết vật lí nói chung
- P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được
Đây là năng lực thành phần đồng thời của năng lực thực nghiệm và năng lực sáng tạo Các nhiệm vụ giúp HS dần hình thành và phát triển năng lực này có thể đưa vào trong quá trìnhxây dựng kiến thức và trong các bài tập Các bài tập đánh giá năng lực thành phần này có thể là:
+ Đề xuất mối quan hệ, dự đoán hiện tượng sẽ diễn ra và lí giải căn cứ đưa ra những
dự đoán đó
+ Đưa ra các dự đoán khác nhau trong 1 tình huống và yêu cầu đánh giá xem dự đoán nào có thể kiểm tra được
Trang 10+ Từ các định luật, mối quan hệ được mô tả bởi mô hình vật lí toán đã biết, tiến hànhcác suy luận lôgíc, biến đổi toán học rút ra các hệ quả lôgíc có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm.
- P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm
và rút ra nhận xét
Thành phần năng lực này có thể được đánh giá thông qua yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: cần tiến hành thí nghiệm để khảo sát đưa ra giả thuyết khoa học hay kiểm chứng giả thuyếtđã được đề xuất
Đây chính là các năng lực thành phần thuộc năng lực thực nghiệm Để đánh giá được năng lực thành phần này ta cần tiếp tục bóc tách chúng thành những thành tố có thể quan sát được và sử dụng các bảng rubric để đánh giá
- Để đánh giá năng lực về phương pháp người ta dựa vào đánh giá “thành tố kĩ năng” trongquá trình thực hiện hoặc đánh giá kết quả thông qua các sản phẩm thu được
- Khi đo các năng lực thành phần của nhóm năng lực này, ta cần phải đo chủ yếu là các
“thành tố kĩ năng” của năng lực Để đánh giá “thành tố kĩ năng” thì phức tạp hơn, hiện nay cũng không có công cụ vạn năng để đánh giá thành tố này Cách đánh giá thành tố kĩ năng có độ tin cậy nhất người ta hay dùng đó là sử dụng bảng đánh giá theo tiêu chí và dựa trên quan sát trực tiếp Ngoài ra người ta cũng thường dùng các câu hỏi để đánh giá thành tố kiến thức về năng lực phương pháp
- P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này
Để đánh giá thành phần này có thể thông qua quá trình biện luận kết quả thí nghiệm
- X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí
Nhìn chung năng lực thành phần này được rèn luyện và phát triển thường xuyên thông qua những bài tập, trao đổi giữa GV và HS, giữa HS với HS Các bài tập tự luận cũng giúp HS hình thành năng lực thành phần này
Đánh giá thành tố năng lực “trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và thông qua các cách diễn tả đặc thù của vật lí “ta có thể sử dụng dưới dạng bài tập tình huống trong đó HS cần phải sử dụng ngôn ngữ vật lí để diễn tả ý kiến của cá nhân
Trang 11Với bài tập như này HS không những phải vận dụng được kiến thức về sự chuyển hóa nănglượng, quy trình sản xuất điện năng, HS còn phải rèn luyện khả năng sử dụng thuật ngữ vật
Bài tập đánh giá năng lực thành phần “phân biệt được những miêu tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành)”.
Năng lực thành phần này cấu thành bởi những thành tố sau: hiểu biết nội hàm của các khái niệm vật lí và phạm vi áp dụng của các khái niệm vật lí, khả năng sử dụng ngôn ngữ để viết câu, lập đoạn văn
- X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau
Đây là một năng lực thành phần quan trọng, vừa là thành tố quan trọng của năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin đồng thời cũng là thành tố không thể thiếu của năng lực tự học Khigiao nhiệm vụ tự học cho HS cần có nhiệm vụ yêu cầu HS lựa chọn nguồn thông tin tin cậy, lựa chọn được thông tin trọng tâm trong một văn bản
- X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ
Có quan điểm cho rằng thành tố này chính là một loại kiến thức (kiến thức về ứng dụng kĩ thuật của vật lí) Thành tố này yêu cầu về sự vận dụng kiến thức vật lí để mô tả các thiết bị
kĩ thuật vê nguyên tắc hoạt động và nguyên tăc cấu tạo Ta cũng có thể giao các bài tập thiết kế, chế tạo mô hình nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc cấu tạo của thiết bị kĩ thuật để đánh giá năng lực thành phần này
- X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ).
Đánh giá năng lực thành phần này vốn khá quen thuộc với GV thông qua việc chấm vở ghi của HS Lí thuyết kiểm tra đánh đánh giá mới giúp cung cấp cho chúng ta một công cụ đầy đủ hơn để đánh giá đó là đánh giá thông qua hồ sơ học tập (portfolio) mà trong đó vở ghi chỉ là một bộ phận của hồ sơ học tập
Trang 12- X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ) một cách phù hợp
Năng lực thành phần này yêu cầu HS có thể trình bày kết quả hoạt động học tập của mình dưới dạng phù hợp GV có thể đánh giá thông qua yêu cầu HS thuyết trình, trình bày viết, trình bày dưới dạng 1 đoạn video clips hoặc một mô phỏng … Để việc đánh giá năng lực thành phần này thông qua các nhiệm vụ trình bày của HS kể trên được khách quan, GV và
HS cần thống nhất các bảng tiêu chí đánh giá (rubric) để sử dụng trong đánh giá
Ở mức độ thấp hơn GV có thể ra những câu hỏi để HS lựa chọn cách trình bày phù hợp nhất
Bài tập này đánh giá khả năng lựa chọn phương pháp trình bày kết quả phù hợp với nội dung Ở mức độ cao hơn ta có thể yêu cầu HS tự đề xuất cách biểu diễn bảng số liệu bằng một hình vẽ, bảng biểu phù hợp
- X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí
Năng lực thành phần này bao gồm các thành tố: đưa ra ý kiến, bảo vệ ý kiến và lắng nghe ýkiến của người khác
- X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
Năng lực thành phần này có ngoại diên rộng bao hàm cả việc tham gia và tổ chức lãnh đạo hoạt động nhóm
- C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
Thành phần năng lực này chỉ được đánh giá thông qua những kì kiểm tra mang tính chất hệthống cả về kiến thức và kĩ năng cũng như thái độ Đối với từng cá nhân HS, qua quá trình
tổ chức dạy học, GV có hình dung khái quát về trình độ kiến thức, kĩ năng và thái độ của từng HS, nhưng từng HS chưa chắc đã tự đánh giá được trình độ của mình
- C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao tŕnh độ bản thân.
Thành phần năng lực này có thể được đánh giá gián tiếp thông qua đánh giá việc học tập theo dự án, theo nhóm của HS
Trang 13- C4: so sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau
về mặt kinh tế, xã hội và môi trường
Năng lực đánh giá bao gồm các thành tố về kiến thức, các kĩ năng tư duy phản biện và thái
độ trung thực, khách quan Để đánh giá năng lực phê phán ta có thể xây dựng các bài tập
để HS bình luận ưu nhược điểm của các ứng dụng kĩ thuật của vật lí theo các góc nhìn về mặt kinh tế, sinh thái và môi trường Ngoài ra cũng có thể xây dựng bài tập dựa trên các vấn đề thực tiễn mà cần sử dụng các kiến thức, phương pháp nhận thức vật lí để làm sáng tỏ
Các thành phần năng lực C3, C5 và C6 dưới đây ít được thể hiện và được tổ chức đánh giá ở HS
- C3: chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí
- C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại
- C6: nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
B5: Đánh giá công cụ
Cách đánh giá công cụ phổ biến nhất là sử dụng phương pháp chuyên gia Chuyên gia là những người hiểu rõ về nội hàm các năng lực cần được đánh giá đồng thời phải biết được
kĩ thuật xây dựng công cụ đánh giá Sau khi đạt được sự đồng thuận của các chuyên gia về
độ giá trị, độ tin cậy và độ phân biệt của các công cụ thì ta có thể sử dụng công cụ để đánh giá thử nghiệm Trên cơ sở đánh giá thử nghiệm sẽ thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung công cụ
Trang 14CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
CHUYÊN ĐỂ DAO ĐỘNG VÀ SÒNG ĐIỆN TỪ
1 Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề
Dao động điện từ là một nội dung quan trọng trong chương trình Vật lí 12 và có ứngdụng rất rộng rãi trong đời sống và công nghệ Trong chuyên đề dao động điện từ, khái niệm điện từ trường được xây dựng trên cơ sở giải quyết mối liên hệ giữa điện trường và từ trường biến thiên trong tụ điện và cuộn cảm của mạch dao động LC Từ đó mở rộng sang sự lan truyền của điện từ trường trong không gian thông qua mạch dao động hở và ứng dụng của nó: an ten, sự truyền thông bằng sóng điện từ
2 Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề
Nội dung 1: Mạch dao động điện từ
Nội dung 2: Điện từ trường - Sóng điện từ
Nội dung 3: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
3 Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát triển
3.1 Kiến thức
- Phát biểu được các định nghĩa về mạch dao động và dao động điện từ
- Nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch LC
- Viết được biểu thức của điện tích, cường độ dòng điện, chu kì và tần số dao động riêngcủa mạch dao động
- Phân tích được một hiện tượng để thấy được mối liên quan giữa sự biến thiên theo thờigian của cảm ứng từ với điện trường xoáy và sự biến thiên của cường độ điện trường với từtrường
- Nêu được hai điều khẳng định quan trọng của thuyết điện từ
- Nêu được định nghĩa sóng điện từ
- Nêu được các đặc điểm của sóng điện từ
- Nêu được đặc điểm của sự truyền sóng điện từ trong khí quyển
- Nêu được những nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
- Vẽ được sơ đồ khối của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản
- Nêu rõ được chức năng của mỗi khối trong sơ đồ của một máy phát và một máy thu sóng
vô tuyến đơn giản
3.2 Kĩ năng
- Giải được các bài tập áp dụng công thức về chu kì và tần số của mạch dao động
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bài toán dựa vào đề ra và các hiện tượng vật lý để thành lậpmối quan hệ giữa các phương trình động học
- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
Năng lực thành phần
Nhóm
năng lực
-Nêu được cấu tạo mạch dao động LC
và vai trò của tụ điện và cuộn cảm
K1: Trình bày được kiến thức
về các hiện tượng, đại lượng,
Nhóm
NLTP