ĐỊNH HƯỚNG TỔNG QUÁT ĐỂ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÁC

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2010 (Trang 41)

Điều chỉnh bổ sung quy hoạch và định hướng xây dựng phát triển hệ thống mạng lưới các KCN cho phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết của một thành phố trực thuộc trung ương theo địa giới hành chính mới và trong tương lai không xa sẽ trở thành Thành phố loại 1.

Sử dụng một cách có hiệu quả các loại nguồn vốn có thể huy động được để đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị nói chung và kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN nói riêng; với nỗ lực luôn luôn sẵn sàng có trước mặt bằng, đường giao thông, điện nước... và có thể giao ngay cho nhà đầu tư khi có yêu cầu thuê. Song song với chỉnh trang và hoàn thiện cơ sở hạ tầng các KCN hiện có, ngay từ bây giờ, tiến hành rà soát và chỉ đạo chặt chẽ tiến độ thực hiện vốn đầu tư

của các dự án xây dựng khu dân cưđô thị mới do các doanh nghiệp làm chủđầu tư, nhất là đối với các khu dân cưđô thị liền kề với các KCN, đảm bảo đúng quy hoạch

được duyệt hoặc được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với quy hoạch tổng thể mới của thành phố loại 1 tương lai.

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP.CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2010.

3.3.1 Về quy hoạch

Công tác quy hoạch luôn được xem là khâu then chốt, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển và đảm bảo sự thành công của KCN.

Trước khi bàn về công tác quy hoạch KCN ta hãy xem xét một điểm chưa phù hợp của nghị định 36/CP ngày 24/04/1997 của Chính phủ ban hành về Qui chế

KCN, KCX, KCNC. Đó là việc chưa được thừa nhận KCN là một thực thể kinh tế

hoàn chỉnh.Thực vậy, theo định nghĩa tại Nghị định nói trên thì “Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư

sinh sống; do Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất” Từ khái niệm này ta thấy KCN của chúng ta chỉ là nơi tập hợp các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ công nghiệp. Trong khi đó, hầu hết các nước đều coi KCN là một thực thể kinh tế hoàn chỉnh, thậm chí còn coi KCN là một thành phố công nghiệp. Bên cạnh việc phát triển hạ tầng kỹ thuật trong KCN phục vụ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, người ta còn phát triển các khu dân cư, cơ sở y tế, trường học... biến KCN thành một khu kinh tế xã hội hoàn chỉnh

Nhìn nhận sự chưa phù hợp đó, việc xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải thể hiện nhất quán, có tính khoa học cao. Quy hoạch phải dựa trên cơ sở

nhận thức đầy đủ Cần Thơ là một thành phố trẻ, trung tâm của một vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam, đây là một thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại và phát triển bền vững của vùng sông nước, khi quy hoạch khu công nghiệp phải quan tâm bảo vệ và tô đậm nét đặc thù đó với yêu cầu nghiêm ngặt về xử lý chất thải và cải thiện môi trường sinh thái... không nên vì nôn nóng thu hút đầu tư mà hấp tấp làm phá vỡ quy hoạch.

- Quy hoạch phát triển KCN phải gắn với xu thế đô thị hoá tất yếu của các vùng nông thôn ven thành phố. Đối với những nơi có tiềm năng phát triển cần quy hoạch ưu tiên phát triển trước kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, khu dân cưđô thị mới

liền kề ngoài hàng rào KCN nhằm tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợđời sống vật chất tinh thần của công nhân lao động và hoạt động của các doanh nghiệp KCN, như nhà ở cho công nhân lao động và chuyên gia, cơ sở

dạy nghề, trạm y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, cửa hàng thực phẩm, các công trình phúc lợi, thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí.... kể cả dịch vụ du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.

- Song song với việc đảm bảo thực hiện quy hoạch phải ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phát triển cơ sở công nghiệp một cách tràn lan, tự phát, phải định hướng phát triển vào địa bàn trọng điểm là các KCN. Chỉ cho phép cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp nằm ngoài hàng rào KCN với điều kiện không gây ô nhiễm môi trường và với số lượng vừa phải, hợp lý.

- Quy hoạch phải dựa trên quan điểm toàn vùng chứ không nên theo địa giới hành chính nhằm tránh tình trạng đầu tư dàn trãi, trùng lắp. Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy cũng vậy tránh trùng lắp và tránh trường hợp sản phẩm của những ngành sản xuất “đối nghịch” với nhau thì không nên cho xây dựng gần nhau tính theo khoảng cách địa lý. Chẳng hạn, nhà máy chế biến lương thực thực phẩm không nên gần kề với các nhà máy chế biến thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng, thức ăn gia súc...

Nhìn chung quy hoạch các Khu Công nghiệp Cần Thơ phù hợp nhu cầu và tiềm năng phát triển tất yếu của Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, theo thuyết minh tổng hợp về Quy hoạch chi tiết Khu Công nghiệp và khu Chế xuất Cần Thơ của Bộ

Xây Dựng ta thấy công tác quy hoạch khu công nghiệp Trà Nóc chưa chú trọng đến việc hình thành, xây dựng các khu dân cư vệ tinh nhằm cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cho khu công nghiệp phát triển bền vững. Kết quả là, mặc dù đã hình thành khá lâu nhưng KCN Trà Nóc hiện vẫn chưa xây dựng được khu vực đô thị mới với nhà ở và công trình công cộng cho công nhân và chuyên gia nước ngoài. Khu đô thị mới này nên nằm chủ yếu về phía Nam của quốc lộ 91 từ phía Bắc sân bay Trà Nóc lên hết địa phận xã Phước Thới - Ô Môn và một phần phía Bắc quốc lộ 91. Dự kiến khu đô thị

mới này sẽ cung cấp khoảng 60 - 70% chỗ ở cho các lao động làm trong khu công nghiệp Trà Nóc I và II; 30 - 40% số lao động còn lại sẽ có chỗở tại TP. Cần Thơ, thị

Thơ, khu công nghiệp Trà Nóc sẽ có các quan hệ chặc chẽ với thị trấn Ô Môn và các xã lân cận. Về quy hoạch phát triển Khu Công nghiệp Hưng Phú là phù hợp.

Một điểm cần lưu ý nữa là cần xác định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp. Các doanh nghiệp này khi tiến hành kinh doanh, cho thuê hạ tầng phải chịu trách nhiệm về chất lượng các công trình trong suốt thời gian cho thuê. Nhằm tạo sự an tâm, tin tưởng của các chủđầu tư khi quyết định đầu tư. Chẳng hạn, trong suốt thời gian thuê nếu có xãy ra hư hỏng hoặc chất lượng công trình kém không thuộc lỗi của bên thuê thì bên cho thuê phải tiến hành khắc phục sửa chữa và hoàn toàn chịu các khoản phí phát sinh. Nghĩa là, các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng phải có trách nhiệm bảo hành các hạ tầng cơ

sở mình cho thuê.

3.3.2 Vềđầu tư xây dựng Khu công nghiệp

Sử dụng có hiệu quả các loại nguồn vốn có thể huy động được để đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị nói chung và kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN nói riêng với nỗ lực luôn luôn sẵn sàng có trước mặt bằng, điện nước, đường giao thông... và có thể giao ngay cho nhà đầu tư khi có nhu cầu thuê.

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị nói chung phải đảm bảo đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (quy hoạch chi tiết) đã được duyệt của từng dự án với nhau thành một hệ thống tổng thể đồng bộ kết cấu hạ tầng với chất lượng kỹ

thuật đồng đều của một khu đô thị, nhất là tại khu đô thị Nam sông Cần Thơ liền kề

với KCN Hưng Phú và khu dân cư tại phường trà Nóc, quận Bình Thủy, khu dân cư

tại phường Phước Thới, quận Ô Môn liền kề với khu công nghiệp Trà Nóc.

- Trung ương cần hỗ trợ để hoàn thành sớm các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia và quốc tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cần có sự cân nhắc chọn lọc thấu đáo trong xác định trọng tâm, trọng điểm trước sau của từng lĩnh vực kết cấu hạ tầng để tập trung vốn đầu tư có tính đột phá, làm bật dậy tiềm năng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo mục tiêu đã định: Cần Thơ

tương lai phải thật sự là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao của ĐBSCL.

- Công ty phát triển KCN hoạt động chủ yếu từ vốn ngân sách nên hầu như

không đáp ứng nhu cầu sẵn sàng mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư. Để có thể có đủ

vốn xây dựng các công trình then chốt, xin đề xuất thêm một số phương án sau: + Giám sát chặt chẽ thi công, thực hiện “đầu tư cuốn chiếu” một cách khoa học nhất.

+ Đổi đất lấy hạ tầng: thành phố cần hỗ trợ công ty phát triển khu công nghiệp kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dưới hình thức BOT, BT. Chấp nhận cho nhà đầu tư dạng BT được quy đổi giá trị công trình của mình bằng tiền thuê một diện tích đất trong một thời gian nhất định. Trên phần đất này họ có thể

xây dựng nhà máy của chính họ hay cho người khác thuê lại đất.

+ Cho nhà đầu tư thuê đất với diện tích lớn để họ cho thuê lại: cần mạnh dạn cho các nhà đầu tư (nhất là nước ngoài) thuê đất với diện tích lớn với giá ưu đãi. Những nhà đầu tư này với lợi thế là có đầu mối giao dịch rộng, mạng lưới tiếp thị

lớn nên họ dễ dàng tìm kiếm nhà đầu tư thật sựđể cho thuê lại đất. Như vậy, trong khuôn viên một khu công nghiệp có thể có nhiều công ty phát triển hạ tầng cùng hoạt động. Trong trường hợp này công ty phát triển khu công nghiệp có thể giảm lợi nhuận do cho thuê lô đất lớn với giá rẽ nhưng xã hội sẽđược lợi nhờ thu hút nhiều

đầu tư, giảm áp lực vốn.

+ Thành phố cần cho phép và bảo lãnh cho công ty phát triển hạ tầng KCN phát hành trái phiếu xây dựng công trình hoặc vay vốn nước ngoài để xây dựng hạ

tầng trên cơ sở xác định KCN là động lực quan trọng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nó cần được ưu đãi tối đa.

+ Vềđất đai dành cho các công trình dịch vụ cần:

Miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê lại đất (do nhà nước giải tỏa đền bù) đối với chủđầu tư xây nhà ở cho công nhân.

Miễn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 05 năm đầu đối với chủđầu tư vào việc xây dựng nhà ở cho công nhân trong các KCN.

Có chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ 5 – 7 năm đối với các chủđầu tư xây dựng công trình nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo phục vụ công nhân tại các KCN.

3.3.3 Về cải thiện môi trường đầu tư

Môi trường đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đến sự thành công và phát triển của KCN. Nó là cả một không gian tổng hợp được hình thành bởi nhiều yếu tố: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh trật tự... đảm bảo tạo được niềm tin đầu tư có sinh lợi cao nơi những nhà đầu tư. Xin đề xuất một số giải pháp sau:

a/ Trước hết, về công tác tuyên truyền vận động thu hút đầu tư:

+ Phải tập trung mọi nổ lực làm sao để các cấp các ngành và nhân dân Cần Thơ cùng đồng tình nhất trí chăm lo công việc cải thiện môi trường đầu tư, mong

ước biến Cần Thơ thành một môi trường hấp dẫn đầu tư nhất ởĐBSCL.

Muốn làm được điều đó, mọi người trước hết phải hiểu đúng, hiểu đủ về Cần Thơ, thấy được sự ưu đãi “trời cho” về vị trí địa lý, thiên nhiên, con người..., các KCN TP.Cần Thơ thật sự là điểm đến lý tưởng để đầu tư sinh lợi của mọi doanh nhân trong nước và quốc tế. Chỉ có hiểu biết đầy đủ và có lòng tự hào thì mới xúc tiến đầu tư với cả lòng tâm huyết như một nghĩa vụ tự nguyện góp phần bảo vệ và tô điểm cho Cần Thơ ngày càng hoành tráng hơn.

+ Cần xây dựng hệ thống thông tin đa dạng, phong phú về Cần Thơ và các KCN ở các ngành, các cấp (Ban Tuyên giáo, ngành Văn hóa Thông tin, Báo đài, văn học nghệ thuật, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, kiến trúc mỹ quan, kể cả

ngành giáo dục phổ thông, đại học...) để phổ biến đến mọi đối tượng gần xa trong và ngoài nước (kể cả những sinh viên, học sinh) một cách đầy đủ, đúng sự thật về vị

thế tự nhiên, vai trò tất yếu, môi trường thuận lợi đầy tiềm năng đặc thù của các KCN và của cả Cần Thơ.

+ Ban quản lý các KCN&CX Cần Thơ, các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, hội chợ, triển lãm, tài chính ngân hàng, kiến trúc xây dựng, các đơn vị xúc tiến đầu tư... cần có những tờ bướm, tạp chí tiếp thị, quảng cáo... chuyên ngành. Khai thác và cập nhật thông tin thường xuyên trên các website để kêu gọi đầu tư

vào các KCN Cần Thơ.

+ Tổ chức các hội thảo kêu gọi đầu tư theo hướng liên kết giữa các địa phương nhằm tránh lãng phí và cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin và cái nhìn toàn diện về môi trường đầu tư của ĐBSCL nói chung và của Cần Thơ nói riêng. Cần Thơ cần chủ động phối hợp với các tỉnh ĐBSCL trong việc tăng cường quảng

bá các tiềm năng, dự án để thu hút đầu tư. Hiện tại, có một thực tế không hay là các tỉnh ĐBSCL đang cạnh tranh với nhau trong kêu gọi thu hút đầu tư, địa phương nào cũng cố tranh thủ dự án về mình, dẫn đến tình trạng có nhiều lĩnh vực đầu tư trùng lắp không phát huy hiệu quả.

+ Một hình thức quảng bá cũng không kém phần quan trọng là thông qua việc tiếp cận, lấy ý kiến, nắm thông tin, hỗ trợ thường xuyên cho các doanh nghiệp

đến Cần Thơ làm ăn. Nếu các doanh nghiệp đầu tư hiệu quả nhờ môi trường thông thoáng, được các ngành các cấp Thành phố thường xuyên quan tâm thì chính họ

cũng sẽ là người quảng bá tốt về TP.Cần Thơ cho những nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, vấn đề này thời gian qua chưa thật sựđược Thành phố chú trọng.

b/ Khắc họa rõ nét môi trường kinh tế xã hội hấp dẫn của Cần Thơ bằng cách công khai hóa một các rộng rãi và minh bạch quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết thành phố Cần Thơ theo định hướng đô thị loại I, trực thuộc Trung ương, quy hoạch phát triển các KCN và một số ngành then chốt khác như Thương mại, dịch vụ, Tài chính, Ngân hàng, Du lịch, “khu nông nghiệp công nghệ cao” và quy hoạch phát triển nông nghiệp rộng rãi theo mô hình “khu đô thị ruộng lúa chất lượng cao”, “khu đô thị vườn đặc sản”, “trang trại đô thị”... ở vùng nông thôn ven thành phố...

c/ Chú trọng hơn nữa cải cách hành chính, mặc dù đã được cải thiện nhưng thủ tục hành chính đầu tư vào KCN vẫn còn quá nhiều việc phải làm (Báo Tuổi trẻ

17/1/2004), vẫn còn phức tạp, chồng chéo làm nản lòng không ít nhà đầu tư. Cải cách hành chính không nên dừng lại ở khâu cấp phép đầu tư, thuế mà cần phải triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các thủ tục vềđất đai, tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu....Để cải thiện:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2010 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)