Về quản lý các KCN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2010 (Trang 54 - 76)

3.3.4.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với các KCN Cần Thơ nhằm bảo đảm hình thành, xây dựng và phát triển các KCN đúng quy hoạch, thực hiện thống nhất hài hòa chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tưđúng pháp luật, không ngừng cải thiện môi trường thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế... phục vụđắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố. Trong lãnh đạo, chỉđạo điều hành kinh tế xã hội từ trước đến nay, Đảng bộ, chính quyền địa phương các cấp nói chung dù ít, dù nhiều đều luôn có kết hợp đề

cập quy định nhiệm vụ cho lĩnh vực này. Tuy nhiên thực tế cũng xin được phép chứng minh một cách thẳng thắn rằng, từ khi có chủ trương hình thành xây dựng các KCN trên địa bàn Cần Thơ đến nay, đã 10 năm trôi qua, Ban chấp hành Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ trước đây cũng như thành phố Cần Thơ bây giờ, chưa có ban hành một văn bản chuyên đề nào mang tính quyền lực cao nhất của địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành một cách bao trùm toàn diện, đồng bộ về phát triển công nghiệp nói chung và các KCN nói riêng, ngoại trừ một số Quyết định về Chương trình khuyến công, về quy định một số

chính sách ưu đãi đầu tư của UBND tỉnh Cần Thơ cũ, nhưng chưa thật sự khả thi. Ngay cả khi Chính phủ ban hành Nghị định chuyên đề về KCN, KCX, KCNC (Nghịđịnh 36/CP ngày 24/4/1997) và các thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành có liên quan, thì địa phương cũng chưa tổ chức một cuộc hội nghị chuyên đề

nào tương xứng nghiên cứu triển khai quán triệt một cách bài bản và sâu rộng trong các ngành các cấp để cùng nhau thống nhất phối hợp tổ chức thực hiện. Cho đến nay, còn không ít người chưa hiểu đúng về quy chế KCN. Có thể nói, Đảng bộ chưa tập trung cao hoàn thiện một “đường lối chủ trương” toàn diện, rõ ràng, thống nhất của địa phương về phát triển công nghiệp và các KCN.

Thà chậm còn hơn không, đã đến lúc thiết nghĩ Ban chấp hành lâm thời

Đảng bộ, HĐND, UBND thành phố cần ban hành các văn bản quy phạm tập trung quyền lực cao hơn, toàn diện và có hệ thống đồng bộ hơn về quy trình lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng, phát triển, quản lý các KCN nói riêng và ngành công nghiệp nói chung, như Nghị quyết chuyên đề của BCH Đảng bộ, Nghị quyết chuyên đề của HĐND, kế hoạch chuyên đề cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành của UBND thành

phố... trên cơ sở đó từng bước hình thành một “cẩm nang” tương đối bài bản để

thực hiện nhiệm vụ kinh tế công nghiệp chiến lược quan trọng nhất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một thành phố trực thuộc trung ương (kể cả lĩnh vực Thương mại, Dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao thiết nghĩ cũng cần làm như

thế) đồng thời cần có định kỳ thường xuyên hoặc đột xuất tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo triển khai các văn bản đó một cách sâu rộng trong toàn Đảng bộ, chính quyền, các ngành, các cấp, nhằm tạo ra một sinh khí chính trị mới, thống nhất ý chí và hành động trong huy động các nguồn lực vật chất và tinh thần để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế nói chung theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh Cần Thơ cũ.

3.3.4.2 Thành phố Cần Thơ trước mắt còn khiêm tốn trên nhiều mặt và hơn nữa do nằm tại vị trí trung tâm ĐBSCL, nên dù muốn hay không muốn, phải nỗ lực vươn lên “tự hoàn thiện mình” để không phụ lòng tin yêu của nhân dân, bạn bè gần xa. Đồng thời, nên tiếp tục tăng cường củng cố phát triển mối quan hệ truyền thống ngày càng chặt chẽ và toàn diện hơn giữa các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Đảng bộ, chính quyền và các ngành then chốt của thành phố cũng nên thể hiện cho được vai trò trung tâm đầu mối, chủđộng kết nối lại với nhau, cùng phối hợp và hỗ trợ nhau phát triển đi lên. Trong bối cảnh môi trường thu hút đầu tư nói chung ởĐBSCL còn nhiều khiếm khuyết, nhưng hiện tượng “mạnh ai, nấy làm” đang ngày càng phổ biến, thậm chí còn có khả năng xuất hiện sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, nếu không sớm khắc phục sẽ dẫn đến nguy cơ mình làm hại đến mình và cả tiềm lực của toàn vùng.

Thiết nghĩ Cần Thơ hoàn toàn có khả năng chủđộng đề xướng tổ chức những cuộc hội nghị, hội thảo chung giữa các tỉnh, thành vùng ĐBSCL và khi cần thiết có thể mở rộng giao lưu với các đại diện vùng kinh tế phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu... để cùng đút kết, bổ sung kinh nghiệm cho nhau về đầu tư phát triển nói chung, nhất là về xây dựng chủ trương chính sách vận động thu hút đầu tư trong mối quan hệ không thể và không nên thiếu giữa các tỉnh, thành của vùng ĐBSCL và với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bức xúc nhất là cần có những chủ trương giải pháp hữu hiệu để phát huy tối

đa và hài hòa thế mạnh của mỗi địa phương trong vùng trên tinh thần cùng tự hoàn thiện, cùng hợp tác, cùng cạnh tranh tích cực, cùng phát triển, hạn chế tối đa sự

trùng lắp, sự “đụng hàng” hoặc sự cạnh tranh không lành mạnh, có thể cùng xem xét để tiến tới cùng thỏa thuận tương đối vềđịnh hướng xác lập cơ cấu đầu tư nhằm

đạt hiệu quả đầu tư tối ưu cho mỗi địa phương và toàn vùng theo tinh thần Nghị

quyết 21, Chỉ thị 12 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội- an ninh quốc phòng vùng ĐBSCL, đồng thời có thể cùng phân định những giải pháp chính sách

ưu đãi đầu tư vừa sát hợp với thực tế của mỗi địa phương, vừa có sự hài hòa tương

đối trong toàn vùng, tạo nên thếđứng vững vàng, nương tựa vào nhau để sẵn sàng làm đối tác bình đẳng với các nhà đầu tư, sẵn sàng hội nhập thị trường cả nước và thị trường quốc tế.

Tóm lại, như xưa nay không thể nào khác được, các tỉnh, thành vùng

ĐBSCL phải liên kết lại để hợp tác cùng phát triển.

3.3.4.3 Về tổ chức chỉđạo đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN:

Hiện trạng đầu tư kinh doanh cơ sơ hạ tầng các KCN Cần Thơ là do Công ty Phát triển KCN Cần Thơ (DNNN) làm chủ đầu tư chính thức theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố. Nhưng trong vài năm gần đây, Công ty này không còn đủ điều kiện thực thi quyền tự chủ kinh doanh, vì đơn giá cho thuê lại đất có xây dựng hạ tầng ở các KCN do Công ty làm chủ đầu tư, nhà nước địa phương lại quyết định nhiều lần hạ thấp xuống để thu hút đầu tư, đến nay còn bằng khoảng 1/3 giá thành, bù lại ngân sách chấp nhận hỗ trợ 30% vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, và cho đến 50 năm sau Công ty mới có thể thu hồi lại vốn. Xét cho cùng, trên mọi phương diện pháp lý và kinh tế, thì cách làm nêu trên không khả thi, còn mang nhiều dáng dấp hành chính bao cấp và có khả năng gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tỉnh, thành trong vùng bởi công bằng mà nói, thì người thắng trong trường hợp này là người giàu ngân sách chớ không phải là người giỏi phát huy, khai thác tiềm năng, và điều gì sẽ xãy ra khi đối chiếu với luật Ngân sách và khi ngân sách địa phương không phải là vô hạn.

Trong điều kiện một địa phương có kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp kém, chưa

đồng bộ, nền đất yếu đòi hỏi chi phí xây dựng cơ bản cao, và sinh lợi thấp thì đương nhiên giá đất phải thấp mới có thể cải thiện được môi trường đầu tư. Phải xem xét thấu đáo để có giải pháp loại trừ các yếu tố này trước khi xác lập đơn giá cho thuê

yếu tố hỗ trợ của ngân sách, nhưng phải đảm bảo đồng thuận và hài hòa trên tinh thần hợp tác cao giữa các tỉnh thành trong vùng.

Tình hình nêu trên đang đòi hỏi cấp bách phải có mô hình tổ chức phù hợp

để thực hiện đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN với cơ chế tài chính sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu ưu đãi khuyến khích đầu tư một cách linh hoạt, kịp thời của Nhà nước địa phương (vì nhà nước mới có quyền và trách nhiệm đề ra chính sách ưu đãi), vừa đảm bảo tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN (doanh nghiệp này cũng thuộc đối tượng nhà nước ưu đãi khuyến khích đầu tư như các doanh nghiệp khác đầu tư vào KCN), xin đề xuất một số giải pháp sau đây:

- Trước mắt, nên chuyển đổi công ty Phát triển KCN hiện là DNNN sang

đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm chi phí, trực thuộc BQL các KCX & CN Cần Thơ theo tinh thần Nghị định số 10/2002/NĐ.CP, ngày 16/1/2002 của Chính phủ và Thông tư số 25/2002/TT.BTC, ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính. Công ty này vừa là công cụ sự nghiệp của Thành phố thực hiện đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ

tầng 100% bằng vốn ngân sách (hoặc Ngân sách vay) chỉ tại 1 hoặc 2 KCN (có thể

chọn KCN Trà Nóc 1 &2), đồng thời có thể vừa làm vai trò chủđạo quản lý và ổn

định giá cho thuê đất ở tất cả các KCN trên địa bàn.

- Giao các KCN còn lại cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

thật sự có kinh nghiệm và năng lực vốn đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, với

điều kiện Nhà nước địa phương không can thiệp và quy định đơn giá cho thuê đất của doanh nghiệp. BQL các KCX & CN Cần Thơ có trách nhiệm hướng dẫn và tiến tới thỏa thuận đơn giá cho thuê lại đất do các doanh nghiệp này xác lập theo quy

định tại Nghị định 36/CP của Chính phủ trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ, bù đắp

được chi phí, có lãi hợp lý.

Ngoài phần ưu đãi theo quy định chung của Chính phủ đối với các loại doanh nghiệp này, thì chính quyền thành phố có thể xem xét giải quyết ưu đãi thêm theo thẩm quyền nhưđối với các nhà đầu tư khác để các doanh nghiệp này có điều kiện hạ thấp đơn giá cho thuê đất có xây dựng hạ tầng tương đương với mức giá do

sự đồng thuận cần tiếp tục hạ đơn giá thấp hơn nữa thì Ngân sách phải có hỗ trợ

tương ứng.

Với giải pháp trên, Thành phố có khả năng giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách, đồng thời có thể huy động thêm nhiều nguồn vốn khác đẩy mạnh đầu tư sử

dụng kết cấu hạ tầng KCN nhanh hơn, vừa góp phần cải thiện môi trường đầu tư, vừa tạo thêm động lực cạnh tranh lành mạnh đa dạng trong đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, hơn là chỉ có một DNNN hoặc một đơn vị sự nghiệp “độc quyền”

đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này.

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

!Đối với Chính phủ

 Ngoài ngân sách hỗ trợ 30% cho các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ

thuật KCN, kiến nghị Nhà nước có chính sách về vốn vay đối với Công ty Phát triển KCN Cần Thơ, có chính sách vay vốn dài hạn có ưu đãi hoặc ngân sách bảo lãnh vay mới đảm bảo đủ vốn đầu tư và thu hồi vốn (bằng thu tiền cho thuê lại đất) trả được nợ. Ngoài ra, đối với các chính sách ưu đãi khác như miễn tiền thuê đất, giảm tiền thuê lại đất... theo từng dự án, thì phải được ngân sách bù đắp lại cho Công ty phát triển hạ tầng KCN theo kế hoạch hằng năm để công ty khắc phục hậu quả mất cân đối về tài chính.

Nhà nước nên xác định nhiệm vụ Công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp là đơn vị “sự nghiệp có thu” phục vụ lợi ích phát triển kinh tếđịa phương, là công cụ để thực hiện và thể nghiệm các chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

 Do chưa có nhà máy xử lý nước thải chung cho toàn khu nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, gây bất bình trong cộng đồng dân cư. Đề

nghị Nhà nước cho vay tín dụng ưu đãi để BQL có thể thực hiện dự án về xử lý nước thải chung trong các KCN góp phần giữ môi trường phát triển công nghiệp bền vững.

 Nhà nước cần hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư cho BQL KCN. Hiện tại xúc tiến đầu tư sơ cấp (Nhà nước) chưa có chiều sâu, chỉ dừng lại ở các hình thức như

giới thiệu một số chính sách ưu đãi đầu tư, trang tin điện tử, danh mục các ngành nghề, dự án kêu gọi đầu tư, tổ chức các cuộc tiếp xúc, hội thảo tìm hiểu thị trường.

Khi đến vận động đầu tưở các nước lớn, số người hiểu về Việt Nam, về môi trường

đầu tư của Việt Nam là vô cùng ít ỏi. Tại sao nhiều người Nhật Bản đến Trung Quốc đầu tư và du lịch. Vì trên chương trình truyền hình quốc gia Nhật Bản hàng tuần đều đặn có các buổi giới thiệu về văn hoá Trung Quốc, môi trường đầu tư của Trung Quốc, dạy tiếng Trung Quốc. Việc làm này phải ở tầm quốc gia có sự tham gia của các đại sứ quán, các thương vụ của Việt Nam ở các nước.

Xúc tiến đầu tư thứ cấp của địa phương, của BQL rất hạn chế về nhiều mặt

đặc biệt là kinh phí và điều kiện hoạt động, mà cơ bản là nhờ vào hiệu quả của xúc tiến đầu tư sơ cấp. Rõ ràng, càng nhiều nhà đầu tư, nhiều khách du lịch vào Việt Nam do kết quả xúc tiến đầu tư sơ cấp thì có càng nhiều cơ hội cho việc xúc tiến

đầu tư của các địa phương.

!Đối với UBND Thành phố Cần Thơ

 Kiến nghi UBND thành phố Cần Thơ cần chỉ đạo các đoàn cán bộ khi đi nước ngoài phải có trách nhiệm tham gia vận động kêu gọi đầu tư. Phải xem công tác vận động thu hút đầu tư là nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong tình hình nhiệm vụ hiện nay.

 Kiến nghị UBND Thành phốđưa vào chương trình công tác năm 2005 của Thành phố về chính sách nhà ở cho công nhân, chuyên gia; việc phát triển nhà trẻ, trường mẫu giáo phục vụ công nhân các khu công nghiệp; việc đào tạo nghề để

KẾT LUẬN ...W—X...

hát triển các khu công nghiệp có vai trò rất lớn trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Thành phố Cần Thơ với xu thế sẽ trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung Ương, là trung tâm kinh tế văn hoá khoa học và công nghệ của vùng

ĐBSCL, xu thế ấy không thể tách rời với sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung. Nhận thức được tầm quan trọng đó, luận văn đã thực hiện một số

nội dung cơ bản sau:

P

ﷲ Giúp người đọc hiểu được các khái niệm liên quan đến KCN như: thế

nào là KCN, KCX, DN KCN...; lịch sử hình thành và phát triển các KCN trên thế giới và ở Việt Nam, vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.

ﷲ Sự hình thành và phát triển các KCN TP.Cần Thơ, thực trạng hoạt động của nó; chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu; những cơ hội và đe dọa của các KCN TP.Cần Thơ.

ﷲ Đề ra giải pháp phát triển các KCN TP.Cần Thơ trên cơ sở của sự phân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2010 (Trang 54 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)