Doanh thu và giá trị sản xuất công nghiệp hàng nă m

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2010 (Trang 27)

Doanh thu các doanh nghiệp KCN Cần Thơ không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể: năm 2003 đạt 389.82 triệu USD tăng 31,4% so với năm 2002, và năm 2004 đạt 521.536 triệu USD tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất kinh doanh tăng chủ yếu là do có thêm một số doanh nghiệp đã hoàn thành phần xây dựng nhà máy, đi vào hoạt động (năm 2003 có 7 đơn vị, năm 2004 có 5

đơn vị); cộng với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trước đây đến nay đã dần

ổn định thị trường xuất khẩu cũng như thị trường nội địa và hoạt động có hiệu quả. Có thể kể như: Nhà máy Bia Cần Thơ, Xí nghiệp may XK Meko, Công ty Cổ phần Thủy Sản Mekong, Nhà máy Sữa Cần Thơ, Công ty TNHH Nam Hải...

Bng 2.3: Kết qu hot động sn xut kinh doanh ca các doanh nghip KCN ĐVT: Triệu USD 2003/2002 2004/2003 CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Ch.lệch % Ch.lệch % - Tổng doanh thu, trong đó: 303.54 398.82 521.54 95.29 131.39 122.72 130.8 + Doanh thu các DN HT độc lập 131.31 174.82 236.79 43.52 133.14 61.97 135.4 + Doanh thu DN dịch vụ

thương mại 91.229 138.92 164.97 47.69 152.28 26.05 118.8 - Giá trị sản xuất công nghiệp 212.31 259.89 356.57 47.58 122.41 96.68 137.2 + %/toàn Thành phố 42.5 46.28 58.45

- Số doanh nghiệp hoạt động XK 17 17 17 0 100 0 100.0 - Giá trị sản phẩm hàng hóa XK 101.17 120.3 194.92 19.13 118.91 74.62 162.0 + %/tổng giá trị XK toàn TP 36.6 33.88 68.72

+ Thủy hải sản xuất khẩu 71.6 78.545 108.92 6.945 109.7 30.37 138.7

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2004 của BQL các KCX & CN Cần Thơ)

Giá trị sản xuất công nghiệp cũng tăng qua các năm và đặc biệt trong năm 2004 có sự tăng trưởng khá cao, tăng 37,2% so với năm 2003 (tăng 96,68 triệu USD về tuyệt đối) đạt 356,566 triệu USD, chiếm 58.45% giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố. Điều này đã thể hiện rõ vai trò của các KCN là mũi nhọn, động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.

212.306 259.89 356.566 0 100 200 300 400 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 (t ri ệ u US D )

Đồ thị 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp các DN KCN Cần Thơ

Trước tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động, diễn biến nền kinh tế

tài chính hàng hóa bất ổn, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN Cần Thơ

Châu Âu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có hàng thủy sản xuất khẩu. Vụ kiện cá da trơn ở Mỹ bắt đầu năm 2002, nồng độ Chlo-ram-phê-ni-col trong con tôm... Tuy nhiên, các doanh nghiệp KCN đã nỗ lực lớn, nhạy bén tự điều chỉnh để vượt qua, trụ vững và ngày càng phát triển bằng cách mở rộng thị trường sang các nước EU, Nhật, Trung Quốc, Australia, Tây Ban Nha, Mexico, Hàn Quốc... Cũng giống như

giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm hàng hóa KCN tăng dần qua các năm và có sựđột biến trong năm 2004. Cụ thể: năm 2003, giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 120,297 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ, nhưng đến năm 2004 đã đạt 194,921 USD, tăng 62,03 % so với năm 2003, chiếm 68% giá trị xuất khẩu toàn thành phố.

2.2.3.2 Đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bng 2.4:Doanh nghip có vn đầu tư nước ngoài

2003/2002 2004/2003 CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Ch.lệch % Ch.lệch % - Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 15 10 10 -5 66.67 0 100 + Giá trị sản xuất công nghiệp

(triệu USD)

75 103.54 124.62 28.54 138.05 21.079 120.36 + Xuất khẩu (triệu USD) 28.4 34.568 37.273 6.168 121.72 2.705 107.83

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2004 của BQL các KCX & CN Cần Thơ)

Nhìn vào bảng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ta nhận thấy, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này ngày một tăng cao, mặt dù số lượng doanh nghiệp đã giảm đi 33,33%, chỉ còn 10 doanh nghiệp trong năm 2003 nhưng giá trị

sản lượng công nghiệp đạt 103,54 triệu, tăng 38,05%, trong đó xuất khẩu đạt 34,568 triệu USD, tăng 21,7% so với năm 2002. Điều này là do các doanh nghiệp xuất khẩu đã tìm được hướng đi của mình trong việc đa dạng hóa thị trường, thâm nhập thêm các thị trường mới. Năm 2004, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN Cần Thơ vẫn không thay đổi nhưng giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% so với năm 2003 đạt giá trị 124,619 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 37,273 triệu USD, tăng 7,82% so với cùng kỳ năm trước.

15 10 10 0 20 40 60 80 100 120 140 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 (t ri ệ u U S D ) Số DN có vốn ĐTNN Giá trị SXCN

Đồ thị 2.4: Giá trị SXCN của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Giá trị sản lượng công nghiệp của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên qua các năm thể hiện sự ổn định dần về sản xuất, thị trường cũng như tính hiệu quả khi hoạt động trong các KCN Cần Thơ, tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài suy giảm từ 15 doanh nghiệp năm 2002 còn 10 doanh nghiệp trong năm 2004 cho thấy sự bất cập trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Lãnh đạo ban quản lý KCN.

2.2.3.3 Tình hình nộp ngân sách của các doanh nghiệp KCN Cần Thơ

Bng 2.5: Tình hình np ngân sách ĐVT: tỷđồng 2003/2002 2004/2003 CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Ch.lệch % Ch.lệch % - Thuế VAT 147.5 171 267.61 23.5 115.93 96.61 156.5 - Thuế nhập khẩu 128 76 85.52 -52 59.38 9.52 112.5 - Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2.5 1.2 1.76 -1.3 48.00 0.56 146.7 - Thuế Tiêu thụđặc biệt 132.4 189.6 154.62 57.2 143.20 -34.98 81.6 - Thuế khác 59.6 118.2 76.57 58.6 198.32 -41.63 64.8 Tổng thuế 470 556 586.08 86 118.30 30.08 105.4

470 556 586.08 0 100 200 300 400 500 600 700 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 (t ỷ đồ ng ) Đồ thị 2.5: Tình hình nộp ngân sách.

Tính đến cuối năm 2004, có 73 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN Cần Thơ. Tình hình nộp ngân sách của các doanh nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2002 là 470 tỷđồng, trong đó các loại thuế

giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỷ trọng cao. Do các doanh nghiệp hầu hết được thành lập từ năm 1998 - 2001 nên việc nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất rất lớn làm cho lượng thuế nhập khẩu trong năm 2002 khá cao, sang năm 2003 tổng nộp ngân sách đạt 556 tỷđồng tăng 18% so với năm trước, chiếm 39,7% ngân sách tỉnh. Trong đó các đơn vị dịch vụ và kinh doanh xăng dầu chiếm trên 81%. Năm 2004, tổng nộp ngân sách của các doanh nghiệp KCN Cần Thơ tăng 5,4% so với cùng kỳ, đạt 586 tỷ đồng, chiếm 42,2% tổng thu ngân sách toàn thành phố. Những số liệu trên đã phần nào cho thấy vai trò của các doanh nghiệp KCN ngày càng được khẳng định, góp phần rất lớn trong sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ.

2.2.3.4 Vấn đề thu hút và tạo việc làm cho người lao động

Các KCN Cần Thơ ngày càng phát triển đã thu hút ngày càng đông lực lượng lao động.

Bảng 2.6: Tình hình lao động tại KCN Cần Thơ ĐVT: người CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 - Tổng số lao động 13000 13000 16450 - Thu hút mới trong năm 2000 2590 4400 - Lao động thời vụ 2257 1400 2480 - Lao động của TP. Cần Thơ 91% 91% 92% - (%) Lao động nữ 65.4 57.27 56.9 - (%) Lao động nam 34.6 42.73 43.1 - Trình độ (%): + Đại học 7.7 7.98 8.5 + Trung cấp 6.4 6.67 11 + Phổ thông 85.9 85.35 80.5

- Lao động là người nước ngoài 40 57 54

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2004 của BQL các KCX & CN Cần Thơ)

Trong năm qua, các KCN Cần Thơ đã thu hút được trên 4.400 lao động, đưa số lượng lao động có việc làm tăng hơn 1.810 người so với năm 2003. Tính đến cuối tháng 12/2004, đã có 16.450 lao động làm việc tại các KCN Cần Thơ, tăng hơn 26,5% so với năm 2003, trong đó số lao động bốc vác, thời vụ tại các doanh nghiệp và lao động xây dựng tại các công trình trong KCN khoảng 2.480 người), lao động của thành phố Cần Thơ chiếm 92%. Cho thấy vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương và một số tỉnh lân cận trong vùng như Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu... khoảng 1.316 người. Tuy nhiên do nhà xa, nên lực lượng lao động này thường thuê các nhà trọở

khu vực dân cư lân cận để sống gây khó khăn cho công tác quản lý về sinh hoạt ngoài giờ làm việc cũng như việc quản lý tạm trú của chính quyền địa phương. Một nhu cầu bức thiết đang trở thành áp lực ngày càng tăng đối với KCN là vấn đề nhà ở

cho công nhân lao động mà đến nay chưa vận động được nhà đầu tư nào tham gia

đăng ký dự án, trong khi số lượng công nhân lao động KCN lại không ngừng tăng lên. Điều này nói lên nhịp độ phát triển KCN không thể tách rời (hoặc nhất thiết phải đồng bộ) với nhịp độ phát triển đô thị hoá, cơ sở hạ tầng nói chung và nhà ở

0 5000 10000 15000 20000 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 (n g ườ i) Tổng số lao động Số LĐ thu hút trong năm

Đồ thị 2.6: Số lượng lao động tại các KCN qua các năm

Lực lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu lao động tại các doanh nghiệp KCN Cần Thơ, do bởi phần lớn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, giày da, chế biến thủy hải sản thu hút nhiều lao động nữ. Có thể kể

một số doanh nghiệp sử dụng lao động nhiều nhất gồm có Công ty TNHH TPXK Nam Hải (1.459 người), Xí nghiệp May Mặc XK Meko (1.448 người), Xí nghiệp CBTPXK CATACO (1.100 người), Công ty TNHH CNTP Pataya Việt Nam (512 người)... Năm 2002 lực lượng lao động nữ chiếm 65,4%, năm 2003 chiếm 57,27%, sang năm 2004 giảm xuống còn 56,9% cho thấy tỷ trọng lao động nữ ngày càng giảm trong cơ cấu lao động mặc dù vẫn còn ở mức cao. Hiện nay tại các KCN Cần Thơ vấn đề quy hoạch nhà trẻ, trường mẫu giáo... chưa được trú trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đã có con nhỏ, đặc biệt là lao động nữ. Mặc dù số lượng các chuyên gia làm việc tại các KCN Cần Thơ chưa nhiều, vì các dự án đầu tư nước ngoài ở các KCN Cần Thơ còn khá khiêm tốn, năm 2004 chỉ có 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 54 lao

động nước ngoài (là những nhà quản lý, kỹ sư...) làm việc tại các doanh nghiệp KCN Cần Thơ, tuy nhiên vấn đề nhà ở cho các chuyên gia không thể không trú trọng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay và mục tiêu tăng cường thu hút các dự án đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn.

Trình độ dân trí trong lực lượng lao động tại các KCN Cần Thơ nhìn chung thấp nhưng đang có chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trí óc, lao động có tay nghề, phù hợp với xu hướng hiện đại hóa trong quản lý và trong sản xuất. Cụ thể, lực lượng lao động có trình độđại học năm 2002 chiếm 7,7%, năm 2003 chiếm 7,98%, sang năm 2004 tăng lên 8,5%. Tương tự, lực lượng lao động có

trình độ trung cấp cũng tăng dần qua các năm, năm 2004 là 11% trong cơ cấu lao

động. Trong khi đó, lực lượng lao động phổ thông chưa qua đào tạo giảm dần.

11.0% 80.5% 8.5% + Đại học + Trung cấp + Phổ thông Đồ thị 2.7: Trình độ nguồn lao động tại các KCN Cần Thơ năm 2004

Hiện nay tại Thành phố Cần Thơ chưa có trung tâm dạy nghề đào tạo lao

động lành nghề cung cấp cho KCN, đây cũng là hạn chế của Cần Thơ làm giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, lực lượng lao động thường được đào tạo lại bởi chính các doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu công việc, điều này làm mất nhiều thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư. Cần Thơ hiện có 06 trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động, nhưng chỉ có 02trung tâm dạy nghề thuộc Sở Lao động Thương Binh & Xã Hội thành phố, hội Liên Hiệp Phụ Nữ. Và việc

đào tạo nghề này có quy mô chưa lớn, chưa thể đào tạo được công nhân lành nghề

mà chỉ có thểđào tạo công nhân ngành may mặc, da giày... là chủ yếu.

2.3 NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC KCN TP.CẦN THƠ THỜI GIAN QUA. GIAN QUA.

Từ lúc thành lập đến nay, các KCN Cần Thơ ngày càng tỏ rõ vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa của địa phương; việc xây dựng phát triển các KCN tập trung đã thể hiện vai trò chủđạo trong thu hút đầu tư, tiếp nhận kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nguồn hàng có chất lượng cao để

xuất khẩu, góp phần tăng trưởng GDP cho địa phương.

¾ Về thu hút đầu tư: Thực tế các KCN Cần Thơ các năm qua đã thu hút đầu tư có những kết quả khả quan: KCN Trà Nóc I đã lắp đầy 100% diện tích đất công nghiệp; KCN Trà Nóc II đã cho thuê khoảng 65% diện tích đất công nghiệp, và KCN Hưng Phú I và II tuy dự án chưa được phê duyệt, nhưng đã có 08 dự án đầu tư

thuê 104,5 ha đất để xây dựng nhà máy. Tính từ khi thành lập đến nay, các KCN Cần Thơ đã cho thuê khoảng 282 ha đất, ngoài ra còn có nhiều nhà đầu tư lập dự án xin thuê đất; bên cạnh việc cho thuê lại đất là việc thu hút vốn đầu tư đã tăng đáng kể, từ dưới 30 triệu USD của năm 1995 thì nay đã lên đến trên 348,291 triệu USD,

đây là nguồn vốn quan trọng góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hóa địa phương.

¾ Góp phần tăng trưởng kinh tế: Các doanh nghiệp trong KCN hoạt động với giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần hàng năm; kim ngạch xuất khẩu tăng dần; nộp thuế các loại chiếm từ 37 – 45% so với tổng thu nội địa và thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn, luôn tạo thêm năng lực mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm nguồn thu cho Ngân sách địa phương và Trung ương. Thu hút các dự án đầu tư vào các KCN tập tung đã tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán; tiết kiệm đất đai; sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm

được chi phí sản xuất.

¾ Tạo việc làm: các KCN đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao

động, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động nữ tham gia vào các doanh nghiệp KCN khá cao chủ yếu trong các doanh nghiệp may mặc, giày da, chế

biến thủy sản... Ngoài số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp KCN, các KCN còn tạo thêm việc làm cho hàng ngàn hộ nông dân sản xuất, nuôi trồng cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản, thủy hải sản.

¾ Tập trung xử lý chất thải, bảo vệ môi trường: Do tập trung các cơ sở sản xuất nên các KCN có điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. KCN còn là địa chỉ tốt để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội ô thành phố, phục vụ sự phát triển bền vững, đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu đặt ra đối với việc thành lập KCN.

¾Thủ tục hành chính: Cơ chế quản lý “một cửa” đã được Ban quản lý thực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2010 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)