1975 – 1985
3.2. Thời gian và Không gian nghệ thuật
“ Tiểu thuyết là lịch sử cuộc sống ” (theo Turghênhep), chính vì thế mà mọi vấn đề của hiện thực đã đƣợc các nhà văn tái hiện trong tác phẩm, nó sẽ là “ lịch sử cuộc sống ” ở một thời kì nào đó mà tác giả đã trải qua, đã chứng kiến, hoặc cũng có thể tác giả tƣởng tƣợng rạ Vì thế, thời gian – không gian góp phần tạo nên bối cảnh cho tiểu thuyết, ở đó nhân vật – sự kiện – tình huống diễn ra theo ý đồ sáng tác của tác giả.
Tiểu thuyết giai đoạn 1975 -1985 về đề tài chiến tranh (mà chủ yếu viết về cuộc chiến tranh chống Mĩ) đã tái hiện lịch sử cuộc sống ở một thời điểm cụ thể, xác định, nghĩa là yếu tố thời gian – không gian đƣợc ngƣời đọc dễ dàng nắm bắt. Ở đây, chúng tôi xin đƣa ra hai đặc điểm riêng trong kết cấu thời gian – không gian của tiểu thuyết giai đoạn này: Đó là tính thời sự, liền mạch của không gian, thời gian (đây là đặc điểm chính của giai đoạn này). Bên cạnh đó, bắt đầu xuất hiện
thời gian – không gian kí ức – một hình thức của thời gian – tâm lí và không gian tâm tƣởng.
3.2.1. Thời gian – Không gian liền mạch và mang tính thời sự.
Nhƣ chúng tôi đã nói ở phần đầu của luận văn, đa số các ý kiến đều thống nhất cho rằng tiểu thuyết thời kì 75 – 85 chủ yếu thiên về “kể”, “tả”; cho nên có thể
thấy, yếu tố thời gian trong tác phẩm cũng chủ yếu là thời gian – vật lí, nghĩa là thời gian diễn biến theo trình tự từ trƣớc đến sau, từ đầu đến cuối (ngay cả tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu cũng đƣợc cho rằng vẫn là thời gian – vật lí). Không gian trong tiểu thuyết chủ yếu vẫn là bối cảnh ở chiến trƣờng, nơi xảy ra những trận chiến đấu ác liệt đồng thời có xen kẽ với chút không gian hậu phƣơng hoặc không gian của quá khứ, nơi trƣớc khi nhân vật đi chiến đấụ Vì thế, một điều dễ nhận thấy ở tiểu thuyết thời kì này là thời gian – không gian liền mạch và mang tính thời sự.
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán- Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi thì: “ Thời gian mà hành vi trần thuật phát sinh là thời hiện tại; thời gian mà sự kiện đƣợc trần thuật phát sinh là hiện tại đƣợc trần thuật. Trong trần thuật bằng văn học cả hai thời gian trên đều là hƣ cấu, nhƣng chúng đều là các độ đo thời gian chủ yếu mà văn bản trần thuật dựa vàọ”. Nhƣ vậy, ở tiểu thuyết giai đoạn 1975 – 1985, giữa thời hiện tại và hiện tại đƣợc trần thuật mà chúng ta vẫn gọi là quãng cách - độ lùi thời gian - là không nhiều bởi mốc thời gian năm 1975 đã đánh dấu một thời điểm quan trọng: Dân tộc ta giành đƣợc độc lập và thống nhất đất nƣớc. Đây là thời điểm chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình cho nên đời sống xã hội cũng nhƣ đời sống văn học có rất nhiều biến chuyển. Chúng ta có những bộ tiểu thuyết nhiều tập đƣợc khởi viết từ những năm cuối của cuộc chiến tranh, nay đã hoàn thành (Vùng trời của Hữu Mai, Những tầm cao của Hồ Phƣơng, Dòng sông phẳng lặng của Tô Nhuận Vỹ...). Những tập cuối của các bộ sách này viết sau chiến tranh nên cũng đã có đôi nét đổi mới và nhƣ thế, thời gian của tiểu thuyết rất liền mạch, tuần tự, theo sát diễn biến của các sự kiện, các trận đánh tạo nên âm hƣởng hào hùng cho tiểu thuyết phản ánh chiến tranh. Những tiểu thuyết viết ngay sau chiến tranh với những ấn tƣợng còn nóng hổi, những hiểu biết
và từng trải đƣợc trình bày chƣa kịp qua những suy ngẫm sàng lọc, có thể còn chƣa có độ lắng đọng nhƣng lại mang đƣợc tính sinh động kịp thời và do đó, thời gian ở đây đặc biệt mang tính thời sự. Có thể kể đến các tiểu thuyết: Miền cháy (Nguyễn Minh Châu – 1977), Năm 1975 họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân – 6.1975 - 8.1978), Biển gọi (Hồ Phƣơng – 1976 -1978), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thuỵ), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh – 1979 -1984)...v.v.
Tính thời sự đƣợc thể hiện ngay trong nhan đề của tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế của Nguyễn Trí Huân. Tác giả viết từ tháng 6 năm 1975, tức là chỉ sau sự kiện đại thắng năm 1975 hai tháng. Sự kiện được trần thuật cũng chỉ với quãng cách thời gian một năm, đó là “Cuối năm 1974, trên địa bàn hoạt động phòng giữ của đoàn luôn xảy ra những trận đánh phản kích khốc liệt.”. Họ – những ngƣời lính đã sống và chiến đấu kiên cƣờng, dũng cảm, có ngƣời còn sống trở về, có ngƣời đã hi sinh nhƣ một quy luật tất yếu của mọi cuộc chiến tranh. Nhân vật chính – Phác - đã đi qua cuộc chiến tranh dữ dội và khốc liệt ấy để rồi đến kết thúc tác phẩm ta gặp lại tiểu đoàn pháo 105 ly của anh cùng với tiểu đoàn công binh sƣ đoàn đƣợc giao nhiệm vụ nối cây cầu sắt bắc qua sông Cỏ May ở Vũng Tàụ Và mốc thời gian cuối cùng của tiểu thuyết là thời điểm “Ngày 13 tháng 5, sớm hơn dự tính hai ngày, chiếc đinh ốc cuối cùng đƣợc vít chặt nơi tiếp giáp giữa hai cây cầu gãỵ Buổi lễ khánh thành cầu đƣợc gấp rút chuẩn bị.”
Tiểu thuyết Biển gọi của Hồ Phƣơng, đƣợc viết sau tác phẩm của Nguyễn Trí Huân và đã ngƣợc dòng thời gian về thời kì đầu chống Mĩ. Dấu ấn thời gian trong lối “ kể ”, “ tả ” đƣợc thể hiện ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm: “Ấy là một buổi chiều mùa hạ năm 1965, một đoàn xe lửa từ Hải Phòng hối hả lên Hà Nộị Hành khách đông nhƣ nêm.”.
Tính liền mạch của thời gian kể tƣơng ứng với các sự kiện diễn ra trong tác phẩm thể hiện trong việc tác giả điểm nhịp bằng những mốc thời gian. Chẳng hạn nhƣ : “Sang thu thời tiết xấu và thay đổi thất thƣờng... Đã là năm 1966, chiến trƣờng ngày càng sôi động....”. Rồi cuối cùng, kết thúc truyện là “ Một buổi chiều mùa đông mù tốị..”. Cùng buổi chiều hôm ấy, trên bến cảng của đoàn tàu không số, đoàn trƣởng Thƣớc cùng với chính uỷ và một số cán bộ cơ quan đang gấp rút chuẩn bị cho kế hoạch đã vạch ra cho cuộc tập kích chiến lƣợc vĩ đại mùa xuân năm Mậu Thân. Có thể thấy thời gian một chiều, liên tục và đậm tính thời sự của cuộc chiến đấu trên tuyến đƣờng Hồ Chí Minh trên biển.
Vẫn xoay quanh những trận chiến đấu ác liệt giữa ta và địch trong những ngày chống Mĩ, tiểu thuyết Nắng đồng bằng của Chu Lai viết năm 1978, đã không nhắc đến mốc thời gian bằng con số ngày tháng, song tính liền mạch, một chiều của thời gian vẫn rất rõ nét. Điều này hiện lên trong suy nghĩ của nhân vật chính ở ngay những trang đầu cuốn sách “ Ôi ! Những ngày dài gian khổ, nhất là những ngày bọn Mĩ điên cuồng phản kích này, nếu héo hon hi vọng mà chỉ quẫy trong cái bít bùng gúc goắc của hiện tại thì bàn tay còn làm sao mà cầm nổi súng nữả ” (Tr.17) và tác phẩm kết thúc vào thời điểm “ Sau ngày kí kết hiệp định Pa-ri, cuộc chiến đấu ở vùng sâu càng diễn ra gay gắt, ác liệt.”.
Cùng với thời gian liền mạch (không đảo ngƣợc, không cách quãng, không “nén” thời gian để tạo độ “căng”) là không gian vật thể với những địa điểm, nơi chốn gắn với những tên gọi cụ thể, nơi những sự kiện của chiến tranh đã và đang diễn rạ
Tiểu thuyết Đất trắng ( Nguyễn Trọng Oánh ) viết về những con ngƣời kiên cƣờng bám trụ vùng đất thép Củ Chi, Gia Định, tiếp tục cuộc đấu tranh dằng dai, quyết liệt với địch để giành lại dân, giành lại địa bàn ...Đƣợc sự giúp đỡ phối hợp
của lực lƣợng địa phƣơng và của những ngƣời dân yêu nƣớc, trung đoàn bộ binh 16 đã bám đất bám dân, đập tan âm mƣu biến vùng đất ven đô này thành vùng đất trắng của địch, tạo thế bàn đạp cho cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975.
Giống nhƣ Đất trắng, không gian trong Nắng đồng bằng cũng ẩn ngay ở nhan đề của tác phẩm, và càng rõ hơn khi ngay từ những dòng văn mở đầu, Chu Lai đã miêu tả rất tỉ mỉ : “Đã thấy gió từ sông Sài Gòn phả nhẹ vào mặt. Gió mang theo cí vị nồng nồng tanh tanh của dòng sông lắm tôm nhiều cá. Măng lồ ô sắp tàn, đang cố vƣơn những búp vàng sậm lên lƣng chừng rừng. Nom hao hao những ngọn nến khổng lồ đang cháỵ Cháy nhợt nhạt. Cháy giữa một trời mƣặ..). Vừa thấy đƣợc một mảng xanh đã tiếp liền những bãi đất trống. Những bãi B.52 trống hơ trống hoác khiến dải rừng gợi lên sự liên tƣởng tới cái đầu lở trốc....”. Đó thật sự là những khoảng không gian của chiến tranh: hoang tàn, ngổn ngang và chết chóc; tuy nhiên bên cạnh đó cũng không thiếu những trang viết về không gian đẹp và lãng mạn của khung cảnh thiên nhiên, đặc biệt là biển cả: “Biển mới quyến rũ làm sao, mặc dầu không phải là không gian khổ vì nó. Trên đầu những ngọn sóng, Thƣớc nhƣ nhìn thấy từng gƣơng mặt thân yêu đang nhô lên tƣơi cƣời và giục giã, thấy cả hình ảnh từng con tàu không số đã ra đi và ở đƣờng chân trời bình minh của chiến thắng đang ló rạng dần dần.” (Biển gọi).
Tuy nhiên, nổi bật trong hầu hết các tác phẩm vẫn là không gian mang tính chất “thời sự” của không gian “vùng trời” (Vùng trời), “vùng biển” (Biển gọi), “vùng đất trắng” đau thƣơng mà anh dũng (Đất trắng), vùng rừng, vùng sông cho đến vùng đồng bằng (Nắng đồng bằng), rồi vùng thành phố những ngày đầu sau giải phóng (Năm 1975 họ đã sống như thế ).... tất cả đã tạo nên đặc điểm riêng của bối cảnh chiến tranh trƣớc và sau ngày giải phóng.
Không gian trong tiểu thuyết giai đoạn 1975 - 1985 là không gian một chiều, dịch chuyển theo bƣớc đi của thời gian. Đó là không gian của sự “ kể ” và “ tả ”, ít thấy sự xuất hiện của không gian tâm tưởng. Vì vậy tiết tấu (hay nhịp điệu) của tiểu thuyết giai đoạn này đều đặn, không dồn nén, khắc khoải, đa chiều nhƣ tiểu thuyết giai đoạn saụ
3.2.2. Sự xuất hiện của kí ức
Nếu nhƣ ở giai đoạn đỉnh cao của tiểu thuyết (cuối thập kỉ 80 đầu thập kỉ 90)
kí ức có vai trò quan trọng đƣợc nhà văn dùng để tổ chức cấu trúc tác phẩm thì ở thời kì trƣớc đó, giai đoạn 1975 - 1985, các nhà tiểu thuyết đã bắt đầu đi vào khai thác đời sống nội tâm của ngƣời lính, từ đó lộ ra những dòng kí ức tuy thƣa thớt nhƣng cũng góp phần làm mới thể loại tiểu thuyết và tạo dƣ âm trong tâm trí độc giả.
Kí ức đƣợc quan niệm nhƣ là một cách thức, một con đƣờng nhận thức và biểu hiện thực tạị Kí ức cũng là sự tìm kiếm “ thời gian đã mất ” của thế hệ này hay thế hệ khác. Chính kí ức đã tạo cho thời gian, cho tác phẩm một đặc điểm mới: thời gian - tâm lý.
Bên cạnh lối kể, tả và thời gian – không gian mang tính một chiều thì tiểu thuyết giai đoạn 75 – 85 cũng đã có những vùng kí ức điểm nhịp cho tiết tấu của tác phẩm chậm lại, lùi về quá khứ; nội tâm nhân vật vì thế cũng mở ra phong phú hơn, đa dạng nhiều chiều hơn. Điều này trở nên đậm đặc ở tiểu thuyết giai đoạn sau đổi mới, từ đó càng cho thấy tính chất chuyển tiếp, cầu nối của tiểu thuyết giai đoạn nàỵ
Ở tiểu thuyết Nắng đồng bằng (Chu Lai), sau những trang viết về hiện tại của cuộc chiến đấu mà nhân vật chính – Linh – tham gia, lập tức xuất hiện dòng tâm lí “đảo ngƣợc thời gian ” về quá khứ trƣớc đó 5 năm: “Anh thầm nghĩ. Hƣơng
bây giờ chắc đã đi lấy chồng?. Đêm chia tay gần năm năm về trƣớc, vừa thƣơng lại vừa muốn dò xét sự thuỷ chung của ngƣời yêu, Linh đã nói một câu dối lòng...”( tr 14). Tiếp đó là sự trở về quá khứ, về cái thời còn đi học với biết bao kỉ niệm và cảm xúc “Anh bất giác thở ra nhè nhẹ... Những năm tháng xa xƣa lảng vảng hiện về...”(tr 77). Cùng với những đoạn ngƣợc dòng về quá khứ, kí ức còn ám ảnh trong tâm trí nhân vật ở những đoạn đan cài giữa quá khứ và hiện tại khi Linh bỗng xuất hiện sự so sánh ánh mắt của Hƣơng và Thuý “Tại sao mình ngài ngại nhìn vào mắt Thuý?. Cặp mắt Hƣơng cũng đẹp lắm, thơ ngây lắm nhƣng mình có cảm giác này bao giờ đâụ.. Thúy chƣa chắc đã đẹp bằng Hƣơng nhƣng hình nhƣ bên trong cô ấy có cái gì làm mình...” (tr 122).
Tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân) chủ yếu tái hiện không khí chiến đấu trên trục thời gian – vật lí, từ năm 1974 cho đến ngày toàn thắng, song với Mạc – vùng kí ức buồn về ngƣời vợ phản bội vẫn ám ảnh anh, đau đớn và day dứt. Còn với Phác, kí ức về tuổi thơ bình yên cùng đứa em trai khiến anh không dám tin rằng giờ đây nó lại đứng trong hàng ngũ của địch, trở thành kẻ phản bộị
Các tác phẩm Biển gọi (Hồ Phƣơng), Những người đi từ trong rừng ra
(Nguyễn Minh Châu) hay Mây cuối chân trời (Nguyễn Trọng Oánh)... ít nhiều cho ta thấy những mảnh kí ức – thƣa thớt và rải rác - điểm nhịp cho cấu trúc tác phẩm chút dƣ vị xót xa, day dứt, sâu lắng và ám ảnh.
Cũng chính từ những bƣớc khởi đầu này mà tiểu thuyết sau năm 1986 đã coi
kí ức nhƣ là “ vùng tâm bão ” của tác phẩm. Các tiểu thuyết của Khuất Quang Thuỵ (Không phải trò đùa), Nguyễn Trí Huân (Chim én bay), Trần Huy Quang (Nước mắt đỏ), Bảo Ninh (Thân phận tình yêu), Chu Lai (Ăn mày dĩ vãng),
Nguyễn Anh Biên (Một thời yêu)... đã coi kí ức nhƣ là chất liệu kiến tạo nên tác phẩm.
Kí ức nhƣ là “chất keo” làm kết dính quá khứ với hiện tạị Vì thế nhân vật tuy sống bằng máu thịt của hiện tại nhƣng vẫn nhờ đến “dƣỡng khí tinh thần” của quá khứ. Điều này cho thấy sự đổi mới hoàn toàn trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết và kiểu nhân vật ý thức luôn bị ám ảnh bởi quá khứ để rồi đơn độc “đi tìm thời gian đã mất ” của mình.
Sự xuất hiện của kí ức trong tiểu thuyết giai đoạn 1975 -1985 rõ ràng đã tạo tiền đề cho tiểu thuyết giai đọan sau khai thác kỹ hơn, sâu hơn và mới hơn.