1975 – 1985
2.1.1. Hồi ức chiến tranh
Không phải ngẫu nhiên mà những năm ngay sau khi chiến tranh kết thúc, diễn đàn văn học lại chứng kiến sự nở rộ của kí sự. Chiến tranh, với những ngƣời, những việc cụ thể mới lùi xa chƣa đƣợc bao lăm, nguồn tƣ liệu quý giá, tƣơi rói trong những trang ghi chép, trong hồi ức của bao ngƣời chỉ chờ dịp là bung ra: Nguyễn Khải với Tháng ba ở Tây Nguyên, Nam Hà với Mặt trận đông bắc Sài Gòn, Xuân Thiều với Bắc Hải Vân, Xuân 1975, Hồ Phƣơng với Phía tây mặt trận,..v.v. Đặc biệt là Kí sự miền đất lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân. Các tác phẩm này mô tả cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam ở những phạm vi chiến đấu khác nhau, của những đơn vị thuộc các binh chủng khác nhaụ Giá trị nổi bật là cung cấp cho ngƣời đọc nguồn tƣ liệu về lịch sử cuộc chiến đấu gian khổ nhƣng anh hùng của quân và dân hai miền trên con đƣờng tiến tới toàn thắng.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, có một xu hƣớng nổi bật trong các sáng tác của các nhà văn quân đội là xu hƣớng viết về ký ức chiến tranh. Dẫu là những
ngƣời từng trải, song chính ở địa hạt này cũng xuất hiện một thử thách không nhỏ, đó là cách khai thác và tiếp cận vấn đề trong một bối cảnh mớị Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu cho xu hƣớng nàỵ Vẫn tiếp tục cảm hứng lịch sử hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Lửa từ những ngôi nhà là tiểu thuyết đƣợc Nguyễn Minh Châu khai thác từ một khía cạnh hiện thực có vai trò quan trọng, khẳng định sức mạnh của dân tộc nơi hậu phƣơng - một phƣơng diện có ý nghĩa quyết định đối với sức mạnh nơi tuyền tuyến: không khí sôi động và khẩn trƣơng của các đơn vị hành quân vào miền Nam chuẩn bị cho những trận đánh lớn. Trong tiểu thuyết này, tác giả tái hiện không khí những cuộc chuyển quân sôi nổi, tái hiện những tình huống cảm động thể hiện mối quan hệ thắm thiết giữa ngƣời ở hậu phƣơng với ngƣời ra trận. Bên cạnh những tiểu thuyết này, dòng văn xuôi chiến đấu vẫn liên tục phát triển trong đó nổi bật lên những tác phẩm viết về sự kiện rung chuyển vừa xảy ra: chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Đó là một loạt tiểu thuyết nhƣ Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thuỵ, Năm 1975 họ đã sống như thế của Nguyễn Trí Huân, Miền cháy của Nguyễn Minh Châu, Bán đảo của Thái Bá Lợi .v..v, đều châu tuần xung quanh các phƣơng diện khác nhau của sự kiện lớn nàỵ
Một điều dễ nhận thấy là ở loạt tác phẩm vừa dẫn, dẫu có thiên về ghi nhận sự kiện nhƣ các tác phẩm ký hay thiên về sự kết hợp giữa ghi nhận sự kiện với việc đề xuất các vấn đề thông qua hƣ cấu nghệ thuật nhƣ trong các tiểu thuyết thì các tác giả hầu nhƣ đều viết trong cảm giác đang cùng thời với những điều mình miêu tả. Do vậy, cảm hứng ca ngợi và cổ vũ chiến công là nét nhất quán ở tất cả các sáng tác.
Cảm giác cùng thời, tất nhiên là nét nhất quán ở tác giả của những tác phẩm mà những tập đầu đƣợc viết ngay trong chiến tranh và lúc này đang ra tiếp những
tập sau (Vùng trời, Những tầm cao, Dòng sông phẳng lặng...) hoặc của những tác phẩm tuy đến sau 1975 mới đƣợc viết hoặc ra mắt, nhƣng đã đƣợc dự kiến từ trƣớc, tập trung miêu tả những phƣơng diện và phạm vi khác nhau của cuộc sống trong chiến tranh (Sao mai của Dũng Hà, Biển gọi của Hồ Phƣơng, Nắng đồng bằng của Chu Lai, Lửa từ những ngôi nhà của Nguyễn Minh Châu, Mở rừng của Lê Lựu, Thung lũng thử thách của Thái Bá Lợi, Cửa gió của Xuân Đức, Những người báo bão của Vân Thảo v..v.). Mặc dù chƣa đem lại cái nhìn thực sự mới mẻ về chiến tranh nhƣng những tác phẩm này đã trình bày nhiều ấn tƣợng sinh động, đậm nét của những ngƣời đã trải qua cuộc chiến và bƣớc đầu đặt ra những vấn đề nhìn nhận chiến tranh từ góc nhìn của cuộc sống hiện tại, đề cập đến những nhiệm vụ mới của đất nƣớc sau cuộc chiến. Điều này có thể thấy rất rõ trong tiểu thuyết
Miền cháy của Nguyễn Minh Châu khi mà sau giải phóng, ông hăm hở quay trở lại miền trung, trở lại mảnh đất của những con ngƣời gan góc, kiên trung từng suốt hai mƣơi năm bất chấp sức tàn phá của một bộ máy chiến tranh xâm lƣợc khổng lồ và tối tân, đối mặt và chiến đấu một mất một còn với giặc. Để rồi nhà văn đã đem đến cho ngƣời đọc một chân lý giản dị mà sâu sắc: “Bƣớc ra khỏi cuộc chiến tranh cũng cần thiết phải có đầy đủ trí tuệ và nghị lực nhƣ bƣớc vào một cuộc chiến tranh”.
Nhìn chung, trong mƣời năm đầu sau 1975, các tiểu thuyết viết về chiến tranh vẫn khai thác hiện thực trên phƣơng diện lịch sử – sự kiện. Thậm chí ngay cả các tác phẩm đƣợc xem là có đổi thay đáng kể trong cách phản ánh hiện thực nhƣ:
Đất trắng, Những khoảng cách còn lại, Đứng trước biển, Cù lao tràm, Những người đi từ trong rừng ra,..v.v cũng còn nhiều dấu ấn của xu hƣớng nàỵ