1975 – 1985
2.1.3. Chiến tranh với những vấn đề của cuộc sống
Nhà văn Nguyễn Khải từng nhận thức về lí tƣởng thẩm mỹ trong chính các sáng tác của mình trƣớc 1975 nhƣ sau: “Khi ta sống đúng thời thì giữa ta với xã hội, với tập thể chỉ là một, hoàn toàn phù hợp với nhaụ Những gì ta nghĩ, ta yêu thƣơng, ta phẫn nộ cũng là những cái mà xã hội cùng nói, cùng nghĩ, cùng yêu thƣơng, cùng phẫn nộ”, [69]. Chúng ta cũng biết, chính nhà văn từng đƣợc xem là
một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi kháng chiến chống Mỹ này cũng đã rất cƣơng quyết thay đổi cách nghĩ, cách viết, thay đổi tƣ duy nghệ thuật trong bối cảnh xã hội mớị Thật vậy, dƣờng nhƣ có một sự vận động âm thầm nhƣng tất yếu của tiểu thuyết viết về chiến tranh kể từ khi đất nƣớc hoà bình. Và tác giả của
Họ sống và chiến đấu, Đường trong mây, Ra đảo, Chiến sĩ - trƣớc 1975, Cách mạng, Tháng ba ở Tây Nguyên - những năm đầu sau 1975, đến Cha và con và ...(1979), Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1984) đã nghiêng hẳn sang khuynh hƣớng thế sự, thậm chí đã có phần cực đoan khi phát biểu rằng: “Đọc lại những trang viết của tôi một thời mà tiếc cho những năm tháng đã sống vất vả, sống nguy hiểm, sống hào hùng rút lại chỉ là những bài báo nhạt nhẽo, không có một chi tiết nào là thật, không có một khung cảnh nào day dứt, gợi nhớ, không có một gƣơng mặt nào cám dỗ, ám ảnh... Nhà văn biết sống với thời cuộc nhƣng còn phải biết tách ra khỏi thời cuộc để nhận ra cái sẽ còn lấp lánh lâu dài của nhiều tình tiết trong thời cuộc, sống với những ngƣời cùng thời nhƣng phải lấy con mắt của đời sau để đo lƣờng giá trị nhiều việc tƣởng là tầm thƣờng vô nghĩa với ngƣời đƣơng thời”. Trong các tiểu thuyết của Nguyễn Khải giai đoạn sau này chỉ còn thấy thấp thoáng bóng dáng của chiến tranh. Còn mạch chảy của những tiểu thuyết viết về chiến tranh? .
Có thể thấy sự vận động dù không thực sự mạnh mẽ nhƣng đủ để chứng tỏ sức chi phối của nhu cầu thẩm mỹ mới của đời sống những năm hậu chiến, nhất là ở vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu 80. Đó là những tiểu thuyết có sự nghiền ngẫm sâu sắc hơn về chiến tranh; những tài liệu quý báu, sản phẩm của sự từng trải chiến cuộc đã đƣợc khai thác với độ lùi thời gian và tâm thế bình tĩnh, nhiều chiêm nghiệm và vì thế tái hiện đƣợc hiện thực chiến tranh sinh động, chân thực hơn. Trong số đó phải kể đến các tiểu thuyết nhƣ Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh),
Những khoảng cách còn lại, Đứng trước biển, Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn),
Nắng đồng bằng (Chu Lai), Họ cùng thời với những ai (Thái Bá Lợi), Những người đi từ trong rừng ra (Nguyễn Minh Châu)..v.v.
Chúng ta dễ dàng thấy đƣợc những biểu hiện của mạch vận động này ngay trong những sáng tác ở những giai đoạn khác nhau của nhà văn Nguyễn Minh Châụ Bắt đầu từ Cửa sông, Dấu chân người lính (1972); Nguyễn Minh Châu đƣợc biết đến nhƣ là một trong những cây bút tiểu thuyết hàng đầu của văn học kháng chiến. Giáo sƣ Hà Minh Đức khi đánh giá về tiểu thuyết Dấu chân người lính, sau khi ghi nhận những thành công của tác phẩm, đã chỉ ra những hạn chế mang tính lịch sử: “Cái khó khăn không tránh khỏi với tác giả là những qui định và ràng buộc trực tiếp và gián tiếp của điều kiện lịch sử đã ít tạo điều kiện cho tác giả khám phá sâu vào hiện thực của cuộc chiến đấụ Dấu chân ngươiì lính nhƣ một bản hùng ca trong chiến đấụ Ngƣời đọc bắt gặp nhiều những nét hào hùng, cao cả của những ngƣời lính ở chiến trƣờng, những trận đánh thắng lợi, những niềm vui lạc quan trong chiến đấụ Thiên hƣớng khai thác của Nguyễn Minh Châu là thuận chiều và một chiềụ Tuy có những tổn thất hi sinh nhất định nhƣng bộ mặt chiến trƣờng còn thiếu cái ngổn ngang quyết liệt, đau đớn... cần phải khai thác thêm nhiều mặt phức tạp khác bên cạnh sự hào hùng của một khối ngƣời khổng lồ ngày đêm vật lộn với cái chết. Bộ mặt của kẻ thù cũng chƣa đƣợc khắc họa rõ nét và thƣờng miêu tả từ xạ Sự trạm trán trực tiếp trong các trận đánh chƣa bộc lộ hết bản chất của một đội quân giàu tiềm lực quân sự vừa xảo quyệt tàn bạo vừa mù quáng ngây ngô.”, [127].
Năm 1977, Nguyễn Minh Châu cho ra đời tiểu thuyết Miền Cháy, tác phẩm đƣợc nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân gọi là “câu chuyện đất nƣớc sau chiến tranh”. Trong tác phẩm này, bên cạnh mảng hiện thực chiến tranh đƣợc triển khai đề tài theo lối tiếp cận quen thuộc lâu nay, tuy không phải hoàn toàn không có những nét
mới trong nội dung và cách thể hiện,[4]; phải khẳng định rằng, tác giả đã cố gắng tiếp cận với mảng hiện thực mới của đất nƣớc. Nhà phê bình Thiếu Mai nhận định: “Với Miền cháy, không những Nguyễn Minh Châu muốn phản ánh sức chịu đựng lớn lao cùng lòng kiên trinh vô hạn đối với cách mạng của nhân dân ta, mà còn muốn làm nổi rõ tính tất yếu lịch sử của chính sách hoà hợp dân tộc của Đảng trong việc giải quyết mọi mối quan hệ éo le phức tạp của từng gia đình sau ngày đất nƣớc giải phóng.”, [98]. Trong Miền cháy, vấn đề xác định cái nhìn nghệ thuật với con ngƣời trong và sau chiến tranh đã đƣợc đặt ra: “Xƣa nay đất dƣới chân những ngƣời vừa thắng giặc có bao giờ nở sẵn đầy hoả Mảnh đất vừa đƣợc giải phóng này nhƣ một lời thách đố, nhƣ một thứ chiến trƣờng mới lập tức mở ra trên chính vùng chiến trƣờng cũ... Bƣớc ra khỏi một cuộc chiến tranh cũng cần thiết phải có đầy đủ trí tuệ và nghị lực nhƣ bƣớc vào một cuộc chiến tranh”. Mặt khác, Nguyễn Minh Châu gợi đến một hƣớng khai thác hiện thực mới xuất phát từ quan niệm có tính nhân loại về con ngƣờị Đây là hình ảnh bà mẹ Êm, ngƣời đã từng mất đến đứa con cuối cùng cho kháng chiến, đối diện với kẻ đã bắn lén đứa con cuối cùng của mình: “Giữa đám ngƣời mang đầy mình tội lỗi đang đứng im lặng, bà mẹ chợt nhận ra chính hắn – một ngƣời đàn ông cao lớn từ giƣa đám ngƣời bên kia bờ hố bom chạy nhào sang hai tay chắp trƣớc ngực đầu cúi xuống. Y quỳ sụp xuống dƣới chân bà mẹ và đứa con traị Bà mẹ vẫn không nói một lời nào, cũng không chú ý nhìn kỹ mặt mũi tên sát nhân đã giết con mình. Ngƣời ta chỉ thấy trên khuôn mặt nhăn nheo khắc khổ cuả bà mẹ những nếp nhăn chằng chịt từ đầu xô đến nhƣ lớp sóng, và một nỗi đau đớn không sao kể xiết từ nếp nhăn từ từ hiện lên.
Có lẽ đây là cuộc giáp mặt đầy ý nghĩa của một đất nƣớc dã trải qua ba mƣơi năm chiến tranh để bƣớc sang một giai đoạn hồi phục và xây dựng”. Rồi chính bà
mẹ mất con đã nâng kẻ đã giết con mình đứng lên trao lại đứa con cho hắn. Khép lại quá khứ đau thƣơng, xoá đi thù hận để hƣớng tới một cuộc sống mới nhân văn, đó là thông điệp mà Nguyễn Minh Châu muốn bộc lộ trong Miền cháy. Tuy nhiên, với tiểu thuyết này ông vẫn chƣa bứt khỏi tƣ duy nghệ thuật của văn học thời chiến. Mảng hiện thực đời sống sau chiến tranh mới chỉ đƣợc khai thác có tính luận đề, chƣa thực sự có chuyển biến mạnh mẽ trong toàn bộ cái nhìn nghệ thuật.”. Trên nét lớn, Miền cháy vẫn triển khai đề tài theo lối tiếp cận lâu nay, tuy không phải hoàn toàn không có những nét mới trong nội dung và cách thể hiện.”, [4].
Đến Những người đi từ trong rừng ra (1982), cùng với những tác phẩm của các tác giả khác nhƣ Đất trắng, Cù lao Tràm, Nắng đồng bằng, Họ cùng thời với những ai... Nguyễn Minh Châu đã khai thác đề tài chiến tranh trên những phƣơng diện mới, gắn với hiện thực hậu chiến tranh. Nét mới này không chỉ đơn thuần là sự thay đổi phƣơng diện đề tài mà quan trọng là nó cho thấy những chuyển biến trong quan niệm, cái nhìn. Cũng là hiện thực chiến tranh, nhƣng sở dĩ Đất trắng
của Nguyễn Trọng Oánh mô tả đƣợc cái khốc liệt đau thƣơng là xuất phát từ thái độ trung thực, nhu cầu giãi bày những nếm trải cá nhân về cuộc chiến, nhu cầu đƣợc thành thực; tóm lại cũng là sự chuyển biến về ý thức nghệ thuật. Những người đi từ trong rừng ra của Nguyễn Minh Châu cho chúng ta thấy: “Có gì đó nhƣ là một ý thức, một nhu cầu của ngƣời viết, muốn thể hiện tập trung và trực tiếp hơn những quan niệm nhân thế của mình qua hình thức văn xuôi tự sự.”, [92]. Nếu nhƣ Miền cháy là bộn bề gian khó của bối cảnh đất nƣớc ngay sau chiến tranh thì đến Những người đi từ trong rừng ra chiến tranh đã lùi xa hơn, bối cảnh là công việc làm ăn kinh tế của một đơn vị chiến đấụ Xung quanh chuyện một tiểu đoàn rời khu căn cứ trên rừng miền tây Thừa Thiên, tiến xuống vùng cửa biển Thuận An làm nhiệm vụ đánh cá biển, Nguyễn Minh Châu đề cập đến nhiều vấn đề khác của
cuộc sống thời bình mang đậm dấu ấn thời hậu chiến: chuyện tình yêu, hạnh phúc gia đình và cả những thử thách mới trong lao động, đối mặt với kẻ thù mớị Có thể nói, tác phẩm này tiêu biểu cho tiểu thuyết đầu những năm 80 viết về cuộc sống hậu chiến. Tác giả đã tập trung vào vấn đề lớn của cả thời đại: hành trình đi từ chiến tranh tới cuộc sống hoà bình. Vẫn còn nguyên đấy hơi thở của cuộc chiến đấu ác liệt, hào hùng vừa qua, cuộc chiến đấu đã in đậm trong suy nghĩ và hành động của mỗi ngƣời lính. Đối với những con ngƣời đang từng ngày từng giờ vƣợt lên những thử thách của cuộc sống lao động mới ấy, ý thức về sự nối tiếp, chuyển giao giữa chiến đấu và sản xuất trở nên hệ trọng và lớn lao vô cùng. Đó là trách nhiệm trƣớc những ngƣời đã ngã xuống khi mà “Cứ một chiến sĩ đang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế hôm nay có sau lƣng tám đồng chí trong tiểu đoàn đã ngã xuống trong chiến tranh để dọn đƣờng cho tiểu đoàn đi về biển”. Đó cũng là sự tự nhận thức của các nhân vật để thích nghi với thời thế mới: “Hồi chiến tranh chƣa bao giờ Hiển thƣờng nghĩ nhƣ mới đây, rằng trong đời mình chƣa hề làm nghề gì, chƣa bao giờ phải tự đi làm nuôi thân, chƣa hề bao giờ sinh sống bằng một thứ nghề nghiệp gì trong tay”. Qua lao động sản xuất họ nhận ra rằng: “moi đƣợc một con cá dƣới biển lên, làm đƣợc một hạt thóc ngoài đồng không dễ dàng dơn giản chút nào cả ”.
Nhƣ vậy, Nguyễn Minh Châu đã đạt đƣợc thành công nhất định trong việc khai thác bối cảnh cuộc sống thời hậu chiến để phân tích những vấn đề mới mang tính thời đạị Cuộc chuyển giao giữa chiến tranh và hoà bình đối với một đất nƣớc đã trải qua nửa thế kỷ chiến tranh là cuộc chuyển giao thời đại, thay đổi tƣ duy tập tính, thay đổi năng lực sống... - toàn là những vấn đề gai góc, không phải một sớm một chiều mà thực hiện thành công ngay đƣợc. Đến tiểu thuyết này, Nguyễn Minh Châu, một trong những cây bút có ý thức tìm tòi, thể nghiệm cũng còn hạn chế bởi
chƣa vƣợt qua đƣợc chính mình. Ngƣời đọc vẫn nhận thấy trong tác phẩm của ông màu sắc lí tƣởng hoá khi tạo dựng bức tranh hiện thực, xây dựng những số phận trong tình yêu, hạnh phúc.... Chính vì thế, đời sống xã hội hậu chiến hiện ra không mấy sinh động, những khó khăn, tính khắc nghiệt của đời sống sau chiến tranh chƣa đƣợc thể hiện đúng mức nhƣ nó vốn có.
Có thể nói, đến đầu những năm 80, thể loại tiểu thuyết hiện đại Việt Nam chƣa bộc lộ đƣợc những thế mạnh chiều sâu khi phản ánh chiến tranh, hậu chiến tranh. Về điểm này, chúng tôi muốn nhấn mạnh lại tính lịch sử của những hạn chế trong khả năng phản ánh, thể hiện đề tài chiến tranh của các tác phẩm giai đoạn 1975 – 1985. Nếu không tính đặc điểm này sẽ dễ rơi vào thế cực đoan, đối lập hoá giữa những giá trị văn học của mỗi chặng đƣờng lịch sử với những ràng buộc tất yếu của bối cảnh chung. Phải bình thản để xem rằng những hạn chế của tiểu thuyết viết về chiến tranh trong chiến tranh và sau chiến tranh có những lí do thƣờng tình, là cái bình thƣờng vẫn thấy của đời sống văn học, của mối quan hệ giữa văn học và lịch sử. Phải năm mƣơi năm sau cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, mới xuất hiện bộ tiểu thuyết kiệt xuất Chiến tranh và hoà bình của Lep Tônxtôi và hiện thực chiến tranh trong tác phẩm đồ sộ này là cả hiện thực sự kiện lịch sử và hiện thực con ngƣời, hiện thực con ngƣời Nga, tích cách Ngạ
Nhìn chung, có thể nhận định về tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh giai đoạn 1975 – 1985 là: càng về sau chất sử thi không mất đi nhƣng đã có sự xuất hiện nhu cầu phản ánh thế sự – đời tƣ. Quá trình vận động này đến một lúc sẽ đạt đến trình độ mới với các tác phẩm nhìn nhận về chiến tranh, hậu chiến tranh “gần” hơn, “đời” hơn ở thời kỳ đổi mới (sau năm 1986).
Trong những năm qua, tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng và quân đội chiếm một phần khá lớn trong toàn bộ nền tiểu thuyết trẻ tuổi của chúng tạ Lẽ tự nhiên, nhân vật trung tâm của những tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng là ngƣời chiến sĩ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tuy nhiên, hình tƣợng trung tâm này cũng đƣợc phản ánh từ nhiều góc độ, nhiều phƣơng diện khác nhau; có những diện mạo, đặc điểm, tính cách và những suy nghĩ khác nhau ở mỗi một thời kỳ, mỗi một giai đoạn của cuộc chiến. Nhƣng dù ở trong hay sau chiến tranh thì vấn đề xây dựng nhân vật ngƣời lính vẫn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành bại của tiểu thuyết viết về chiến tranh.
Giai đoạn 1975 – 1985, mƣời năm đầu của thời kỳ hậu chiến, cũng có thể gọi là thời kỳ giao thoa của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh. Và hình tƣợng ngƣời lính hiện lên trong các tác phẩm thời kỳ này dù chƣa hoàn toàn là những nhân vật điển hình thì ở họ vẫn có những nét mới mẻ của những ngƣời lính trở về sau cuộc chiến.
2.2.1. Sự chuyển dịch từ nhân vật lí tưởng tới nhân vật tích cực.
Đây là một đặc điểm nổi bật của hình tƣợng ngƣời lính trong giai đoạn văn học có tính chất giao thoa, bắc cầu nàỵ Mƣời năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc, khó có thể có ngay những chân dung nhân vật hoàn toàn mới mẻ, nhất là hình tƣợng ngƣời lính. Chính vì thế, những đặc điểm của văn học thời kỳ trƣớc, gần nhất là giai đoạn văn học chống Mỹ 1965 – 1975 vẫn ảnh hƣởng trực tiếp tới đề tài chiến tranh và hình tƣợng ngƣời lính của giai đoạn văn học sau 1975, cụ thể là mƣời năm đầụ
Tiểu thuyết viết về cuộc chiến tranh chống Mỹ (1965 – 1975 ) mang âm hƣởng anh hùng đƣợc quy định bởi bản chất của toàn bộ nền văn học đƣơng thời là tập trung miêu tả “cái anh hùng”. Tầm vóc ý nghĩa thời đại của cuộc chiến đấu
mới đã giúp cho văn học những khả năng mới trong việc phản ánh và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Các tiểu thuyết Dấu chân người lính, Mẫn và tôi, Thôn ven đường, Sao mai, Những tầm cao, Dưới đám mây màu cánh vạc, Chiến sĩ, Vùng trời,... tập trung viết về ngƣời chiến sĩ trên các mặt trận khác nhau của Tổ quốc. Các nhân vật Lữ, Huy, Thiêm, Đông... trƣớc hết đƣợc ngƣời đọc tiếp nhận nhƣ những con ngƣời anh hùng, cao thƣợng và giàu chất lý tƣởng. Hiện thực