Từ cấu trúc đóng đến cấu trúc mở

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 (Trang 77)

1975 – 1985

3.1.2.Từ cấu trúc đóng đến cấu trúc mở

Cấu trúc đóng (hay cũng có thể gọi là cấu trúc đơn) là lối cấu trúc theo kiểu vòng tròn khép kín có mở đầu – diễn biến – kết thúc và đặc biệt là kết thúc thƣờng “ có hậu ”. Đây là kiểu cấu trúc tiểu thuyết truyền thống, tiểu thuyết đƣợc viết trong chiến tranh thậm chí cả ở tiểu thuyết những năm 70.

Cấu trúc mở (hay cũng có thể gọi là cấu trúc kép) là kiểu cấu trúc tiểu thuyết hiện đại, rất linh động và uyển chuyển do độ mở rộng. Ở kiểu cấu trúc này, trật tự thời gian, không gian có thể đảo ngƣợc, đa dạng và đa chiều; tuyến nhân vật cũng đa dạng và phức tạp, nhân vật đƣợc đặt trong những hoàn cảnh bi kịch giữa quá khứ và hiện tại, vì thế nội tâm nhân vật đƣợc khai thác triệt để. Điều đặc biệt dễ nhận thấy ở kiểu cấu trúc này là lối kết thúc “không có hậu” nhƣ ở cấu trúc “đóng”, đó là những cái kết dở dang, bỏ ngỏ, day dứt và ám ảnh nặng nề trong tâm trí ngƣời đọc.

Tiểu thuyết giai đoạn 1975 – 1985 có sự giao thoa, chuyển tiếp giữa hai kiểu cấu trúc trên, nghĩa là nó có sự dịch chuyển từ thái cực này sang thái cực kia, hay

nói cách khác là quá trình đi từ cái cũ, thoát ra khỏi cái cũ để tìm đến với cái mới phù hợp hơn. Điều này có thể thấy ở tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu và Hữu Maị Nếu nhƣ hai tiểu thuyết Dấu chân người línhVùng trời đều có một gam màu tƣơng đồng: cái tƣơi sáng, chất hùng, chất thơ và niềm lạc quan – một sự đơn tuyến, thống nhất từ đầu đến cuối tác phẩm. Nhƣng chỉ ít năm sau, ta bắt gặp một Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở, dằn vặt, ẩn sâu trong những trang viết về chiến tranh sự đau đớn và tìm kiếm thể hiện trong các tiểu thuyết và truyện ngắn của ông sau 1975, đặc bịêt là những năm 80; một Hữu Mai tỉnh táo, tự tin, chủ động phát hiện những mặt mới, những vấn đề mới và sự nhìn nhận mới về cuộc chiến tranh vừa qua thể hiện trong tiểu thuyết Ông cố vấn.

Những tiểu thuyết ra đời ngay sau khi cuộc chiến kết thúc, có nghĩa là nó đƣợc viết hoặc đã đƣợc thai nghén từ trong chiến tranh thì hầu nhƣ vẫn có kiểu cấu trúc theo lối truyền thống: cấu trúc đóng (hay cấu trúc đơn). Năm 1975 họ đã sống như thế của Nguyễn Trí Huân (1975 -1978) đã tái hiện khá sinh động cuộc sống và chiến đấu của những ngƣời lính anh hùng, dũng cảm, sẵn sàng gạt cuộc sống và hạnh phúc riêng tƣ sang một bên để chiến đấu với quân thù: Đó là Phác, Mạc, Thức , Thƣ. Họ đã chiến đấu, có ngƣời đã hi sinh, có ngƣời còn sống trở về trong ngày chiến thắng. Kiểu kết thúc “có hậu” vẫn ám ảnh trong tiểu thuyết này khiến nó trở nên khiên cƣỡng khi cuối cùng độc giả chứng kiến sự chán chƣờng, mệt mỏi, hối hận của em trai Phác, một kẻ phản bội đã đứng trong hàng ngũ địch. Câu nói cuối cùng trong tác phẩm của Phác: “Tất cả rồi sẽ đâu vào đấy ”nhƣ vẫn vẳng lên âm điệu của sự lạc quan và bình thản của kiểu cấu trúc vòng tròng khép kín. Tƣơng tự, tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc của Thu Bồn (xuất bản năm 1975) cũng đƣợc khơi nguồn cảm hứng từ một chân dung anh hùng – liệt sĩ Trần Thị Tâm. Nhà văn tìm thấy ở ngƣời con gái ấy những biểu hiện chân chất của chủ

nghĩa anh hùng, những đặc điểm độc đáo của con ngƣời và mảnh đất vùng biển Quảng Trị: đau thƣơng mà gan góc, gân guốc và kiên cƣờng vô hạn. Chừng ấy thôi cũng đủ để ta hình dung ra một kết cấu tiểu thuyết mang đậm màu sắc sử thi và lãng mạn: kết cấu đơn tuyến đi từ “thung lũng đau thƣơng” đến vùng lên chiến đấu và chiến thắng. Điều này đƣợc thấy rõ trong đoạn văn lãng mạn và đầy ẩn ý “Từng đám mây màu cánh vạc trôi quạ Mặt trời không nhẫn nhục đƣợc với mây mù đã chín bầm trên đỉnh núi phía tâỵ Từng đám mây cũng đỏ rực hẳn lên. Những dòng sông bỗng sáng rực lên nhƣ bạc, dựng ngƣợc giữa sắc trời”.

Sau khi cuộc chiến đã lùi xa, mỗi con ngƣời bƣớc vào cuộc sống thời bình, cuộc sống hậu chiến với muôn mặt của đời thƣờng. Lúc này do nhu cầu mới của xã hội đang ở giai đoạn bƣớc ngoặt của nó và cần phải nhận thức lại một cách nghiêm khắc quá khứ của chính mình để rút ra kinh nghiệm và bài học cho hiện tại, do nhu cầu và trình độ của ngƣời đọc, do sự phát triển về chiều sâu của tƣ duy sáng tạo của đội ngũ đông đảo nhà văn chuyên viết về chiến tranh mà những năm đầu thập kỉ 80 và đặc biệt thời kì sau đổi mới:

“Chiến tranh bắt đầu hiện ra nhƣ đối tƣợng của sự nghiên cứu và phân tích thông qua văn học, bằng văn học” (Đinh Xuân Dũng – Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học).

Có thể nói, từ những năm 80, văn học bắt đầu trở thành hình thái độc đáo để phân tích, đánh giá sự tác động lẫn nhau cực kì phức tạp giữa chiến tranh và số phận con ngƣờị Từ định hƣớng mới đó, tiểu thuyết giai đoạn 1975 – 1985 đã bắt đầu xuất hiện những mặt khác nhau của hiện thực chiến tranh, những vấn đề bức xúc về các số phận con ngƣời trong chiến tranh mà trƣớc đó văn học thời kì chiến trận chƣa có điều kiện và khả năng động chạm tớị Bắt đầu xuất hiện những tác phẩm không còn đi theo hành trình vòng tròn khép kín nữa mà đã có độ mở nhất

định, cái nhìn chiến tranh cũng vì thế mà đa diện, đa chiều và đa thanh hơn. Các tiểu thuyết đi theo xu hƣớng này là Những người đi từ trong rừng ra (Nguyễn Minh Châu), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Biển gọi (Hồ Phƣơng), Cửa gió

(Xuân Đức), Dòng sông phẳng lặng (Tô Nhuận Vỹ), Mây cuối chân trời (Nguyễn Trí Huân)..v.v.

Ở đây ngƣời đọc bắt đầu thấy chiến tranh không còn là cái nền ít nhiều bằng phẳng mà trên đó con ngƣời hành động để bộc lộ mình, mà đã trở thành một sức mạnh ghê gớm, khốc liệt nhào nặn, chi phối con ngƣời, biến đổi con ngƣời đến tận cùng, cả trên hai cực tốt và xấu, cao thƣợng và thấp hèn và có lúc trộn lẫn hai cực đó trong một tính cách, một số phận. Đây là những dấu ấn đầu tiên và quan trọng nhất thể hiện sự khác biệt, sự biến đổi trong cấu trúc thể loại của văn học về chiến tranh những năm 80 so với trƣớc đó. Kiểu cấu trúc “mở” gây nhiều chú ý và tranh luận thời kì này có thể kể đến Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh (1979 – 1984). Với tiểu thuyết này, lần đầu tiên độc giả sửng sốt trƣớc những tổn thất của trung đoàn 16 của ngƣời dân xã Đồng Lớn, những con số thƣơng vong, hi sinh là rất lớn mà ngay khi đọc những trang đầu tiên của cuốn sách ta đã bắt gặp. Rồi kiểu kết thúc “ không có hậu ” cũng rất rõ qua việc tác giả “ để ” Ba Kiên – nhân vật chính rất đáng yêu của bộ sách hi sinh một cách “ bình thƣờng ”, có vẻ nhƣ không tƣơng ứng với tầm vóc của nhân vật chút nàọ Chiến tranh là nhƣ thế. Hiện thực chiến tranh ở đây là nhƣ vậỵ Một điểm mới nữa trong tiểu thuyết này là việc xây dựng nhân vật Tám Hàn, phó chính uỷ phân khu sắp đƣợc nhận quân hàm thƣợng tá, bấy giờ là cán bộ cao cấp nhất ở khu vực này đã dao động và chui vào đồn địch đầu thú. Trong thực tế đã có những trƣờng hợp nhƣ vậỵ Nhƣng trong văn học, lác đác mới có một vài cán bộ cấp thấp “chiêu hồi”, chứ chƣa có một cán bộ trung cao cấp nào cỡ Tám Hàn phản bội cả. Miêu tả việc Tám Hàn đầu hàng, Nguyễn Trọng

Oánh đã thẳng thắn nhìn vào mặt trái - một phía kết quả - của hoàn cảnh chiến đấu ác liệt mà khi tác phẩm mới ra đời không phải không có những ý kiến tranh luận trái ngƣợc nhaụ

Hiện tƣợng nhiều ngƣời tìm đọc Biển gọi, Đất trắng, Nắng đồng bằng, Sao maị.. cũng dễ hiểu và giải thích đƣợc bởi trƣớc hết đó là những tiểu thuyết có cốt truyện mới lạ và kỳ thú. Một con tàu không số, đƣờng mòn Hồ Chí Minh trên biển, một mặt trận bí mật nay đƣợc viết ra một cách bình thƣờng đấy là thế mạnh của

Biển gọi. Những cái “ kết ” gây xúc động và đầy hẫng hụt khi những con ngƣời đáng yêu, đáng mến, đầy dũng cảm và sẵn sàng hi sinh vì đồng đội của Vũ (Biển gọi), của Năm Thuý (Nắng đồng bằng) đã mở ra những cách cảm nhận mới trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết. Đến tiểu thuyết Thời gian của người (1984), Nguyễn Khải đã chuyển ngòi bút từ quan tâm các vấn đề thời sự chính trị nóng hổi đến phát hiện những vấn đề của nhân tâm, đạo đức, tâm lí con ngƣời thời hiện đạị Nhân vật mới của Nguyễn Khải bắt đầu ý thức về thời gian - đặc điểm này làm cho tiểu thuyết có một lối cấu trúc mới gọn nhẹ, có độ sâu và nhiều tầng lớp ý nghĩạ

Sự tìm tòi một cấu trúc mới của tiểu thuyết sao cho phù hợp với yêu cầu của thời đại mới là một việc làm khó, cần phải có một “ độ lùi ” thời gian nhất định. Tuy nhiên, tiểu thuyết giai đoạn 1975 – 1985 cũng đã có những tìm tòi đổi mới ở những bƣớc đi đầu tiên còn đầy bỡ ngỡ nhƣng đã góp phần quan trọng trong việc “ tạo đà ” cho tiểu thuyết thời kì đổi mới gặt hái đƣợc những thành công rực rỡ, tạo nên một bƣớc đột phá trong việc thay đổi cấu trúc thể loại tiểu thuyết. Có thể kể đến một loạt các tác phẩm xuất hiện nửa cuối thập kỉ 80 mà mở đầu là Thời xa vắng của Lê Lựu (1986) nhƣ một bƣớc đột phá của văn học và tiểu thuyết theo tinh thần đổi mớị Đúng nhƣ nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã đánh giá: “ Dù không gian và thời gian đƣợc mở rộng, dù có ý định bao quát thời đại tác giả vẫn không

lầm lẫn nhiệm vụ nghệ thuật - tái tạo một lịch sử tâm hồn thế hệ nhƣ Giang Minh Sài và những đau đớn, vật vã kiếm tìm chân lý, để trở nên có chí lý hơn, tình cảm hơn. Anh hùng và đau thƣơng, tin tƣởng và lầm lẫn của một thời đƣợc khắc sâu vào hình tƣợng Giang Minh Sàị Vì lẽ đó mà ngƣời ta gọi Thời xa vắng là tiểu thuyết trong nghĩa đầy đủ nhất của nó ”. Sau Thời xa vắng là một “ mùa ” tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh với lối cấu trúc hiện đại, mới mẻ: Không phải trò đùa (Khuất Quang Thuỵ), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Thân phận tình yêu

(Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Một thời yêu (Nguyễn Anh Biên)... Ở loạt tác phẩm này, cấu trúc tiểu thuyết vô cùng uyển chuyển bởi độ mở của nó rất rộng. Đặc điểm rõ nhất là những kết thúc dở dang, bỏ ngỏ, không có lời phán quyết cuối cùng và mọi biến động đều mang tính bất ngờ, nhiều yếu tố ngẫu nhiên, tính chất “ phi lý tính ” trong cấu trúc tác phẩm biểu hiện khá rõ. Hầu hết các tiểu thuyết này đều đem đến cho ngƣời đọc cảm giác phức tạp: thú vị và đau xót, căm phẫn và tin tƣởng trƣớc con ngƣời và tất cả những gì nó tạo rạ Cấu trúc mở ( cấu trúc kép ) của tiểu thuyết bắt đầu hình thành từ đầu những năm 80 để rồi chỉ sau đó một thời gian ngắn (cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90) đã phát triển đến đỉnh cao mà điển hình nhất là tiểu thuyết nổi tiếng Thân phận tình yêu của Bảo Ninh (1990). Kiểu cấu trúc kép ở đây đƣợc ngƣời ta hình dung nhƣ kiểu trò chơi Rubích, một trò chơi trong trò chơi, vừa chỉ một mà nhiều, vừa rộng vừa hẹp, vừa khó vừa dễ. Ở

Thân phận tình yêu, “ Tác giả nhƣ một triệu phú tung ra cả nắm đồng tiền vàng thật. Ngƣời đọc phải nhặt hết tất cả không thể bỏ lại một đồng nào và nâng lên hai bàn tay của mình mà thƣởng thức một cái gì đó – nhƣ thể rời rạc mà kết dính, thừa mà thiếu, chặt chẽ mà lỏng lẻo ” [Bùi Việt Thắng - Tiểu thuyết đƣơng đại]. Tính không tuân thủ nguyên tắc truyền thống này xem ra lại khả thi trong việc tạo cho

tác phẩm một lối cấu trúc độc đáo, có thể gọi là cấu trúc kép với những vòng tròn đồng tâm hay cấu trúc lồng (lồng tiểu thuyết trong tiểu thuyết).

Nhƣ vậy, để có đƣợc sự thành công vang dội của tiểu thuyết thời kì đổi mới và những năm sau đó, không thể không có một giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn tìm đƣờng và bắt đầụ Tiểu thuyết những năm 75 – 85 chính là một giai đoạn nhƣ thế, trong đó sự chuyển tiếp cấu trúc thể loại đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành kiểu cấu trúc tiểu thuyết mới mẻ, hiện đại ở giai đoạn saụ

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 (Trang 77)