Giọng điệu trần thuật – Sự tổ chức những tiếng nói khác nhau trong

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 (Trang 90)

1975 – 1985

3.3.Giọng điệu trần thuật – Sự tổ chức những tiếng nói khác nhau trong

Tiểu thuyết là một hình thức kể chuyện đặc biệt. Đó là một trong những phƣơng thức hết sức quan trọng giúp con ngƣời nắm bắt đƣợc thực tạị Các hình thức kể chuyện khác nhau cũng tƣơng ứng với các hình thức khác nhau của thực tạị

Truyện từ đầu đến cuối đều do tác giả viết nhƣng do đƣợc trần thuật, đƣợc kể từ một ngƣời nào đó, từ một hoặc nhiều quan điểm tự sự. Quan điểm tự sự trong chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm trở thành một trong những yếu tố tạo hình thức cho truyện. Việc lựa chọn quan điểm trần thuật cho phép đánh giá tài năng của tác giả bởi vì từ quan điểm tự sự sẽ toát lên quyền lực của nhà văn mê hoặc độc giả chấp nhận điều mình nóị Do đó, giọng điệu trần thuật của một tác phẩm, hay của những tác phẩm trong một giai đoạn văn học là yếu tố quan trọng mà khi tìm hiểu về tiểu thuyết từ góc độ thể loại chúng ta không thể không nhắc tớị

3.3.1. Người kể chuyện – Tác giả.

Khi xem xét giọng điệu trần thuật ở tác phẩm phải đồng thời tìm ra sự tổ chức những tiếng nói bên trong khác nhaụ Giọng điệu trần thuật sẽ là tổng hợp

giọng của nhiều nhân vật, của ngƣời kể chuyện, của tác giả, cả giọng đối thoại và độc thoạị..

Theo PGS – TS Lý Hoài Thu: “Tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính cho tác phẩm. Thông thƣờng ở tác phẩm xuất hiện ngƣời kể chuyện nhƣ một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của câu chuyện. Trong tiểu thuyết, ngƣời kể chuyện giữ một vai trò hết sức quan trọng: là cầu nối để tạo nên mối quan hệ khăng khít: nhân vật – người kể chuyện - độc giả.” ( Lí luận văn học ).

Tiểu thuyết giai đoạn 1975 – 1985, chủ yếu ngƣời kể chuyện là tác giả, điều này cũng có nghĩa là tiểu thuyết có một điểm nhìn (đặc điểm của tiểu thuyết truyền thống). Chƣa cần lộ diện ngay từ đầu tác phẩm, sự trần thuật có khi đã cho thấy tác giả - ngƣời kể chuyện, không có vai trò gì ảnh hƣởng đến diễn tiến của câu chuyện mà chỉ ghi chép và kể lạị Đây chính là cách vào đề khách quan của các tiểu thuyết: Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh ), Năm 1975 họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân), Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Biển gọi (Hồ Phƣơng), Nắng đồng bằng (Chu Lai), Những người đi từ trong rừng ra (Nguyễn Minh Châu).... Các tiểu thuyết giai đoạn này có tính chất giao thoa, bắc cầu từ cái cũ sang cái mới, từ truyền thống sang hiện đại nên khi cấu trúc tiểu thuyết khép kín thì nó thƣờng giới thiệu về một câu chuyện đã xảy ra và đã chấm dứt, kết thúc trọn vẹn tại một thời điểm trong quá khứ. Nhân vật trải qua một sự kiện, một quãng đời, một số phận, không còn băn khoăn thắc mắc gì, ngƣời kể không tham gia vào câu chuyện.

Tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế, ngay từ nhan đề đã cho thấy tác giả - ngƣời kể chuyện với tƣ cách một ngƣời chứng kiến toàn bộ câu chuyện, biết tuốt về mọi thứ, đời sống nội tâm lẫn hành vi hoạt động của các nhân vật. Mở đầu tác phẩm, ngƣời kể chuyện ấy đã đƣa vào những trang nhật kí của một sĩ quan

nguỵ bị chết trƣớc Tổng tiến công mùa xuân 1975, sau đó viết “Đó là mục đích của ngƣời viết, khi đƣa những trang nhật kí làm phụ trƣơng cho tập sách”. Từ đầu đến cuối, tác giả - ngƣời kể chuyện đã kể lại toàn bộ câu chuyện về cuộc chiến đấu gian khổ, gay go, ác liệt của một sƣ đoàn bộ binh ở giai đoạn cuối của cuộc chiến đấu (năm 1974) cho đến ngày toàn thắng. Những nhân vật chính đƣợc gọi tên, hoặc gọi bằng các đại từ thay thế “ anh ”, “ chị ” hoặc “ cô ấy ”... ngƣời kể chuyện không trực tiếp xuất hiện, không tham gia vào câu chuyện.

Ngƣời kể chuyện của Nắng đồng bằng đã mở đầu bằng một đoạn khá dài miêu tả khung cảnh thiên nhiên, sau đó là sự xuất hiện của những nhân vật đƣợc gọi bằng “ chúng nó ”, “ cái dòng ngƣời khoác vải nhựa ”, “ khuôn mặt họ ”, “ đoàn ngƣời ”, “ một thân ngƣời hơi dừng lạị..”. Rõ ràng là tác giả - trong vai ngƣời kể chuyện đã biết tuốt toàn bộ câu chuyện, giờ đây kể lại và điều này còn nhƣ một sự tri ân với đồng đội của mình bởi ngay từ đầu tác giả đã gửi gắm “ Tặng B.H và những đồng đội thân yêu đã ngã xuống trên đất rừng Đông Nam Bộ.”. Có thể thấy, lối dẫn truyện chỉ với một điểm nhìn trần thuật từ phía tác giả khiến cho câu chuyện diễn biến đều đặn, nhịp nhàng. Ngƣời kể lúc thì hoàn toàn đứng ngoài để kể lại, có lúc nhƣ nhập vào nhân vật để diễn tả tâm trạng. Kết thúc Nắng đồng bằng, tác giả viết: “Lúc ấy, sau lƣng anh, bên kia sông xuất hiện những toán bộ đội đầu tiên. Trong chốc lát, cả cánh rừng rộn rịch tiếng những bƣớc chân, những chiếc mũ cối trùng điệp nhấp nhô. Họ là những binh đoàn chủ lực đang chuẩn bị vƣợt sông tiến về đồng bằng...”.

Giọng điệu trần thuật của Biển gọi lại thiên về kể chuyện thời sự chiến tranh “Chiến tranh đã lan rộng ra Bắc. Máy bay Mĩ đã leo thang tới Thanh Hoá, Ninh Bình. Trên khắp các nẻo đƣờng đất nƣớc và cả trong đời sống bình thƣờng hàng ngày đã có biết bao sự xáo trộn, đổi thay căng thẳng...”. Đó là giọng kể khách quan

của ngƣời chứng kiến sự việc từ đầu đến cuối, theo trục thời gian của tác phẩm thì đó là cuộc chiến đấu anh dũng và kiên cƣờng của những ngƣời lính hải quân, nổi bật là Vũ, từ những năm 1965 – 1966 để giữ vững vùng biển của ta, hay nói cách khác là để bảo vệ con đƣờng Hồ Chí Minh trên biển.

Kể lại một câu chuyện chiến tranh đã hoặc đang xảy ra là kể về những trận chiến đấú ác liệt giữa ta và địch, không thể tránh khỏi những mất mát, đau thƣơng, tổn thất. Trên phƣơng diện đó, tác giả Đất trắng đã dám nhìn thẳng vào sự thật chiến trƣờng để đem đến cho độc giả cái nhìn chân thực hơn về chiến tranh. Mở đầu tác phẩm là cuộc chiến đấu ác liệt giữa ta và địch, là những tổn thất của phía ta, là cảnh đƣa nhũng ngƣời bị thƣơng về tuyến saụ Nguyễn Trọng Oánh còn cho ngƣời đọc nhận thấy những “góc khuất” của chiến tranh qua sự phản bội của Tám Hàn – một cán bộ cao cấp chiêu hồi – một chuyện khó tin nhƣng có thật, hoặc có nhƣng chƣa ai dám nói một cách thẳng thắn. Rồi cuối cùng, nhƣ để tăng thêm niềm tin cho độc giả vào một câu chuyện có thật, tác giả đã trực tiếp xuất hiện: “Đáng lẽ câu chuyện kết thúc ở đây, nhƣng có một số bạn thắc mắc rồi không biết Tám Hàn sẽ ra sao sau khi bỏ đơn vị ra đị..Vì muốn giải đáp đƣợc phần nào sự mắc mớ đó, tác giả xin đƣợc ghi thêm đoạn cuối cùng những điều hiểu biết đƣợc về hắn khi chạy thoát về Sài Gòn”. Cách dẫn truyện nhƣ thế có vẻ hơi sáo rỗng và công thức, song nó cũng cho thấy tính nhất quán trong giọng điệu trần thuật – ngƣời kể chuyện chính là tác giả. Từ đầu đến cuối tác phẩm chỉ có một điểm nhìn, một chiều và khách quan về những gì vừa kể.

Lối kể chuyện này trở thành một đặc điểm nổi bật của giọng điệu tiểu thuyết giai đoạn 75 – 85, cũng chính vì thế mà đa số các ý kiến đánh giá đều cho rằng tiểu thuyết thời kì này thiên về “ kể ”, “ tả ”. Tuy đã bắt đầu có dấu hiệu tìm tòi, đổi mới ở những tiểu thuyết đầu thập kỉ 80 song nhìn từ khía cạnh giọng điệu trần

thuật thì tiểu thuyết thời kì này còn có phần đơn thanh đôi khi dẫn đến sự đơn điệu, chƣa tạo ra bƣớc đột phá trong cách kể chuyện nhằm hấp dẫn ngƣời đọc. Phải đến thời kì sau đổi mới, giọng điệu trần thuật mới đạt đến độ “ đa thanh ”, “ phức điệu ” và sự gấp bội điểm nhìn.

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 (Trang 90)