Phân tích hiện thực chiến tranh

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 (Trang 42)

1975 – 1985

2.1.2.Phân tích hiện thực chiến tranh

Hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ nhằm giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc kéo dài suốt 30 năm đã đi vào lịch sử. Đó là hai cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử hiện đại mà một dân tộc, một đất nƣớc buộc phải tiến hành cho đến kết cục cuối cùng.

Những tác phẩm văn học viết trong khi hai cuộc kháng chiến đang diễn ra, đã đƣợc ngƣời đọc đánh giá, đã chịu sự thử thách của thời gian. Những tác phẩm văn học viết sau khi chiến tranh kết thúc đang đƣợc độc giả đánh giá, đang đƣợc thời gian thử thách. Sau chiến tranh, ngƣời viết có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nhƣ có một độ lùi để nhìn toàn cảnh hai cuộc chiến cả bề rộng và bề sâu trên tất cả mọi bình diện và trong tất cả các khía cạnh. Ngƣời viết không bị những hạn chế mà trong khi đang chiến tranh buộc phải nhƣ thế. Ngƣời viết có điều kiện sƣu tầm tài liệu, đọc nhiều, đọc kỹ tài liệu của ta đặc biệt là nguồn tài liệu phong phú của địch để lại; ngƣời viết có dịp đọc hàng loạt hồi ký của các nhà chính khách, các tƣớng lĩnh của Pháp, của Mỹ, của Nguỵ quyền Sài Gòn. Tất cả những nguồn tƣ liệu ấy đã cung cấp cho ngƣời viết những chất liệu quý, trung thực, khách quan mà trƣớc đây trong chiến tranh ngƣời viết không có cách gì khai thác đƣợc. Ngƣời viết có điều kiện trở lại chiến trƣờng cũ, nơi mình chọn bối cảnh cho những cuốn sách, gặp gỡ những nhân chứng lịch sử, trực tiếp kiểm tra đối chiếu tu chỉnh tài liệụ Vì vậy, những cuốn sách viết sau chiến tranh đã có cái mới về hình thức thể hiện, táo bạo đặt những vấn đề lớn, nhân vật đa dạng, phong phú, tác phẩm có chiều sâu, chân thực và khách quan hơn.

Tuy nhiên, mọi cái mới, mọi sự đổi thay đều phải có quá trình, không thể ngày một ngày hai mà đã có thể hoàn toàn “lột xác”. Tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn sau 1975 cũng vậỵ Mƣời năm đầu sau khi cuộc chiến kết thúc có thể đƣợc xem nhƣ là bƣớc khởi đầu, là giai đoạn “manh nha” đi tìm hƣớng tiếp cận

mới trong đó khuynh hƣớng phân tích hiện thực chiến tranh, mối quan hệ giữa nó với con ngƣời là dễ nhận thấy trong các tiểu thuyết Đất trắng, Cửa gió, Năm 1975 họ đã sống như thế, Họ cùng thời với những aị.v.v. Tính chân thực trong việc phân tích sự kiện lịch sử và tâm lý con ngƣời trong chiến tranh, quan hệ giữa con ngƣời và chiến tranh làm cho tiểu thuyết sau 1975 có một diện mạo mớị Tiểu thuyết thời kỳ này đã đề cập đến những vấn đề mới nhƣ: sự hèn nhát và phản bội của những kẻ thiếu kiên định cách mạng (Đất trắng); sự trƣởng thành gian khổ của con ngƣời mới (Cửa gió); cuộc đấu tranh làm trong sáng đội ngũ (Biển gọi) hay vấn đề đạo đức xã hội chủ nghĩa trong chiến đấu (Họ cùng thời với những ai )...

Tiểu thuyết Đất trắng (1979 – 1984) của Nguyễn Trọng Oánh đƣợc nhắc đến nhƣ một tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh ở giai đoạn nàỵ Nhà văn đã có lần tâm sự: “Tôi nói chuyện với ngƣời hôm nay bằng câu chuyện của hôm quạ.. Nói về quá khứ một cách nghiêm túc và trung thực thì không sợ không có điều gì để nói với hôm naỵ”.

Có thể nói, quan niệm ấy đã chi phối khá nghiêm ngặt các trang viết của tác giả. Tiểu thuyết Đất trắng tập I đƣợc bạn đọc chú ý trƣớc hết bởi sự phản ánh chân thực hiện thực chiến tranh ở một thời điểm lịch sử có rất nhiều ý nghĩa: những hoạt động của trung đoàn 16 sau đợt I tổng tấn công Mậu Thân 1968. Đây là một trung đoàn vốn có truyền thống chiến đấu oanh liệt và đã ghi đƣợc nhiều chiến công hiển hách từ hồi kháng chiến chín năm. Trung đoàn rút về hậu cứ sau đợt I, chƣa kịp củng cố thì có lệnh trở lại chiến trƣờng để tham gia đợt II tổng công kích. Đƣợc giao nhiệm vụ rất quan trọng là “đứng chân” trên một địa bàn “bé bằng lòng bàn tay” ở ven cửa ngõ sông Sài Gòn, lọt thỏm giữa vòng vây địch. Sắp tới sẽ “đứng chân” ngay trên khu vực Trảng Bàng, Củ Chi, giữ vững địa bàn vùng ven, chống trả những cuộc hành quân bình định, gom dân, hỗ trợ cho phong trào du kích và

đấu tranh chính trị của nhân dân và lực lƣợng vũ trang tại chỗ, phối hợp với các đơn vị lớn hoạt động ở vòng ngoàị Hiện thực chiến tranh đƣợc tái hiện đầy đủ, sinh động trong từng chi tiết. Nhiều trang viết có giá trị tả thực cảnh chiến trƣờng với mọi hoạt động diễn biến cụ thể. Đọc đến đâu ngƣời đọc cũng tƣởng nhƣ mình đang đƣợc trực tiếp chứng kiến bối cảnh tại chỗ của chiến trƣờng đến đấỵ Mỗi trang viết ta đều gặp những tình huống vô cùng căng thẳng. Mỗi ngày một trận, trực tiếp quần nhau với giặc. Hình nhƣ mọi khó khăn nguy hiểm đều cùng lúc tập trung ở chiến trƣờng nàỵ Để đứng chân đƣợc, bộ đội cứ đánh xong chỗ này lại rút sang chỗ kia, cứ thế xoay đèn cù với địch. Họ chiến đấu hầu nhƣ đơn độc, không có đơn vị bạn phối hợp, không có nhân dân làm hậu thuẫn. Có những lúc ông Ba Kiên đã nghĩ là có thể trung đoàn sẽ không còn nữạ

Chỉ qua tập I của tác phẩm, cũng có thể thấy rõ ý đồ của Nguyễn Trọng Oánh: Nhà văn muốn phản ánh thật trung thực những gian khổ hy sinh lớn lao của quân và dân ta trong cuộc đọ sức với một kẻ địch hung bạo là bè lũ Mỹ – Nguỵ. Sâu xa hơn và chủ yếu hơn là qua thực tế đó nhà văn muốn nêu bật lên phẩm chất anh hùng của dân tộc tạ Phẩm chất đó thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc,

trong những sự việc bình dị hàng ngày và đặc biệt bộc lộ rõ trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, gay go nhất.

Hiện thực chiến tranh trong Đất trắng không chỉ có thế, nhà văn đã tiếp cận, đã khai thác và phát hiện ra mặt trái – một phía kết quả của hoàn cảnh chiến đấu ác liệt. Đó là giữa lúc tình hình khó khăn khốc liệt thì nhân vật Tám Hàn, phó chính uỷ phân khu sắp đƣợc nhận quân hàm thƣợng tá, lúc đó là cán bộ cao cấp nhất ở khu vực này đã dao động và chui vào đồn địch đầu thú. Trong thực tế đã có những trƣờng hợp nhƣ vậỵ Nhƣng trong văn học lác đác mới có một vài cán bộ cấp thấp “chiêu hồi” chứ chƣa có một cán bộ trung cao cấp nào cỡ Tám Hàn phản bội cả.

Miêu tả việc Tám Hàn đầu hàng, Nguyễn Trọng Oánh đã thẳng thắn nhìn vào mặt trái của chiến tranh song ngòi bút của ông vẫn giữ đƣợc sự chừng mực, tỉnh táo cần thiết, không cƣờng điệu cũng không dè dặt. Từng bƣớc từng bƣớc nhà văn hé mở cho ngƣời đọc thấy rõ những tiền đề dẫn đến việc phản bội của nhân vật này, vì vậy, việc hắn phản bội không gây ra một sửng sốt nào mà chỉ khiến ngƣời ta căm phẫn. Có thể nói, thành công của Nguyễn Trọng Oánh là ở chỗ tác giả đã “dám” chọn một hoàn cảnh thật khốc liệt, thật “đủ độ” để phân biệt đƣợc vàng thaụ Đúng nhƣ cái nhìn của ông về hiện thực chiến tranh “hôm qua” ấy: Đây là một cuộc thử thách, một sự sàng lọc nghiêm khắc. “Trong lò lửa chiến đấu này, vàng thau sẽ đƣợc phân biệt... ở cuộc thử thách chƣa đủ độ thì vàng thau vẫn còn lẫn lộn”, [tập I, tr 256].

Hiện thực chiến tranh ở trong Đất trắng đƣợc quán xuyến bởi cái nhìn về một cuộc thử thách đủ độ nhƣ thế nên hết sức ác liệt. Ta đƣợc chứng kiến khá nhiều tổn thất của trung đoàn 16, của ngƣời dân xã Đồng Lớn. Việc nói về thƣơng vong, hy sinh thì trong số những cuốn sách viết về chiến tranh xuất hiện sau 1975 có lẽ Đất trắng không nhƣờng bất cứ cuốn sách nàọ Những ai đã từng có mặt nơi chiến trƣờng vào thời điểm khốc liệt ấy đều hiểu rằng những trang viết này gắn liền với cái nhìn nghiêm túc và nó thể hiện trung thực hiện thực của chiến tranh. Cũng bởi thế, không khỏi ngạc nhiên cho những ai quen hiểu chiến tranh qua tiểu thuyết khi thấy tác giả đã để Ba Kiên – nhân vật chính rất đáng yêu của bộ sách hy sinh một cách “bình thƣờng”, có vẻ không xứng với tầm vóc của nhân vật chút nàọ Chiến tranh là nhƣ thế. Hiện thực chiến tranh ở đây là nhƣ vậỵ

Khác với Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Cửa gió của Xuân Đức lại viết về vùng Vĩnh Linh 10 năm trƣớc, nghĩa là một vấn đề có những lời giải đáp chính xác của thời gian và lịch sử. Những sự kiện, những diễn biến đã lắng lại, đƣợc định

giá và chắc hẳn cả những cái mà trong những năm chiến tranh chƣa đƣợc phép nói ra thì nay có thể tiết lộ. Đấy chính là cơ sở thuận lợi cho ngƣời viết tiểu thuyết.

Đứng về mặt nhận thức và phản ánh mà nói thì Xuân Đức có cố gắng để nhìn nhận và miêu tả hiện thực một cách khách quan hơn. Phƣơng hƣớng tiếp cận chiến tranh của anh là trình bày một bức tranh toàn cảnh rộng lớn. Diễn biến lịch sử đƣợc nhìn qua những hoạt động của Bộ chỉ huy quân sự Vĩnh Linh với chính uỷ Trần Vũ, tham mƣu trƣởng Trần Chính. Những trang viết về các hoạt động của đơn vị Lợi là hình ảnh rõ về một hình thái tác chiến ở vĩ tuyến 17.

Trong tập I, tiểu thuyết Cửa gió đã không mắc những định kiến hình thức khi miêu tả kẻ thù, không biểu lộ mặt nó nhƣ quỷ, mà biết cách mô tả nó là một con ngƣời, và dù là một tên bản chất phản động, nó vẫn là con ngƣời của cuộc đời thƣờng và sự phản bội của cô Hoan kia đã bị bà mẹ kịch liệt lên án với mức án cao nhất của một ngƣời mẹ là từ mặt con, thì cũng đƣợc tác giả soi sáng ở khía cạnh coi cô còn là một nạn nhân. Cô đã có thể chờ đợi và chịu đựng 8 năm trời nhƣng cho đến phút chót cô đã quỵ ngã trƣớc sự quá ranh ma, nham hiểm của kẻ thù. Rõ ràng trong mối quan hệ khá phức tạp giữa cô Hoan và tên Tá, giữa Hoan và ngƣời mẹ cùng ngƣời yêu cũ là một bi kịch đau xót do chiến tranh mang lạị Nhƣng bi kịch số phận đó không hiếm trong một dân tộc mà một phần ba thế kỷ là chiến tranh và phân lỵ

Có thể thấy, trong chiến tranh, khi cầm bút viết về cuộc chiến đấu đang diễn ra trong đó chính nhà văn của chúng ta là những ngƣời tham dự, ngƣời trong cuộc, ngƣời chiến sĩ, bản thân họ tự nguyện coi mình là ngƣời cổ vũ, nhà tuyên truyền nhiệt huyết cho cuộc chiến đấu đó. Giờ đây khi chiến tranh đã lùi xa, từ ngƣời cổ vũ cho cuộc chiến đấu vì lý tƣởng cao cả, chân chính, và khi thắng lợi đã hiển nhiên thuộc về dân tộc ta, nhà văn trở thành ngƣời có khát vọng đƣợc đào sâu trực

tiếp vào tiến trình thực tế của cuộc chiến đấu để trình bày phát hiện mọi mặt của nó, chiều sâu phức tạp và những điều chƣa kịp khám phá về nó. Từ ngƣời tự nhận nhiệm vụ chủ yếu là ngợi ca và khẳng định cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc, giờ đây nhà văn lại coi mình là ngƣời phân tích và đánh giá những vấn đề gay gắt nhất nảy sinh trong hiện thực chiến tranh liên quan trực tiếp đến số phận từng con ngƣời và toàn xã hộị Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện thực chiến tranh, giờ đây, sau khi cuộc chiến đã kết thúc, đã lùi xa, nhà văn coi mình có nhiệm vụ là “mổ xẻ” thực tế chiến tranh, tìm đến các mặt khác nhau của chiến tranh, dù đó là anh hùng hay hèn nhát; niềm vui hay nỗi buồn; chiến công hay thất bại; ánh sáng hay bóng tối; cao cả hay thấp hèn; chiến thắng và những cái giá phải trả cho chiến thắng, không phải trả ngay trong chiến tranh mà còn phải tiếp tục trả những năm dài sau chiến tranh. Vết hằn chiến tranh - nỗi đau, âm vang của quá khứ chiến tranh trong hiện tại đối với ngƣời đã từng đi qua chiến tranh và đối với cả dân tộc phải đƣơng đầu với chiến tranh để đứng vững, để tự bảo vệ.

Mƣời năm đầu sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, có thể nói độ lùi – quãng cách thời gian chƣa nhiều, song tiểu thuyết đã bƣớc đầu thể hiện những khuynh hƣƣớng phản ánh, phân tích hiện thực chiến tranh một cách sâu sắc và toàn diện hơn; góp phần “tạo đà” cho những đổi mới toàn diện của tiểu thuyết về tài chiến tranh giai đoạn sau 1986.

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 (Trang 42)