Độc thoại nội tâm – Vùng đặc thù của tiếng nói nhân vật

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 (Trang 94)

1975 – 1985

3.3.2. Độc thoại nội tâm – Vùng đặc thù của tiếng nói nhân vật

Độc thoại nội tâm luôn là khu vực ngôn ngữ nhạy cảm nhất và thoải mái nhất để nhân vật nói lên những suy tƣ thầm kín của mình. Tiểu thuyết giai đoạn 1975 - 1985 nhƣ đã nói ở những phần trên, đã bƣớc đầu đi vào khai thác đời sống nội tâm nhân vật – ngƣời lính. Bên cạnh phẩm chất dũng cảm, kiên cƣờng trong chiến đấu, hàng ngày phải đối mặt với những khó khăn, khốc liệt, những mất mát và hi sinh song ở họ vẫn luôn có những vùng kí ức không thể nào quên của quá khứ.

Độc thoại nội tâm hay tiếng nói bên trong của nhân vật sẽ mở ra đời sống tâm hồn của con ngƣời với đầy đủ những cung bậc khác nhau: vui, buồn, hạnh phúc, bất hạnh; hi vọng và thất vọng ... Dù chƣa có những tác phẩm “đỉnh cao” trong việc phân tích tâm lí và nội tâm nhân vật song tiểu thuyết giai đoạn này đã cho thấy những suy tƣ trăn trở – dù là thoáng qua của những ngƣời lính đang phải đối mặt với cuộc chiến hoặc vừa bƣớc ra khỏi cuộc chiến. Đó là tiếng nói nội tâm có phần xót xa, đau đớn của Mạc khi thấy sự phản bội của ngƣời thân (Năm 1975 họ đã sống như thế). Mạc đã kể câu chuyện buồn của mình bằng cái giọng mỉa mai và chua chát, song trong sâu thẳm tâm hồn anh là biết bao day dứt, trăn trở mà anh không thể chia sẻ cùng aị Chỉ đến khi Mạc hy sinh, đồng đội mới tìm thấy quyển sổ nhật kí mà trong đó anh tự đối thoại với chính mình:

“Nằm nói chuyện với Thăng. Cậu ta không tin mình sẽ lại tha thứ cho Nhuần. Nhiều ngƣời khuyên mình cắt đứt. Bỏ thì khó khăn gì đâu nhƣng có thể sự cắt đứt đó sẽ đẩy cô ấy đến chỗ hƣ hỏng hoàn toàn. Mình là một ngƣời cộng sản, mình phải lƣờng tính điều đó, phải có trách nhiệm với lầm lỗi và cuộc đời của ngƣời khác. Tự nhiên lại thấy thƣơng yêu tha thiết nhƣ trƣớc. Giải phóng xong Sài Gòn sẽ viết thƣ cho cô ấỵ Ba bốn năm nay mình có viết về một chữ nào đâụ Hình nhƣ mình cũng có lỗi thì phảị Hôm ra đi lần thứ hai, mình tránh tất cả mọi săn sóc, mình đã hôn cô ấy một cách lạnh nhạt, giờ nghĩ lại vẫn thấy xấu hổ.”.

Đó còn là tâm sự có phần khắc khoải của Linh (Nắng đồng bằng) về tình yêu, về lí tƣởng sống, về cuộc chiến tranh...: “ Nhƣng mai đây, vùng đồng bằng xa lạ dƣới kia có phải là mảnh đất cuối cùng mình đi tới đó không? Kết thúc cuộc sống ở đó chăng? Những đơn vị lớn vừa ngƣợc lên biên giới xa xôi kia nghĩa là thế nàỏ Chiến bại phải không?...”.

Đến tâm sự của Cúc (Những người đi từ trong rừng ra), Nguyễn Minh Châu lại cho ta thấy, những ngƣời lính khi bƣớc ra khỏi cuộc chiến vẫn phải đối mặt với biết bao vấn đề của cuộc sống mới ngay sau chiến tranh, họ vẵn phải trăn trở để tìm ra một hƣớng đi cho cuộc đời mình. Cúc tự hỏi: “ Mình xuống thì làm đƣợc việc gì?. Hồi còn ở bên xã đội mình biết các loại mìn và tự tay mình gỡ hàng trăm quả mìn, nhƣng bây giờ có phải nhƣ hồi còn đánh nhau nữa đâủ Bây giờ mình còn thì giờ đâu để đi gỡ mìn nhƣ ngày xƣả Bây giờ, công việc chất đống lại nhƣ một trận đồ bát quáị Bây giờ đất đai nhƣ vừa sinh nở... một xã Triệu Phú bây giờ đi bộ suốt ngày còn chƣa hết các xóm, làm sao rà tìm và gỡ đƣợc hết mìn...? ”.

Cũng có một tâm trạng giống nhƣ Cúc (Miền cháy), Hiển (Những người đi từ trong rừng ra), một ngƣời lính bƣớc ra từ cuộc chiến để rồi trải qua biết bao băn khoăn, trăn trở khi bƣớc vào cuộc sống thời bình với một tâm trạng “rằng trong đời

mình chƣa hề làm một nghề gì, chƣa bao giờ phải tự đi làm nuôi thân, chƣa bao giờ mình sống bằng một thứ nghề nghiệp gì trong tay”. Ngƣời lính một thời chỉ quen hành quân và cầm súng chiến đấu với kẻ thù - nay bƣớc vào cuộc sống hoà bình tiếp tục công cuộc dựng xây, tái thiết đất nƣớc mà trƣớc mắt là hiện thực còn ngổn ngang, bề bộn, làm sao tránh khỏi những lúng túng, trăn trở.

Bên cạnh những dòng độc thoại nôị tâm của những ngƣời lính đã và đang chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc với một niềm tin chiến thắng Nguyễn Trọng Oánh lại có những dòng phân tích tâm lí của một kẻ phản bội – Tám Hàn – qua những suy nghĩ thầm kín và cuộc đấu tranh ghê gớm bên trong con ngƣời hắn để có thể đi đến quyết định dứt áo đứng về phía kẻ thù. Tám Hàn đã day dứt, trăn trở, phân tích và tính toán mọi chuyện để rồi đi đến khẳng định có ba lí do để hắn phản bội: Thứ nhất là khó mà sống sót trong trận chiến đấu này; thứ hai là hắn cảm thấy mất tín nhiệm với cả cấp trên lẫn cấp dƣới; và thứ ba là hắn cảm thấy cấp trên đã xử trí không công bằng với mình. Dù tỉnh táo để phân tích tình hình đến đâu thì Tám Hàn cũng không thể tránh khỏi những giây phút ăn năn, hối hận và do dự: “Riêng có một điều còn làm ông suy nghĩ: Đó là thắng lợi cuối cùng. Điều này ông không thể thấỵ Điều này tất cả ngƣời Việt Nam, dầu có lạc hậu đến đâu, hầu nhƣ cũng biết nghĩ vậỵ Ngay đến cả tay chân của bọn đế quốc Mĩ tuy ra sức hò hét chiến tranh cũng không tin ở thắng lợi của chúng. Vậy thì saỏ Vì sao ông lại từ bỏ con đƣờng Cách mạng mà đã từ hai mƣơi năm nay ông theo đuổỉ Ông tự hỏi mình.”. Tâm lí của một kẻ đang làm một việc sai lầm, một hành động tội lỗi, một kẻ hản bội đã cho độc giả thấy đƣợc những “góc sâu u tối” trong tâm hồn con ngƣời để thấy một cách rõ ràng hơn rằng chiến tranh nhƣ là một thứ “dung dịch cực mạnh” để phân định vàng – thau; trắng - đen; tốt - xấụ

Có thể nói, đời sống nội tâm của con ngƣời là một thế giới bí ẩn và phức tạp; trƣớc những biến đổi của lịch sử, những bƣớc ngoặt của cuộc đời, con ngƣời hơn bao giờ hết lại có nhu cầu giãi bày tâm sự, thậm chí là đối thoại với chính mình. Mƣời năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc, tiểu thuyết đã bắt tay vào khai thác mảng hiện thực đời sống hậu chiến thông qua đời sống nội tâm nhân vật. Tuy nhiên, độ lùi thời gian dƣờng nhƣ chƣa đủ để các nhà tiểu thuyết xây dựng nên những kết cấu, những nhân vật hoàn toàn mớị Và cũng chính vì thế, việc tổ chức những tiếng nói khác nhau bên trong tác phẩm chƣa thật phong phú, sâu sắc và độc đáọ Chỉ riêng vùng độc thoại nội tâm – tiếng nói đặc thù của nhân vật cũng thoáng qua, xen kẽ một cách thƣa thớt chứ chƣa hẳn là những trục xoáy xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm nhƣ tiểu thuyết giai đoạn saụ Theo quan điểm của ngƣời viết luận văn, đây là cách đánh giá khách quan và trung thực về tiểu thuyết giai đoạn 1975 - 1985, nhƣ đã nói là giai đoạn “khởi đầu nan”, đầy khó khăn trong việc tìm kiếm một hƣớng đi mớị Tuy chƣa tạo thành dòng chảy lớn song tiểu thuyết giai đoạn này lại có tính chất “khơi dòng” hay là “mở đƣờng” cho tiểu thuyết giai đoạn sau đi tới những đỉnh caọ

KẾT LUẬN

Kể từ sau 1975, văn học Việt Nam bƣớc sang một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển. Từ những tác phẩm còn mang đậm dấu ấn của văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ cƣú nƣớc ở những năm đầu sau chiến tranh đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX, văn học đã có những bƣớc chuyển mình và thể hiện sự đổi mới trên nhiều phƣơng diện. Văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng đã gặt hái đƣợc những thành công đáng kể, đƣa văn học nƣớc nhà tiến thêm một bƣớc trên hành trình hoà nhập với văn học thế giới, trong đó tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh và ngƣời lính đóng vai trò quan trọng. Đặt các tiểu thuyết viết về chiến tranh và ngƣời lính trong xu hƣớng vận động đổi mới của văn xuôi để tìm hiểu những đặc trƣng nổi bật trong việc khai thác hiện thực chiến tranh và hình tƣợng ngƣời lính, chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:

1. Trên phƣơng diện nội dung, tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đã mở rộng phạm vi phản ánh theo hƣớng đa dạng hoá đề tàị Đặc điểm này có cơ sở từ bối cảnh xã hội, đời sống văn hoá mới hiện thực hoá thành nhu cầu đổi mới từ phía chủ thể sáng tạọ Sự đổi mới về nội dung phản ánh thể hiện rõ ở những biến đổi trong cảm hứng: từ cảm hứng mang đậm chất sử thi của văn học 1945 -1975, văn học đổi

mới quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề của cuộc sống đời thƣờng. Với xu hƣớng này, tiểu thuyết sau 1975 khai thác đề tài chiến tranh, ngƣời lính trong sự hoà trộn đan xen với những đề tài thuộc phạm vi thế sự, đời tƣ. Sự biến đổi trong mối quan hệ giữa ngƣời lính với lịch sử, giữa cá nhân với cộng đồng thể hiện rõ quá trình hình thành con ngƣời cá nhân trong quan niệm văn học và chứng tỏ sự xâm nhập, dân chủ hoá theo hƣớng đa dạng hoá đề tàị

2. Quãng thời gian mƣời năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đủ để các cây bút tiểu thuyết dự cảm về một hƣớng đi mới, tuy chƣa đủ điều kiện cần thiết để thực sự tạo ra những chuyển biến lớn trong đời sống văn học. Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh trong khoảng thời gian này nhìn chung vẫn tiếp tục xu hƣớng phản ánh của văn học kháng chiến. Hiện thực chiến tranh trong các tác phẩm là kết quả của những tích luỹ tƣ liệu chân thực ngồn ngộn những chi tiết, sự kiện của cuộc chiến. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn hồi ức chiến tranh nóng hổi, đã bắt đầu manh nha tìm tòi khai thác những vấn đề của chiến tranh, hậu chiến tranh gắn với nhu cầu thẩm mĩ của cuộc sống thời bình.

Nhìn chung, có thể nhận định về tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh giai đoạn 1975 – 1985 là: càng về sau chất sử thi giảm dần ở từng tác giả và đã xuất hiện nhu cầu phản ánh thế sự, đời tƣ. Quá trình vận động này đến một lúc sẽ đạt đến trình độ mới với các tác phẩm nhìn nhận về chiến tranh, hậu chiến tranh “gần” hơn, “đời” hơn trong thời kì đổi mớị Những biến động to lớn của đời sống xã hội, cuộc sống riêng tƣ của con ngƣời trong chiến tranh cũng nhƣ những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại trong đời sống xã hội và trong sự sống của từng cá thể là rộng lớn, phức tạp, đa dạng hơn nhiều những gì thể hiện qua bề mặt những biến cố, sự kiện lịch sử.

Đúng nhƣ nhà văn Lê Lựu từng bộc bạch: “Một thời chúng ta không quan tâm hoặc có mà rất hời hợt với sự mất còn của thân phận của số kiếp con ngƣời mà toàn viết về nhiệm vụ, công việc của một phong trào, một chính sách nào đó mà quên đi có những chuyện riêng tƣ của bản thân nhân vật và bạn đầy niềm vui và nỗi buồn. Cả sự đau đớn mất mát nữạ..”. Khắc phục những cái nhìn có phần giản đơn, một chiều thƣờng thấy trong tiểu thuyết viết về chiến tranh theo khuynh hƣớng “lí tƣởng hoá”, các tác phẩm tiểu thuýêt nói riêng và văn xuôi nói chung ở giai đoạn này đã bƣớc đầu thực hiện một bƣớc tiến mới trong việc đi sâu phân tích hiện thực chiến tranh, hậu chiến tranh với những màu sắc đa dạng, thậm chí cả những “góc khuất” mà trƣớc đây văn học ngần ngại hoặc không dám nhắc tớị

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi theo hƣớng tích cực của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh và ngƣời lính, nhƣng một trong những điểm quan trọng là chiến tranh đã đƣợc tái hiện bởi chính những con ngƣời đã từng khoác áo lính. Hiện tƣợng “nhà văn – chiến sĩ” trong văn học Việt Nam từng đƣợc nhà văn Bùi Hiển xem là một “hiện tƣợng khá độc đáo của chúng ta”. Những ngƣời lính cầm bút viết về chiến tranh với tƣ cách nhân chứng chiến tranh, họ viết về chiến tranh và ngƣời lính là viết bằng trải nghiệm xƣơng máu của mình, họ viết về đồng đội và viết về chính mình bằng cả lƣơng tâm trách nhiệm và niềm tin lớn laọ

3. Xuất phát từ sự thay đổi trong quan niệm về cuộc sống và con ngƣời, tiểu thuyết sau 1975 cũng đã có những tìm tòi đổi mới về nghệ thuật sao cho phù hợp với thực tế bề bộn ngổn ngang và đầy biến động của xã hội Việt Nam ngay sau chiến tranh. Tính chất “giao thời” của lịch sử, của xã hội Việt Nam từ một đất nƣớc bị chia cắt, bị chìm đắm trong chiến tranh, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, đã hằn in dấu ấn trong sự giao thoa, chuyển tiếp của nghệ thuật tiểu thuyết. Giai đoạn 1975 - 1985 chính là giai đoạn chuyển tiếp, giao thoa và bắc

cầu từ nghệ thuật tiểu thuyết truyền thống 1945 -1975 sang thời kì đổi mới từ sau 1986. Điều này tạo nên tính chất lƣỡng hoá – chƣa hoàn toàn thoát khỏi cái cũ trƣớc đó, cũng chƣa hoàn toàn “lột xác” để thành một cái mới nhƣ sau nàỵ

Về cấu trúc thể loại tiểu thuyết đã có sự chuyển dịch từ cấu trúc lịch sử – sự kiện mang hơi hƣớng “sử thi” của tiểu thuyết 45 - 75 đến cấu trúc lịch sử – tâm hồn con ngƣời, những vấn đề thế sự - đời tƣ đã bƣớc đầu đƣợc quan tâm và đƣa vào trang viết.

Kết cấu thời gian – không gian của tiểu thuyết cũng có sự vận động, tìm tòi hƣớng đi mới: từ thời gian vật lí sang thời gian tâm lí, từ không gian địa lí đến

không gian tâm tưởng khiến cho nhịp điệu, tiết tấu của tiểu thuyết hài hoà uyển chuyển hơn. Đặc biệt bắt đầu xuất hiện vùng kí ức của nhân vật. Vùng kí ức này sẽ trở thành những điểm nhấn rất quan trọng góp phần làm nên thành công về mặt nghệ thuật cho tiểu thuyết thời kì đổi mớị Sự thật là những tiểu thuyết đỉnh cao sau này nhƣ Ăn mày dĩ vãng hay Nỗi buồn chiến tranh thì ấn tƣợng đầu tiên và sâu sắc nhất chính là nỗi ám ảnh của quá khứ tràn ngập trong kí ức khắc khoải của nhân vật.

Về quan điểm trần thuật, tiểu thuyết giai đoạn này mới chỉ dừng lại ở một điểm nhìn trần thuật, hầu hết trong các tác phẩm, ngƣời kể chuyện đều là tác giả, ngƣời đứng ngoài câu chuyện, biết tất cả và kể lại từ đầu đến cuốị Sự đơn điệu, một chiều này sẽ đƣợc khắc phục ở giai đoạn saụ

Có thể nói, đề tài chiến tranh là một đề tài mở, uyển chuyển và sinh động, song đặt nó vào một giai đoạn ngắn mƣời năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc thì lại là một phạm vi hẹp bởi giai đoạn 1975 -1985 là một giai đoạn mang tính chất bƣớc ngoặt, tính chất “bản lề” khép lại thời kì chiến tranh, mở ra cuộc sống hoà bình, thống nhất đất nƣớc. Trƣớc một hiện thực ngổn ngang bề bộn ấy, văn học nói

chung và tiểu thuyết về chiến tranh nói riêng đã cố gắng tìm tòi một hƣớng đi sao cho phù hợp với đời sống văn hoá văn nghệ của một đất nƣớc vừa bƣớc ra khỏi cuộc chiến tranh. Chúng ta ghi nhận những thành tựu mà tiểu thuyết giai đoạn này đã đạt đƣợc và nó đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên diện mạo và những thành công cho tiểu thuyết thời kì saụ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Vũ Tuấn Anh – Văn học đổi mới và phát triển, Tạp chí Văn học, Số 4/ 1995.

2.Vũ Tuấn Anh – Văn học nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học Xã hội,

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)