Kiến thức:Khái niệm, mục đích, tác dụng của thao tác lập luận, phân tích sánh.. Kỹ năng: - Nhận ra và phân tích vai trò của sự kết hợp của thao tác phân tích và so sánh qua các văn bản.
Trang 1TUẦN 11 - TIẾT 42: LÀM VĂN: LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ
SO SÁNH
A Mục tiêu:
1 Kiến thức:Khái niệm, mục đích, tác dụng của thao tác lập luận, phân tích sánh.
2 Kỹ năng: - Nhận ra và phân tích vai trò của sự kết hợp của thao tác phân tích và so sánh qua
các văn bản
- Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh trong việc tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội hoặc văn học
3 Thái độ tư tưởng: Vận dụng kiến thức vào làm bài
B Chuẩn bị của GV và HS
1 Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2 Học sinh: Soạn bài
C Tiến trình dạy - học:
1 Ổn định tổ chức:
1'
2 Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 15 phút
3 Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy,
+ PP giới thiệu: thuyết trình
1' Giới thiệu giờ trước chúng ta đã tìm hiểu thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh, giờ này chúng ta cùng luyện tập thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về nội dung
dạy:
- Củng cố kiến thức, kỹ năng cơ bản về thao
tác lập luận phân tích và so sánh
5' - Ôn lại thao tác lập luận phân tích và lập luận phân tích
- Ôn lại thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh
Trang 2- Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so
sánh trong bài văn nghị luận xã hội hoặc văn
học
- Công việc của GV: phát vấn, đưa ra bài tập
cho học sinh làm
- Công việc của HS: đọc bài, suy nghĩ, trao
đổi và trả lời các câu hỏi
- Luyện tập
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: Ôn lại thao tác lập luận phân tích và lập
luận phân tích
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời
18' - Ôn lại thao tác lập luận phân tích và lập luận phân tích
+ Cách phân tích: Chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định
+ Yêu cầu của phân tích:
Khi phân tích cần chia tách đối tượng
thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (qhệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, qhệ giữa các đối tượng với các đối tượng liên quan, qhệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích, ); đồng thời đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, chú ý đến mối quan hệ giữa các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất
Phân tích cụ thể bao giờ cũng gắn liền
với tổng hợp và khái quát Khi phân tích bao giờ cũng phải kết hợp giữa nội dung và hình thức
- Ôn lại thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh
+ Có hai cách so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản
+ So sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, chung một bình diện, so sánh phải đi
Trang 3đôi với nhận xét, đánh giá thì sự so sánh mới trở nên sâu sắc
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn
học sinh làm bài
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm
bài
- Công việc của GV: ra bài tập 2 hướng dẫn
học sinh làm bài
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài
13' 1.Bài tập1
* Gợi ý
- Đoạn văn sử dụng thao tác phân tích và thao tác so sánh:
+ Phân tích “ Tự kiêu tự đại là khờ dại
Vì mình hay còn nhiều người hay hơn mình Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ” + So sánh: Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn ( để thấy
sự nhỏ bé, vô nghĩa và đáng thương của thói tự kiêu tự mãn đối với mỗi cá nhân trong tập thể hoặc cộng đồng)
-> Thao tác phân tích đóng vai trò chủ đạo, thao tác so sánh có vai trò bổ trợ Phân tích giúp con người nhận thức bằng
tư duy trừu tượng, so sánh giúp con người nhận thức bằng tư duy cụ thể
2.Bài tập 2 Gợi ý Luận điểm 1 Sự cần thiết của đọc sách
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn
- Nhưng học vấn là gì là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại, tích luỹ bằng sách vở
- Vậy sách là kho tàng quý báu lưu giữ tinh thần của nhân loại - đọc sách để chuẩn bị hành trang
Luận điểm 2 Hai trở ngại cho nghiên cứu học vấn
Trang 4- Hiện nay nhiều sách vở kể
- Mọt sách chỉ chú ý vào sách không chú ý chuyện khác
Luận điểm 3 Cách chọn sách
- Cách chọn sách
- Cách đọc
Kiểm tra 15 phút: Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên lúc chiều tàn trong hai đứa trẻ của
Thạch Lam
4 Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài
Gv chốt lại: kiến thức lí thuyết và bài tập
* Dặn dò: 1 Bài tập về nhà: làm bài tập 3
2 Tiết học tiếp theo: Hạnh phúc của một tang gia