1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

91 4,6K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 488 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH DƯƠNG THỊ HIỆP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THPT HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP (QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TẠI HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Đồng Tháp, 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THPT HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP (QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TẠI HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP) Chuyên ngành: LL và PPDH Bộ môn Chính trị Mã số: 6014.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS: Đoàn Minh Duệ Đồng Tháp, 2012 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Đòan Minh Duệ, Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Vinh, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đở tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, khoa đào tạo Sau Đại học, khoa Giáo dục chính trị, cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thứcluận chính trị quý báu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin trân trọng cám ơn Phòng THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp, Ban Giám Hiệu trường THPT Giồng Thị Đam, Trường THPT Tân Hồng, Tổ Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân Trường THPT Giồng Thị Đam đã động viên, tạo điều kiện cho tôi cả về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống, học tập và công tác. Đồng Tháp, tháng 7 năm 2012 Tác giả Dương Thị Hiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNDVBC: Chủ nghĩa duy vật biện chứng CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa XHCN: Xã hội chủ nghĩa THCS: Trung họcsở THPT: Trung học phổ thông BVMT: Bảo vệ môi trường BCHTƯ: Ban chấp hành trung ương CNDV: Chủ nghĩa duy vật MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG Chương 1. Cơ sởluậnthực tiễn của nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay. 1.1. Cơ sởluận của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT 8 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp .33 Kết luận chương 1 .49 Chương 2. Quan điểm và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học THPT trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn hiện nay. 2.1. Quan điểm của Đảng ta về môi trườngbảo vệ môi trường .50 2.2. Một số giải pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn hiện nay 59 Kết luận chương 1 .79 C. KẾT LUẬN D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hàng ngày, con người cần hít thở không khí, ăn, ở, mặc, đi lại, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều đó chứng tỏ rằng: cuộc sống của con người và xã hội loài người đều liên quan đến môi trường. Tách khỏi môi trường con người sẽ không tồn tại và nếu môi trường bị tổn hại thì cuộc sống của con người cũng bị đe dọa. Con người tồn tại trong môi trường, hoạt động trong môi trường và con người cũng là nhân tố của môi trường. Bất cứ một hành động nào của con người cũng đều ảnh hưởng đến môi trường. Trồng cây xanh trên đường làng, nơi bãi đất hoang làm cho không khí trong lành, vứt một mảnh giấy vụn, một bọc nylon cũng làm cho môi trường bị ô nhiễm. Từ xa xưa khi cuộc sống còn hoang dã thì sự tồn tại của thiên nhiên tương đối ổn định, đất đai màu mỡ, động thực vật phong phú, đa dạng. Bùng nổ dân số, sự phát triển của Khoa học- Công nghệ cùng với sự tác động của công nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng đa dạng, con người đã lạm dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường ngày càng xấu đi, diện tích rừng bị thu hẹp, trái đất nóng lên, khí hậu thất thường, băng tan, lũ lụt, hạn hán…Điều đó đã làm cho cuộc sống của con người bị đe dọa. Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình mở cửa và hội nhập. Bên cạnh sự gia tăng dân số là xu hướng đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ đã làm cho tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng thêm trầm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là từ nhận thức con người. Theo ông Mai Ái Trực, nguyên Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường: “Thời gian qua công tác tuyên truyền nhất là các phương tiện thông tin đại chúng nhận thức về môi trường trong nhân dân đã được nâng lên. Các hành vi gây tác hại cho môi trường vẫn hàng ngày diễn ra, cho thấy nhận thức của mọi người mới chỉ dừng lại hiểu biết về môi trường và mong muốn được sống trong môi trường trong lành còn bản thân cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường thì chưa rõ.” Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức để “ tạo sự chuyển biến đến mức có thể thay đổi hành vi của mọi người theo hướng có lợi cho môi trường” [7; 6]. Hiện nay, công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, đặc biệt là học sinh THPT đã được triển khai. Nhưng thực tế một số trường học tình trạng ít cây xanh hoặc không có cây xanh vẫn còn phổ biến; học sinh vứt rác bừa bãi vẫn còn diễn ra hàng ngày. Ngay bên trong một số trường học, dù đã có những thùng đựng rác lớn nhưng rác vẫn vứt bừa bãi, nhà vệ sinh công cộng hôi thối… Những năm gần đây, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói chung, trên địa bàn huyện Tân Hồng nói riêng bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nhận thức về bảo vệ môi trường của học sinh một số trường học đã được nâng lên, tình trạng hôi thối và ô nhiễm quanh khu vực trường học đã được cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng vứt rác trong lớp học và sân trường vẫn còn diễn ra, nhà vệ sinh công cộng vẫn còn hôi thối, bãi đỗ rác công cộng chưa được xử lí …. Hơn nữa, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT còn mang tính hình thức và chưa được coi trọng đúng mức mà chỉ dừng lại việc lồng ghép một số môn học như: Văn, Sử, Địa, Sinh, Kỹ thuật, Giáo dục công dân. Điều đó cho thấy, công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Tân Hồng nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung chưa thực sự hiệu quả. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp)” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường đã đến mức báo độngbảo vệ môi trườngvấn đề cần thiết, và hữu ích. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và ổn định xã hội đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường như: Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX và X đề cập đến vấn đề môi trường và xem việc bảo vệ môi trườngmột trong những vấn đề quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước; Chỉ thị số 36 - CT/TW của Bộ Chính trị Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH được ban hành năm 1998; Nghị quyết số 41 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 11 năm 2004 về Bảo vệ môi trường thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp theo đó là Chỉ thị 29 - CT/ TW ngày 21/1/2009 của Ban Bí thư ban hành nhằm đẩy mạnh việc thực hiện triệt để các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 41- NQ/TW. Chỉ thị và Nghị quyết đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các, các ngành và nhân dân, mức độ suy thoái và ô nhiễm môi trường đã từng bước được hạn chế, đồng thời Chỉ thị và Nghị quyết cũng đánh giá lại mức độ và hiệu quả của quá trình triển khai. Trên cơ sở đó, Chị thị và Nghị quyết đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế, nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các tầng lớp nhân dân trong thời gian tới. Quyết định số 1363/QĐ – TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định đưa ra nội dung và phướng thức giáo dục bảo vệ môi trường là phải đảm bảo tính toàn diện từ bậc học Mầm non cho đến bậc THPT và “thực hiện theo phương thức khai thác triệt để tri thức về môi trường hiện có các môn học 3 trong nhà trường. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường còn được thực hiện ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn cộng đồng” (12; 1), Quyết định số 256/2003/ QĐ- TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nhấn mạnh bảo vệ môi trườngmột bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế và là cơ sở đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, đây cũng là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của người dân. Ngoài ra vấn đề này được các tác giả đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, một số bài viết đã đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh khác của vấn đề, cụ thể như: Hỏi đáp về môi trường sinh thái của nhóm tác giả Phan Nguyên Hồng, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Phương Nga, NXB Giáo dục, 2005. Các tác giả biên soạn dưới dạng hỏi đáp về môi trường nhằm giúp các em học sinh có thêm hiểu biết về môi trường, về sinh thái, thấy được sự hài hòa của thiên nhiên, đồng thời nắm được những tác hại đến tài nguyên và môi trường do con người gây ra; Môi trườngô nhiễm của Lê Văn Khoa, NXB Giáo dục, 2005, đã đề cập đến tình hình môi trườngô nhiễm môi trường hiện nay, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trên cơ sở cảnh tỉnh và kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường; Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của tác giả Thu Hiền được đăng trên báo điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang Giáo dục bảo vệ môi trường, đã nêu lên tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường. Từ đó, tác giả nhấn mạnh cần phải học tập tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay; Kỷ yếu hội thảo dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường môn Giáo dục công dân cấp THPT của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Tháp, 2010, Kỷ yếu tập hợp một số bài viết của các giáo viên trong tỉnh về kinh 4 . GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THPT Ở HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP (QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TẠI HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP). ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) ”

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, (2003), Sinh Thái và Môi trường, Nxb Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh Thái và Môi trường
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2003
5. Bản tin Giáo dục môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam – VIE/98/018, số 15, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam – VIE/98/018
6. Bản tin Giáo dục môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo- Giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam – VIE/98/018, số 16, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo- Giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam – VIE/98/018
7. Bản tin Giáo dục môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo- Giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam – VIE/98/018, số 17, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo- Giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam – VIE/98/018
8. Bản tin Giáo dục môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo- Giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam – VIE/98/018, số 18, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo- Giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam – VIE/98/018
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1991
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
16. Phan Nguyên Hồng, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Phương Nga, (2005), Hỏi đáp về môi trường sinh thái, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về môi trường sinh thái
Tác giả: Phan Nguyên Hồng, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Phương Nga
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
17. Thu Hiền, Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, đăng trên báo điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang giáo dục bảo vệ môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững
27. Nguyễn thiện Nhân, Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 v ề việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua" “"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
28. Hoàng Phê, (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Năm: 1992
29. Nguyễn Duy Sơn, (2009), Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa thông qua việc dạy học môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS( Qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa thông qua việc dạy học môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS( Qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Nguyễn Duy Sơn
Năm: 2009
31. Nguyễn Thị Phương Thảo, (2009), Những Giải pháp tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho Thanh Niên phường Cửa Nam và Đông Vĩnh ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những Giải pháp tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho Thanh Niên phường Cửa Nam và Đông Vĩnh ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thảo
Năm: 2009
2. Ban Bí thư, (2009), (2009), Chỉ thị số 29-CT/T.Ư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị (khóa IX) "Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Khác
3. Bộ Chính trị, (1998), Chỉ thị số 36 - CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Khác
4. Bộ Chính trị, (2004), Nghị quyết số 41 - NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước Khác
14. Chính phủ, (2001),Quyết định số 1363/QĐ- TTg về việc phê duyệt dự án Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân Khác
15. Chính phủ, (2003),Quyết định số 256/2003/ QĐ- TTg về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
16. Chính phủ, (2005), Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng trên ta thấy số lớp tăng giảm bất thường, số học sinhTHPT có chiều hướng giảm dần theo từng năm - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
ua bảng trên ta thấy số lớp tăng giảm bất thường, số học sinhTHPT có chiều hướng giảm dần theo từng năm (Trang 45)
Bảng 4. Xếp loại hạnh kiểm: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 4. Xếp loại hạnh kiểm: (Trang 46)
Bảng 3. Bảng xếp loại học lực - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3. Bảng xếp loại học lực (Trang 46)
Bảng 4. Xếp loại hạnh kiểm: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 4. Xếp loại hạnh kiểm: (Trang 46)
Bảng 5. Nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục môi trường - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 5. Nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục môi trường (Trang 50)
Bảng 5. Nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục môi trường - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 5. Nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục môi trường (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w