hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đầu tuần, tham quan, lao động và các cuộc thi tìm hiểu về môi trường
Hiện nay, việc thực hiện giáo dục ý thức BVMT cho học sinh tại các đơn vị trường học không còn là vấn đề xa lạ nữa. Tuy nhiên, giáo dục như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất thì còn phụ thuộc rất nhiều vào cách thức của từng nhà giáo và sự phối hợp của các lực lượng trong nhà trường và ngoài xã hội. Ngoài việc tích hợp vào một số bài học của các môn như: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Sinh, Kỹ thuật, việc giáo dục còn được thực hiện ở một số hoạt động khác như: hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đầu tuần, tham quan, lao động và các cuộc thi tìm hiểu về môi trường. Bởi vì thông qua các hoạt động này, chúng ta có thể bồi dưỡng cho các em học sinh tình yêu thiên nhiên, nhìn nhận vấn đề từ thực tiễn cuộc sống, liên hệ và vận dụng vào cuộc sống. Đồng thời,
những hoạt động này sẽ góp phần quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh. Như nhà giáo dục, nhà tư tưởng thời kỳ Phục Hưng Rabơle (1494 – 1553) đã từng nhấn mạnh, “Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ… ngoài việc học ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày”, hay Makarenco- nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga đầu thế kỷ XX, cũng đã nói: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước ta… Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp.”
Từ sau Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến nay, nền giáo dục nước ta rất quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó, hoạt động ngoại khóa là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Bởi vì, có thể thông hoạt động này, chúng ta có thể giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặc ra; biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết nắm bắt những định hướng chính trị, xã hội, biết được những truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất nước và những vấn đề nóng bỏng của thời đại như hoà bình, hữu nghị, hợp tác, dân số, môi trường... Từ đó, rèn luyện cho mình những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hoá, những thói quen trong học tập, lao động; kỹ năng tự quản, tự tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá, hoà nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể có hiệu quả khác.Tuy nhiên, theo điều tra của chúng tôi về việc thực hiện hoạt động ngoại khóa tại đơn vị các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Hồng chưa thu hút được học sinh nên chưa lôi kéo được các em tham gia, vì thế kết quả của việc giáo dục ý thức BVMT chưa mang lại hiệu quả cao. Trên cơ sở điều tra,
phân tích, chúng tôi tìm ra được những hạn chế của nó trong đó có một vấn đề mà chúng tôi nhìn nhận là các đơn vị thực hiện còn mang tính hình thức, sơ sài, chưa nhắm vào trọng tâm, chưa bám sát thực tiễn. Nhằm nâng cao chất lượng của việc giáo dục ý thức BVMT của học sinh trên địa bàn huyện Tân Hồng nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung trong thời gian tới, chúng tôi đưa ra một số biện pháp sau:
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục
hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đầu tuần cho cán bộ, giáo viên, học sinh, làm cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhận thức một cách đúng đắn mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông như điều 2, Luật Giáo dục: “Đào tạo còn người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”; đối với nhà trường phổ thông, Luật Giáo dục nêu: “Mục tiêu giáo dục phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [26; 7]
Để nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, cần phải thông qua nhiều hình thức hoạt động khác nhau như tổ chức hoặc kết hợp với các buổi sinh hoạt chính trị, nghe thời sự, học nghị quyết, họp hội đồng giáo dục, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm quản lí, tổ chức ngoại khoá các chuyên đề về văn hoá giáo dục, đạo đức, pháp luật, phối hợp với các tổ chức chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội tuyên truyền vận động mọi lực lượng tham gia các hoạt động ngoại khóa. Trong các hoạt động ngoại khóa về môi trường, giáo viên phải chuẩn bị giáo án, xây dựng kế hoạch cụ thể và trình lên ban giám hiệu phê duyệt.
Thứ hai, thường xuyên tổ chức và cử giáo viên đi bồi dưỡng kỹ năng tổ
chức hoạt động ngoại khóa vừa nâng cao khả năng tổ chức của mình vừa có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn. Bởi vì, nếu kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục lực lượng này không đổi mới, không có sự lôi cuốn, thiếu hứng thú thì dù có lồng ghép hay tổ chức các hoạt động giáo dục BVMT thì hiệu quả mang lại sẽ không cao.
Thứ ba, chúng ta cần bồi dưỡng năng lực hoạt động cho học sinh. Bởi vì
bất kì một hoạt động nào đều cũng có hai đối tượng: đối tượng tổ chức và đối tượng tham gia. Nếu như đối tượng tổ chức có sự chuẩn bị như thế nào đi nữa nhưng đối tượng tham gia không nhận thức đầy đủ, hứng thú, tự giác thực hiện nhiệm vụ thì hoạt động cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Như vậy, khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa về BVMT, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể và phân công rõ ràng cho từng học sinh, tạo điều kiện để các em tham gia, bàn bạc và tự khám phá vấn đề, phân tích và nhìn nhận vấn đề. Ngoài ra, giáo viên nên cung cấp, giới thiệu những tư liệu cần thiết, liên quan đến hoạt động cho học sinh. Bên cạnh đó giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả, khen thưởng, động viên kịp thời đối với những học sinh có thành tích tốt trong các hoạt động để kích thích lòng nhiệt tình và sự say mê hoạt động trong học sinh, mặc khác phải nghiêm khắc xử lý những đối tượng có hành vi chây lười, làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục chung. Nếu chúng ta làm được điều này thì kết quả của việc giáo dục nhằm nâng cao ý thức BVMT thông qua các hoạt động trong thời gian tới sẽ có những bước chuyển biến tốt.
Thứ tư, chăm lo đến việc xây dựng cơ sở vật chất, môi trường sư phạm và
đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Muốn tổ chức tốt các hoạt động, điều kiện tiên quyết là phải chăm lo đến việc xây dựng cơ sở vật chất trường học và xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh. Ngày nay có nhiều tổ chức, cá nhân rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, do đó, nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ của các lực lượng ngoài xã hội để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo
mọi điều kiện tốt nhất để các lực lượng ngoài xã hội cùng tham gia hoạt động, tham gia giáo dục học sinh. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng cũng là một trong những yếu tố đem lại hiệu quả cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Công tác thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện của học sinh. Để làm tốt việc khen thưởng, hiệu trưởng cần quan tâm đến khâu kiểm tra, đánh giá các hoạt động ngoài giờ. Nếu kiểm tra, đánh giá và động viên khen thưởng kịp thời thì chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ được nâng cao.
Hoạt động ngoại khóa là một trong những con đường để phát triển năng lực trong mỗi cá nhân học sinh trong nhà trường phổ thông, tạo ra môi trường thuận lợi để học sinh phát triển tư duy, hình thành nhân cách đáp ứng theo yêu cầu của xã hội. Việc nhìn nhận đúng vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các cấp quản lí dành sự đầu tư thích đáng để chỉ đạo hoạt động này ở trường, giúp đội ngũ giáo viên có thái độ tích cực và sáng tạo khi tham tổ chức các hoạt động, tạo ra sự chuyển biến về chất trong các hoạt động nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong nhà trường phổ thông. Để làm được điều đó, cần phải có sự cải tiến công tác quản lí hoạt động ngoại khóa theo hướng tích cực hoá các hoạt động, nâng giá trị của hoạt động ngoại khóa ngang tầm với việc giảng dạy – giáo dục nói chung.
Trong nhà trường hiện nay, ngoài việc thực hiện các hoạt động ngoại khóa thì việc tận dụng những buổi chào cờ đầu tuần để thực hiện giáo dục ý thức BVMT cho học sinh là rất cần thiết.
Chào cờ đầu tuần là hoạt động vô cùng thiên liêng đối với người dân mỗi nước. Đối với học sinh, tiết chào cờ đầu tuần góp phần quan trọng trong việc giúp các em rèn luyện nhân cách, từ những việc nhỏ như: Ham học, ham làm, siêng năng, cần kiệm... đến những việc lớn như hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ở mỗi người. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng tiết chào cờ tại các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Hồng còn quá
đơn điệu, nhàm chán, khô cứng vì vậy chưa thu hút được các em thậm chí các em còn trốn tiết và tỏ ra mệt mỏi. Nếu tiết chào cờ buổi sáng được lồng ghép những tiết mục như: tiểu phẩm, chiếu phim, kể chuyện, đàm thoại, đố vui thì tiết chào cờ sẽ trở nên sinh động, hào hứng. Đây còn là một trong những động lực giúp học sinh cảm thấy hăng hái khi bước vào tuần học mới. Song song với quá trình đó nhà trường có thể thực hiện lồng ghép những bài học kỹ năng sống, những câu chuyện, tiểu phẩm về BVMT và tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, điều đó sẽ góp phần tác động rất lớn đối với suy nghĩ và hành động của các em đối với môi trường xung quanh.
Để làm được điều này, trước hết người Hiệu trưởng phải luôn có ý tưởng mới, thay đổi hình thức và nội dung các buổi sinh hoạt. Khi diễn thuyết, Hiệu trưởng ngoài trang phục gọn gàng, chỉnh tề phải, có cử chỉ hành động, lời nói thật mô phạm nhưng thật sự hấp dẫn, thu hút người nghe. Mặc khác, việc lồng ghép các nội dung giáo dục BVMT cho học sinh trong buổi sinh hoạt chào cờ sao cho sinh động, nhưng phải đảm bảo nội dung chính trong một tiết không phải là việc dễ dàng. Về phía nhà trường cần lựa chọn kỹ những nội dung như: gương người tốt việc tốt, xây dựng những tiểu phẩm ngắn nhưng đầy đủ thông tin, lựa chọn những đoạn phim mang tính chất thời sự, những câu hỏi hay…. Hơn nữa trong buổi chào cờ này, nhà trường có thể tổ chức các cuộc thi xây dựng tiểu phẩm về việc BVMT cho các lớp, hoặc khối lớp mỗi tuần, hoặc kết hợp Đoàn trường và Hội liên hiệp thanh niên trong nhà trường hay kết hợp với các trường bạn tổ chức các buổi tham quan các đền đài tưởng niệm, các khu công nghiệp, khu sinh thái hoặc thực hiện những buổi lao động tình nguyện tại các khu vực nghĩa trang, đài tưởng niệm… điều này sẽ kích thích tình yêu thiên nhiên, sự hăng say nhiệt tình, tạo điều kiện cho các em thâm nhập vào thực tế để các em nhìn nhận đánh giá tình trạng môi trường hiện nay, như vậy, lâu dần sẽ tác động đến ý thức và hành động của các em đối với môi trường.
Giáo dục ý thức BVMT cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cần thiết và hữa ích. Tuy nhiên, đây là việc làm không phải dễ dàng đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều lực lượng trong nhà trường và xã hội. Hình thức giáo dục rất phong phú và đa dạng. Nhưng, việc lựa chọn nội dung và kết hợp các phương pháp giáo dục như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất là nghệ thuật của từng đơn vị trường học. Vì vậy, chúng ta có thể tận dụng tất cả các cách thức để áp dụng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Kết luận chương 2
Ô nhiễm môi trường đã và đang đe dọa cuộc sống của con người. BVMT là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả mỗi người đang sinh sống trên Trái Đất này. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức và làm được. Vậy trách nhiệm chung của tất cả những ai đã nhận thức được về vai trò, chức năng và tầm quan trọng của môi trường là phải tác động đến ý thức của những người khác, làm cho họ hiểu được rằng; con người là một bộ phận của môi trường, nếu môi trường bị tổn hại thì cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, mọi người cần phải có ý thức và hành động đúng đắn trước môi trường nếu không chính họ sẽ là người phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ môi trường.
Trong những năm gần đây, việc lồng ghép giáo dục ý thức BVMT vào trong trường học đã được Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai. Trên tinh thần đó, ngành giáo dục tỉnh Đồng Tháp cũng đã triển khai rầm rộ trong các đơn vị trường và thực hiện thành công ở một số đơn vị. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn tình trạng học sinh thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Cụ thể là qua khảo sát thực tế ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Hồng, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải có những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy việc thực hiện giáo dục nhằm nâng cao ý thức BVMT cho học sinh THPT trên địa bàn này. Đây chính là trách nhiệm của các cấp, các ngành chức năng ở địa phương, trong ngành giáo dục và các lực lượng trong xã hội trên địa bàn huyện.
Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới ý thức BVMT của học sinh trên địa bàn này sẽ có những chuyển biến tích cực và mang lại hiệu quả cao nhất góp phần quan trọng vào sự nghiệp chung của nhân loại.
C. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên về mặt lý luận và tthực tiễn của việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp luận văn đã giải quyết những vấn đề sau:
1. Về mặt lý luận, luận văn đã kế thừa những công trình nghiên cứu khoa học về BVMT, những quan điểm của những nhà triết học như: C.Mác, Lênin, Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó luận văn tập trung đi sâu và phát triển thành những quan điểm lý luận, vận dụng những vấn đề trên vào việc giải quyết vấn đề nâng cao ý thức BVMT cho học sinh THPT nói chung và học sinh THPT trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp nói