Nâng cao hiệu quả của việc tích hợp các nội dung bảo vệ môi trường thông qua các tiết học của các môn Văn, Sử, Địa, Sinh, Kỹ thuật và đặc

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 71 - 75)

trường thông qua các tiết học của các môn Văn, Sử, Địa, Sinh, Kỹ thuật và đặc biệt là môn Giáo dục công dân

Hiện nay, việc tích hợp nội dung giáo dục BVMT thông qua các tiết học của các môn Văn, Sử, Địa, Sinh, Kỹ thuật, Giáo dục công dân cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Tân Hồng không còn là vấn đề xa lạ. Tuy nhiên, thực tế chúng ta vẫn còn thấy hành vi thiếu ý thức của một bộ phận học sinh trong việc BVMT; tình trạng học sinh vứt rác bừa bãi quanh khu vực sân trường và lớp học vẫn còn diễn ra, nhà vệ sinh hôi thối, bãi rác công cộng của trường thì vung vãi khắp nơi và không được xử lý thường xuyên. Điều đó cho thấy rằng, việc tích hợp của giáo viên ở các môn này còn mang tính sơ sài, hình thức. Giáo viên chỉ xem đây là yêu cầu bắt buộc cần thực hiện trong chương trình mà

không xem đó là điều cần thiết và quan trọng của thời đại và là một trong những yêu cầu bức thiết mà nhân loại đang phải đối mặt. Vì vậy mà việc thực hiện không mang tính sáng tạo, mới mẽ nên chưa thu hút được sự chú ý của học sinh, từ đó dẫn đến kết quả giáo dục chưa cao.

Để kết quả tích hợp nhằm giáo dục ý thức BVMT của các môn Văn, Sử, Địa, Sinh, Kỹ thuật, Giáo dục công dân trong thời gian tới mang lại kết quả cao thì giáo viên các môn này cần thực hiện những vấn đề sau:

Thứ nhất, xác định và nhận thức đầy đủ về vai trò và nhiệm vụ của môn

học mình trong việc giáo dục ý thức BVMT.

Bởi vì nhiệm vụ giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là trang bị cho học sinh một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái Đất, là tạo điều kiện cho các em khám phá môi trường và hiểu biết về những quyết định của con người với môi trường đồng thời tạo cơ hội hình thành sử dụng các kỹ năng của các em trong thực tiễn. Từ đó, giúp các em biết cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của môi trường và biết sống vì môi trường và vì mọi người. Dần dần các em biết hành động có văn hóa có đạo đức với môi trường.

Bên cạnh đó, việc giáo dục môi trường ở nhà trường còn góp phần làm cho học sinh và giáo viên có ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của môi trường, thu nhận được những thông tin và kiến thức cơ bản về môi trường và nhận thấy tất cả mọi sự vật điều có mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau trong đó con người chính là một nhân tố của môi trường. Nếu môi trường bị tổn hại thì cuộc sống của con người cũng bị đe dọa. Qua đó, giúp cho các em phát triển những kĩ năng cơ bản bảo vệ và gìn giữ môi trường, kĩ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh, tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường, có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người, với chất lượng cuộc sống chúng ta.

Thứ hai, tiếp tục bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn và khả năng tích

hợp BVMT thông qua các buổi tập huấn và hội thảo của hội đồng bộ môn.

Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng là một yêu cầu bắt buộc của bất kì một giáo viên nào trong thời đại hiện nay khi mà thực tiễn luôn luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi phải nhận thức. Nếu người giáo viên không được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng bản thân họ sẽ tụt hậu so với thời đại. Giáo viên tụt hậu thì quá trình giáo dục của họ sẽ không đạt yêu cầu, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhận thức của học sinh dẫn đến ảnh hưởng sự phát triển kinh tế đất nước.

Mặc khác, việc thực hiện tích hợp giáo dục BVMT vào những môn học này đã được giáo viên cả nước nói chung và giáo viên ở tỉnh Đồng Tháp thực hiện thường xuyên và đã trở thành vấn đề không còn xa lạ gì đối với những giáo viên ở những bộ môn này. Tuy nhiên, kết quả của việc tích hợp ở các trường là không giống nhau. Điều này phụ thuộc nhiều nguyên nhân trong đó có phương pháp tích hợp của từng giáo viên. Vì vậy, đây chính là một trong những thuận lợi cho các giáo viên trong tỉnh Đồng Tháp có cơ hội học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Chính vì vậy, giáo viên ở những bộ môn này cần phải được bồi dưỡng, tập huấn và tự rèn luyện chuyên môn của mình.

Thứ ba, thường xuyên tìm kiếm thông tin, tư liệu và sử dùng đồ dùng dạy

học dành cho việc tích hợp của bộ môn.

Toàn cầu hóa và mở cửa hội nhập là yêu cầu mà thời đại đặt ra đối với bất kỳ một quốc gia nào. Đây chính là những cơ hội và thách thức đặt ra cho công tác giáo dục của nước ta. Sự du nhập của giáo dục bên ngoài, sự đòi hỏi trình độ tri thức của người giáo viên và đội ngũ lao động sau khi đã qua đào tạo…mặc khác là cơ hội để chúng ta học hỏi kinh nghiệm và tự nâng cao khả năng và kết quả của công tác giáo dục nước ta lên một tầm cao hơn. Đối với việc giáo dục ý thức BVMT cho học sinh thì ở một số nước trên thế giới đã có một môn học riêng để thực hiện. Nước ta, việc thực hiện giáo dục cho học sinh được thực hiện thông qua việc tích hợp, lồng ghép ở một số môn như: Văn, Sử, Địa, Sinh, Công

nghệ, Giáo dục công dân. Quá trình này sẽ bị hạn chế bởi giáo viên cần phải đảm bảo cho kiến thức và nội dung của bài học và đảm bảo chất lượng của quá trình giáo dục. Đây là việc làm hết sức khó khăn đối với giáo viên khi dạy ở các môn này. Để kết quả của việc tích hợp mang lại hiệu quả cao nhất thì đòi hỏi giáo viên phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp và sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ trong đó có tranh ảnh, phim tư liệu. Muốn vậy giáo viên phải thường xuyên cập thật, tìm kiếm tư liệu tại địa phương, internet, làm đồ dùng dạy học cá nhân. Nếu làm được như vậy tiết dạy sẽ sinh động, hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao hơn.

Thứ tư, yêu cầu các em thực hiện khảo sát thực tế thông qua bài tập về

nhà.

Giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục thông qua những bài kiểm tra là một yêu cầu bắt buộc đối với chương trình giáo dục ở các trường học của nước ta hiện nay. Đối với các môn có thể tích hợp giáo dục ý thức BVMT thì chúng ta nên dành một số bài tập về nhà, trong đó yêu cầu học sinh tiến hành khảo sát thực tế tại địa phương mình. Như vậy, học sinh sẽ có khả năng và điều kiện tham gia vào thực tiễn. Qua đó, tạo điều kiện cho các em nhìn nhận vấn đề từ thực tiễn, vận dụng những kỹ năng và kiến thức đã học đánh giá, phân tích vấn đề để thu lại kết quả cho bài tập của mình. Như vậy, bài học sẽ trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn và kết quả giáo dục sẽ cao hơn.

Thứ năm, lập kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ tư liệu và thông tin liên quan, tiến

hành thực hiện thông qua tiết ngoại khóa của bộ môn.

Hiện nay, bất kì một môn học nào sau khi kết thúc một học kì điều có một tiết ngoại khóa riêng của bộ môn đó. Như vậy, giáo viên có thể dành một tiết hoặc lồng ghép trong tiết ngoại khóa này những câu hỏi hoặc một một số hoạt động nhằm giáo dục ý thức BVMT của các em. Để tiết ngoại khóa của bộ môn mình đạt hiệu quả cao, giáo viên có thể thực hiện bằng hình thức phối hợp giáo viên trong cùng bộ môn hoặc tự tổ chức. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện tiết

ngoại khóa của mình, giáo viên nên chuẩn bị đầy đủ tư liệu như: phim, tranh ảnh, câu hỏi liên quan để thực hiện. Bởi vì nếu tiết ngoại khóa này không hấp dẫn, lôi cuốn thì hoạt động sẽ không đem lại kết quả như mong muốn, ngược lại sẽ ảnh hưởng đến dạy học của bộ môn

Giáo dục là một quá trình lâu dài và phức tạp, việc giáo dục có mang lại hiệu quả hay không là phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, trong đó có cách thức thực hiện giáo dục của người giáo viên. Hiện nay, trong chương trình giáo dục phổ thông một môn học phải tích hợp nhiều vấn đề nên cũng là một khó khăn cho giáo viên. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình đòi hỏi người thầy phải là người có tâm huyết có kiến thức thì hoạt động giáo dục mới mang lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 71 - 75)