Sự cần thiết phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 40)

THPT giai đoạn hiện nay

1.1.2.1. Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT.

Hiện nay, việc bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề cấp thiết: sự suy thoái tính đa dạng sinh học và sự biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường cùng nhiều hệ lụy mà con người phải gánh chịu. Thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ở nông

thôn cũng như thành thị, miền núi cũng như miền biển, nước và không khí đều bị đe dọa về sự ô nhiễm. Theo các nguồn tài liệu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% bãi biển đã bị ô nhiễm, huỷ hoại về môi trường. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thóai các nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của nạn chặt phá rừng bừa bãi. Mặc dù các ngành chức năng ra sức tìm cách khắc phục nhưng, nhìn chung số rừng được phục hồi không bù lại được diện tích rừng đã bị tàn phá. Tình trạng phá rừng vẫn diễn ra, những cánh rừng, bao gồm cả rừng phòng hộ bị triệt hạ, không chỉ gỗ, lâm sản bị khai thác đến cạn kiệt, không những cuộc sống các loài động vật hoang dã bị đe doạ mà còn gây ra lũ lụt, hạn hán. Thành phố bị ô nhiễm vì khói, bụi, rác, nước bẩn, tiếng ồn, tình hình môi trường ở các vùng nông thôn cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo số liệu điều tra của các tổ chức môi trường, có đến gần 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các xưởng sản xuất thực phẩm, hàng ăn…

Đề cập đến sự tàn phá không thương tiếc đối với môi trường trong quá trình phát triển không bền vững. Trong những năm gần đây, nước ta xuất hiện những căn bệnh chết người đặc biệt là bệnh ung thư. Với những nghiên cứu bước đầu, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ nhân quả giữa tình trạng ô nhiễm môi trường sống, nhất là ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí đã tạo ra những tác nhân dẫn đến căn bệnh nan y này.

Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai. Hiện nay, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT đã được Bộ giáo dục triển khai bằng cách tích hợp vào các môn học như: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Sinh học, Kỹ thuật và các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Điều đó đã tác động ít nhiều đến ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh. Tuy nhiên, ở một số trường THPT thì công tác này chưa thực sự

được chú trọng đúng mức. Vì vậy, ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh, sinh viên và thậm chí cả ở một số giáo viên. Thực trạng đang diễn ra là một số nơi, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ tuy nhiên, cảnh quan môi trường ở các đơn vị trường học thì bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng trường học ít cây xanh hoặc không có cây xanh vẫn còn phổ biến; học sinh vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn, xung quanh trường học vẫn nhìn thấy bọc nylon, hộp nhựa vứt khắp nơi. Những điểm công cộng ở gần các trường học: bến xe, chợ…hiện tượng xả rác bừa bãi . Tình trạng sử dụng điện, nước lãng phí trong nhà trường cũng đã trở nên khá phổ biến, thậm chí ở một số trường học các em không tự làm vệ sinh mà tự bỏ tiền ra thuê mướn lao công của trường vệ sinh phòng học cho lớp mình. Điều đó cho thấy ý thức bảo vệ môi trường chưa thực sự thấm sâu vào trong nếp sống, và suy nghĩ của các em, tư tưởng yêu thiên nhiên, yêu lao động trong các em chưa thực sự đủ lớn. Đồng thời, qua đó cho ta thấy ý thức bảo vệ môi trường và công tác giáo dục bảo vệ môi trường của lãnh đạo nhà trường, của giáo viên ở nơi đây chưa được chú trọng. Trong khi một số quốc gia phát triển đã có hẳn môn học riêng về môi trường thì ở nước ta, ngoại trừ các môn học chuyên ngành về môi trường ở bậc cao đẳng, đại học thì bảo vệ môi trường chưa được xem là một môn học mà ở các cấp học phổ thông mới chỉ được lồng ghép trong các môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý, Văn, Công nghệ và một số tiết học ngoại khoá. Một số cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học song, nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng, góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện, cũng như mang lại những lợi ích trước mắt và lâu dài.

1.1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT.

Môi trường bị ô nhiễm đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội và sự tồn tại của loài người. Các nhà khoa học cho rằng một trong những nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.

Để khắc phục sự suy thoái và ô nhiễm môi trường thì một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là giáo dục ý thức cho mọi người. Đây là việc làm mang tính chất thường xuyên và lâu dài tốn nhiều công sức và tiền của. Để làm được điều đó có một lực lượng quan trọng và cần thiết là tầng lớp học sinh, sinh viên.

Hiện nay, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đã được Bộ Giáo dục và Đạo tạo triển khai trong tất cả các bậc học. Điều này cho thấy việc bảo vệ môi trường đã trở nên rất cấp bách và lực lượng học sinh, sinh viên giữ một vai trò nhất định đối với công tác này. Bởi vì đây là những người có đủ trình độ và năng lực trong việc thực hiện tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, bạn bè thực hiện tốt việc BVMT, cứ như vậy sức ảnh hưởng và lan tỏa trong cộng đồng dân cư sẽ ngày to lớn góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của nhân loại. Huyện Tân Hồng hiện có 15.810 học sinh ở các bậc học chiếm 18.4% trong đó học sinh THPT là 2033 em chiếm 2.4% so với 86.137 số dân thực tế (số liệu thống kê của Sở giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp năm 2012). Như vậy đây cũng là lực lượng khá đông đảo. Ngoài bản thân các em biết giữ gìn vệ sinh, BVMT các em còn là những tuyên truyền viên nhỏ tuổi đối với gia đình, bạn bè, đồng thời là người anh, người chị gương mẫu để các em nhỏ noi theo. Chúng tôi tin rằng đối tượng này sẽ tạo nên những chuyển biến tích cực trong việc bảo vệ môi trường của huyện nhà trong thời gian tới. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp thích hợp để giáo dục ý thức BVMT cho những đối tượng này. Và ngay từ bây giờ chúng ta phải hành động, phải làm cho các em học sinh thấy được vai trò của môi trường, giáo dục cho các em để các em biết yêu quý và trân

trọng đối với môi trường, xem bản thân là thành phần của môi trường, từ đó giúp các em không những nghĩ mà còn hành động vì môi trường.

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w