Chủ trương của Đảng, Nhà nước, nghành Giáo dục và Đào tạo về môi trường và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59 - 64)

môi trường và bảo vệ môi trường

Nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT trong cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với BVMT và phát triển xã hội- đảm bảo phát triển bền vững của đất nước. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác BVMT, trong đó có công tác giáo dục BVMT. Tuy nhiên, công tác này bắt đầu được chú trọng từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI và tiếp tục nhấn mạnh cho đến các đại hội về sau. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII chỉ rõ “Xây dựng phương án tổng thể trên từng vùng, hình thành cơ cấu hợp lý về nông, lâm, ngư, nghiệp, công nghiệp phù hợp với sinh thái từng vùng, bảo vệ tài nguyên, gắn phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến bằng công nghệ thích hợp; xây dựng các điểm kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ ở từng vùng và tiều vùng; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội nông thôn. Quy hoạch khai thác, bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đời sống, mở

rộng tưới, tiêu nước cho nông nghiệp, phòng và giảm nhẹ tác động của thiên nhiên”. "…Phát triển kinh tế rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên rừng, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái’’[9; 63- 64]. Tiếp nối quan điểm đã được nêu ra trong Đại hội VII, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII nêu lên phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996- 2000 nêu “Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Tiến hành khẩn trương việc điều tra ô nhiễm môi trường; điều tra, đánh giá việc khai thác không hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên gây tổn hại đến môi trường và đề ra các biện pháp khắc phục hữu hiệu. Thực hiện các dự án về cải tạo, bảo vệ môi trường, xây dựng các vườn quốc gia, khu rừng cấm, trồng cây xanh ở đô thị và các khu công nghiệp; áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để xử lý các chất độc hại, chất thải. Các quy hoạch, các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư nước ngoài và các công trình xây dựng cơ bản đều phải được xem xét đánh giá về mặt tác động đối với môi trường và có biện pháp xử lý. Giải quyết dứt điểm tình trạng suy thoái môi trường do các cơ sở sản xuất gây ra. Ngăn chặn tận gốc việc gây ô nhiễm môi trường, trước hết là nước và không khí trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đưa diện tích phủ xanh đất nước lên đạt mức an toàn sinh thái, bảo toàn đa dạng sinh học ở đất liền và ở biển. Bảo đảm môi trường lao động, sinh hoạt cho con người ở các khu công nghiệp, các đô thị, vệ sinh môi trường nông thôn. Tăng cường công tác quản lý môi trường ở tất cả các lĩnh vực, tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện Luật bảo vệ môi trường” [10; 15]. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định việc tiếp tục đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng "Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường... Mọi hoạt động kinh tế được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh" [11;

7]. Tổng kết những kết quả đạt được trong Đại hội IX, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: " Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái"; " Chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm nguyên, vật liệu; công nghiệp dược và các chế phẩm sinh học; công nghiệp bảo vệ môi trường... Coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội... Áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường... xây dựng và thực hiện nghiêm các quy đinh về phục hồi môi trường các khu khai thác khoáng sản... Hoàn chỉnh pháp luật, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội đối với việc phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc phải chi trả cho việc xử lý ô nhiễm... Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên..."[12; 26]. Tiếp đại hội đảng lần X, Đại hội đảng lần thứ XI nêu: “Coi trọng bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Các dự án, công trình đầu tư xây dựng mới bắt buộc phải thực hiện nghiêm các quy định bảo vệ môi trường. Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời có các cơ chế, chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường” [13; 23].

Quyết định 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xác định BVMT là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững của đất nước. Chiến lược đưa ra 8 giải pháp, trong đó có

giải pháp đầu tiên là “ tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”[15; 18]

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã nêu lên quan điểm cụ thể: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta” [4; 2]. “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững" và “Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên" [4; 3].

Ngày 21/1/2009, Ban bí thư ban hành chỉ thị 29- CT/ TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW khóa IX nêu: “Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhận về trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường”[2;7]

Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 còn nêu: “Bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” [15; 35].

Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khẳng định quan điểm: “Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, là đầu tư cho phát triển bền vững” [16; 36]. Đối với công tác giáo dục, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT “ Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2020 đối với giáo dục phổ thông là cần trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng về môi trường và BVMT bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch- đẹp phù hợp với các vùng miền [18; 5].

Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Chủ tịch nước đã kí sắc lệnh số 29/2005/LCTN ban hành Luật Bảo vệ môi trường thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Luật qui định về giáo dục BVMT và đào tạo nguồn nhân lực: “ Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức BVMT. Giáo dục môi trường là nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông [26; 25]

Ngoài ra trong Chỉ thị 40/2008/CT - BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 đã đề cập “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc

cây thường xuyên. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân ” [27; 2].

Các văn bản nêu trên đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò của công tác BVMT trong sự phát triển bền vững của đất nước. Đồng thời qua đó cho ta thấy được tầm quan trọng của nhận thức đối với môi trường. Nếu tất cả mọi người đều nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của môi trường thì trong thời gian tới tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta sẽ có những chuyển biến đáng kể.

2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w