huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
1.2.2.1. Những kết quả đạt được trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp thời gian qua
Như chúng ta đã biết, bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn của đất nước, một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, đồng thời còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, thể chất, giống nòi của dân
tộc. Vì vậy, cách ứng xử với xã hội, thiên nhiên và môi trường của một con
người phần lớn được hình thành và căn bản được hoàn thiện trong lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì lẽ đó mà trong những năm gần đây, các trường học trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều cố gắng đáng kể trong công tác giáo dục môi trường cho mọi đối tượng học sinh: từ mẫu giáo đến bậc trung học cơ sở. Đặc biệt là các trường THPT trên địa bàn huyện. Việc thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trên địa bàn huyện trong những năm qua được các trường triển khai bằng nhiều hình thức hoạt động khác nhau, nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép, tích hợp qua nhiều môn học trong chương trình chính khóa có liên quan như Giáo dục công dân, Sinh học, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn và tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả việc giáo dục ý thức BVMT bằng hình thức lồng ghép, tích hợp vào các giờ dạy chính khóa và hoạt động ngoại khóa, nhà trường đã chỉ đạo bộ phận đoàn thể, tổ - nhóm chuyên môn đưa nội dung giáo dục môi trường vào kế hoạch dạy học thông qua hình thức khai thác các nội dung giáo dục môi trường có sẵn trong sách giáo khoa, sách tham khảo của các môn học trong chương trình chính khóa; phối hợp với các đoàn thể xây dựng các chuyên đề trong chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp về môi
trường. Đề cử giáo viên các bộ môn có liên quan trực tiếp đến môi trường, giáo viên phụ trách công tác Đoàn – Đội tham gia các lớp tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp tổ chức. Hoặc, nhà trường mời cán bộ môi trường đến nói chuyện với học sinh và giáo viên trong lễ chào cờ, trong chương trình ngoại khóa.
Đối với việc tích hợp, lồng ghép ở các môn học chính khóa thì theo số liệu học sinh thực tế của các năm tính từ năm 2008 đến nay của hai trường THPT Tân Hồng và THPT Giồng Thị Đam đã thực hiện với 6386 học sinh.
Về hoạt động ngoại khóa thì theo ban giám hiệu của hai trường, việc này được thực hiện mỗi năm một lần thông qua hình thức tổ chức các cuộc thi sau đây: chiếu phim ảnh về những thảm họa của môi trường đang diễn ra, cho học sinh thi hùng biện, thi tiểu phẩm, đố vui. Đối với hoạt động này thì mỗi năm chỉ tổ chức một lần vào đầu năm học với khoản 1000 học sinh tham gia / năm.
Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh còn được thực hiện thông qua hoạt động của tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường và ở địa phương như: phong trào xanh hóa lớp học, trường học; trồng cây tạo bóng mát, xây dựng cảnh quan nhà trường “xanh- sạch- đẹp”, tham gia“ Tết trồng cây”, Ngày chủ nhật tình nguyện. Đây là những việc làm nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho giáo viên và học sinh trong trường thấy được sự cần thiết phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh trường lớp, tôn tạo cảnh quan trường thật sự xanh - sạch - đẹp được chú trọng, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và mọi người được hít thở không khí trong lành. Sau 4 năm thực hiện việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thì hầu như các trường ở đây đều có cây xanh che phủ trong đó có trường THPT Tân Hồng được công nhận là một trong những trường chuẩn quốc gia, ngoài đạt các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, trường còn được công nhận là trường có khuôn viên xanh- xạch- đẹp. Trường THPT Giồng Thị Đam và trường THPT Tân Thành
mặt dù mới được thành lập nhưng giờ đây sân trường đã được lót đanh sạch sẽ và có cây xanh phủ mát sân trường.
Từ những vấn đề trên, vừa qua, chúng tôi tiến hành điều đa học sinh khối 10 của hai trường THPT với 628 phiếu phát ra, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 5. Nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục môi trường
TT Nội dung câu hỏi và phương án trả lời
Tổng hợp ý kiến
Tỷ lệ % 1. Em có yêu thích thiên nhiên không?
- Có yêu thích 628 100%
- Không yêu thích 0 0%
2. Theo em thiên nhiên có phải là môi trường sống của chúng ta?
- Thiên nhiên là một trong các yếu tố tạo nên môi trường sống?
350 55,73%
- Thiên nhiên không phải là môi trường sống ? 174 27,7%
- Ý kiến khác 104 16,56%
3. Ở trường, lớp em có thường vệ sinh lớp và bỏ rác vào thùng rác hay không?
- Thường xuyên ? 428 68,15%
- Không thường xuyên ? 128 20,38%
- Không thực hiện 72 11,46%
4. Em đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường nào sau đây?
- Trồng và chăm sóc cây xanh ? 122 19,42%
- Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường ? 255 40,6% - Tham gia Ngày chủ nhật tình nguyện, vệ sinh ở
Đài tưởng niệm, Nghĩa trang liệt sỹ?
251 39,96%
6. Em có thích các hoạt động trên không?
- Thích ? 246 39,17%
- Không thích ? 111 17,67%
- Bình thường ? 271 43,15%
7. Các hoạt động mà em tham gia do ai tổ chức?
- Trường học tổ chức ? 509 81,1%
- Xóm, ấp tổ chức? 119 17,36%
( Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm tác giả Lưu Văn Thanh Hùng, Dương Thị Hiệp, Phan Hoài Hận Trường THPT Tân Hồng và THPT Giồng Thị Đam thực hiện vào tháng 4 năm 2012)
Qua bảng điều tra trên ta thấy đa số các em đều yêu thiên nhiên (100%), trong đó có hơn 50% học sinh điều có ý thức về thiên nhiên cũng như vai trò của thiên nhiên và môi trường đối với cuộc sống của con người. Với việc bảo vệ môi trường ở trường, lớp và nơi công cộng ta thấy có hơn 68% các em thường xuyên trực nhật và bỏ rác đúng qui định, và hầu như các em điều tham gia vào các hoạt động chung do trường tổ chức mặt dù là không thường xuyên. Bên cạnh việc tham gia các hoạt động do trường tổ chức, các em còn tham gia hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. Như vậy, qua kết quả điều tra cho ta thấy rằng, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em và bước đầu đã tác động đên ý thức cũng như sự tham gia trực tiếp của các em vào các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm góp phần giữ cho môi trường nơi ở và nơi học tập được sạch - đẹp. Đây là kết quả khá tốt chứng tỏ công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện có chiều hướng phát triển tốt, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ngày càng có những chuyển biến tốt.
Có được kết quả như trên là do sự đôn đốc và chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo đã thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, giao lưu, sinh hoạt chuyên môn để các trường học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời còn có sự đôn đốc của ban giám hiệu nhà trường, ý thức của giáo viên giảng dạy đối với vấn đề môi trường đã được nâng lên.
1.2.2.2. Một số hạn chế trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
Do đặc điểm kinh tế - xã hội và vị trí địa lí của vùng nên trong những năm gần đây mặc dù đã có những chuyển biến đáng kể về kinh tế. Nhưng một nghịch lý diễn ra tình trạng ô nhiễm môi trường của huyện ngày càng gia tăng. Theo số
liệu của Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Hồng cung cấp thì hiện nay vào mùa mưa thì số ca nhiễm sốt huyết trên địa bàn huyện giữ vị trí đứng đầu trong cả tỉnh (11,2%), vào mùa nắng thì khói bụi tung mù trời. Vì vậy số người mắc bệnh viêm mũi và viêm họng rất đông (32 %). Gần đây, theo kết quả phân tích mẫu nước của Công ty nước sạch huyện Tân Hồng thì toàn huyện có 2 xã nhiễm chất AXEN; là chất có khả năng gây ung thư và thực tế chứng minh là năm 2009 đã có 13 người chết vì căn bệnh này. Toàn huyện có 86.127 người nhưng chỉ có 35.127 tham gia đăng ký xử lý rác cho công ty vệ sinh của huyện. Người dân vẫn còn thói quen vứt rác bừa bãi nơi ở. Điều đó chứng tỏ rằng công tác giáo dục ý thức BVMT của chính quyền địa phương, báo, đài, nhà trường trong tầng lớp nhân dân và học sinh chưa thực sự hiệu quả. Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa có nhiều chuyển biến, các em chưa thực sự trở thành tuyên truyền viên cho gia đình và làng xóm.
Qua bảng tổng hợp, bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn chung ta thấy công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bộc lộ những vấn đề cần quan tâm như:
Tuy các em điều yêu thích thiên nhiên nhưng vẫn còn 27,7% học sinh chưa nhận thức được thiên nhiên là gì? Nghĩa là các em chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của thiên nhiên đối với môi trường sống của con người. Bên cạnh đó, còn có một số học sinh không quan tâm đến môi trường, 16,56%. Trong công tác giữ gìn vệ sinh, ở trường, lớp và nơi công cộng vẫn có hơn 11% là chưa thực hiện. Điều này cho thấy một số học sinh còn thơ ơ, vô cảm với việc vệ sinh, bảo vệ môi trường xung quanh. Mặc dù, các em có tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường và địa phương tổ chức nhưng, các hoạt động đó không thu hút được sự thích thú của các em, có 17,6% không thích và 43,15% thấy bình thường. Nghĩa là các em không cảm thấy thú vị khi tham gia các hoạt động này. Đồng thời nhìn qua bảng khảo sát ta cũng nhận ra rằng các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường tổ chức thì các em tham gia còn ở địa phương
thì chỉ có một số em, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (17, 36%). Các em chỉ tham gia khi nhà trường bắt buột, còn tự nguyện tham gia thì chưa nhiều. Điều đó cho thấy, hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương và trường học chưa thật sự mang lại hiệu quả cao, chưa kích thích được tình yêu của các em đối với môi trường, các em chỉ nghĩ nhưng chưa làm, có ý thức nhưng chưa hành động. Từ đây đặt ra một yêu cầu mới đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trên địa huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
1.2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế
Qua quá trình phân tích thực trạng môi trường của huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp cho chúng ta thấy rằng: việc giáo dục môi trường trong nhà trường hiện nay còn mang tính lý thuyết, chưa chú trọng yếu tố thực tiễn một cách sâu sắc, nghĩa là chưa thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành; lý luận gần gũi với thực tiễn ”. Việc giáo dục môi trường cần phải thực hiện thông qua những hoạt động cụ thể hơn, sinh động hơn, dần dần tiến tới không chỉ nâng cao về mặt nhận thức mà còn hình thành các thói quen tốt trong bảo vệ môi trường cho học sinh. Từ đó, các em được giáo dục chu đáo, hiểu sâu sắc về ý nghĩa bảo vệ môi trường có thể trở thành những cộng tác viên, tuyên truyền viên nhỏ tuổi trong cộng đồng về bảo vệ môi trường tại địa phương và trong trường học.
Hơn nữa, phía lãnh đạo nhà trường chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường và chưa có biện pháp xử lý tốt đối với những em vi phạm nội quy nhà trường như: không trực nhật, xả rác bừa bãi, ngoài ra, nhà trường còn để mặt cho các em thuê mướn lao công của trường quét dọn cho lớp mình mà không can thiệp kịp thời để chỉnh đốn lại việc làm của các em đối với môi trường cũng như ý thức lười lao động và thái độ ỷ vào đồng tiền. Đây là một hành động tai hại, nếu lâu dần nó sẽ ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của các em. Từ đó sẽ làm cho các em thơ ơ trước sự ô nhiễm của môi trường và có thái độ trông chờ, ỷ lại vào người khác.
Bên cạnh đó là việc lồng ghép, tích hợp các môn học chỉ được triển khai trong những năm gần đây, nghĩa là trước năm 2008 thì công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của cấp lãnh đạo Sở giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường cũng như giáo viên giảng dạy các môn chính khóa chưa được chú trọng. Chứng tỏ chúng ta đã quá thơ ơ trước những vấn đề môi trường, chúng ta chưa thực sự tự giác. Vì chậm trễ nên hiệu quả chưa thực sự cao, giáo viên giảng dạy chính khóa chưa có phương pháp tích hợp có hiệu quả. Nên công tác giáo dục chưa gây được sự hứng thú trong các em và không khắc sâu trong ý thức hoặc đã ý thức nhưng chưa biết biến thành hành động cụ thể.
Mặc khác, về phía lãnh đạo huyện cũng như chính quyền địa phương chưa thực sự chú trọng công tác bảo vệ môi trường, các hoạt động tổ chức còn mang tính đơn giản, sơ sài, các đối tượng tham gia không nhiều và biện pháp xử lý chưa đủ mạnh nên tình trạng người dân vứt rác bừa bãi vẫn còn diễn ra. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông của huyện chưa làm tốt chức năng tuyên truyền của mình trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn trong cách sống, cách nghĩ của học sinh đối với vấn đề môi trường.
Kết luận chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về ý thức và ý thức xã hội, môi trường và bảo vệ môi trường, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và vai trò của ý thức đối với bảo vệ môi, luận văn đã làm rõ thực trạng ý thức bảo vệ môi trường, thực trạng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của Ban giám hiệu nhà trường, của giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn liên quan của các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Qua kết quả điều tra, phân tích, đánh giá, tìm hiểu thực trạng của công tác giáo dục ý thức BVMT và ý thức BVMT của học sinh trên địa bàn huyện bước đầu đạt nhiều kết quả đáng tôn trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề nảy sinh như: ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận học sinh chưa được nâng lên, các em vẫn còn thờ ơ, vô cảm với môi trường xung quanh, và chưa thật
sự hành động có văn hóa với môi trường. Bên cạnh đó công tác giáo dục, và triển khai chưa được chú trọng vì vậy chưa mang lại hiệu quả cao.
Như vậy, trong thời gian sắp tới các cấp lãnh đạo cũng như chính quyền địa phương, giáo viên của các trường cần phải có hướng đi thích hợp để vấn đề môi trường trên địa bàn huyện Tân Hồng được cải thiện góp phần to lớn trong việc Bảo vệ môi trường, Bảo vệ Trái đất.
Chương 2