Kết hợp chặt chẽ 3 hình thức giáo dục: gia đình, nhà trường, và xã hội để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh một cách có hiệu quả

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 78)

hội để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh một cách có hiệu quả

Giáo dục đạo đức và giáo dục ý thức BVMT cho học sinh là một quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến các mối quan hệ xã hội. Vì thế, giáo dục nhằm nâng cao ý thức BVMT cho học sinh huyện Tân Hồng nói riêng và học sinh tỉnh Đồng Tháp nói chung luôn đòi hỏi có sự phối hợp, kết hợp của nhiều lực lượng.

Việc kết hợp các lực lượng giáo dục trong đó có nền giáo dục của gia đình có vai trò vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Ngay từ nhỏ các em đã được tiếp xúc bởi môi trường gia đình. Nên giáo dục con cái trong gia đình không chỉ là việc riêng mà còn là trách nhiệm của cha mẹ. Tùy vào điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi gia đình mà việc giáo dục trong các giai đoạn phát triển của các em có nội dung, hình thức, nhiệm vụ khác nhau. Ngày nay, trước những vấn đề toàn cầu, nhân loại đang đối mặt với nhiều biến động trong đó có sự giảm sút của môi trường. Những thiên tai, dịch bệnh…đang đe dọa cuộc sống con người. Vì vậy, giáo dục đạo đức và giáo dục ý thức BVMT cho mọi người nói chunng trong đó có học sinh không chỉ là trách nhiệm của

nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Ở mỗi giai đoạn phát triển của các em có những cách thức giáo dục khác nhau. Đứng trên mối quan hệ gia đình - xã hội mà mỗi gia đình được coi là một thiết chế xã hội đầu tiên của cuộc sống mỗi con người, nó tồn tại và phát triển được là nhờ có lực lượng liên kết bên ngoài với nó… Ở đây mỗi con người ngay từ khi lọt lòng mẹ đã ảnh hưởng nền văn hoá giáo dục gia đình. Vì vậy sức ảnh hưởng của nền giáo dục gia đình chi phối rất lớn trong việc hình nhân cách cũng như sinh hoạt và suy nghĩ của mỗi người.

Để việc giáo dục ý thức BVMT của nhà trường có hiệu quả tốt thì gia đình phải xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín, gương mẫu giữ gìn vệ sinh chung trong gia đình và ngoài xã hội. Mặc khác, gia đình phải thường xuyên liên hệ với nhà trường, đoàn thể để nắm được mục đích giáo dục và phối hợp kịp thời. Cụ thể, các bậc cha mẹ nên tích cực tham gia vào Hội cha mẹ học sinh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện môi trường học tập của các em, tạo cho các em một bầu không khí dễ chịu, thoải mái và an toàn khi đến trường. Những cuộc họp do nhà trường tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp tốt.

Trong thực tế cuộc sống, bên cạnh sự tác động của các yếu tố bên ngoài, những hành động, thói quen sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của các em, cho thấy rằng, nếu thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội hoặc gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu quả sẽ rất tai hại. Vì vậy, sự kết giữa gia đình và nhà trường không những góp phần to lớn trong công tác học tập mà còn là giáo dục đạo đức – nhân cách của các em trong đó có hành vi có đạo đức trước môi trường.

Xu thế hội nhập hiện nay đang đặt ra yêu cầu cho đất nước ta là chất lượng nguồn lao động. Trong đó có yêu cầu về trình độ năng lực và đạo đức của con người, một trong những yếu tố thể hiện đạo đức của con người là ý thức BVMT. Để hình thành được nguồn nhân lực chất lượng cao rất cần có sự kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Muốn tạo ra mối liên kết chặt chẽ đó, nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm. Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, luôn luôn có đội ngũ thầy cô giáo – những chuyên gia sư phạm có trình độ, năng lực, đạo đức… được đào tạo có hệ thống và được tuyển chọn kỹ càng. Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục và giáo dục ý thức BVMT cho học sinh, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy và tích hợp những nội dung giáo dục BVMT. Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tổ chức xã hội hướng vào một số công việc cụ thể như: xây dựng kế hoạch và đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào tổ chức xã hội trong địa phương như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,… nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển ý thức của các em đối với môi trường.

Đối với một huyện vùng sâu, xa, trình độ dân trí thấp như huyện Tân Hồng thì sự phối hợp giữa gia đình- nhà trường- xã hội trong việc giáo dục ý thức BVMT cho học sinh hiện nay giữ một vai trò hết sức cần thiết. Sự phối hợp giữ ba môi trường giáo dục này sẽ bổ khuyết cho nhau; nhà trường sẽ tổ chức phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội… đặc biệt là những biện pháp giáo dục học sinh cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của các em, qua đó góp phần tích cực trong việc tác động đến ý thức BVMT của họ, mặc khác, cần phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa - xã hội như; tham gia vệ sinh, trồng cây, giữ gìn và bảo tồn di tích lịch sử… Bên cạnh đó, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phối hợp, đề xuất các biện pháp giáo dục tích cực cho nhà

trường. Tuy nhiên sự phối hợp này phải có sự chặt chẽ và nhịp nhàng, không chạy theo hình thức, mỗi bộ phận cần phải hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, phải dân chủ, nhiệt tình có như vậy thì sự phối hợp này mới thực sự đem lại hiệu quả cao nhất.

Tóm lại, việc phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội đối với việc giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục ý thức BVMT cho học sinh nói riêng là nhiệm vụ chung của ngành giáo dục. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích và sự đồng tâm nhằm tạo sức mạnh để kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của thế hệ tương lai, tránh sự tách rời, mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách, ý thức và hành động. Nếu như ba môi trường này không thống nhất với nhau thì hiệu quả của tất các các hoạt động giáo dục sẽ trở nên khó khăn, thậm chí ảnh hưởng đễn kết quả của quá trình giáo dục.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (qua khảo sát một số trường THPT tại huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w